Affichage des articles dont le libellé est Aung San Suu Kyi. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Aung San Suu Kyi. Afficher tous les articles

mercredi 27 avril 2022

Miến Điện : Aung San Suu Kyi lãnh án thêm 5 năm tù vì tham nhũng


Đăng ngày:

Một nguồn tin thân cận với hồ sơ cho AFP biết, giải Nobel Hòa Bình năm nay 76 tuổi bị kết tội tham nhũng 600.000 đô la và trên 11 ký vàng - món hối lộ của cựu bộ trưởng phụ trách khu vực Rangoon, ông Phyo Min Thein. Bà Aung San Suu Kyi bác bỏ cáo buộc. 

Nhà cựu lãnh đạo bị quản thúc hiện có sức khỏe tốt, bị buộc rất nhiều tội danh, từ vi phạm luật bí mật Nhà nước, gian lận bầu cử cho đến ly khai, tham nhũng...và có nguy cơ lãnh án tổng cộng nhiều chục năm tù. Bị quân đội đảo chánh ngày 01/02/2021, bà được giữ ở một địa điểm bí mật từ hơn một năm qua trong thời gian chờ ra tòa. Đó là phiên xử kín, các luật sư bị cấm trả lời báo chí và các tổ chức quốc tế.

samedi 6 février 2021

Tâm Chánh - Dân chủ đừng như những cô đào già


Nghe bà Kim Ngân phải cố gắng để Quốc hội có vài chục người ngoài đảng. Cứ như thể ban phát ghế cho dân vậy.

Chợt nhớ đến chuyện anh Lanh sổ thẳng ông Võ Văn Kiệt khi đích thân ông mời cơm khuyên các nhà báo tự ứng cử.

- Chú đừng xúi con nít ăn cứt gà sáp!

Thế là cuộc vận động đó không thành.

jeudi 4 février 2021

Nguyễn Lương Hải Khôi – Nghĩ về nhà sư Thein Sein, cựu tổng thống Miến Điện


Câu chuyện Myanmar chắc phải hỏi thêm nhà sư Thein Sein, bên phải.

Sư trước đây là tổng thống, đại tướng, lập đảng chính trị mới, thả bà San Suu Kyi, cải cách chính trị, mở cửa đất nước với thế giới. Mới làm đến đó, cụ nghỉ, đi tu. Bây giờ cụ là sư trong chùa. 

Bên Tàu có Đặng Tiểu Bình, trước khi rút lui khỏi chính trường, đã chuẩn bị đầy đủ đồ chơi cho người kế nhiệm Giang Trạch Dân (nắm Quân ủy trung ương, nắm chủ tịch nước. Chưa kể còn có một lực lượng vũ trang riêng do bên Đảng trực tiếp nắm, tước các nguồn lực kinh tế khỏi tay quân đội).

mercredi 3 février 2021

Quân đội Miến Điện, một Nhà nước trong Nhà nước


Đăng ngày:

Đến 2015, lần đầu tiên chuyển sang một chính phủ được bầu cử một cách dân chủ, Tatmadaw (quân đội Miến Điện) vẫn là tổ chức do một giai cấp tướng lãnh thống trị, coi thường chính quyền dân sự. Họ có thể tiến hành những cuộc chiến tùy thích, cho đến khi nổi lên những vụ tàn sát người thiểu số Rohingya năm 2017. Liên Hiệp Quốc tố cáo các tướng lãnh, đứng đầu là tướng Min Aung Hlaing, « mưu toan diệt chủng ». Ngày nay chính vị tướng 64 tuổi này đang nắm trọn quyền hành tại Miến Điện.


Hôm 22/12/2020, tướng Min nhắc nhở Tatmadaw là « cần thiết cho nghĩa vụ bảo vệ Nhà nước », và mở rộng vai trò của quân đội : bảo vệ chính sách quốc gia, đạo Phật, văn hóa truyền thống. Theo nhà nghiên cứu Amara Thiha của think tank độc lập Myanmar Institute for Peace and Security, định nghĩa này quan trọng vì « giới quân nhân không tự đặt mình cao hay thấp hơn Nhà nước, mà là một định chế song song, tập trung vào nghĩa vụ quốc phòng ».

lundi 1 février 2021

Mạnh Kim - Aung San Suu Kyi, tượng đài sụp đổ !


Khi Daw Aung San Suu Kyi xuất hiện sau nhiều năm bị quản thúc tại gia cách đây một thập niên, tại văn phòng làm việc của bà, chồng hồ sơ báo cáo nhân quyền nằm trên sàn nhà ghi lại nhiều thập niên Myanmar sống trong u ám vẫn còn bốc lên mùi ẩm mốc.

Không có gì khác trong tay ngoài bộ sưu tập các giải thưởng quốc tế, bà cài hoa tươi trên tóc, ngồi mỉm cười và hứa với thế giới hai điều: bà sẽ đảm bảo các tù nhân chính trị Myanmar được trả tự do và sẽ chấm dứt cuộc xung đột sắc tộc dai dẳng kéo dài bảy thập niên.

Mười năm qua, Aung San Suu Kyi đã mang lại hết thất vọng này đến thất vọng khác…

Quân đội Miến Điện đảo chính, bắt bà Aung San Suu Kyi


Đăng ngày:

Thông tín viên Stéphan Lagarde cho biết thêm chi tiết :

« Vẫn có rất ít hình ảnh về đêm đảo chính ở Miến Điện. Đó là vì từ 3 giờ sáng nay (giờ địa phương), mạng internet đã sụp đổ. Ban đầu mạng chỉ hoạt động khoảng 75% so với tốc độ bình thường, rồi sau đó hoàn toàn bị cắt, nhất là tại thủ đô. Mạng lưới điện thoại di động cũng ngưng hoạt động một phần.

vendredi 17 janvier 2020

Tập Cận Bình thăm Miến Điện với hàng tỉ đô la cho Con đường tơ lụa mới

Tập Cận Bình hội đàm với bà Aung San Suu Kyi tại Naypidaw ngày 17/01/2020.
Đăng ngày:


Bắc Kinh đề nghị xây dựng một hành lang kinh tế Trung Quốc-Miến Điện (CMEC) với một cảng nước sâu 1,3 tỉ đô la tại Kyaukphyu ở bang Rakhine, mở lối vào Ấn Độ Dương cho Trung Quốc. Một tuyến đường tàu cao tốc sẽ nối cảng này với khu công nghiệp đại quy mô gần đường biên giới chung. Tuy nhiên người dân địa phương lo sợ dự án này sẽ làm cho nhiều người bị mất đất, không còn phương tiện mưu sinh.

Một dự án lớn khác có thể được bàn bạc trong dịp này, đó là đập thủy điện 3,6 tỉ đô la ở Myitsone, bang Kachin. Tập đoàn quân sự cầm quyền trước đây đã ký với Tập Cận Bình năm 2009, nhưng dự án đã phải ngưng lại do bị dân chúng chống đối : cả một vùng có diện tích bằng Singapore sẽ bị chìm dưới lòng nước, gây ra những thiệt hại vĩnh viễn cho dòng sông Ayeyarwady. 

dimanche 15 décembre 2019

Trương Nhân Tuấn - Về vụ xử "tội ác diệt chủng" Gambia-Miến Điện trước Tòa Công lý Quốc tế


Tòa Công lý Quốc tế (ICJ) vừa kết thúc phiên họp đầu tiên, hôm kia 13-12-2019, do Gambia yêu cầu "những biện pháp phòng ngừa - provisional measures", chống lại Miến Điện vì tội "diệt chủng" người Rohingya.

Như thường lệ, các phiên tòa quốc tế mở dưới lý do yêu cầu của một bên về (những) "biện pháp phòng ngừa" được nhóm họp rất nhanh chóng, thời gian trung bình một tháng. Gambia nộp đơn kiện lên tòa ICJ vào ngày 11 tháng 11. Đến nay Tòa vẫn chưa có phán quyết (về yêu cầu biện pháp phòng ngừa). Nhưng việc này sẽ không trì trệ quá một tháng. Trong khi vụ kiện, về "nội dung nền tảng", có thể kéo dài nhiều năm.

Các chuyên gia luật quốc tế có những tiên đoán khá bi quan, bởi vì khó có thể có một giải pháp "có thể thực hiện được" để hồi hương dân Rohingya về nơi chôn nhao cắt rún của họ một cách thỏa đáng cho tất cả các bên.

vendredi 13 décembre 2019

La Haye, cuộc chiến đấu cuối cùng của bà Aung San Suu Kyi

Nhà lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi trước Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ) tại La Haye ngày 10/12/2019 vì vụ kiện diệt chủng người Rohingya.


Le Monde số đề ngày hôm nay 13/12/2019 chú ý đến việc « Aung San Suu Kyi chối bỏ nạn diệt chủng người Rohingya », còn Le Figaro nhận định « Ở La Haye, cuộc chiến đấu cuối cùng của bà Aung San Suu Kyi ».

Giải Nobel hòa bình 1991 không nối gót Mandela và Gandhi

Khi bước vào phòng xử án của Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ theo tiếng Pháp, ICJ theo tiếng Anh), bà Aung San Suu Kyi phải đi ngang qua bức tượng bán thân bằng cẩm thạch của Nelson Mandela và Gandhi. Nhưng giải Nobel Hòa bình 1991 chừng như không đi theo con đường của hai vĩ nhân này.

Le Figaro mô tả nhà lãnh đạo Miến Điện trong trang phục và phong cách quý phái, như đi dự một buổi tiệc trà. Tuy nhiên tại Cung Hòa Bình, bà lại ngồi ở hàng ghế bị cáo, và bên ngoài, một đám đông tò mò đến xem mặt thần tượng dân chủ mất ngôi. « Điều duy nhất khiến cái ác lên ngôi là sự bất động của những người thiện lành » - Abubacar Tambadou, bộ trưởng tư pháp Gambia nhấn mạnh trước tòa. Được sự ủy nhiệm của 57 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OCI), Gambia tố cáo Miến Điện vi phạm công ước về diệt chủng năm 1948.

mercredi 18 septembre 2019

Rohingya : Aung San Suu Kyi trong tầm ngắm của Liên Hiệp Quốc

Bà Aung San Suu Kyi trong lễ khai trương Trung tâm Phát minh Sáng chế Rangoon, Miến Điện, ngày 17/07/2019.

Liệu bà Aung San Suu Kyi có phải chịu trách nhiệm về các tội ác đối với người Rohingya ? Các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc hôm 17/09/2019 khẳng định vai trò của bà, vốn là người đứng đầu chính phủ trên thực tế, là một vấn đề đang được để ngỏ.

Sáu trăm ngàn người Rohingya sống tại Miến Điện đang bị đe dọa diệt chủng, và Liên Hiệp Quốc cảnh báo các quan chức dân sự không còn có thể trốn tránh trách nhiệm. Từ Genève, thông tín viên Jérémie Lanche gởi về bài tường trình :

« Chỉ trong vòng một năm, danh sách những người bị nghi ngờ là tội phạm chiến tranh, tội phạm chống nhân loại, tội phạm diệt chủng đã nhanh chóng tăng lên. Trong báo cáo gần đây nhất của ủy ban có tên của sáu người, nhưng hôm nay đã lên đến cả trăm. Liên Hiệp Quốc tố cáo quân đội và các tướng lãnh, nhưng mối nghi ngờ ngày càng đè nặng lên bà Aung San Suu Kyi.

dimanche 4 août 2019

Miến Điện : Biểu tình phản đối Mỹ trừng phạt các tướng lãnh cao cấp

Biểu tình ủng hộ quân đội tại Rangoon ngày 03/08/2019, phản đối Mỹ trừng phạt tổng tư lệnh quân đội Miến Điện Min Aung Hlaing.


Thông tín viên Sarah Bakaloglou tường trình từ Rangoon :

« Hai bức chân dung của tổng tư lệnh quân đội đối diện với đám đông. « Mỹ hãy tránh ra ! » - người biểu tình hô vang. Tại đất nước này, người thiểu số Hồi giáo Rohingya ít được cảm tình.

mardi 18 décembre 2018

Aung San Suu Kyi bị Seoul rút giải nhân quyền Gwangju

Cố vấn Nhà nước Miến Điện Aung San Suu Kyi phát biểu về tình hình tại bang Rakhine, nơi người Rohingya bị đàn áp, Naypyitaw, 19/09/2017.

Một trong những tổ chức bảo vệ nhân quyền lớn nhất Hàn Quốc, Quỹ tưởng niệm 18 tháng Năm, hôm nay 18/12/2018 loan báo rút lại giải thưởng Gwangju đã trao cho nhà lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi năm 2004, vì sự « dửng dưng » của bà trước thảm cảnh của người thiểu số Rohingya.

Vào thời đó, nhà ly khai được thế giới ngưỡng mộ đã không thể đến nhận giải thưởng nhân quyền danh giá này, vì bị tập đoàn quân sự quản thúc. Nay đảng của bà đã lên nắm quyền, Aung San Suu Kyi trở thành người lãnh đạo Miến Điện, nhưng bà lại bị cộng đồng quốc tế chỉ trích vì từ chối lên án bạo lực đối với người Rohingya, không hề tỏ sự cảm thông.

samedi 1 décembre 2018

Paris hủy bỏ tư cách công dân danh dự của bà Aung San Suu Kyi

Lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi dự thượng đỉnh ASEAN, Singapore, 15/11/2018.

Tòa Đô chính Paris hôm qua 30/11/2018 loan báo rút lại danh hiệu công dân danh dự đã trao tặng cho bà Aung San Suu Kyi năm 2004. Đây là hành động chưa có tiền lệ, do sự im lặng của nhà lãnh đạo Miến Điện trước tình trạng bạo lực đối với người thiểu số Rohingya.

Phát ngôn viên Tòa Đô chính Paris cho biết : « Do xảy ra rất nhiều vụ vi phạm nhân quyền tại Miến Điện, và lực lượng an ninh dùng bạo lực đàn áp người Rohingya, mà Liên Hiệp Quốc đã gọi là « diệt chủng », đô trưởng Paris đề nghị rút lại danh hiệu công dân danh dự của thành phố đã tặng cho bà Aung San Suu Kyi vào năm 2004 ». Quyết định này sẽ trở thành chính thức trong cuộc họp của Hội đồng Paris ngày 10/12/2018. 

mardi 28 novembre 2017

Tại Miến Điện, Đức giáo hoàng kêu gọi tôn trọng mọi sắc tộc

Đức giáo hoàng Phanxicô và bà Aung San Suu Kyi tại Naypyidaw ngày 28/11/2017.

Hôm nay, 28/11/2017, tại Naypyidaw, Đức giáo hoàng Phanxicô tuyên bố tương lai của Miến Điện thông qua nền hòa bình, dựa trên « sự tôn trọng mọi nhóm sắc tộc thiểu số », hàm ý nói đến người Rohingya tuy ngài không nêu tên.
Trong bài phát biểu trước chính quyền dân sự Miến Điện và các nhà ngoại giao, Đức giáo hoàng Phanxicô kêu gọi tôn trọng tư pháp và nhân quyền. Ngài hoan nghênh « những nỗ lực của chính phủ », trong đó có giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi, trong việc khởi động tiến trình đối thoại với nhiều sắc tộc khác nhau, để « cố gắng chấm dứt bạo động, tạo dựng lòng tin và bảo đảm tôn trọng quyền lợi của tất cả những ai coi mảnh đất này là ngôi nhà của mình ».

mardi 19 septembre 2017

Rohingya Miến Điện : Aung San Suu Kyi lên án các vụ «vi phạm nhân quyền»

Bà Aung San Suu Kyi đọc diễn văn gửi đến quốc dân về hồ sơ Rohingya, ngày 19/09/2017 tại Naypyidaw, thủ đô Miến Điện.

Nhà lãnh đạo Miến Điện hôm nay 19/09/2017 phát biểu trước Quốc hội ở Naypyidaw - một bài diễn văn rất được chờ đợi về cuộc khủng hoảng người Rohingya tại bang Arakan - vài giờ trước khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khai mạc. Trong khi quân đội Miến Điện bị tố cáo « thanh lọc chủng tộc », bà Aung San Suu Kyi chỉ bày tỏ lòng thương cảm những thường dân bị nạn, và lên án các vụ vi phạm nhân quyền.
Giải Nobel hòa bình, bị chỉ trích vì sự im lặng lạnh lùng suốt ba tuần qua, đã kêu gọi chấm dứt sự chia rẽ giữa Phật giáo và Hồi giáo. Bài diễn văn trên truyền hình bằng tiếng Anh và không được phụ đề tiếng Miến Điện, là một thông điệp hòa dịu gởi đến cộng đồng quốc tế. Bà Suu Kyi nói sẵn sàng tổ chức cho những người Rohingya tị nạn tại Bangladesh quay về Miến Điện, nhưng không cho biết những tiêu chí cụ thể.

vendredi 31 mars 2017

Aung San Suu Kyi, thần tượng nhạt nhòa

Bà Aung San Suu Kyi tại Quốc hội Miến Điện ở Naypidaw. Ảnh tư liệu chụp ngày 02/05/2012.

La Croix hôm nay 31/03/2017 nhận định « Tại Miến Điện, hình ảnh của bà Aung San Suu Kyi bị sứt mẻ », còn Les Echos viết về « Kết quả tương phản của bà Aung San Suu Kyi ». Nắm quyền từ một năm qua, bà cố vấn nhà nước vẫn chưa mang lại được hòa bình cho đất nước. Xung đột xảy ra nhiều thêm, và quân đội bị tố cáo vi phạm nhân quyền trầm trọng. Công cuộc dân chủ hóa Miến Điện còn phải chờ đợi lâu hơn dự kiến.
Theo La Croix, vòng nguyệt quế giải Nobel hòa bình 1991 đã nhanh chóng bị phai mờ. Trong vòng một năm qua, hy vọng từng dấy lên tại Miến Điện khi bà Aung San Suu Kyi lên cầm quyền từ ngày 01/04/2016 đã trở thành nỗi thất vọng sâu sắc. Nhiều cử tri cảm thấy như bị lừa dối. Les Echos nói thêm, không chỉ 12 tháng qua bà tránh né báo chí, mà việc bà không có phản ứng gì trước các hồ sơ nhạy cảm như người Rohingya đã khiến người ta phải nghi ngờ về toan tính thực sự của bà.

mercredi 24 août 2016

Cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cố vấn cho bà Aung San Suu Kyi về người Rohingya

Người thiểu số Rohingya đang phải chịu đựng nhiều thảm cảnh.
Phát thanh ngày 24.08.2016


Giải Nobel hòa bình Aung San Suu Kyi hiện nắm quyền tại Miến Điện, đã nhờ cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan giúp đỡ để giải quyết cuộc xung đột liên quan đến người thiểu số Rohingya theo đạo Hồi. Chính phủ Miến Điện hôm nay 24/08/2016 loan báo như trên.

Ông Kofi Annan sẽ lãnh đạo một ủy ban mới thành lập, có nhiệm vụ « tìm ra những giải pháp bền vững cho các vấn đề phức tạp và tế nhị tại bang Rakhine », vùng đất ở tây bắc Miến Điện nơi người Rohingya sinh sống. « Dự báo xung đột », « hỗ trợ nhân đạo », « hòa giải » là những biện pháp nằm trong chương trình của ủy ban này. 

lundi 22 août 2016

Trung Quốc trải thảm đỏ cho bà Suu Kyi để nắm chặt Miến Điện


Nhật báo Le Figaro trong bài « Trung Quốc ủng hộ bà Aung San Suu Kyi » nhận định Bắc Kinh sẽ xúc tiến cho tiến trình hòa bình giữa chính phủ Miến Điện và các nhóm nổi dậy, nhưng chủ yếu là để tân chính quyền Miến Điện không vuột khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Trong năm ngày qua, Trung Quốc đã trải thảm đỏ cho cố vấn Nhà nước kiêm ngoại trưởng Miến Điện. Đến thăm theo lời mời của Bắc Kinh, bà Aung San Suu Kyi đã hội đàm với ba lãnh đạo cao cấp nhất của Trung Quốc là chủ tịch Quốc hội, thủ tướng và chủ tịch nước. Có nghĩa là rất nhiều cơ hội để bà ca ngợi tình hữu nghị gắn bó « pauk phaw » với quốc gia láng giềng khổng lồ, cho thấy « không có phát triển bền vững nếu không có hòa bình ».

dimanche 21 août 2016

Thông cáo chung Miến Điện-Trung Quốc tránh đề cập đến Biển Đông

Bà Aung San Suu Kyi trong buổi làm việc với ông Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 19/08/2016.

Cố vấn Nhà nước Miến Điện Aung San Suu Kyi kết thúc chuyến công du Trung Quốc hôm nay 21/08/2016. Thông cáo chung của đôi bên không hề nhắc đến vấn đề Biển Đông. Đây là "một thắng lợi" của Bắc Kinh, hiện đang làm mọi cách để tránh né các nhận xét tiêu cực từ các quốc gia thành viên ASEAN về vấn đề này.
Theo báo Ấn The Hindu, thông cáo chung được đưa ra sau cuộc gặp của bà Aung San Suu Kyi với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không hề đề cập đến tranh chấp Biển Đông.

mardi 16 août 2016

Miến Điện: Aung San Suu Kyi đến Trung Quốc bàn về dự án thủy điện

Ngoại trưởng Miến Điện Aung San Suu Kyi - Ảnh nhân cuộc họp Ngoại trưởng ASEAN tại Vientiane, 25/07/2016.

Lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi sẽ có mặt tại Trung Quốc ngày mai 17/08/2016. Chuyến đi này có thể là thử thách ngoại giao lớn nhất của bà, với số phận của đập thủy điện khổng lồ Myitsone do Trung Quốc đầu tư nhưng bị rất nhiều người Miến Điện chống đối.

Tìm ra giải pháp cho dự án đập Myitsone trị giá 3,6 tỉ đô la là điều quan trọng đối với bà Aung San Suu Kyi, vốn đang cần sự hợp tác của Bắc Kinh trong việc thương lượng với các nhóm thiểu số vũ trang hoạt động dọc theo biên giới phía bắc giáp Trung Quốc.