Ngày
08/07/2022 sẽ đi vào lịch sử nước Nhật khi cựu thủ tướng Abe Shinzo, 67 tuổi,
đã bị ám sát khi đang diễn thuyết tại Nara (gần Osaka và Kyoto) để vận động
tranh cử thượng viện cho đảng LDP.
Cái
chết bất ngờ của ông Abe Shinzo không chỉ gây sốc cho nước Nhật mà còn cho Việt
Nam và thế giới. Nó đã tạo ra một khoảng trống quyền lực cho “nước Nhật hậu
Abe”. Bài này sẽ phân tích những di sản của ông Abe và hệ quả khó lường.
Cái chết bất ngờ
Tetsuya
Yamagami, 41, một cựu binh hải quân (MSDF), đã dùng một khẩu súng tự chế bắn
ông Abe hai phát từ cự ly gần 5 mét.
Libération không ngần ngại đăng lên trang nhất ảnh một con đường với những xác người nằm rải rác, chạy tựa « Sự man rợ ». Các nhật báo khác, trừ Le Monde xuất bản từ hôm trước, đều có những bài tường thuật tại chỗ của đặc phái viên mỗi tờ.
Theo AFP, thủ tướng Lý Hiển Long cổ vũ siết chặt hơn nữa quan hệ giữa Hoa Kỳ và ASEAN, điều này giúp cho «
sự hiện diện của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương, làm sâu sắc thêm mối
quan hệ với nhiều nước bạn, tăng cường lợi ích chiến lược trong khu
vực ».
Cũng trong cuộc gặp, tổng thống Mỹ cảnh báo cuộc chiến tranh ở Ukraina đang đe dọa « trật tự thế giới dựa trên cơ sở luật pháp », kể cả ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, khu vực mà Washington vẫn coi là ưu tiên.
Theo ông Morrison, điều này là cần thiết để bảo đảm an ninh của Úc,
trong một thế giới ngày càng bất định. Loan báo trên đây được đưa ra
trong bối cảnh Trung Quốc luôn tìm cách mở rộng ảnh hưởng tại Ấn Độ-Thái
Bình Dương.
Trong những năm gần đây, Úc đã tăng chi tiêu cho quốc
phòng. Năm 2021, Úc ký kết một thỏa thuận mua tàu ngầm nguyên tử của Mỹ
và Anh, hủy bỏ hợp đồng mua 12 tàu ngầm của tập đoàn Pháp Naval Group.
Thủ tướng Morrison nhấn mạnh đó là đầu tư quan trọng cho sức mạnh của
nước Úc trong tương lai.
Trả lời câu hỏicủa La Croix, liệu Đài Loan có thể trông cậy
vào sự bảo vệ của Hoa Kỳ hay không ? Chuyên gia Antoine Bondaz trên nhận
định Washington tìm cách tránh xung đột, còn theo chuyên gia Jean-Éric
Branaa, Mỹ sẽ không đối đầu một cách đơn độc.
Hãng tin Nikkei dẫn lời ông Kishida tại Đối thoại thường niên Phú Sĩ Sơn, thế giới đang đối mặt với « nhiều
thách thức, nhất là môi trường an ninh khu vực ngày càng khắc nghiệt,
những sự kiện đang đe dọa các giá trị phố quát như tự do dân chủ và nhân
quyền, những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu và virus corona ».
Thủ tướng Nhật Bản nói thêm, liên minh với Hoa Kỳ là nền tảng cho chính sách đối ngoại và an ninh để phát triển « ngoại giao kiên quyết » và khẳng định « sẽ đưa liên minh Nhật-Mỹ lên một tầm cao mới ».
Đề cập đến AUKUS, hiệp ước an ninh Mỹ-Anh-Úc được loan báo vào tháng
trước, ngoại trưởng Saifuddin Abdullah nói rằng hai quốc gia Đông Nam Á
đều có cùng lo ngại về hệ quả của thỏa thuận này.
Hãng tin AP dẫn
lời ông Saifuddin trong cuộc họp báo sau khi gặp gỡ đồng nhiệm
Indonesia, Retno Marsudi, cho biết đôi bên đều quan ngại khi một nước
láng giềng mua tàu ngầm nguyên tử.
Hãng tin Nhật NHK cho biết đây là cuộc đối thoại đầu tiên kể từ khi
ông Kishida nhậm chức vào tuần trước. Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố mong
muốn tăng cường quan hệ song phương, đánh giá Nhật và Anh là đối tác
chiến lược ở tầm quốc tế. Về phần mình, ông Johnson đã hoan nghênh việc
ông Kishida lên làm thủ tướng, cho biết sẵn sàng củng cố quan hệ giữa
hai nước.
Đôi bên nhận định mối quan hệ đã được siết chặt hơn
trong những năm gần đây về quốc phòng và an ninh. Việc hợp tác đã được
tăng thêm một nấc với chuyến thăm của hàng không mẫu hạm Anh HMS Queen
Elizabeth vào tháng trước, đến một căn cứ hải quân Mỹ gần Tokyo.
Tác
giả nhìn nhận trong việc hủy hợp đồng mua tàu ngầm Pháp, Úc đã xử trí
một cách vụng về, thậm chí thô bạo. Chính phủ của thủ tướng Scott
Morrison cứ như một anh chồng ngoại tình, không dám nói với vợ rằng sẽ
chia tay, cho đến lúc xách vali ra đến tận ngưỡng cửa mới thú thật. Dứt
tình như vậy hết sức phũ phàng, và người vợ còn cảm thấy bị phản bội
nặng nề hơn khi khám phá ra rằng người chồng đã chuẩn bị cú đòn này từ
nhiều tháng qua, bỏ rơi mình để đi theo cô bạn thân !
Trong bài « Pháp tìm một chỗ đứng tại Ấn Độ-Thái Bình Dương », Le Monde cho
rằng sau vụ AUKUS, Paris sẽ phải củng cố quan hệ đối tác với các nước
trong khu vực như Ấn Độ và Nhật Bản. Một sự thay đổi địa chính trị thế
giới đang diễn ra.
Còn lại gì, chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp ?
Cách đây không lâu, việc một nhà sản xuất xe hơi Việt Nam không tên
tuổi muốn đặt chân vào thị trường cao cấp không được quan tâm lắm. Ngày
nay, sự xuất hiện của thương hiệu VinFast không gây ngạc nhiên, vì xe
chạy điện là xu hướng của kỹ nghệ xe hơi, các rào cản công nghệ dần được
tháo gỡ. Thành công của Tesla cho thấy vẫn còn chỗ cho các khuôn mặt
mới, từ lãnh vực công nghệ cao như Hoa Vi hay Apple, cho đến các nhân tố
đến từ những nước đang tìm kiếm một ngọn cờ đầu.
Trong diễn văn này ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh đến nhiệm vụ căn bản
của Liên Hiệp Quốc là duy trì hòa bình thế giới, đồng thời kêu gọi 5
thành viên thường trực Hội đồng Bảo an họp thượng đỉnh để thúc đẩy các
đối thoại về kiểm soát vũ khí, đặc biệt tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình
Dương.
Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten gởi về bài tường trình :
« Vụ phản bội thế kỷ » được Úc chuẩn bị từ một năm rưỡi
Nhật
báo cánh hữu Pháp cho rằng ngay cả các tác giả đã sáng tạo ra nhân vật
James Bond cũng không hình dung được một kịch bản như thế, nhưng họ có
thể đặt tít cho thương vụ tàu ngầm Úc là « vụ phản bội thế kỷ ». Pháp là
nạn nhân của vụ lừa đảo ngoại giao chưa từng thấy của đồng minh, thế
nên có thể hiểu được sự phẫn nộ của Paris, và vụ này sẽ còn để lại dấu
ấn lâu dài, nhất là đối với Úc.
Trong
một cuộc họp báo sáng nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Úc Scott Morrison
và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã thông báo khai sinh Đối tác an ninh ba bên
(AUKUS) với mục tiêu duy trì hòa bình và ổn định ở Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương.
Đây
là một sự kiện mang tính lịch sử sẽ ảnh hưởng lớn đến cục diện ở khu vực này
trong thời gian tới.
Một
sáng kiến lớn của thỏa thuận này là Mỹ và Anh sẽ hỗ trợ Úc xây dựng đội tàu
ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Trong bài « Taliban mừng chiến thắng trong Kabul đang khủng hoảng », Le Figaro nhận
định, lịch sử có thể lưu lại hình ảnh biểu tượng cho thất bại : bức ảnh
màu xanh lá hơi nhòe nét của thiếu tướng Chris Donahue chỉ huy sư đoàn
nhảy dù 82. Theo Le Monde, vị tướng đã đi vào lịch sử như là
quân nhân Mỹ cuối cùng rời Kabul. Trong đêm đen, « Badri 313 » lực lượng
đặc nhiệm của Taliban tiến vào phi đạo, từ đầu đến chân là trang phục
và vũ khí của Mỹ.
Một viên chức Mỹ tháp tùng cho biết chuyến đi nhằm chứng tỏ Hoa Kỳ là
đối tác khả tín của các nước châu Á, luôn có mặt những khi cần thiết.
Một ví dụ là hiện nay Hoa Kỳ cung cấp gần phân nửa số lượng vac-xin
chống Covid mà G7 đã hứa, là quốc gia viện trợ vac-xin nhiều nhất thế
giới cho 92 nước có thu nhập thấp và trung bình.
Riêng Việt Nam đã nhận được 5 triệu liều vac-xin Moderna, được gởi đến vào lúc đợt dịch thứ tư đang bùng lên dữ dội ở Sài Gòn.
Nếu Đại Tây Dương từng là trung tâm của thế kỷ 20 và hai cuộc đại
chiến thế giới, thì Ấn Độ-Thái Bình Dương đóng vai trò hàng đầu trong
thế kỷ 21. Khái niệm này không mang tính địa lý – có nhiều định nghĩa
khác nhau về phạm vi khu vực từ Ấn Độ đến Djibouti – nhưng về địa chính
trị.
Ấn Độ-Thái Bình Dương, thành trì đối phó Trung Quốc
Phi đạo Trung Quốc ở Kiribati, mắt xích Con đường tơ lụa ở Thái Bình Dương
Đảo
san hô Kanto được Không quân Mỹ biết rất rõ, vì đã đồn trú tại đây từ
1942 đến 1943 để tấn công quân Nhật tại những hòn đảo lân cận. Hãng tin
Reuters hôm 05/05 tiết lộ hòn đảo này sắp tới sẽ trở thành một căn cứ
quân sự của Trung Quốc.
Mới cách đây hai năm, những người hiếm hoi nêu ra ý tưởng này đều vấp
phải một bức tường do dự. Đây là lần đầu tiên Liên hiệp Châu Âu (EU)
tập trung cho một « chiến lược hợp tác Ấn Độ-Thái Bình Dương ». Một
chiến lược không bao giờ nêu tên Trung Quốc, nhưng cho thấy sự cần thiết
phải có lời đáp nhất quán trước một cường quốc châu Á ngày càng đáng lo
ngại.
Về hình thức, tài liệu này tránh công khai chỉ trích Bắc
Kinh. Nhà nghiên cứu Frédéric Grare của Hội đồng Đối ngoại Châu Âu
(ECFR) ghi nhận « tất cả những nhập nhằng của EU về chủ đề này : tất
cả mọi người đều muốn hợp tác với Bắc Kinh, nhưng chỉ một số nhìn thẳng
vào những khác biệt về giá trị, trong khi số khác tìm cách xóa mờ những
phương diện có thể gây rắc rối trong quan hệ ».
Với lời kêu
gọi đồng thuận trong việc hợp tác và quan hệ đối tác, Hội đồng Châu Âu
nêu ra danh sách các mục tiêu chiến lược, mà một số cho thấy khoảng cách
giữa châu Âu với Trung Quốc.