“Có cái chết hóa thành bất tử”. Nhưng có
cái chết như một con chó điên hung dữ, đập chết đi đỡ gây họa cho đời. Thủ lĩnh
của Hezbollah bị giết, và toàn bộ thế giới Ả Rập reo hò...
Hassan Nasrallah, thủ lĩnh của tổ chức khủng
bố Liban "Hezbollah", đang trong một cuộc họp tại trụ sở vào ngày 27.
Thật bất ngờ, hắn đã bị Israel tiêu diệt bằng quả bom cực mạnh 2.000 pound
"Bunker buster".
Nhìn lại cuộc đời của Nasrallah, đại ca
64 tuổi đã lãnh đạo Hezbollah trong 32 năm. Người đã xây dựng Hezbollah thành
chủ chốt trong mạng lưới liên minh của Tehran trên khắp thế giới Ả Rập, là một
đòn giáng mạnh vào Iran.
Trong khi các giải pháp chính trị trên được
tiến hành, quân đội Israel và quân Hamas có thể sẽ tiến đến ngưng bắn, dù chỉ dự
trù trong vòng mấy tháng.
Chiến tranh có thể ngưng khi hai bên đều
quá mệt mỏi và bên nào cũng có thể tuyên bố mình chiến thắng. Cuộc chiến ở Dải
Gaza đang bước vào tình trạng này. Sau ba tháng tấn công quân Hamas, quân đội
Israel cần nghỉ ngơi, dành sức đề phòng mặt Bắc khi đưa dân tị nạn từ vùng biên
giới với Lebanon trở về, dù quân Hezbollah vẫn đe dọa thường xuyên.
Dân Palestine và quân Hamas chắc chắn muốn
được nghỉ sau khi 27.585 người thiệt mạng, con số do bộ Y tế của họ đưa ra.
Yahya Sinwar, thủ lãnh quân Hamas ở Gaza, mới tuyên bố muốn ngưng bắn. Ông có
thể tuyên bố chiến thắng vì vẫn sống sót sau khi quân đội Israel truy lùng suốt
mấy tháng trời.
Trong
thực tế, vùng Tây Ngạn, nằm phía Tây con sông Jordan và phía Đông nước Israel,
hiện được chia ra làm ba phần, theo quy chế khác nhau.
Tổng
thống Mỹ Joe Biden chỉ còn chờ Thủ tướng Benjamin Netanyahu rời chức vụ, để có
dịp thúc đẩy Israel thi hành Giải pháp “Hai Quốc Gia” – Israel và Palestine
sống bên cạnh nhau. Nhưng dù ông Netanyahu rút lui, ông Biden vẫn sẽ phải chờ
rất lâu.
Hiện
hai chính phủ Mỹ và Israel giữ các lập trường đối lập về cuộc chiến đang diễn
ra tại giải Gaza. Mỹ muốn Israel giảm bớt cường độ pháo kích và oanh tạc để
tránh số thường dân Palestine chết oan lên quá cao. Quân đội Israel không chấp
nhận. Ông Joe Biden không muốn Israel sẽ cai trị vùng đất hơn hai triệu người Á
Rập này. Ông Benjamin Netanyahu không đồng ý. Ông Biden muốn Israel đưa chính
quyền Palestine của đảng Fatah về nắm quyền ở Gaza, ông Netanyahu từ chối.
Đôi lời : 1/ Tác giả có hơi quá lời chăng,
khi ca ngợi Hamas « kiên cường », vì thực tế tổ chức này là tay sai của
Iran, được Iran viện trợ vũ khí, được Qatar tài trợ hàng tháng bằng những va li
tiền mặt. 2/ Việc Hamas từ bỏ bạo lực như tác giả nói là không thể nào xảy ra,
vì trong hiến chương đã ghi rõ là tiêu diệt Do Thái. 3/ Nhiều nước Ả Rập ôn hòa
không ưa gì Hamas, ủng hộ việc xóa sổ tổ chức khủng bố này. (TM đăng để rộng đường
dư luận).
Cuộc
chiến ở Gaza giữa Hamas với Israel lần này xem ra không thể có chuyện ngưng bắn
mà Hamas vẫn tồn tại căn bản, như bao lần trước đây kể từ 2007 đến nay. Israel,
được Mỹ bật đèn xanh, lần này quyết “xóa bỏ Hamas”, nói đúng hơn là quyết xóa bỏ
vị thế cầm quyền của Hamas ở Gaza!
Nội dung của việc “xóa bỏ Hamas” chủ yếu
bao gồm: Loại bỏ giới lãnh đạo cao cấp nhất của Hamas ở Gaza; phá hủy căn bản hạ
tầng cơ sở của Hamas ở vùng lãnh thổ này; và không để cho Hamas tiếp tục cai quản
Gaza cả về hình thức và nội dung.
Mọi
khẩu hiệu “cao đẹp” sẽ trở thành giả nhân giả nghĩa nếu không bảo đảm quyền
được sống của cả một dân tộc.
/I/ "WE STAND BY ISRAEL"אנחנו עומדים לצד ישראל
Giáo
sư Alan Dershowitz thuộc Đại học Havard, nổi tiếng xuất chúng khi trở thành
giáo sư ngành luật lúc mới 28 tuổi (năm 1967), một trí thức gạo cội từng ủng hộ
Obama tranh cử tổng thống vào năm 2012, ủng hộ Hillary Clinton vào năm 2016.
Tuy nhiên, sau đó giáo sư Alan đã gây bất ngờ khi ông lên tiếng ủng hộ tổng
thống Trump – lúc đương nhiệm - trong chính sách bang giao với Israel.
Chính phủ Mỹ tìm cách ngăn không cho chiến
tranh lan rộng, chưa biết kết quả sẽ ra sao. Những vận động ngoại giao của ông
Biden và ông Blinken chỉ có thể tạm dập tắt đám cháy trong ngắn hạn.
Trung Đông là nơi các cường quốc đều muốn
tạo ảnh hưởng. Vladimir Putin đã đặt chân lên vùng này, đưa quân đội, máy bay
chiến đấu, và lính đánh thuê sang bảo trợ chính quyền Syria. Putin nói chuyện
trực tiếp với thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu, và cả các giáo sĩ Shi A Hồi
Giáo lãnh đạo Iran. Các lãnh tụ cộng sản thời Xô Viết chưa làm được như vậy.
Tập Cận Bình cũng góp mặt và đạt được một
thắng lợi ngoại giao lớn. Tập môi giới cho hai nước đối nghịch Iran và Saudi
Arabia cùng tới Bắc Kinh, ngồi xuống nói chuyện rồi thiết lập bang giao. Trong
mấy năm qua Mỹ đã tìm cách cho Israel và Saudi hòa giải nhưng vẫn chưa thành.
Khi một cuộc khủng hoảng nổ ra, tổng thống
Mỹ sẽ hỏi: Hàng không mẫu hạm gần nhất ở đâu? Mất bao lâu thì đến nơi? Nhưng một
vị tướng sẽ hỏi: Đội tàu tiếp vận đang ở đâu? Mất bao lâu thì đến nơi?
Phải mất hơn ba tuần sau cuộc tấn công khủng
bố ở Israel, Mỹ mới đủ thời gian bố trí lực lượng đến Trung Đông. Dù vậy, đó vẫn
là một sự triển khai đáng kinh ngạc mà chỉ có lực lượng quân đội số 1 thế giới
mới đủ năng lực dịch chuyển trong một thời gian ngắn ngủi như vậy.
Đó cũng là lý do Mỹ cố gắng trì hoãn ngày
mở chiến dịch tấn công trên bộ vào Gaza của Israel. Nay thì lực lượng đã được sắp
đặt vào vị trí.
Đầu mối của các cuộc xung đột trong vùng
bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa dân Israel và người Palestine, từ năm 1948 khi nước
Israel thành lập và dân Á Rập chạy tị nạn chiến tranh.
Chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ ủng hộ Israel đến
cùng, sau vụ đột kích và tàn sát 1.400 thường dân do nhóm Hamas chủ mưu. Tổng
thống Joe Biden nói cho nước Israel yên lòng, sau đó mới ngỏ lời khuyên Thủ tướng
Benjamin Netanyahu: Không nên hành động trong lúc nóng giận. Ông nhắc lại kinh
nghiệm của nước Mỹ sau vụ khủng bố làm chết 3 ngàn người ở New York.
Kinh nghiệm của nước Mỹ cho thấy đánh chiếm
một nước đối nghịch có thể dễ dàng, nhưng phải tính trước sẽ làm gì sau đó. Hai
tháng sau vụ 11 tháng 9 năm 2001, quân Mỹ đã chiếm được thủ đô Kabul của
Afghanistan. Mười năm sau biệt kích Mỹ giết được lãnh tụ al-Qaeda, Osama bin
Laden, ở Pakistan. Năm 2021 quân Mỹ phải rút khỏi Afghanistan sau khi hy sinh
2.400 binh sĩ; phe Taliban trở lại nắm chính quyền.
Cuộc chiến giữa Do Thái – Hamas đang ngày
càng khốc liệt hơn, người Palestine và người Do Thái không còn có thể tìm thấy
sự bình yên lúc này. Thậm chí, ứng xử với nhau hàng ngày cũng khó khăn.
Vì vậy, chuyện của những người Ả Rập sinh
sống trong đất Do Thái lúc này, không rời đi và cố giữ sự hòa bình là điều rất
đặc biệt.
Bản tin Time of Israel cho biết vào đầu
tuần này, Cảnh sát trưởng Israel Kobi Shabtai đã có buổi họp báo bày tỏ lòng
kính trọng với các cư dân Ả Rập định cư trong đất Do Thái, vì sự mẫu mực của cư
xử của họ thời loạn, ngay khi bắt đầu cuộc chiến với Hamas ở Gaza vào ngày 7
tháng 10.
Người
Hồi giáo trên khắp thế giới kêu gọi nhau biểu tình ủng hộ người Palestine ở
Gaza (thực tế là Hamas).
Cùng
lúc đó, các quốc gia thân hoặc ủng hộ người Palestine ở Gaza đang kêu gọi
Israel nên nhân đạo, và thế giới cứu giúp người dân ở Gaza.
Nhưng
thực tế thì không có bất cứ một quốc gia đạo Hồi nào có chung biên giới, hoặc
gần với Palestine mở cửa biên giới để tiếp nhận người ở Gaza đến lánh nạn. Họ
còn tăng cường quân đội đến biên giới để ngăn chặn nguy cơ người dân Gaza lọt
vào.
Mình thấy mấy anh em đỏ hồng vào bênh
Palestine toàn quăng bản đồ kêu Israel chiếm đất Palestine, giọng căm phẫn bọn
xâm lược lắm.
Nhưng sự thật rõ ràng là từ năm 48 đến
67, sau khi Palestine cùng các đồng minh Arab chủ động tấn công Israel, thì kết
quả là dải Gaza bị Ai Cập chiếm, bờ Tây sông Jordan và Đông Jezusalem do Jordan
chiếm. Toàn đồng minh Arab của Palestine đục nước béo cò đó, còn Palestine chả
có vẹo gì, lưu vong!
Sau cuộc chiến 6 ngày năm 1967, Israel thắng
cả khối Arab và lấy được các mảnh đất trên, vợt thêm của Ai Cập bán đảo Sinai
và cao nguyên Golan từ Syria.
Hai quốc gia độc lập, tồn tại cạnh nhau
theo Sáng kiến Geneva (Initiative de Genève) giờ chỉ là một điều không tưởng.
Ngày 01/12/2003, Sáng kiến Geneva đã được
ký kết với hy vọng thiết lập hòa bình tại Trung Đông. Hai quốc gia Israël và
Palestine sẽ tồn tại bên nhau, đặc biệt nhà nước
Palestine phi quân sự sẽ ra đời nhưng vẫn có sự hiện diện của một lực lượng
an ninh đảm bảo trật tự, ngăn chặn khủng bố và bảo vệ biên giới.
Vấn đề lãnh thổ và thủ đô (Jérusalem luôn
bị tranh chấp) cũng được thảo luận trong Sáng kiến Geneva, nhằm đáp ứng những
yêu cầu tôn giáo và lịch sử của vùng đất bị tranh chấp.
Hai sắc dân Á Rập và Do Thái chia sẻ một
cái nghiệp, cùng chung một vị tổ Abraham và cùng sống trên một vùng đất từ mấy
ngàn năm trước.
Người Do Thái bị các đế quốc đuổi đi, hai
ngàn năm sau mới trở về lập nước Israel, hơn 70 năm trước. Các quốc gia Á Rập tấn
công để ngăn cản, chiến tranh khiến hàng triệu người chạy tứ tán. Từ đó tới
nay, sau nhiều cuộc chiến, Israel – Palestine vẫn là đầu mối xung đột trong cả
vùng Trung Đông.
Thứ Bảy vừa qua, nhóm Hamas bất ngờ đánh
vào Israel, nhắm một đại hội văn nghệ ở gần nông trại (kibbutz) ở Re'im, gần
biên giới, giết khoảng 900 người và bắt đem đi khoảng 100 người; 1.500 người tấn
công cũng chết. Đây là vụ chạm súng lớn nhất kể từ cuộc chiến Yom Kippur (Năm Mới)
năm 1973, khi quân Egypt và Syria từ hai mặt cùng tấn công Israel, rồi thất bại.
Trước đó phát ngôn viên quân đội Israel, Jonathan Conricus nói với
AFP là Không quân và Lục quân đang tấn công vào dải Gaza do phe Hồi giáo
Hamas kiểm soát, nhưng không cho biết số lượng bộ binh và thời gian
hoạt động. Tuy nhiên hai tiếng đồng hồ sau, phát ngôn viên này giải
thích có vấn đề trong thông tin nội bộ, và quân Israel vẫn ở bên ngoài
Gaza. Reuters dẫn lời cư dân ở bắc Gaza, gần biên giới Israel cho biết
không có dấu hiệu nào cho thấy bộ binh Israel đã tiến vào, chỉ có pháo
kích và không kích.
Sau nửa đêm, các nhóm vũ trang Palestine ở dải
Gaza đã bắn tiếp những loạt rốc-kết vào phía nam Israel. Không quân
Israel oanh tạc các vị trí của phe Hamas, hàng trăm người dân Palestine
phải đi tản cư. Từ khi khởi đầu đợt xung đột mới hôm thứ Hai, đã có 103
người Palestine tại dải Gaza thiệt mạng trong đó có 27 trẻ em và 580
người bị thương, phía Israel có 7 người chết trong đó có 1 trẻ em. Ba
quả rốc-kết cũng được bắn từ Liban vào Israel nhưng đều rơi xuống Địa
Trung Hải. Theo quân đội Israel, có đến 90% trong số 1.750 quả đạn
rốc-kết bắn đi từ dải Gaza kể từ thứ Hai đã bị hệ thống Vòm Sắt chận
lại.
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất hôm qua 27/12/2018 đã mở lại đại sứ quán ở Damas.
Các Tiểu vương
quốc Ả Rập Thống Nhất hôm qua 27/12/2018 đã mở lại đại sứ quán ở Damas,
bảy năm sau khi cắt đứt quan hệ ngoại giao. Quyết định này cho thấy thời
kỳ chế độ Assad bị cô lập đã kết thúc, sau cuộc khủng hoảng nổ ra vào
năm 2011. Bahrein có thể là nước tiếp theo tái lập quan hệ với Syria.
Thông tín viên RFI Paul Khalifeh tại Beyrouth cho biết thêm chi tiết :
«
Việc tái lập quan hệ ngoại giao giữa Damas và Abou Dhabi không phải là
một hành động đơn lẻ, mà nằm trong khuôn khổ tái hòa nhập Syria trong
thế giới Ả Rập, bảy năm sau khi bị ngưng quan hệ với Liên đoàn Ả Rập, từ
đề nghị của các nước vùng Vịnh vốn ủng hộ phe nổi dậy.
Sau khi Hoa Kỳ loan báo rút khỏi UNESCO hôm qua
12/10/2017 vì cáo buộc Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học Liên Hiệp
Quốc bài Do Thái, Israel cũng theo chân. Sự kiện này xảy ra vào lúc
UNESCO đang bầu tổng giám đốc mới.
Từ
nhiều năm qua, Mỹ vẫn bất bình trước quan điểm của UNESCO về Jérusalem
và Hébron, ngả theo các nước Ả Rập. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ,
bà Heather Nauert cho biết bên cạnh đó còn có lý do về tài chính. Bà
nói : « Chúng tôi chi ra 550 triệu đô la cho UNESCO, liệu có thể chi
tiếp cho một tổ chức chống Israel ? » và nhắc nhở rằng Washington còn
mong muốn cải tổ toàn bộ Liên Hiệp Quốc.