“Xem phim chưởng, thì một đôi đũa, một lá
bài, trong tay cao thủ cũng có thể trở thành vũ khí. Nếu tư duy 'quy đồng' [mọi
người là tội phạm] thì có lẽ, có ngày chúng ta phải ăn bốc, vì đũa là vũ khí
nguy hiểm” - Một giáo
sư luật nói khi theo dõi những sửa đổi trong “Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật
liệu nổ và công cụ hỗ trợ.”
Theo Giáo sư: Cách quản lý hiệu quả và
văn minh là quản lý hành vi sử dụng, gắn liền bối cảnh không gian, ví dụ như
[mang những công cụ ấy đến] bến xe, ga tàu...Chứ bà bán phở, anh tỉ lô... phải
đeo cái giấy phép lủng lẳng ở cổ khi mưu sinh thì thật là nực cười. Quản lý từ
sản xuất thì sẽ đẩy chi phí kinh doanh lên, mà chả có tác dụng gì khi làm bếp
người ta choảng nhau.
Rất đồng tình với Giáo sư nhưng tôi không
chỉ tiếp cận vấn đề ở góc độ pháp lý, tôi suy nghĩ rất nhiều ở khía cạnh an
ninh của người dân. Nếu định nghĩa như dự thảo thì gia đình nào của Việt Nam, đặc
biệt là nông dân, mà không có ít nhất một công cụ “thuộc danh mục vũ khí thô sơ
do Bộ trưởng Bộ Công an quy định” [Xem dưới chân bài, phần PS].