Affichage des articles dont le libellé est Tây nguyên. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tây nguyên. Afficher tous les articles

mardi 20 juin 2023

Huy Đức - Biên chế cứng hay biên chế mềm

Sau vụ Tây Nguyên mà theo luận Luật An ninh cơ sở thì Quốc hội thật khó để mà bàn lùi. Nhưng, an ninh cơ sở phải chăng chỉ được đảm bảo khi tăng biên chế.

Trong khi, cái gốc của vấn đề là như Đại tướng Tô Lâm chỉ ra: "Tất cả những tệ nạn..., con cái đối tượng thế này thế kia… dân cũng biết. Cái dở là dân biết nhưng chính quyền, công an không biết."

Cách đây mấy năm, khi tôi đang vận động xây nhà cho bà con người Arem, một lãnh đạo xã Tân Trạch lúc ấy, than rằng, "Xã vừa có thêm ba sĩ quan, nhưng có việc gì làm đâu; trong khi lương họ cao gấp đôi lương tôi". Ở các xã Biên giới còn có thêm một sĩ quan Biên phòng biệt phái sang làm Phó chủ tịch [biên chế này rất có ích].

lundi 19 juin 2023

Lưu Trọng Văn - Đâu là sự thật ở Đắc Lắc ?

Cảm giác buồn, rất buồn khi đang đêm một loạt sĩ quan an ninh ở huyện Cư Kuin bị giết hại. Tất cả còn quá trẻ.

Kèm với nỗi buồn, rất buồn ấy là nỗi đau: Đắc Lắc, vùng đất trù phú tươi đẹp của Đất nước, nơi Đất lành chim đậu hội tụ 44 dân tộc anh em lại một lần nữa máu đổ.

Chưa có nguồn tin, bài báo, thông báo chính thức nào về sự việc và sự thật xảy ra đêm 11.06 bi ai ấy. Chỉ có con số người bị giết, bị thương và người bị bắt, người ra đầu thú. Các con số lạnh lùng chỉ nói tính vô cùng nghiêm trọng của sự cố, nhưng không nói được cái lõi của sự thật.

dimanche 18 juin 2023

Lê Nguyễn - Nhân bi kịch ở Darlac, nhắc lại đôi điều "ôn cố tri tân"

 

Tôi muốn gọi những  biến động vừa xảy ra ở Daklak (xưa viết là Darlac) là một bi kịch. Bi kịch trong mối quan hệ giữa những tộc người đã chung sống với nhau hàng ngàn năm qua, từ khi “nước sông không phạm nước giếng” đến những năm dài chan hòa cuộc sống, và gần đây là những trận đụng độ kinh hoàng.

Lịch sử ghi chép rằng cho đến thời các chúa Nguyễn, nơi sinh sống của các tộc người trên Tây Nguyên ngày nay vẫn được gọi là “nước”. Năm 1751, đời chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát, (trích) “Thủy Xá, Hỏa Xá vào cống. Hai nước ở phía trên nước Nam Bàn (khi Lê Thánh Tông đánh được Chiêm Thành, dòng dõi nước ấy làm vua nước Nam Bàn, cắt cho đất từ núi Thạch Bi về phía Tây), thôn lạc có hơn năm chục, giữa có núi Bà Nam rất cao, vua Thủy Xá ở phía Đông núi, vua Hỏa Xá ở phía Tây núi.

Buổi quốc sơ, vì cớ họ giáp giới với Phú Yên, cứ 5 năm một lần sai người đến các nước ấy cho quà (áo gấm, mũ, nồi đồng, chảo sắt và chén đĩa bằng sứ). Vua hai nước ấy nhận được vật cho, tức thì sắm sửa phẩm vật địa phương (kỳ nam, sáp ong, nhung hươu, mật gấu, voi đực) để hiến. Tới đây, sai sứ sang cống. Chúa hậu tứ rồi cho về” (hết trích) (Đại Nam thực lục – Tập một – NXB Giáo Dục 2002, trang 157).

vendredi 16 juin 2023

Dương Quốc Chính - Thông tin mới về vụ đột kích ở Đắk Lắk

 

Vụ Đắk Lắk có lẽ rút kinh nghiệm vụ Đồng Tâm nên phía Bộ Công an đưa tin rất hạn chế, ở mức tối thiểu. Báo chí cũng được cảnh báo là đưa tin có kiểm chứng, đồng nghĩa với việc chỉ dẫn từ một nguồn Bộ Công an. Vì thế, dường như tin từ Facebook đang chiếm sóng và tất nhiên là loạn xạ.

Tin trong ảnh mình lấy từ một nguồn thứ cấp, đăng lại tin từ báo Công an, nhưng nguồn gốc đã xóa, không tìm thấy được nữa. Cũng không thấy có báo nào to to đăng tin này.

Theo nguồn này thì có khoảng hơn 50 người tụ tập từ một chòi rẫy để ăn uống, sau đó mới đi đến hai trụ sở UBND xã để đột kích. Thông tin này có vẻ khớp với đoạn video cho thấy số người tương tự, mặc đồ rằn ri, ở trong một căn nhà như cái kho (có thể là chòi rẫy?). Một người, trông như chỉ huy có khuôn mặt trùng khớp với một đối tượng bị bắt mặc áo đỏ. Trong đoạn video này, họ nói tiếng dân tộc, mình nghe được mỗi một từ Campuchia, nên ban đầu tưởng cái kho đó ở Cam. Nhưng có lẽ không phải.

Phạm Đình Trọng - Tiếng súng Cư Kuin, Đak Lak

 

1.   Đất nước thanh bình mà trong một đêm yên tĩnh rạng sáng 11 tháng Sáu năm 2023, hàng chục người dân da đen cháy vì quanh năm trần lưng phát rẫy, làm nương bỗng tập hợp thành hai nhóm mang súng đạn cùng lúc lao vào tấn công trụ sở công an hai xã trong huyện Cư Kuin, tỉnh Đak Lak.

Họ giết chết chín người gồm bốn sĩ quan công an, hai cán bộ xã và ba người dân, bắn bị thương hai sĩ quan công an khác là sự việc vô cùng nghiêm trọng.

Nửa đêm khuya khoắt, ba người dân chết ở chỗ nổ súng tấn công chính quyền, chắc chắn không phải dân làm rẫy, chỉ có thể là nhân viên làm việc ở trụ sở công quyền bị tấn công. Nếu vậy, chín người chết đều là viên chức nhà nước.

jeudi 15 juin 2023

Dương Quốc Chính - Chính sách dân tộc hay là sự độc tài của đám đông

Người Việt chúng ta có rất nhiều đặc điểm của người Hán về sức sống mãnh liệt và khả năng đồng hóa các dân tộc khác. Chính Việt tộc ở miền Nam Trung Quốc đã bị Hán hóa, nhưng người Việt ở Việt Nam với sức kháng cự mạnh mẽ nên đã thoát khỏi sự đồng hóa đó, dựa vào địa hình, khí hậu và tinh thần chống ngoại xâm.

Nhưng với khả năng kháng cự mạnh mẽ đó, người Việt lần hồi lấn vào Nam để đồng hóa các dân tộc khác y như người Hán vậy. Đó là vì chúng ta không đủ lực để lấn lên phía Bắc, nên đã đè phương Nam.

Việt Nam có 54 dân tộc, nhưng chỉ có hai nhóm chính. Một là nhóm bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc, nhiều đặc điểm về nhân chủng giống Trung Quốc, Mông Cổ, do chủng người từ Mông Cổ tràn xuống. Nhóm thứ hai là chủng người từ Nam Đảo (Indonesia Malaysia) tràn lên, nhóm này từ Ấn Độ sang.

Nguyễn Thông - Ngôn ngữ hình sự thời công an trị (1)

 

Những ngày qua, báo chí mậu dịch và mạng xã hội sốt sắng thông tin về vụ Tây Nguyên.

Đã có khá nhiều “đương sự” phây búc cơ bị phạt do sự nhanh nhảu láu táu. Báo thì bị lỗi 404 rồi thay bằng tin “chính thống”, mạng thì bị lôi lên chỗ nhà chức việc phạt cho dăm bảy triệu để chừa cái thói “cầm đèn chạy trước ô tô” về tội… xuyên tạc.

Ông bạn tôi vốn lâu nay trùm chăn trước mọi sự, rụt rè bảo mày ạ, cứ phải đợi tin chính thống, lệch là chết. Lại nhớ, thời cải cách ruộng đất thập niên 50, tin chính thống là tin của “đội”, hễ nói sai thì bị xử lý, thậm chí đập đầu, bắn bỏ. Khi sửa sai, thì tin chính thống lại thành tin phản động. Chả biết thế nào mà lần.

mercredi 14 juin 2023

Đặng Sơn Duân - Tôi có một cái tên !

 

Vốn không định nói gì về sự kiện ở Đắk Lắk, vì cho đến nay vẫn có quá nhiều điều mà tôi không biết đối với một sự việc chấn động như thế này.

Thông tin chính thức không có nhiều, điều này cũng dễ hiểu vì vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra. Chính vì sự phức tạp và nhạy cảm của vụ việc mà Bộ Công an trong các thông cáo luôn nhấn mạnh sự cần thiết phải kiểm chứng.

Nhưng thật ngán ngẩm khi chứng kiến đầy rẫy những lời bình luận, kêu gào sặc mùi sô vanh của một đám đông, mà phần lớn là những người trẻ. Ngoài ra còn là hàng loạt thông tin, hình ảnh lẽ ra nằm trong vòng điều tra không biết từ đâu lọt ra bên ngoài theo con đường phi chính thống. Nên cũng mạn phép nêu ra vài ý kiến!

Huy Đức - Không chỉ (những) người Thượng (sử dụng bạo lực) có lỗi

 

Bạo loạn có tổ chức, có vũ trang, lên tới hàng trăm người mà khi xảy ra vẫn để bị bất ngờ là một thất bại về an ninh, tình báo. Đặc biệt, là thất bại của, cái mà chúng ta thường nghe, “thế trận an ninh nhân dân”.

Tuy nhiên, nếu coi sự kiện này là lý do phình thêm bộ máy an ninh thì lại có nguy cơ thất bại nữa.

Khi bạo lực đang được sử dụng thì sử dụng bạo lực để tạm thời chấm dứt nó là khó tránh. Nhưng bài học muôn thuở ở bất cứ đâu, bạo lực (đơn thuần) chỉ nuôi dưỡng thêm bạo lực. “Ngã” ở đâu thì phải đứng dậy ở đó; đánh mất dân thì phải nỗ lực lấy lại từ dân.

lundi 12 juin 2023

Huy Đức - Quan Nghệ ra Hà Nội thì nên "nghĩ mình phương diện quốc gia"

 

Thỉnh thoảng, vài “ông anh” vỗ vai, “ông ấy quê mình đấy”. Tuy “thế à” nhưng tôi vẫn giải thích, “Em sẽ thấy gần gũi hơn khi được ngồi ăn cơm cà với một ông đồng hương, nhưng với một ông trung ương ủy viên, một ông bộ trưởng thì phải nhìn họ ở “phương diện quốc gia”.

Quê hương ở trong đất nước. Họ đối xử tốt với chúng ta mà với đất nước họ không hoàn thành nhiệm vụ thì cũng không thể vị tình kẹo Cu Đơ, chè xanh được”.

Lại cũng có “đồng hương” cung cấp thông tin về những “đồng hương” [khi] sắp được bổ nhiệm. Họ nói, “Ông Hưng, ông Tú biết rõ; nếu ông Hưng ông Tú cho qua thì các ông ấy chống tham nhũng theo nguyên tắc ‘đồng hương’ chứ không phải theo nguyên tắc ‘pháp bất vị thân’”.

dimanche 11 juin 2023

Lê Đức Dục - Tây Nguyên cố sự

 

Sáng nay, chỉ vài giờ sau sự kiện xảy ra ở Đak Lak , trung tướng Tô Ân Xô - người phát ngôn Bộ Công an đã lên tiếng rất kịp thời !

Câu chuyện này làm mình nhớ lại những dòng trong sổ tay nghiệp vụ của ông anh Bùi Thanh  gửi cho mình khi nói về sự cố hồi 2001.

  ******

Hà Nội, 23 giờ 15 phút một đêm tháng 10-2001

- A lô, có phải nhà chú Nguyễn Khoa Điềm không ạ ?

Dương Quốc Chính - Xung đột sắc tộc ở Tây Nguyên

 

Tây Nguyên nguyên là hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá, đến thời Minh Mạng vẫn chỉ là thuộc quốc của Đại Nam. Có lẽ chúa rồi vua Nguyễn cũng không định xâm lược và sáp nhập.

Khi Pháp chiếm Đông Dương thì vùng này mới được nhập vào An Nam (Trung Kỳ), vì người Pháp mới tận dụng được lợi thế về đất đai và tài nguyên ở đây, các đồn điền cafe, cao su… mới chỉ có từ khi người Pháp xâm lược. Có nghĩa là đây là vùng đất cuối cùng được nhập vào Việt Nam.

Đến giai đoạn Quốc gia Việt Nam, vùng này được quy chế tự trị dành riêng cho Hoàng gia, gọi là Hoàng triều cương thổ. Các lãnh đạo địa phương chỉ thần phục Quốc trưởng Bảo Đại. Đến thời Việt Nam Cộng Hòa, ông Diệm thống nhất quốc gia nên xóa bỏ Hoàng triều cương thổ, nhập vào Việt Nam Cộng Hòa.

dimanche 19 juillet 2020

Lưu Trọng Văn - Đắk Lắk mặc áo giáp hơi dày...



Ngã Sáu, trung tâm thị xã Ban Mê Thuột. Ảnh Đào Tuấn Sơn.
Tây Nguyên được coi là trọng điểm an ninh quốc gia do vấn đề đặc thù tôn giáo, dân tộc. Chính vì vậy có thời phụ trách Tây Nguyên không phải nhà kinh tế, xã hội mà là tướng an ninh Trần Đại Quang.

Nhưng khổ nỗi những vấn đề phức tạp của Tây Nguyên không phải từ tôn giáo, sắc tộc và cái gọi là "các thế lực thù địch" mà lại xuất phát từ chính quyền quản lý, điều hành kinh tế quá tệ:

-Tham nhũng nặng nề dẫn đến rừng bị tàn phá,

mardi 24 avril 2018

Trương Châu Hữu Danh - Nên đốt nhà chủ tịch !



Gần một tháng qua, nhóm phóng viên chúng tôi đã đi khắp các cánh rừng Tây Nguyên, từ Đắk Nông đến Đắk Lắk. Gia Lai rồi Kon Tum, Lâm Đồng, đâu đâu cũng thấy cảnh rừng bị tàn sát. Sau lệnh đóng của từng tự nhiên của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nạn phá rừng vẫn tràn lan.

Gỗ ở K’Bang (Gia Lai) vẫn ào ạt chạy ra khỏi rừng, dù từ rừng ra ngoài chỉ có con đường độc đạo, có barie chắn ngang của lực lượng kiểm lâm. Gỗ ở Ngọc Hồi, Sa Thầy (Kon Tum) cũng ồ ạt chạy ra khỏi rừng cả ngày lẫn đêm dù muốn qua chốt chặn phải “bay lên trời” mới thoát.