1.
Thái tử Saudi Arabia, Mohammed bin Salman, người chắc chắn kế vị ngai vàng đã
từ chối lời mời tham dự Thượng đỉnh BRICS 2024 tại Nga từ Tổng thống Putin.
Saudi
Arabia chỉ cử Bộ trưởng Ngoại giao tham dự. Đồng thời, Thái tử còn đe dọa sẽ hạ
giá dầu xuống còn 50 đô la/thùng nhằm đối phó với việc Nga liên tục gia tăng sản
lượng dầu mà bất chấp các thỏa thuận.
Nếu
điều này xảy ra, Nga sẽ sụp đổ - theo các chuyên gia.
Đó là những thành quả nho nhỏ giúp
chuyến đi của Tổng thống Joe Biden qua Saudi Arabia không hoàn toàn vô ích, dù
phải chịu “đụng tay” với Mohammed bin Salman, người mà ông đã chửi không tiếc
lời.
Tòa
Bạch Ốc loan tin chuyến đi Trung Đông của Tổng thống Joe Biden đã có kết quả:
Saudi Arabia sẽ tăng số lượng dầu sản xuất mỗi ngày từ 10 triệu lên 13 triệu
thùng! Nhưng con số 13 triệu này sẽ phải đợi đến năm 2027!
Ngoại
trưởng Saudi, Faisal bin Farhan Al-Saud, nhắc lại rằng việc gia tăng số lượng
dầu đều là quyết định chung của khối các nước dầu lửa OPEC, cùng với nước Nga.
Saudi không tỏ ra muốn giúp ông tổng thống Mỹ hạ giá xăng ở Mỹ.
Từ Bagdad, thông tín viên Lucile Wassermann cho biết thêm chi tiết :
«
Đó là một bước tiến mới trong việc sưởi ấm quan hệ giữa Irak và Ả Rập
Xê Út. Cho đến nay, cửa khẩu Arar - giáp với Jordani về phía tây và Ả
Rập Xê Út về phía nam - chỉ mở cho tín đồ Irak sang hành hương. Khi loan
báo mở cửa cho thương mại, các nhà lãnh đạo muốn viết một chương mới
trong quan hệ đôi bên.
Căn cứ Pensacola, Florida, Hoa Kỳ, nơi một quân nhân Ả Rập Xê Út xả súng, ngày 06/12/2019, làm 3 người thiệt mạng.
Hai ngày sau vụ một quân nhân Ả Rập Xê Út đang
được đào tạo tại Mỹ xả súng tại một căn cứ quân sự ở Florida làm ba
người chết, việc huấn luyện quân nhân Ả Rập Xê Út tại Hoa Kỳ đã gây
tranh luận. Tổng thống Donald Trump muốn chỉnh đốn lại, nhưng nhiều quan
chức kêu gọi ngưng chương trình này.
Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki cho biết thêm chi tiết :
« Một trong những người đầu tiên kêu gọi ngưng việc trao đổi quân nhân giữa Hoa Kỳ và Ả Rập Xê Út chính là thượng nghị sĩ Lindsey
Graham, vốn là người nhiệt thành ủng hộ ông Trump. Ông Graham nói :
Chúng ta phải ngưng chương trình này cho đến khi nào biết được những gì
đã diễn ra. Ả Rập Xê Út là một đồng minh, nhưng thực sự có vấn đề.
Hôm 17 Tháng Chín, lãnh tụ tối cao Iran tuyên bố sẽ “không có cuộc
đàm phán nào với Hoa Kỳ ở bất kỳ cấp độ nào.” Do đó, Tổng Thống Trump phải trả
đũa Iran. Trong hình, bức hình Lãnh Đạo Tối Cao Iran là Giáo Chủ Ayatollah Ali
Khamenei (trái) và cựu Lãnh Đạo Tối Cao Iran Ayatollah Ruhollah Khomeini (phải)
trên tường ở thủ đô Tehran, Iran, hôm 7 Tháng Chín, 2019. (Hình: Atta
Kenare/AFP/Getty Images)
(Người Việt 20/09/2019)Iran chủ mưu vụ tấn công vào mấy nhà máy
lọc dầu của Ả Rập Saudi để thử coi nước Mỹ sẽ phản ứng thế nào.
Nước Mỹ có thể làm một châm ngôn nổi tiếng
của Tổng Thống Teddy Roosevelt: “Miệng nói nhẹ nhàng nhưng tay cầm một cây gậy
thật lớn” (Speak softly and carry a big stick). Tổng Thống Donald Trump hiện
đang theo cách khác: Nói rất mạnh nhưng không muốn chiến tranh.
Nhưng ông Trump sẽ phải đổi. Nếu không,
các nước Ả Rập theo Hồi Giáo Sun Ni với những mỏ dầu lửa mênh mang sẽ nghĩ rằng
thời kỳ dựa vào sự bảo vệ của Mỹ đang chấm dứt; từ nay mạnh ai nấy lo.
Tướng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ Kenneth
F. McKenzie Jr. (thứ bảy, trái) xem vũ khí Iran bị lực lượng Saudi bắt giữ từ
phiến quân Huthi của Yemen, trong chuyến thăm căn cứ quân sự ở al-Kharj ở miền
Trung Ả Rập Saudi hôm 18 Tháng Bảy, 2019. (Hình: Fayez Nureldine/AFP/Getty
Images)
(Người Việt 17/09/2019)Nước Mỹ đang bị lôi vào một cuộc tranh
chấp giữa hai giáo phái Hồi Giáo: Sun Ni và Shi A ở vùng Trung Đông.
Từ đầu thế kỷ trước, Mỹ vẫn ủng hộ vương
triều Á Rập Saudi, theo phái Sun Ni, trong cuộc tranh chấp giữa nước này và
Iran, nước dẫn đầu khối tín đồ phái Shi A. Hiện hai nước Hồi Giáo lớn ở Trung
Đông đang cạnh tranh nhau trên nhiều mặt trận.
Tại Syria, Iran ủng hộ chính quyền Assad
(thuộc thiểu số Shi A ở nước này) trong khi Saudi giúp các nhóm Sun Ni chống đối.
Tại Lebanon, Iran nuôi dưỡng lực lượng Hezbollah theo phái Shi A, còn Saudi
giúp chính quyền cùng phái Sun Ni. Tại Iraq nơi đa số dân theo phái Shi A, cả
hai nước cùng công nhận chính quyền do Mỹ lập nên nhưng Iran hỗ trợ những nhóm
dân quân Shi A ngoài chính quyền.
Phản đối việc sát hại ông Khashoggi trước đại sứ quán Ả Rập Xê Út ở Luân Đôn, 26/10/2018.
Hai tháng sau vụ Jamal
Khashoggi bị sát hại tại lãnh sự quán Ả Rập Xê Út, kênh truyền hình CNN
công bố những tin nhắn của nhà báo này với Omar Abdulaziz, một đồng
hương đang lưu vong ở Canada, chỉ trích thái tử Mohammed Ben Salmane và
quyết định thành lập phong trào đối lập trên mạng.
Ông
Abdulaziz hôm 02/12/2018 đã khởi kiện tập đoàn Israel NSO trước tòa án
Tel Aviv, vì đã bán phần mềm dọ thám giúp nghe lén các trao đổi với
Khashoggi.Từ Jérusalem, thông tín viên Guilhem Delteil cho biết thêm chi tiết :
Nhà báo đối lập Ả Rập Xê Út, Jamal Khashoggi, bị sát hại bên
trong tòa lãnh sự của Riyad tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, hồi đầu tháng
10/2018.
Pháp hôm qua 22/11/2018 đã
thông qua các biện pháp trừng phạt đối với 18 công dân Ả Rập Xê Út can
dự vào vụ sát hại nhà báo đối lập Jamal Khashoggi tại Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu
tháng 10.
Thông
cáo của bộ Ngoại giao Pháp cho biết, 18 người này bị cấm nhập cảnh vào
Pháp cũng như toàn bộ không gian Schengen. Biện pháp này có thể được xem
xét lại hoặc mở rộng thêm, tùy theo tiến triển của cuộc điều tra.
Tổng thống Donald Trump nói chuyện với các phóng viên về vụ sát hại Khashoggi, Nhà Trắng, ngày 23/10/2018.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay 21/11/2018 tuyên bố Hoa Kỳ tiếp tục là « đối tác tin cậy »
của Ả Rập Xê Út. Tuy nhìn nhận là thái tử Mohamed Ben Salman có thể
biết vụ mưu sát nhà báo Jamal Khashoggi, nhưng ông Trump không muốn hủy
bỏ các hợp đồng bán vũ khí cho Riyad, cho dù nhiều dân biểu, nghị sĩ Dân
Chủ và Cộng Hòa kêu gọi xem xét lại.
Từ San Francisco, thông tín viên Eric de Salve tường trình :
"Không
một điều gì có thể lay chuyển được liên minh giữa Riyad và Washington.
Ông Donald Trump đã viết như thế trong một thông cáo được nhấn mạnh bằng
những dấu chấm than, bất chấp vụ sát hại nhà báo đối lập Jamal
Khashoggi.
Thái tử Ả Rập Xê Út Mohamed Ben Salmane, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York ngày 27/03/2018.
Nhật báo Mỹ The Washington Post hôm 16/11/2018 cho
biết: CIA kết luận rằng thái tử Ả Rập Xê Út, Mohamed Ben Salmane đã ra
lệnh sát hại nhà báo Jamal Khashoggi tại Istanbul vào tháng trước. Nhà
Trắng, bộ Ngoại giao và cơ quan tình báo Mỹ đều từ chối bình luận về
thông tin có thể ảnh hưởng đến nỗ lực của tổng thống Donald Trump nhằm
duy trì quan hệ ngoại giao tốt đẹp với Riyad.
Từ San Francisco, thông tín viên Eric de Salve tường trình :
« Theo CIA, thì không còn nghi ngờ gì nữa, rõ ràng là thái tử Mohamed Ben Salmane đã ra lệnh ám sát.
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ lục soát mái nhà của lãnh sự Ả Rập Xê Út tại Istanbul, 17/10/2018.
Tất cả các nhật báo Pháp hôm nay 22/10/2018 đều
tiếp tục đề cập đến vụ nhà báo đối lập người Ả Rập Xê Út Jamal Khashoggi
bị sát hại dã man. Giáo sư Dominique Moïsi trong bài phân tích « Ả Rập Xê Út và ảo vọng hiện đại hóa » đăng trên Les Echos nhận
định, đối với phương Tây mà đứng đầu là Hoa Kỳ, thái tử Mohammed Ben
Salmane (MBS) đại diện cho hy vọng về một vương quốc Ả Rập có thể giao
du được. Nhưng vụ nhà báo Khashoggi bị giết hại đã chứng tỏ điều ngược
lại.
Đặt trọng tâm vào những giá
trị mà mình bảo vệ hay lợi ích, vào đạo đức hay tính thực dụng ? Vụ sát
hại ông Jamal Khashoggi là minh chứng cụ thể nhất cho thế lưỡng nan
trong chính sách đối ngoại. Ả Rập Xê Út không đơn thuần là một đất nước
mà phương Tây bán vũ khí và mua dầu lửa. Đó là một quốc gia chủ chốt để
tạo thăng bằng trong khu vực trước một Iran đầy tham vọng và Hồi giáo
đang trỗi dậy trên thế giới, một đất nước lần đầu tiên từ nhiều thập kỷ
qua bắt đầu con đường cải cách.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp quốc vương Ả Rập Xê Út tại điện Kremlin ngày 05/10/2017.
Nhân chuyến thăm Matxcơva lần đầu tiên, quốc vương
Ả Rập Xê Út Salman và tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua 05/10/2017
đã ký kết nhiều thỏa thuận về năng lượng và vũ khí, đánh dấu cho việc
xích lại gần nhau hơn giữa Nga và đồng minh truyền thống của Mỹ. Đây là
một bước ngoặt giữa hai quốc gia mà quan hệ lâu nay vẫn lạnh giá.
Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Danie Vallot tường trình :
Một phụ nữ Ả Rập Xê Út lái xe. Ảnh chụp ngày 22/10/2013.
Cộng đồng quốc tế hôm nay 27/09/2017 hoan nghênh
quyết định lịch sử của Ả Rập Xê Út cho phép phụ nữ được lái xe. Cho đến
nay, Ả Rập Xê Út là quốc gia duy nhất trên thế giới áp đặt lệnh cấm khắt
khe như thế.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres ca ngợi « một bước quan trọng trong một hướng đi đúng đắn », tổng thống Mỹ Donald Trump cho đây là « một tiến bộ tích cực về nữ quyền » của
quốc gia đồng minh thường bị quốc tế chỉ trích. Amnesty International
nhận định lòng can đảm của các nhà đấu tranh lâu nay đã được cụ thể hóa,
tuy quá chậm.
Cảnh hoang tàn sau vụ không kích vào đám tang ở Sanaa, Yemen ngày 08/10/2016.
Tại Yemen hôm qua 08/10/2016, có 140 người đã bị
chết và trên 500 người khác bị thương trong một cuộc không kích đẫm máu
vào một đám tang, tập hợp nhiều người phe nổi dậy Houthi ở Sanaa. Ả Rập
Xê Út ban đầu chối bỏ mọi liên can, nhưng đến tối chính quyền Riyad loan
báo mở điều tra. Hoa Kỳ loan báo sẽ cân nhắc lại việc ủng hộ liên minh Ả
Rập, đang chiến đấu tại Yemen từ một năm rưỡi qua.
Các
nạn nhân đến phân ưu trong đám tang người cha của « bộ trưởng Nội vụ »
phe nổi dậy là Jalal Al Rouichène. Kênh truyền hình Al Marirah của phe
Houthi loan báo đô trưởng Sanaa, Abdel Qader Hilal đã bị tử thương, và
có thể một số nhân vật cao cấp khác của phe nổi dậy cũng đã bị chết. Một
nhân chứng cho AFP biết « một chiếc máy bay đã bắn hỏa tiễn vào đám
tang, và vài phút sau một chiếc thứ hai oanh kích vào cùng địa điểm ».
Tòa nhà sau đó bốc cháy và sụp đổ.
Các thượng nghị sĩ Mỹ phát biểu trước báo chí sau phiên bỏ phiếu cho phép các nạn nhân vụ 11/09 kiện Ryad, ngày 28/09/2016.
Quốc hội Mỹ hôm qua 28/09/2016 đã bác bỏ phủ quyết
của tổng thống Barack Obama và thông qua đạo luật cho phép các nạn nhân
vụ khủng bố ngày 11/09/2011được khởi kiện Ả Rập Xê Út vì nước này có
liên can.
Có đến 15/19
tên khủng bố trong vụ này là người Ả Rập Xê Út, và các hiệp hội nạn nhân
11/9 từ nhiều năm qua vẫn đấu tranh để có thể buộc Riyad phải trả lời
về vai trò của mình trước tư pháp. Từ Washington, thông tín viên RFI
Anne-Marie Capomaccio gởi về bài tường trình :
Bệnh viện tại Hajja, Yemen sau khi bị không kích, 16/08/2016.
Phát thanh RFI ngày 16.08.2016
Liên minh
Ả Rập đang can thiệp tại Yemen để hỗ trợ tổng thống nước này hôm nay 16/08/2016
loan báo mở điều tra « độc lập », sau khi có tin là các máy bay của
liên minh đã oanh kích trúng một bệnh viện làm 11 người chết.
Theo Y
sĩ không biên giới (MSF), trong số những người thiệt mạng có cả một thành viên
của tổ chức này, ngoài ra còn khoảng hai mươi người bị thương, trong vụ không
kích vào một bệnh viện tại tỉnh nổi dậy Hajja hôm qua.
Tòa án hành chính Ai Cập hôm qua 21/06/2016 đã bác
bỏ hiệp ước phân định ranh giới trên biển mà chính phủ nước này đã ký
với Ả Rập Xê Út hồi tháng Tư, về việc trao trả hai hòn đảo ở Biển Đỏ cho
Ryad. Hiệp ước đã gây nên nhiều đợt biểu tình phản đối tại Ai Cập,
nhiều người đã bị bắt giữ và kết án.
Từ Cairo, thông tín viên RFI Alexandre Buccianti gởi về bài tường trình :
Đại sứ quán Ả Rập Xê Út tại Teheran bị phóng hỏa ngày 02/01/2016.
Koweit, nước láng giềng và là đồng minh truyền
thống của Riyad đã triệu hồi đại sứ ở Teheran. Đây là quốc gia Ả Rập thứ
năm cắt đứt hay thu hẹp quan hệ với nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, sau Ả
Rập Xê Út, Bahrein, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất và Sudan.
Khủng
hoảng giữa Ả Rập Xê Út và Iran thêm trầm trọng sau vụ Riyad hành quyết
một giáo sĩ Shia, có uy tín đối với người Hồi giáo tại Iran. Phát ngôn
viên chính phủ Iran tuyên bố : « Việc Ả Rập Xê Út và các chư hầu chấm dứt quan hệ (với Teheran) không gây ra tác động nào đối với sự phát triển của Iran ».
Các nạn nhân vụ giẫm
đạp ở Mecca, Ả
Rập Xê Út ngày 24/09/2015.
(AFP & Reuters
24/09/2015) Theo con số
mới nhất đến trưa nay (giờ Paris) 24/09/2015, đã có 717 người chết và 805 người
bị thương trong vụ giẫm đạp ở thánh địa Hồi giáo Mecca.
Đây là bi kịch thứ hai xảy ra với các tín đồ trong không đầy
hai tuần, và là thảm họa lớn nhất trong một cuộc hành hương của đạo Hồi kể từ
25 năm qua. Trước đó một cần cẩu khổng lồ bị rơi xuống ở Đại giáo đường Hồi
giáo Mecca đã làm cho 109 người thiệt mạng hôm 11/9.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp Quốc vương Ả Rập Xê Út Abdallah tại Phòng bầu dục của Nhà Trắng, 29/06/2010.
Đăng ngày 24-01-2015
Quan hệ giữa Hoa Kỳ và quốc gia Hồi giáo bảo thủ Ả
Rập Xê Út có từ rất lâu, nhờ có chung các lợi ích trong khu vực. Tuy
nhiên nhiều sự kiện trong những năm gần đây đã làm sự liên kết này trở
nên mong manh.
Hoa Kỳ và Ả Rập
Xê Út khởi đầu quan hệ ngoại giao vào năm 1940, trong thời kỳ Đệ nhị Thế
chiến. Mối giao hảo được siết chặt hơn năm năm sau đó, qua cuộc gặp gỡ
giữa Quốc vương Ả Rập Xê Út thời ấy là Abdelaziz Ibn Saoud, và Tổng
thống Franklin Delano Roosevelt trên chiếc tuần dương hạm USS Quincy thả
neo ở kênh đào Suez.