Affichage des articles dont le libellé est Văn học. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Văn học. Afficher tous les articles

mardi 18 avril 2023

Lê Nguyễn - Vĩnh biệt anh Đặng Tiến (1940 - 17.4.2023)

 

Vĩnh biệt một tài năng trác tuyệt của đất nước. Lịch sử nền văn học Việt Nam sẽ mãi mãi ghi đậm nét tên anh.

Thương anh, trong những ngày tháng cuối cùng, anh vẫn luôn nhắc đến bạn bè trên Facebook, vẫn nhắn tin cho những người thân thiết. Anh vẫn còn yêu cuộc sống này biết bao nhiêu!

Để tưởng nhớ anh, xin mời mọi người đọc lại bài anh phân tích về tác phẩm “Chuyện kể năm 2000” của nhà văn Bùi Ngọc Tấn, một trong những bài phê bình văn học tuyệt vời nhất.

LÊ NGUYỄN 17.04.2023

lundi 17 avril 2023

Huỳnh Duy Lộc - Vĩnh biệt nhà phê bình Đặng Tiến

 

Ở Việt Nam, người đầu tiên giới thiệu thi pháp của Roman Jakobson là nhà phê bình Đặng Tiến ở Paris, với loạt bài về thơ và thi pháp của Roman Jakobson đăng vào năm 1973 trên Tạp chí Văn của Nguyễn Đình Vượng.

Năm ấy, sau khi đọc những bài viết của nhà phê bình Đặng Tiến về thi pháp của Roman Jakobson, mình đã vào thư viện Trung tâm Văn hóa Pháp ở Sài gòn mượn đọc cuốn “Questions de poétique” của Roman Jakobson, rồi sau tháng Tư năm 1975 trao đổi với một giáo sư đại học hai cuốn sách về Tư Mã Thiên để lấy bốn cuốn sách của Roman Jakobson.

Mấy năm nay mình hay đăng bài về Roman Jakobson và anh Đặng Tiến vì trong tâm tưởng của mình, hai cái tên Jakobson và Đặng Tiến gắn liền với nhau, là hai người viết về thơ hay nhất. Một người bạn mới cho hay anh Đặng Tiến phải nhập viện để chữa bệnh từ mấy tuần nay và mới vừa từ trần sáng nay (thứ Hai 17.04.2023). Độc giả của anh 50 năm về trước xin vĩnh biệt anh và xin chia buồn với gia đình anh.

Hoàng Hưng - Vĩnh biệt nhà nghiên cứu văn học Đặng Tiến (Pháp)

Ông ra đi lúc 8 giờ sáng nay (giờ Paris) tại Orleans!

Xin chân thành chia buồn với chị và gia quyến. Xin thắp một nén tâm hương cầu nguyện cho hương linh ông siêu thăng!

Không quên những ngày đầu gặp anh ở Paris trong chuyến sang Pháp lần đầu năm 2000. Anh đến thăm mình ở chỗ trọ để đưa đi chơi, vội quá, đỗ xe sai chỗ, bị phạt! Anh tổ chức cho mình nói chuyện về dịch thơ Apollinaire ở lớp Việt Nam học Đại học Paris 7.

vendredi 23 avril 2021

Nguyễn Đình Bổn - "Văn học đô thị miền Nam" là gì?


Sau khi chiếm miền Nam, người cộng sản đã rất quyết tâm tiêu diệt nền văn học nghệ thuật, học thuật của Việt Nam Cộng Hòa.

Đầu tiên họ gọi đó là nọc độc của văn hóa Mỹ ngụy. Sau này họ giảm bớt gọi là văn học vùng tạm chiếm, rồi Văn học đô thị miền Nam - cùng với ý nghĩa là các vùng đô thị bị tạm chiếm, bị Mỹ ngụy kìm kẹp hoặc tha hóa, không chính danh.

Là một nhà văn, bà Nguyễn Thị Hoàng tất nhiên hiểu rất rõ cụm từ này.

Tuấn Khanh - "Sự trở lại của Văn học đô thị miền Nam"


Hơn một năm trước, thật may mắn được chứng kiến buổi ngỏ ý của một nhà xuất bản, muốn tái bản lại cuốn Vòng tay học trò của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, một cây viết quen thuộc của độc giả miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Với Nguyễn Thị Hoàng, thì bà rõ là điểm sáng đáng quý trên bầu trời lấp lánh của văn chương tự do miền Nam Việt Nam trước năm 1975.

Rồi mới đây, thoáng thấy trên Facebook, báo điện tử... những lời chia sẻ với nhà văn Nguyễn Thị Hoàng về cuốn sách Vòng tay học trò được tái bản, cùng sự hào hứng quen gọi tên là tác phẩm thuộc "dòng văn học đô thị miền Nam".

Nghe mà đột nhiên thấy chạnh lòng. Nghe "đô thị", có vẻ như co cụm và không thuộc về nhân dân. Nói như nhà văn Nguyễn Hưng Quốc, nói văn chương "đô thị" miền Nam, thì không sai nhưng thừa. Bởi sự nhấn nhá riêng "đô thị" của miệng lưỡi tuyên truyền là thừa ác ý. Có nơi còn gọi là sự "trở lại"!

dimanche 11 avril 2021

Trần Mạnh Hảo - Việt Nam hôm nay hầu như không còn dạy môn Văn nữa ?

(Nhân tân bộ trưởng Giáo Dục Nguyễn Kim Sơn từng dạy môn Văn nhậm chức)

Với tiêu đề bài viết như trên, nhiều người sẽ nhảy dựng lên bảo tay này vu cáo, nước ta. Ngành giáo dục ta (ưu việt?) vẫn dành cho môn Văn (Ngữ văn) một vị trí quan trọng bậc nhất trong chương trình phổ thông là gì ? Lại còn hai ba bốn trường đại học có khoa Văn to lớn nhất nữa đó ông ơi.

Xin thưa, vẫn dạy Văn đấy, nhưng là dạy một môn Văn trá hình. Môn “Ngữ văn” trong nhà trường không còn mang tính mục đích nữa khi nó bị chính trị hóa, chế độ hóa, đảng tính hóa, giai cấp hóa, bần cố nông hóa, vô sản hóa. Dạy văn, hay là dạy chính trị trá hình?

Khi khẩu hiệu : “Văn học phục vụ chính trị” còn nằm chình ình trong tiêu chí của Hội Nhà văn Việt Nam, thì than ôi, làm gì còn văn học trên đất nước này nữa, thưa các ông quan và các ông quan hưu, quan tài, quan quách, quan liêu ?

mardi 7 novembre 2017

Giải Goncourt 2017 : Hitler và bi kịch châu Âu thế kỷ 20

Nhà văn Pháp Eric Vuillard giới thiệu tác phẩm sau khi đoạt giải Goncourt, ngày 06/11/2017.

Tác phẩm « L’ordre du jour » của nhà văn Eric Vuillard vừa đoạt giải văn chương danh giá Goncourt 2017 của Pháp công bố hôm nay 06/11/2017, là câu chuyện kể đặc sắc về việc nhà độc tài Hitler lên nắm quyền, vụ Đức xâm chiếm nước Áo và sự ủng hộ cỗ máy chiến tranh của giới kỹ nghệ nước Đức.
Nhà văn 49 tuổi có lối kể chuyện độc đáo bằng cách ẩn mình trong hậu trường lịch sử, để thuật lại những sự kiện đã được biết rõ. Sau các tác phẩm nói về sự sụp đổ của đế quốc Inca (trong « Conquistadors », 2009), chinh phục thuộc địa (« Congo », 2012) và Cách mạng Pháp (« 14 tháng Bảy », 2016), nay « L’ordre du jour » là cơ hội để nhìn lại sự kiện Đức quốc xã lên nắm quyền.

Pháp công bố giải văn chương Goncourt và Renaudot 2017

Nhà văn Eric Vuillard (G) đoạt giải Goncourt 2017. Ảnh lúc đến nhà hàng Drouant, nơi tuyên bố giải thưởng, ngày 06/11/2017.

Các giải thưởng văn chương danh giá của Pháp là Goncourt và Renaudot năm 2017 vừa được công bố hôm nay 06/11/2017 tại Paris. Giải Goncourt dành cho nhà văn Eric Vuillard với tác phẩm « L’ordre du jour » (tạm dịch « Chương trình nghị sự ») và nhà văn Olivier Guez được giải Renaudot với tác phẩm « La disparition de Joseph Menguele » (Sự mất tích của Joseph Menguele).
Nhà văn Eric Vuillard, 49 tuổi đã vượt qua Yannick Haenel và hai nhà văn nữ Véronique Olmi, Alice Zeniter, giành được giải thưởng Goncourt quý giá, tuy ông chưa ra đời tác phẩm mới vào đầu mùa sách tháng Chín năm nay. Tác phẩm « L’ordre du jour » do Actes Sud xuất bản vào mùa xuân, vẽ lại quá trình lên nắm quyền của nhà độc tài Hitler, kể lại vụ Đức quốc xã xâm chiếm nước Áo, với sự ủng hộ nhiệt thành của giới kỹ nghệ Đức cho bộ máy chiến tranh.

jeudi 26 janvier 2017

Số bán tiểu thuyết « 1984 » tăng gấp 100 lần nhờ Donald Trump



Cuốn sách của tác giả "Trại súc vật" có số bán tăng 9.500% nhờ Donald Trump.
(AFP, Les Echos 23/01/2017) « Sự thật tương đối » mà một cố vấn của Donald Trump nêu ra, đã khiến số bán cuốn tiểu thuyết « 1984 » của nhà văn George Orwell – là cuốn sách đầu tiên đưa ra khái niệm này – đã tăng vọt. Nhà xuất bản hôm 25/01/2017 phải đặt in thêm 100.000 bản cho cuốn sách đã ra đời từ 68 năm trước.

Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer khẳng định số người đến chứng kiến buổi lễ nhậm chức của tân tổng thống là đông đảo chưa từng thấy, bất chấp các bằng chứng ngược lại. Để bênh vực Spicer, cố vấn Kellyanne Conway hôm Chủ nhật 22/1 nói rằng đây là những « alternative facts » (tạm dịch : « sự thật tương đối »).

jeudi 13 octobre 2016

Bob Dylan và thơ trong nhạc


Bob Dylan (phải) trình diễn "Maggie's Farm trong giải Grammy lần thứ 53 ở Los Angeles năm 2011.

FB Huỳnh Duy Lộc (Năm nay giải Nobel Văn chương được trao cho nhạc sĩ Mỹ Bob Dylan vì “đã sáng tạo những cách diễn đạt mới cho thơ theo truyền thống vĩ đại của những ca khúc của Mỹ” (for creating new poetic expressions within the great American song tradition). Bài viết ngắn này được post lại để ăn theo tin mới nhận được)

Robert Zimmerman (tên thật của Bob Dylan) hãy còn là một thiếu niên khi rời quê nhà Minnesota để đến thành phố New York vào tháng giêng năm 1961, chỉ bốn ngày sau khi John F. Kennedy nhậm chức tổng thống. Chỉ sau vài tháng, chàng trai có khuôn mặt giống như trẻ thơ và luôn đội chiếc mũ kết như nhân vật Huck Finn của Mark Twain đã bắt đầu sáng tác và tự trình bày những ca khúc có nội dung rất phù hợp với tinh thần lý tưởng và ý thức sâu sắc về chính trị vốn là đặc trưng của nhiệm kỳ tổng thống của John F. Kennedy.

Bob Dylan, ca sĩ đầu tiên đoạt giải Nobel văn chương



Ca sĩ Mỹ Bob Dylan trong một buổi trình diễn.
Một ngạc nhiên lớn ! Sau thời gian chờ đợi kéo dài hơn thường lệ vì việc loan báo giải Nobel văn chương năm nay được dời lại trễ hơn năm ngoái, Viện hàn lâm Stockholm vào lúc 13 giờ trưa 13/10/2016 đã thông báo người đoạt giải : ca sĩ Bob Dylan. Đây là giải Nobel cuối cùng được trao trong năm 2016.

Ca sĩ Mỹ 75 tuổi không nằm trong số những khuôn mặt có triển vọng đoạt giải năm nay, và là ca-nhạc sĩ đầu tiên được tặng giải Nobel văn chương kể từ khi giải thưởng cao quý này được thành lập vào năm 1901. Và từ năm 1993 đến nay, Nobel văn chương mới lại vào tay một người Mỹ.

mercredi 11 novembre 2015

Trung Quốc và đa cấp, đế quốc dối lừa


Le Monde số đề ngày hôm nay có bài viết mang tựa « Đế quốc dối lừa », cho rằng tuyên truyền cộng sản cũng cùng nguyên tắc « tẩy não » như loại hình bán hàng đa cấp.
Cuối năm 2009, nhà văn Trung Quốc Mộ Dung Tuyết Thôn (Murong Xuecun), tên thật là Hác Quần (Hao Qun), đã bỏ ra 23 ngày để thâm nhập một nhóm thuộc hệ thống bán hàng đa cấp, một kiểu lừa đảo đang nở rộ tại Trung Quốc. Từ thực tế này, ông đã viết một cuốn sách xuất bản trong nước năm 2010.

Tác giả muốn nói với chúng ta rằng bọn lừa đảo sử dụng cùng một loại công cụ với các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản đang nắm quyền : đó là dân tộc chủ nghĩa, cùng với các thủ thuật vận dụng ngôn từ. Họ tự xưng là những người bảo vệ tổ quốc, được chính phủ ủng hộ để lập nên các tập đoàn thương mại hùng mạnh. Quyết tâm vượt qua những công ty ngoại quốc tìm cách thôn tính đất nước như vào cuối thế kỷ 19.

vendredi 17 avril 2015

Günter Grass, Nobel văn chương 1999, lương tâm nước Đức thời hậu chiến

Nhà văn Đức Günter Grass
Nhà văn Đức Günter Grass, giải Nobel văn chương năm 1999, tác giả “Cái trống thiếc” (Die Blechtrommel) đã qua đời hôm 13/04/2015 ở tuổi 87, tại một bệnh viện ở Lübeck miền Bắc nước Đức. Đối với nhiều người, ông là một trong những tiếng nói quan trọng của thế hệ người Đức vừa đến tuổi trưởng thành khi Thế chiến thứ hai kết thúc, cảm thấy ăn năn vì những tội ác của chế độ quốc xã.
Có quan điểm thiên tả, nổi tiếng với các quan điểm gây tranh cãi, Günter Grass là nhà văn Đức nổi tiếng nhất ở ngoại quốc trong hậu bán thế kỷ 20. Trong cuộc họp báo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức cho biết chính quyền “xúc động sâu sắc trước hung tin. Hội đồng Văn hóa Đức vinh danh một con người ngoài tư cách nhà văn, còn là một địa chấn ký của xã hội.