Affichage des articles dont le libellé est Nạn đói. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nạn đói. Afficher tous les articles

mardi 7 mai 2024

Dương Quốc Chính - Động lực của cần lao

Một trong những lý do khiến bộ đội, nhân dân ta dốc sức, thà hy sinh tất cả, để hướng về Điện Biên, đó là cải cách ruộng đất.

Kể từ khi cố vấn Tàu sang (năm 50), việc chỉnh huấn, chỉnh quân rồi "thổ cải" (cách người Tàu gọi cải cách ruộng đất) đã được triển khai ở trong quân đội và vùng do Việt Minh kiểm soát.

Cải cách ruộng đất bắt đầu triển khai từ năm 1953 và "khai mạc" bởi việc tiêu diệt nữ địa chủ kháng chiến có công với cách mạng là Nguyễn Thị Năm tại Thái Nguyên, trong khi hai con của bà đang là bộ đội. Như vậy là đảng chấp nhận thí mạng các thành phần "bóc lột" dù có công nuôi giấu cán bộ cộng sản, nhằm mục đích dân túy, lấy lòng đa số bần cố nông.

mercredi 24 avril 2024

Mai Quốc Ấn - Bức tử Cửu Long

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, chuyên gia về biến đổi khí hậu gửi cho tôi Báo cái sơ thảo phiên bản 23/40/2024 về "Một số vấn đề cần quan tâm các tác động dự án Funan TLes Echos ở Cambodia đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long".

Đọc báo cáo của anh mà rùng mình!

Khi nước của kênh đào Phù Nam (Funan) lấy đi 50 % nước Mêkông g đổ vào Đồng bằng sông Cửu Long thì vùng đất này coi như bị bức tử. Rất đơn giản, với việc mặn xâm nhập sâu nội đồng và hạn hán kéo dài như hiện nay thì mất thêm 50 % nước nghĩa là cái đói chính thức về châu thổ.

vendredi 22 mars 2024

Nguyễn Thông - Cuba (3)

Hồi đầu năm 2016 thì phải, tivi mậu dịch VTV phát cái phóng sự của nhà báo Chử Trường Sơn quay và hỏi trực tiếp từ Cuba. Phim của VTV tức là đảm bảo không có “thế lực thù địch” chen vào.

Phóng viên Trường Sơn cho biết hiện tại dù Cuba đã có những cải cách nhất định nhưng đời sống vẫn rất khó khăn thiếu thốn, dân chúng rất khổ. Dù anh Sơn không nói ra nhưng người xem tivi đều hiểu chính quyền trung ương - đám cai trị Cuba suốt nhiều chục năm qua, vẫn rất tham lam, bố láo, coi dân như cỏ rác.

Năm 2016 chứ nào có xa xôi gì, khi gần như hầu hết nhân loại đã đi qua thời chỉ ao ước tột bậc có cơm ăn áo mặc. Vậy mà những kẻ kế tiếp Fidel vẫn gần như cấm tiệt mọi quyền tự do của người dân. Muốn buôn bán cái quần cái áo, cục xà phòng… cũng phải lén lút, giấu giấu diếm diếm, mắt trước mắt sau. Bị bắt là bị tịch thu hết.

jeudi 21 mars 2024

Phó Đức An - Cuba sao rồi?

Tức nước vỡ bờ, con giun xéo lắm cũng quằn!

Nhưng sự nhịn nhục này đã quá lâu, lâu đến mức người ta chán nản, nguội lạnh và chẳng buồn quan tâm đến. Họ đã lãng phí biết bao thời gian vàng ngọc để đưa người dân nước họ lên khỏi bờ vực của nghèo đói, khốn khổ. Sống nhục hơn chó chỉ vì một gã râu xồm điên điên dại dại, chỉ thích oách, thích ngợi ca làm người hùng, mặc mẹ dân đói hay chết. Tại sao lại để cho một thằng điên dù sống hay đã chết vẫn khống chế hàng bao triệu người? Vô lý đến mức không thể hiểu nổi!

Bạn lão đến Cuba và thương cảm nói rằng, họ sống dưới mức sống của chó hay dưới mức sống của ăn mày Sài Gòn. Ăn mày bên ta còn có cơm thịt, cà phê, đá chanh, ngủ ấm áp bên vỉa hè. Còn dân họ, kể cả các nhà trí thức, bữa đói bữa no, không hề biết trên đời có miếng thịt bò.

mercredi 20 mars 2024

Nguyễn Thông - Cuba (1)

 

Những gì đang xảy ra ở Cuba “hòn đảo lửa đảo say” khiến chúng ta phải có đôi nhời về nó. Nửa thế kỷ trước mà dân chúng kéo nhau đi biểu tình đòi cơm ăn áo mặc thì còn hiểu được, chứ thời buổi này vẫn phải bồng bế nhau đi đòi cơm, quả là đại bi kịch.

Đó là một nước nhỏ vùng Trung Mỹ, còn gọi là khu vực Mỹ Latinh. Nhỏ, bởi cứ tra trên Gu gồ chứ chẳng cần mày mò lâu lắc gì, biết ngay diện tích quốc đảo này gần 110.000 cây số vuông (bằng 1/3 Việt Nam). Dân số kể cả dân thường lương thiện và cán bộ đảng viên hơn 11 triệu (hơn 1 phần 10 Việt Nam).

Nhỏ nhưng có võ, nhất là võ mồm. Chẳng hạn tự xưng “pháo đài cách mạng xã hội chủ nghĩa ở tây bán cầu”, “tiên phong chống đế quốc”, “tự do hay là chết”, “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”, v.v...

lundi 5 décembre 2022

Ngô Nhân Dụng - Việt Nam may mắn hơn Ukraine?

 

Người Ukraine họ chế tạo được những chiếc tàu thủy lớn như thế, những hỏa tiễn mạnh như thế. Nước Việt Nam mình có làm được hay không?

Mỗi năm, đến tuần lễ thứ tư tháng Mười Một, ngày Thứ Bảy, dân Ukraine lại thắp nến đặt trên bờ cửa sổ. Nghi lễ này bắt đầu từ năm 1991 khi Ukraine tách ra khỏi Liên bang Xô Viết. Mục đích là tưởng niệm những nạn nhân chết đói trong những năm 1932, 1933 do chính sách bóc lột của Stalin gây ra.

Năm nay, bộ Ngoại Giao Ukraine nhân dịp này đã tố cáo chính phủ Nga đang tái diễn tội ác thời Xô Viết: “Cuộc chiến xâm lăng diệt chủng hiện nay cũng nhằm những mục tiêu như thời 1932-1933: Tiêu diệt dân tộc Ukraine!”

lundi 18 juillet 2022

Bóng ma Stalin, hình mẫu của Putin và Tập Cận Bình


dimanche 12 juin 2022

Lúa mì Ukraina, con tin trong cuộc xâm lăng của Nga


Đăng ngày:

Đến lượt lúa mì thành vũ khí của Putin

Sau khí đốt, đến lúa mì. Khi đồng nhiệm Sénégal Macky Sall, kiêm chủ tịch Liên hiệp Châu Phi bày tỏ nỗi lo của một châu lục đang bị khủng hoảng lương thực đe dọa, tổng thống Nga Vladimir Putin nói « không có vấn đề gì ». Le Monde ghi nhận cuộc gặp diễn ra tại Sotchi, thành phố bên bờ Hắc Hải, nơi mà hồi tháng 10/2019 hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi đã được tổ chức. Ba năm sau, ngũ cốc trở thành chiếc chìa khóa của « quyền lực mềm » Nga, một sức mạnh chưa từng có và là vũ khí ngoại giao chủ chốt, khi sản lượng toàn thế giới chỉ có 774 triệu tấn trong năm 2022.

samedi 7 mai 2022

Nạn đói khủng khiếp ở Ukraina thời Stalin, thảm kịch bị che giấu


Đăng ngày:

Cấm vận dầu lửa Nga : EU đã sẵn sàng trả giá

Chiến tranh ở Ukraina tiếp tục bao trùm lên mọi chủ đề thời sự quốc tế. Bài xã luận của Le Monde kêu gọi « Đẩy mạnh trừng phạt Nga » : cấm vận chỉ hiệu quả khi nào những người quyết định sẵn sàng trả giá. Đợt trừng phạt thứ sáu được loan báo hôm 04/05 cho thấy rốt cuộc 27 nước Liên Hiệp Châu Âu (EU) đã nhận ra điều này.

mardi 11 janvier 2022

Liên Hiệp Quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo 5 tỉ đô la cho Afghanistan

 

samedi 25 décembre 2021

Một triệu trẻ em Afghanistan có nguy cơ chết đói


Đăng ngày:

Trang nhất báo Pháp hôm nay bộn bề nỗi lo trong mùa Giáng Sinh. Le Figaro chạy tựa « Nước Pháp trước đe dọa bị cúp điện » : một phần tư số lò phản ứng nguyên tử ngưng hoạt động. Nếu tháng Giêng lạnh hơn, tình hình sẽ rất căng thẳng. Le Monde nhấn mạnh « Omicron buộc chính quyền phải có chiến lược cứng rắn hơn ». Chỉ hai ngày nữa là đến Noel, biến thể Omicron tràn đến gây lo sợ cho cả châu Âu ; tại Pháp, các chuyên gia khuyến cáo nên ra lệnh giới nghiêm trong ngày đầu năm mới dương lịch. Tương tự, Les Echos đề cập đến việc bắt buộc làm việc từ xa trở lại, có thể ba, bốn ngày trong tuần kể từ mùa tựu trường tới.

Nhật báo La Croix « Gặp gỡ những người công giáo ở Syria », vốn chịu nhiều thiệt thòi ở những nơi từng xảy ra chiến sự : Alep, Homs và Damas. Một cộng đồng hiện diện trên mảnh đất này từ hai ngàn năm trước, nay hầu hết thanh niên muốn ra đi khỏi đất nước đang bị bỏ quên : điện chỉ có 1 giờ mỗi ngày, thất nghiệp, thời kỳ quân dịch dài đến 10 năm.

mercredi 3 novembre 2021

Trung Quốc kêu gọi người dân tích trữ lương thực


Đăng ngày:

AFP dẫn một thông cáo trên trang web của bộ Thương mại tối qua, yêu cầu « các hộ gia đình tích trữ một số lượng hàng thiết yếu cho nhu cầu hàng ngày, để dùng trong trường hợp khẩn cấp ». Thông cáo không nêu lý do, cũng không nói Trung Quốc có bị khan hiếm thực phẩm hay không. Bộ Thương mại cũng kêu gọi chính quyền các địa phương tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp và hoạt động cung ứng, giám sát việc dự trữ thịt, rau quả, đồng thời ổn định giá cả.

Trung Quốc là nước nhập khẩu thực phẩm nhiều nhất thế giới, dễ bị ảnh hưởng trước những xung đột. Hiện nay Bắc Kinh đang căng thẳng với các nước xuất khẩu lương thực lớn như Hoa Kỳ, Canada, Úc. Chỉ thị của bộ Thương mại khiến cư dân mạng cho rằng có liên quan đến căng thẳng với Đài Loan, nhưng tờ báo Nhà nước Economic Daily phê phán họ « tưởng tượng quá nhiều ».

vendredi 30 juillet 2021

Nhà văn Mã Kiến : 70 năm cộng sản,Trung Quốc không còn tình người


Đăng ngày:


Nhà văn kể lại cách đây vài năm khi đến Đài Loan dự một liên hoan văn chương, ông đến một khu chợ đêm tìm món tangyuan (thang viên, một loại chè trôi nước nhân mè đen) để đỡ nhớ quê hương. Bà chủ gian hàng đã bán hết, nhưng chỉ cho ông mua hàng đông lạnh ở siêu thị, mang về bà nấu giùm và nhất định không chịu lấy tiền. Sự tử tế của bà cụ không quen biết khiến nhà văn nhớ lại renqing (chữ Hán là nhân tình, tức tình người), giá trị Khổng giáo truyền thống nay đã phai nhạt ở Hoa lục.

Đảng Cộng Sản với 70 năm ngự trị, từ thời Mao đã bám chặt quyền lực bằng sự tàn bạo, tuyên truyền và dối trá. Công dân là những con cờ ngốc nghếch bị lóa mắt bởi một tương lai hoang tưởng, bị giam cầm trong địa ngục của hiện tại. Nhà độc tài bịt mắt dân chúng một cách dễ dàng.

dimanche 25 juillet 2021

Nguyễn Tập - Đói


Đó là người đàn ông trạc 60 tuổi, người quắt queo như trái khổ qua. Khi chúng tôi biếu ông hộp cơm và 100 ngàn, ông rơm rớm nước mắt:

“Bây giờ chạy xe ôm công nghệ còn đói, huống hồ gì chạy xe ôm truyền thống như tui. Bình thường tui hay đón khách ở các bệnh viện, nhưng giờ dịch bệnh, chỗ đó đâu có cho tập trung đông, với lại ai cũng sợ nên mấy hôm liền không chạy nổi một cuốc xe. Buổi tối, ngồi lê la ngoài đường, người ta phát cơm cho ăn. Buổi sáng, buổi trưa thì chịu, may còn quán cơm 2.000”.

“Chú tên gì?”

“Thạch Sanh”

lundi 28 juin 2021

Trường thọ nhờ tàn bạo và kinh tế, Đảng Cộng Sản Trung Quốc trăm năm cô đơn


Đăng ngày:

Tuần báo Anh dành đến 8 bài viết nhân kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đề cập đến nhiều khía cạnh từ lịch sử, thanh trừng nội bộ đảng cho đến việc giám sát người dân, xâm nhập lãnh vực tư nhân, vươn vòi ra tận nước ngoài…


Ngày 01/07 tới sẽ bước sang thế kỷ thứ hai của mình, ĐCSTQ luôn tự đánh giá là « vĩ đại, quang vinh và đúng đắn ». Một đảng đã lãnh đạo Hoa lục trong 72 năm mà không hề được cử tri bầu lên. Đó chưa phải là kỷ lục thế giới : Lênin và những người kế tục đã chiếm lĩnh quyền lực ở Matxcơva lâu hơn, cũng như đảng Lao Động ở Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên Trung Quốc nghèo khổ với vài chục triệu người chết đói dưới thời Mao Trạch Đông nay đã trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì, và cộng sản Trung Hoa là những kẻ độc tài giàu có nhất thế giới.

jeudi 29 avril 2021

Trần Mạnh Hảo - Tháng Ba đói

  

Anh đp v tháng Tư Sài Gòn thành mây khói

Quay tìm em cơn gió đói tháng Ba xưa

Sương mù hn mà em không dám ti

Nng còm nhom mưa gy mc thân da

 

Gió lun b tre hai đa tìm rau má

C chui non cu đói c làng

Cô hàng xóm li sông mò tôm cá

Lung khoai bun vt tri c dây lang

jeudi 22 avril 2021

Miến Điện : Các công ty gỗ và ngọc của nhà nước bị Mỹ cho vào danh sách đen


Đăng ngày:

AFP cho biết từ nay các công ty Myanmar Timber Enterprise và Myanmar Pearl Enterprise không thể tham gia hệ thống tài chính quốc tế, tất cả công dân và doanh nghiệp Mỹ không được giao dịch với hai công ty trên, kể cả các ngân hàng có chi nhánh ở Hoa Kỳ. Tài sản các công ty này tại Mỹ cũng bị phong tỏa.

Trước đó chính quyền Mỹ cũng đã trừng phạt các tướng lãnh Miến Điện đã tổ chức đảo chính và đàn áp biểu tình và đến đầu tháng Tư đã cho một công ty nhà nước chuyên sản xuất đá quý vào danh sách đen.

mardi 20 avril 2021

Bước đại thụt lùi của Kim Jong Un : Nạn đói lại đe dọa Bắc Triều Tiên


Đăng ngày:

Năm ngoái, một người Hàn Quốc định trốn sang miền bắc đã bị bắn chết, xác bị thiêu hủy. Nhà nghiên cứu Triệu Thông (Zhao Tong), trường đại học Thanh Hoa giải thích : « Các nhà lãnh đạo rất hoang tưởng trước Covid, họ còn nghi con virus corona được những trận bão cát hay tuyết mang đến ». Kim Jong Un coi đây là mối đe dọa nặng nề : thống chế bị bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên cái giá phải trả về kinh tế và chính trị đã vô cùng lớn.

Theo ông Triệu Thông, ngày càng có nhiều dữ kiện cho thấy « có thể đang xảy ra thảm họa nhân đạo » tại Bắc Triều Tiên. Tình hình có vẻ nghiêm trọng cho đến nỗi chính nhà độc tài trẻ tuổi trong cuộc họp đảng Lao Động vào đầu tháng Tư đã báo động các cán bộ phải chuẩn bị cho một « giai đoạn khắc nghiệt », ý nói trận đói khủng khiếp hồi thập niên 90, khiến hàng trăm ngàn, thậm chí một triệu người chết đói sau khi Liên Xô sụp đổ.

jeudi 20 février 2020

Nguyễn Đông Thức - Tuổi Trẻ từng bị thu hồi vì ảnh bìa về Phạm Tuân


Ông Phạm Tuân trong buổi giao lưu ở chùa Ba Vàng.

Nhân chuyện ông Phạm Tuân lên chùa bị Azheimer nói nhảm (ông nói chiếc B52 mà ông từng bắn hạ, dài tới 600 mét!) đang được bà con trên mạng cười rùm, làm nhớ tới một kỷ niệm ở báo Tuổi Trẻ.

Đó là số báo đặc biệt ngày 2-9-1980. Vì là ngày Quốc khánh nên báo nào cũng phải nêu bật thành tựu. Sẵn sự kiện ông Tuân vừa là người Việt Nam thứ ba bay lên vũ trụ trở về ngày 31-7 (hơn hẳn hai người trước là chú Cuội và Phù Đổng Thiên Vương đều không trở về) bằng tàu Soyuz 36 của Liên Xô, báo Tuổi Trẻ đã đăng hai tấm hình lớn ra bìa.

Hình trên là hình tàu Soyuz đang bay trên trời, dưới là hình nông dân miền Bắc đang kéo cày thay trâu! Ý tưởng là từ đói khổ mà Việt Nam đã bay lên, nhờ ơn Cách mạng.

Bùi Chí Vinh - Chuyến quá giang phi thuyền trước cảnh nhân dân đói khát



Bùi Chí Vinh ngồi cạnh ông Võ Văn Kiệt ở đầu bàn. Nhà văn Lê Dụng (con nhạc sĩ Hoàng Việt) ngồi cạnh. Ảnh của tác giả.

Bùi Chí Vinh : Nhân chuyện Phạm Tuân “nổ không ngượng miệng” ở chùa hú vong Ba Vàng rằng máy bay B52 của Mỹ dài đến 600 mét, tôi sực nhớ lại bài thơ ĐÓI từng đọc ở nhà ông Võ Văn Kiệt, Bí thư Thành ủy Sài Gòn, lúc ông mời tôi đến tư gia sau khi nghe đứa “ăng ten” điềm chỉ viên nào đó báo cáo tôi chuyên làm “thơ đen”. 

Trong bữa tiệc với một số văn nghệ sĩ thành phố, ông Kiệt sắp xếp tôi ngồi cạnh ông ở đầu bàn và bắt tôi phải đọc… thơ đen. Coi, tôi đứng lên đọc sang sảng một loạt thơ chống bất công xã hội, trong đó có bài SINH NGHI HÀNH, XÍCH LÔ HÀNH, ĐÓI, ĐÓI LIÊN TỤC… Tôi chỉ nhớ tôi đọc đến đâu, ông Kiệt lặng người đến đó, còn bàn tiệc thì im phăng phắc. 

Trong bài ĐÓI có nhắc đến chuyến quá giang vũ trụ vô bổ của Phạm Tuân trước cảnh đói khát của nhân dân.