Affichage des articles dont le libellé est Hun Sen. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hun Sen. Afficher tous les articles

lundi 23 septembre 2024

Nguyễn Hồng Lam - Giác thư tan rã

 

Trong quan hệ chính trị ngoại giao, chỉ có duy nhất một điều không thể thay đổi được theo thời gian và mục đích, đó là địa chính trị.

Tối 20/09, lúc 22:43, trên trang Fresh News, trong mục Breaking có một tin không nhiều người chú ý nhưng rất đáng chú ý, nhan đề: "Cambodia Decides to End Its Participation in the CLV-DTA: Foreign Ministry" (Campuchia quyết định chấm dứt hợp tác trong CLV - DTA).

Theo đó, Campuchia đã chính thức thông báo đến Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn: quốc gia này chính thức rút khỏi cơ chế hợp tác cấp cao tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (Cambodia-Laos-Viet Nam Development Triangle Area /CLV - DTA).

lundi 5 août 2024

Lưu Nhi Dũ - Campuchia khởi công xây dựng kênh đào “Funan Techo”

Hôm nay (05/08) tại tỉnh Kandal, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã nhấn nút khởi công dự án gây tranh cãi kênh đào “Funan Techo” – (Phù Nam – Techo) trên sông Mê Kông.

Dự án kênh đào có kinh phí ước tính 1,7 tỉ USD (do công ty Cầu Đường Trung Quốc/CRBC nghiên cứu, tài trợ). Được tiến hành nhằm tạo ra một tuyến đường thủy mới, dài 180 km chảy từ sông Mê Kông đoạn qua thủ đô Phnom Pênh ra vịnh Thái Lan, để thoát khỏi lệ thuộc vào tuyến đường thủy qua Sông Hậu của Việt Nam, ra Biển Đông.

Kênh đào này rộng 100 m ở thượng nguồn và 80 m ở hạ nguồn, có độ sâu 5,4 m. Kênh có hai làn để tàu thuyền tránh nhau an toàn. Kinh phí này là khó đủ, khó có độ tin cậy, trong khi cao tốc Phnom Penh-Sihanoukville có bốn làn xe, hoàn thành vào năm 2023 với chi phí 2 tỉ USD.

Nguyễn Đình Bổn - Tham vọng từ cái tên Funan Techo


Campuchia đã làm Lễ khởi công Dự án Kênh Funan Techo 2024-2028 như kế hoạch.

Funan Techo dài 180 km rộng 80 m, do cha con thủ tướng Hun Sen và Hun Manet khởi xướng và thực hiện dưới sự bảo trợ của Trung Quốc.

Việt Nam có phản ứng yếu ớt, nhưng cha con Hun Sen trả lời trên truyền thông khá phũ phàng: Đây là chuyện nội bộ của Campuchia, chúng tôi không cần hỏi ý kiến ai!

mardi 8 août 2023

Dương Quốc Chính - Độc tài dán tem dân chủ

Trong khi mình đang quần quật chém gió Facebook thì bạn Hun Manet đã được quốc vương Campuchia phê chuẩn làm thủ tướng.

Trên lý thuyết, việc Hun Sen "nhường ngôi" cho Hun Manet là hoàn toàn hợp hiến. Vì với thể chế quân chủ lập hiến kiểu này, đảng CPP chiếm 120/125 ghế Hạ viện sẽ có quyền chọn ra thủ tướng. Theo thông lệ, người này là chủ tịch đảng luôn, nhưng ông Hun Sen (chủ tịch đảng) đã nhường vị trí này cho con trai mình.

Hun Sen sẽ tiếp tục giữ chức chủ tịch đảng CPP, sẽ làm thêm chức chủ tịch Thượng viện sau vài tháng tới, khi có bầu cử mà CPP chắc chắn lại nắm đa số. Ngoài ra, Hun Sen còn nắm thêm chức chủ tịch Hội đồng Cơ mật Tối cao, cố vấn cho nhà vua. Như vậy, Hun Sen sẽ ngồi ở ba vị trí kiểm soát cả các nhánh hành pháp, lập pháp và hoàng gia, đích thị là thái thượng hoàng.

dimanche 30 juillet 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Erdogan và Hun Sen

 

1. Erdogan

Theo dõi cách hành xử của Erdogan, hiện ra khuôn mặt của một chính khách lão luyện. Erdogan là một “tay chơi chính trị” nhiều mang. Dù là Nga, Mỹ, châu Âu hay NATO, với phe nào, Erdogan cũng thu được lợi.

Ví như Nga và Putin đã nhiều phen phải ngậm bồ hòn làm ngọt với Erdogan. Erdogan gián tiếp đối đầu với Nga, giúp Azerbaijan chiếm lại lãnh thổ thành công trong xung đột Nagorno-Karabakh chống Armenia được Nga hậu thuẫn.

Erdogan trực tiếp đối đầu với Nga, không ngần ngại bắn rơi Su 25 của Nga ở Syria khi vừa xâm phạm vùng trời vài trăm mét. Đóng eo biển không cho chiến hạm Nga vào Biển Đen. Giúp vũ khí cho Ukraine, Bán máy bay không người lái Bayraktar TB2 cho Ukraine và đầu tư sản xuất tại Ukraine. Giúp Ukraine vận chuyển ngũ cốc. Thả các tù binh “Azov” trước thời hạn. Ủng hộ Ukraine gia nhập NATO. Đó là những hành xử làm cho Putin phải nuốt hận.

mardi 4 juillet 2023

Huy Đức - Đừng trở thành “con tin của Hun Sen”

 

“Quyền lực có khuynh hướng tha hóa”. Không ai tránh được quy luật này và Hun Sen là ví dụ tiêu biểu của sự “tha hóa tuyệt đối” sau gần 39 năm làm thủ tướng.

Trên tài khoản Facebook của mình Hun Sen đã sử dụng ngôn ngữ bạo lực để tấn công đối lập và có lúc Hun Sen, thậm chí, còn chia sẻ sự nuối tiếc khi đã không “bắn” vào đoàn người biểu tình năm 2013, năm bầu cử mà [theo các nhà quan sát] Hun Sen thua trên thực tế.

Vì thế, hôm 29-06-2023, một ban cố vấn độc lập của Meta đã khuyến nghị vô hiệu hóa tài khoản Facebook của Hun Sen 6 tháng. Sợ mất mặt, ngay sau đó, Hun Sen tuyên bố xóa tài khoản Facebook có hơn 14 triệu người theo dõi để chuyển sang Tik Tok, Telegram… vì theo Hun Sen, những nền tảng này có thể hoạt động ở nhiều nước cấm Facebook [chắc Hun Sen đang nói về Trung Quốc].

vendredi 12 mai 2023

Trần Trung Đạo - Hun Sen là ai ?

 

Đêm 5 tháng 8, 1952, một đứa bé ra đời tại làng Peam Koh Snar thuộc tỉnh Kampong Cham, phía đông sông Mekong. Đứa bé được đặt tên là Hun Bunall. Tên của cậu được thay đổi nhiều lần và lần cuối được đổi thành Hun Sen khi cậu ta gia nhập du kích Cộng Sản Cambodia năm 1970.

Ngày 14 tháng 4, 1970, Hun Sen gia nhập Mặt Trận Đoàn Kết Dân Tộc Cambodia (National United Front of Cambodia) thường được viết tắt là FUNK để chống lại chính phủ Lon Nol thân Mỹ.

Năm 1974, Hun Sen chỉ huy một đơn vị với quân số khoảng hai ngàn. Trong thời gian này ông ta biết lãnh đạo thực sự của phong trào FUNK không phải là Sihanouk mà là Pol Pot. Chức vụ chính thức của Hun Sen là Tham Mưu Trưởng trung đoàn và năm 1977 được phong lên chức Trung đoàn phó. Theo lời Hun Sen ông ta đã sử dụng đơn vị này tấn công Lon Nol và sau đó tấn công Khờ Me Đỏ.

vendredi 25 juin 2021

Nguyễn Thanh Luận - Ngẫm có tréo ngoe không?


Campuchia đuổi người Việt Nam về nước giữa lúc dịch cúm tàu khựa đe dọa tính mạng người dân, kinh tế tuột dốc v.v... Nhưng: Chúng ta vẫn móc ngân sách - tiền thuế của dân gần 300 tỉ đồng chỉ để dựng lên tượng đài nhằm ca tụng ông thủ tướng nước hàng xóm (Campuchia)?

Đó là công trình mang tên “Hành trình cứu nước của Hun Sen” tại ấp Thạnh Tây, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh.

Công trình trị giá 298,56 tỉ đồng, được khởi công vào ngày 8/5/2021, và được khánh thành linh đình vào ngày 20/6/2021 để ngày kỷ niệm 44 năm “đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot” của Thủ tướng Campuchia Hun Sen (20/6/1977 – 20/6/2021). Tuy nhiên ông Hun Sen, thủ tướng Cambodia, đã không qua dự lễ khánh thành mà chỉ cử Phó Thủ Tướng Tea Banh đi thay.

mardi 18 février 2020

Virus corona - Covid-19: Lấy lòng Trung Quốc, Hun Sen muốn chứng tỏ không sợ dịch bệnh

mercredi 9 janvier 2019

Việt Nam giải cứu Cam Bốt, nhưng Trung Quốc mới là kẻ chiến thắng

Cựu chiến binh Việt Nam từng chiến đấu với Khmer Đỏ kỷ niệm 40 năm chiến thắng chế độ diệt chủng ở Cam Bốt ngày 7 tháng Giêng. Ảnh chụp ngày 04/01/2019 tại Hà Nội.

Theo tác giả David Hutt trên Asia Times, bốn mươi năm sau khi lực lượng Việt Nam tiến vào quét sạch chế độ Khmer Đỏ được Trung Quốc chống lưng, nay rõ ràng Cam Bốt thân cận với Bắc Kinh hơn, thay vì nằm trong quỹ đạo của Hà Nội.
Phnom Penh được giải phóng khỏi chế độ diệt chủng

Đúng 40 năm trước, khoảng 100.000 người lính Việt Nam cùng với 20.000 người Cam Bốt bỏ ngũ tiến vào Phnom Penh để lật đổ chế độ mao-ít cực đoan Khmer Đỏ. Lực lượng giải phóng chỉ tìm thấy không đầy 100 người còn sống sót ở thủ đô. Phe Khmer Đỏ, lên nắm quyền năm 1975, đã đuổi dân thành phố ra khỏi Phnom Penh, để lại những tòa nhà hoang phế, sụp đổ.

Ở nông thôn, nơi hầu hết người Cam Bốt bị buộc phải đến sống, trong cuộc cách mạng « Năm Zero » của Khmer Đỏ, thực sự là một cơn ác mộng. Sau không đầy bốn năm cầm quyền, có đến một phần tư dân số Cam Bốt đã bị chết dưới chế độ khát máu này. Mãi đến tháng 11/2018, hai trong số các lãnh đạo cao cấp của Khmer Đỏ mới bị chính thức buộc tội diệt chủng đối với người Chàm và người Việt.

jeudi 2 août 2018

Trung Quốc cảnh cáo mọi can thiệp của nước ngoài vào Cam Bốt

Tập Cận Bình và Hun Sen tại Phnom Penh ngày 13/10/2018.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi), hôm nay 02/08/2018, chúc mừng thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đã chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 29/07, đồng thời cảnh cáo mọi can dự của nước ngoài. Cuộc bầu cử bị đối lập tố cáo là gian lận, và bị các nước phương Tây chỉ trích.
Trong một thông cáo, ông Vương Nghị nói rằng cuộc bầu cử biểu hiện « sự ủng hộ » « lòng tin » của nhân dân đối với Đảng Nhân Dân Cam Bốt (PCC). « Trung Quốc luôn kiên quyết ủng hộ những nỗ lực của Cam Bốt để bảo vệ chủ quyền, độc lập và ổn định, phản đối mọi sự can thiệp của các nước ngoài vào chuyện nội bộ của Cam Bốt ».

samedi 28 juillet 2018

Bầu cử Cam Bốt : Đối lập tiếp tục kêu gọi tẩy chay

Kiểm tra danh sách cử tri tại một phòng phiếu ở Phnom Penh, 28/07/2018.

Người dân Cam Bốt đi bầu Quốc hội ngày 29/07/2018, một cuộc bầu cử mà đảng cầm quyền hầu như chắc chắn sẽ thắng, giúp đương kim thủ tướng Hun Sen tiếp tục tại vị. Phe đối lập kêu gọi cử tri tẩy chay không đi bầu, trong khi tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres khuyến khích các bên giảm bớt căng thẳng, sau tuyên bố « tiêu diệt những kẻ phản bội » của ông Hun Sen một hôm trước.
Ngoài đảng Nhân Dân Cam Bốt (CPP) của ông Hun Sen, còn có 19 đảng khác ra tranh cử, nhưng không đảng nào có khả năng giành được ảnh hưởng. Đối thủ chính của CPP là đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt (CNRP) đã bị Tòa án Tối cao ra lệnh giải thể hồi tháng 11/2017. 

vendredi 27 juillet 2018

Bầu cử Cam Bốt : Hun Sen đòi « tiêu diệt những kẻ phản bội »

Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen (áo xanh) trong cuộc mít-tinh tranh cử cuối cùng ngày 27/07/2018.

Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen hôm nay, 27/07/2018, hoan nghênh nỗ lực của chính quyền để « tiêu diệt những kẻ phản bội », nhân một cuộc tập hợp cử tri quy mô, hai ngày trước cuộc bầu cử Quốc hội bị đối lập kêu gọi tẩy chay.

Trước khoảng mấy chục ngàn người ủng hộ tại Phnom Penh sáng sớm hôm nay, ông Hun Sen, cầm quyền từ 33 năm qua, tuyên bố : « Mới đây chúng ta đã có những biện pháp theo luật định nhằm tiêu diệt những kẻ phản bội mưu toan lật đổ chính quyền, và một lần nữa đưa đất nước lâm vào cảnh chiến tranh ». 

samedi 30 juin 2018

Hun Sen bổ nhiệm con trai làm Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Cam Bốt

Trung tướng Hun Manet, con trai cả của thủ tướng Cam Bốt Hun Sen.

Hôm nay 30/06/2018 con trai cả của ông Hun Sen đã được bổ nhiệm hai chức vụ cao cấp trong quân đội, vào lúc thủ tướng Cam Bốt đang tìm cách mở rộng quyền lực gia đình.
Trung tướng Hun Manet, con trai đầu của ông Hun Sen được thăng chức Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Cam Bốt, đồng thời phụ trách Bộ Tổng tham mưu. Năm nay 40 tuổi, ông Hun Manet tốt nghiệp trường võ bị West Point, vẫn tiếp tục là người đứng đầu đơn vị chống khủng bố của bộ Quốc phòng, và sẽ được thăng lên tướng bốn sao cho tương xứng với chức vụ mới.

jeudi 18 janvier 2018

Hun Sen bổ nhiệm con rể làm phó giám đốc cảnh sát Cam Bốt

Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen. Ảnh chụp tại Phnom Penh ngày 07/01/2018.

Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đã đưa con rể lên làm phó giám đốc cảnh sát quốc gia, một động thái mà theo Reuters hôm nay 18/01/2018 là nhằm củng cố quyền lực trước cuộc bầu cử năm nay.
Ông Dy Vichea, chồng của Hun Mana, con gái lớn của ông Hun Sen, đã được bổ nhiệm vào chức vụ trên hôm thứ Ba 16/1, theo một sắc lệnh mà hãng tin Anh tham khảo được hôm nay. 

vendredi 6 octobre 2017

Chính quyền Cam Bốt đề nghị giải thể đảng đối lập

Những người ủng hộ Kem Sokha, lãnh đạo đảng Cứu nguy Dân tộc (CNRP), bên ngoài tòa kháng án, Phnom Penh ngày 26/09/2017.

Chính phủ Cam Bốt ngày 06/10/2017 đã yêu cầu Tòa án Tối cao giải thể đảng đối lập chủ chốt, sau khi đã bắt giam chủ tịch đảng này vì tội phản quốc, khiến nhiều dân biểu sợ hãi phải đi lưu vong.
Đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt (CNRP) đã bị trấn áp bằng nhiều cách, từ việc vận dụng luật pháp cho đến hăm dọa bên ngoài, trong bối cảnh chuẩn bị cho cuộc bầu cử 2018. Kỳ bầu cử này là một thử thách cho thủ tướng Hun Sen sau 32 năm nắm quyền.