Affichage des articles dont le libellé est Học sinh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Học sinh. Afficher tous les articles

jeudi 21 novembre 2024

Thái Hạo - Một môn hai thầy!

 

Đó là chuyện cách đây đã vài năm, khi tôi tình cờ gặp con của một người bạn, ngoài học chính khóa, cũng chỉ môn đó, cháu phải đi học thêm hai thầy.

Hỏi vì sao phải học lắm thế, thì được biết rằng, học ở nhà với thầy giáo chủ nhiệm là học để “đủ nghĩa vụ” – nếu không sợ sẽ bị đì. Còn thầy giáo bên ngoài là học để có kiến thức.

Chưa hết, ngoài hai "trận học” như trên, nhà trường còn tổ chức dạy thêm, cũng môn đó. Và gắn cho nó những cái tên trá hình như “phụ đạo”,  “tăng cường”, “bồi dưỡng”, “câu lạc bộ”...

mercredi 20 novembre 2024

Võ Khánh Tuyên - Kín và hở!

 

Buổi chiều mấy lúc rảnh rỗi đi bộ tập thể dục cho giãn gân cốt, thế là tôi "điểm danh" được cỡ chục tụ điểm "không hợp pháp" nhưng cũng không đến nỗi ...phạm pháp.

Đó là những phần nhà với khoảng phòng trước, cửa chỉ mở he hé. Cánh cửa nào có khoảng hở thì được che bằng những tấm bạt hoặc những miếng vải che chắn tầm nhìn từ bên ngoài.

Lúc đầu tò mò không hiểu chuyện gì, dòm vào thì thấy trên tường có gắn tấm bảng, thấy có "một người lớn" - nam hoặc nữ - đang viết viết vẽ vẽ mấy con chữ hay con số. Phía dưới là mấy em nhỏ đang hí hoáy viết theo, lâu lâu nghểnh cổ ngó lên bảng.

vendredi 18 octobre 2024

Cao Huy Thọ - Con ai ?


Cả cõi mạng lẫn báo chí đang rần rần quanh câu chuyện của Quán quân cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia. Phe thì ủng hộ quan điểm "cứ đúng là được". Phe thì bảo "Đúng chưa đủ, mà cần phải có đạo đức".

Nghe ồn ào, tôi cũng mở lại xem sao. Và nhân đây cũng nói thiệt, chương trình này đã nhiều năm nay không theo dõi vì nó thật sự là một gameshow nhuốm mùi showbitz chứ không phải là một cuộc thi cổ súy cho tinh thần học tập, khoa học.

Khoa học gì, học tập gì khi mà giờ cũng có bộ đề luyện, cũng có chiến thuật mà như nhiều bạn tham gia đã trả lời báo chí là "em phải luyện bấm nút cả giờ"!

lundi 14 octobre 2024

Đặng Nhật Minh - Từ « Olympia » đến ngọn đuốc tri thức


Sau gần 5 năm ở Swinburne, mình biết rõ sự thật đắng hơn thuốc về gameshow Đường lên đỉnh Olympia. Đây không phải lò luyện nhân tài, quán quân cũng chưa phải hiền tài và giải thưởng cũng chẳng bõ so với rất nhiều suất học bổng sẵn có khác mà chẳng cần thi vẫn có thể săn được.

Chúc các thí sinh Olympia ngày mai thật tự tin, không chỉ trong từng khoảnh khắc của cuộc thi, mà còn sau khi cuộc thi kết thúc, đặc biệt là với quán quân bởi vì:

1. Các em sẽ phải đối mặt với một lượng không nhỏ khán giả thiển cận đổ lỗi "chảy máu chất xám" cho nước Úc tuyển nhân tài, mà không hề nghe thật kỹ câu trả lời gần nhất của tổng bí thư Tô Lâm về việc có thể ở lại nước ngoài để cống hiến cho toàn cầu.

samedi 12 octobre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Suy nghĩ về đề xuất của Bộ Giáo dục miễn học phí cho con nhà giáo

Đề xuất ấy được bộ trưởng bộ Giáo dục – Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trình trước Quốc Hội ngày 08/10/2024 (Thanh Niên, ngày 08/10/2024).

Bài viết này không bàn về các điều kiện tài chánh thực thi đề xuất. Chỉ xin nêu lên những điều dưới đây:

Chắc chắn rằng một trách nhiệm rất quan trọng của Bộ Giáo dục – Đào tạo là xây dựng môi trường đào tạo mà tất cả người dân phải có điều kiện tiếp cận bình đẳng. Trách nhiệm này được tiến hành tới đâu?

vendredi 4 octobre 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Cô giáo yêu và lả lơi học trò giữa thanh thiên bạch nhật là bình thường?


Nhiều người (mà hầu hết là các chị) bênh, cho rằng điều đó là bình thường.

Bình thường với điều kiện em ấy trên 18 tuổi, không còn là học trò của cô giáo ấy, và cũng không nhơn nhơn diễn ra trong lớp học, trước mặt các học sinh khác như vậy.

Chứ cả cô lẫn trò ngang nhiên lả lơi mơn trớn như thế, thì dù là ngoài công viên còn thấy khó coi khó cảm, chứ đừng nói ngay giữa lớp học.

jeudi 3 octobre 2024

Liễu Hằng - Sự suy đồi trong môi trường giáo dục

 

Ở đây có anh chàng nào từng ngơ ngẩn với nụ cười của cô giáo chưa?

Và cả những cô nàng thấy tim đập rộn ràng trước giọng giảng bài của thầy?

Sự rung động trong tương quan thầy - trò là rung động đầy tính ngưỡng mộ. Với tuổi “ẩm ương”, cô, thầy mang nét quyến rũ chết người kiểu vừa gần, vừa xa. Gần ở chỗ không chênh nhau nhiều về mặt sinh học, xa ở chỗ chững chạc cao vời.

mercredi 2 octobre 2024

Dương Quốc Chính - Trẻ vị thành niên, chuyện không đơn giản

Cô bảo đã nhắc nhở học sinh, học sinh thì bảo là đùa cợt. Nhưng xem video thấy mặt cô đắm đuối lắm, hơn vạn lời khai!

Vì là quen nhau từ trước nên chắc đôi này có tình cảm với nhau nên quen kiểu này rồi, mới chủ quan vậy. Đúng kiểu các đôi yêu nhau nhiều khi âu yếm nhau quá đà nơi công cộng.

Chênh 8 tuổi lái máy bay cũng OK thôi, chưa vợ chưa chồng thì không sao. Nhưng mà học sinh mới 15 tuổi, nếu bố mẹ học sinh biết mà tố cáo cô này nọ với trẻ vị thành niên là cũng dính án đó. Nhìn kiểu này là abc chán rồi mới tự nhiên vậy!

Huỳnh Thị Tố Nga - Còn đâu « tôn sư trọng đạo »

 

Thời phong kiến, thầy dạy được xem như cha mẹ. Đã có thân phận là thầy trò, là phải có phép tắc, ranh giới rõ ràng.

Người học trò không được phép tơ tưởng tình ái đến thầy (sư phụ) của mình, hoặc ngược lại. Nếu xảy ra việc như vậy, sẽ bị xã hội lên án thậm chí xem như trọng tội.

Đến thời cận đại, dù xã hội đã cởi mở hơn, nhưng truyền thống này vẫn được giữ gìn, « nhất tự vi sư, bán tự vi sư » mang hàm ý như vậy. Không hẳn chỉ mang ý nghĩa phải biết tôn trọng, biết ơn người thầy dạy dỗ mình, mà phải xem thầy là người mình tôn kính, không được vô lễ.

dimanche 29 septembre 2024

Phạm Đăng Quỳnh - Lêu lêu Thành Phố Hồ Chí Minh

 

Đã có sáu tỉnh thành miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến hết lớp 12.

Đó là : Quảng Ninh, Quảng Nam, Khánh Hòa, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đà Nẵng. Chưa kể hai tỉnh Bình Dương và Long An miễn 50 %.

Không hề có tên ...."thành phố bác".

mercredi 25 septembre 2024

Hoàng Quang - Chẳng lẽ sự thiện lương cũng phân chia giai cấp

 

Cũng định chẳng viết gì thêm về tình trạng quyên góp cứu trợ đồng bào vùng bão lũ. Nhưng tối qua, trong lúc chờ cơm đọc được một cái tin khiến lặng người bỏ cả bát đũa lên gác nằm.

Đó là việc trường Tiểu học Lê Quý Đôn (Quận Gò Vấp, TPHCM) trong một buổi lễ đã tuyên bố chỉ có giấy khen đối với những học sinh đóng góp từ 100 nghìn đồng trở lên, còn dưới mức đó thì thôi.

Trời ạ, thời buổi nào rồi mà những người nhân danh nhà giáo suốt ngày rao giảng cho học sinh về đạo đức, lối sống, tình yêu đối với đồng loại lại có lối ứng xử kỳ quặc như vậy. Các thầy cô có biết hành động đó của họ sẽ tạo ra sự đố kỵ, ganh ghét, sự mặc cảm trong lòng mỗi đứa trẻ hay không.

mardi 24 septembre 2024

Hà Phan - Hai cách giáo dục tình tương thân tương ái

 

Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông M.V. Lômônôxốp, Hà Nội khuyến khích học sinh tham gia quyên góp hỗ trợ đồng bào bị bão lũ, nhưng không được ủng hộ quá 30.000 đồng!

Trường này thông báo rõ : "Giáo dục cho học sinh truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của dân tộc ta, khuyến khích động viên học sinh tham gia ủng hộ với tinh thần tự nguyện (không quá 30.000 đồng/học sinh).

Các em học sinh khó khăn không nhất thiết tham gia ủng hộ".

mercredi 18 septembre 2024

Phạm Công Luận - Tập vở bút mực qua trăm năm

 

Học cụ cho học sinh là một khía cạnh rất nhỏ của nền giáo dục, nhưng là những vật dụng cần thiết để học sinh tiếp nhận tri thức và trình bày cho thầy cô những gì mình học được. Tính đến bây giờ với máy tính bảng và màn hình ti vi hiện diện trong lớp học, lãnh vực này đã phát triển quá xa. 

Bên cạnh bút nghiên, mực tàu giấy bản của nền giáo dục cũ theo Nho học, khi nền giáo dục kiểu phương Tây xuất hiên ở Đông Dương cuối thế kỷ 19, học cụ dành cho học sinh tất nhiên cũng thay đổi, còn có thêm các loại bút sắt, tập vở, thước kẻ các loại, sách vở học và tham khảo...

Qua thời gian, học cụ phát triển theo chương trình giảng dạy, sự phát triển của khoa học kỹ thuật được vận dụng vào chương trình và trong việc chế tạo các sản phẩm giảng dạy. Đến nay, việc sản xuất học cụ đã là một ngành sản xuất và kinh doanh khổng lồ trên toàn cầu và liên tục ứng dụng kỹ thuật hiện đại.

lundi 16 septembre 2024

Thái Vũ - Sao lại cho xe chạy vào trường khiến học sinh chết oan ?


Đọc các status thì biết đây không phải là lần đầu tiên xảy ra dạng tai nạn đau khổ này.

1. Tại sao lại cho phép xe di chuyển khu vực có học sinh?

Tôi đã đi nhiều nước, thấy ngay cả trên đường giao thông, mà có học sinh đi lại bên lề đường thì dù bình thường tốc độ cho phép là bao nhiêu thì ngay lúc thấy có học sinh thì phải giảm tốc độ xuống mức quy định ghi trên biển, Ví dụ, ở Mỹ : "15 mph when children are present" (nghĩa là dù bình thường, tốc độ cho phép 40, 50 mph nhưng khi có trẻ con đi lại thì phải giảm xuống chỉ còn 15 mph) không tuân theo biển báo này, mức phạt là 300 đô.

jeudi 5 septembre 2024

Dương Quốc Chính - Ai mới đáng lên án ?

Thực nghiệm hiện trường việc đăng tin lên story (không phải status), để minh họa vụ cháu Yên Bái, cho các cô chú bác nào không rành. Xem ảnh đính kèm, nó sẽ như thế. Đăng cả tiếng cho 5 người xem còn 0 view kia kìa.

Đã hỏi bạn và câu trả lời là: Bây giờ bọn nó toàn dùng story này thôi, không đăng status đâu.

Lưu ý chỗ tùy chỉnh người xem được, có thể đặt chính xác tên những ai xem được và tin này chỉ tồn tại trong 24 giờ. Điều đó chứng tỏ thông tin rất là riêng tư (vụ kia là 16 người) và tồn tại có 24 giờ nên ảnh hưởng xã hội là không đáng kể. Hơn nữa, nó đăng vào lúc 22 giờ đến 23 giờ đã gỡ, thì dự là trong 16 đứa kia có đứa còn chưa kịp đọc.

Võ Khánh Tuyên - Tư duy đồng phục


Giờ mà ngắm nhìn các học sinh cấp tiểu học thôi, bạn sẽ thấy chúng trông giống như những vị "công chức nhỏ tuổi" vậy.

Nhỏ xíu xíu xìu xiu vậy mà khoác lên mình những bộ đồ đồng phục gần như xa rời với kiểu đơn giản "áo trắng quần xanh"của bao thế hệ xưa. Đồng phục giờ chế đủ thứ, chủ yếu sao cho độc lạ và nhứt là ...không thể để phụ huynh kiếm đại trà ngoài chợ.

Kéo theo đồng phục là ba lô, sách tập bao bì, thậm chí có nơi còn phủ sóng đến tận giày dép, vớ tất...cả chiếc áo lá của nữ sinh.

mardi 3 septembre 2024

Thái Hạo - Chuyện của ngành giáo dục chứ không phải công an

Trong giáo dục tiến bộ, việc khuyến tấn để học sinh nói thật suy nghĩ của mình là điều vô cùng hệ trọng, và nó được bảo vệ. Vì sao?

Thứ nhất, đó là quyền con người, quyền công dân, thứ quyền thiêng liêng mà thế giới văn minh và cả hiến pháp của nước Việt Nam đều ghi nhận.

Thứ hai, điều đó có ý nghĩa và giá trị đặc biệt trong giáo dục cũng như trong quản trị xã hội. Nếu một học sinh nói ra suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá...của mình, và là nói đúng, thì điều đó đang giúp cho nhà giáo dục củng cố/ khẳng định được rằng cách thức của mình là đúng.

dimanche 1 septembre 2024

Thái Hạo - Phó giáo sư tiến sĩ Trần Thành Nam đã đọc Chương trình giáo dục 2018 chưa?

 

1.

Đọc phát biểu của PGS.TS Trần Thành Nam, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội trên báo VietnamNet, mà hoang mang quá.

Ông Nam nói “Quan điểm của tôi là học sinh cần học thêm. Dù chương trình giáo dục phổ thông mới đã hướng đến những năng lực, phẩm chất toàn diện của người học nhưng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, khi tri thức nhân loại tăng lên theo cấp số nhân và với cách tiếp cận mỗi học sinh là một cá thể độc đáo, một chương trình học chung không thể đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa học tập của người học”.

Tôi thấy hoang mang vì có cảm nhận rằng, qua phát biểu này, hình như ông Nam chưa đọc Chương trình giáo dục 2018.

mercredi 28 août 2024

Lâm Bình Duy Nhiên - Không được quên Ukraina!

 

Tối qua, hai vợ chồng đi họp phụ huynh với hai cô giáo của con trai.

Trước khi trình bày cho các cha mẹ học trò về các sinh hoạt trong lớp, cô giáo giới thiệu một bà mẹ người Ukraina cùng với một phụ nữ khác, cũng người Ukraina, làm thông dịch.

Ngồi bên cạnh họ là một cháu gái chừng 6 hay 7 tuổi, có lẽ là bạn học cùng lớp với con trai. Cháu cột tóc với cái nơ mang màu tổ quốc thật xinh xắn.

mardi 27 août 2024

Mai Bá Kiếm - Quân tử nhứt ngôn là quân tử dại


Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) ra dự thảo Thông tư dạy thêm và học thêm có những điều "xả cảng" so với Thông tư 17/2012 về dạy thêm và học thêm.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành khoe:

"Quy định trước đây nêu cụ thể những trường hợp không được dạy thêm, học thêm (cấm dạy thêm cấp tiểu học đã học 2 buổi/ngày, cấm giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa). Với dự thảo lần này, Bộ GD&ĐT nhận thấy không cần thiết đưa vào nữa".