Affichage des articles dont le libellé est Cộng sản. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cộng sản. Afficher tous les articles

mercredi 20 novembre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Bụi đen giấy trắng

Sau năm 1975, tình Thầy Trò Miền Nam bị cơn bão ập tới

Đồng lương đủ nuôi vợ con thành đồng lương chết đói

Bốc lột tàn nhẫn tấm lòng, công sức Thầy Cô

Thầy Cô không còn làm chủ học đường, lớp học,

            Chỉ là cây roi trong tay kẻ có quyền

            Thầy Cô mất vai trò giáo dục

Nguyễn Đình Bổn - Không hề có nghề cao quý nhất!

 

Ngày 20.11, là ngày "Nhà giáo Việt Nam", một số báo chí, bạn Facebook lại trích lời ông Phạm Văn Đồng: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý".

Thực ra, nếu bỏ qua những tính toán chính trị và phô trương, tôi cho rằng trên bình diện quốc gia có một ngày để suy ngẫm, hàm ơn về người Thầy (ở nghĩa rộng) trong cuộc đời của mỗi con người là cần thiết.

Nhưng làm gì có cái nghề nào cao quý hơn nghề nào?

mardi 19 novembre 2024

Dương Quốc Chính - Bức tranh ở Đại học Đông Dương

 

Ở giảng đường lớn của Đại học Dược và khoa Hóa Đại học Khoa học Tự nhiên (hai đơn vị đang sử dụng Đại học Đông Dương cũ) có một bức tranh tường lớn nhất Việt Nam.

Tranh có diện tích tới 77 m2, cao 7 m dài 11 m, vẽ sơn dầu lên vải và dán lên bức tường cong. Nhưng bức tranh hiện có là bản phục chế. Thấy bảo bị hư hỏng do thời tiết, nhưng mình cho là bị phá đúng hơn!

Nội dung bức tranh là hình ảnh một người đàn bà biểu tượng cho bà mẹ trí tuệ tay cầm quyển sách, đang "giáo hóa cho chúng sinh" bao gồm tất tật cả Tây lẫn ta ở bên dưới, có cả bốn vị Toàn quyền Đông Dương và quan lại, dân chúng người Việt.

lundi 11 novembre 2024

Lưu Nhi Dũ - Chia tay bạn Hồ Quang Ảnh

 

Đôi lời : Đăng bài vì dù là tâm sự riêng của tác giả, nhưng cũng cho thấy sự khủng khiếp của một thời chủ nghĩa lý lịch.

“Chiều nay một dấu than buông dứt!

Đinh đóng vào săng, tiếng trả lời…” (Vũ Hoàng Chương)

Cuối cùng sau những ngày đau đớn bạn Hồ Quang Ảnh đã ra đi. Vậy là bạn đã được giải thoát như bạn mong muốn. Chia tay một người bạn cùng lớp, cùng bên trời lận đận, một trong bốn thằng cùng lớp sống ở Sài Gòn. Giờ bạn đã an nhiên nơi vĩnh hằng và tro cốt bạn sẽ về với quê hương mình, hòa vào nước Đầm Thị Nại.

samedi 9 novembre 2024

Trần Thanh Cảnh - R.I.P Madeleine Riffaud


Lại nhớ đến Nguyễn Đình Thi. Một tài năng văn nghệ hiếm có của nước nhà.

Ông và bà Madeleine Riffaud có một mối tình tuyệt đẹp thời trẻ. Nhưng ông Thi đã không đủ can đảm sống đến tận cùng cảm xúc của mình.

Có lẽ vì vậy nhạc hay [Người Hà Nội], thơ đỉnh [Đất nước], văn xuôi có cảm xúc [Vỡ bờ], nhưng đáng tiếc không có cái nào vượt ra khỏi biên giới, sánh tầm quốc tế...

vendredi 4 octobre 2024

Nguyễn Thông - Vụn về Hưng Yên (8)


Ấy, đã nhắc Hưng Yên thì chớ quên nhãn. "Dừa ngon Bình Định, Vĩnh Long/Thanh trà xứ Huế, nhãn lồng Hưng Yên".

Hồi dạy chúng tôi văn học dân gian phần ca dao, thầy Chu Xuân Diên ví dụ câu "Hỡi cô cắt cỏ bên sông/Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây" rồi giải thích kiểu chơi chữ này chắc xuất phát từ vùng Hưng Yên bởi chỉ đất Phố Hiến cũ mới có nhãn lồng.

Nhãn lồng nức tiếng cả nước, nghe thiên hạ nói vậy, chứ ngay cả lúc há hốc mồm nghe thầy Diên giảng, tôi cũng chưa được ăn nhãn lồng bao giờ. Miền Bắc những năm thập niên 60 - 70 là thế, vùng miền có đặc sản, nhưng do chiến tranh, do đi lại khó khăn, nhất là nghèo không có tiền, nên cứ tự cung tự cấp, tự sản tự tiêu.

lundi 30 septembre 2024

Nguyễn Thông - Chuyện rửa chân đi ngủ


Đọc báo sáng nay thấy tin gió mùa đông bắc (người quê tôi gọi là gió bấc) đã về. Chợt thương bà con ngoài ấy vừa chịu nạn bão số 3 và lũ lụt, tan nát nhà cửa, mất cả quần áo chăn màn sắp đối mặt với cái rét. Thương lắm. Mình nghèo, không giúp gì được người nghèo, tủi thân.

Đang bị đau, cũng chả thể viết gì, nhà cháu đưa lại bài đã biên cách nay gần chục năm.

Thời hoa niên của những đứa trẻ nghèo trôi qua trong nghèo đói và chiến tranh thường đầy những chuyện buồn. Có những lúc muốn rứt phắt ra, không nhớ nữa, không cho nó nằm trong đầu nữa mà chả được. Có lẽ chúng đã ăn vào từng tế bào não mất rồi.

dimanche 29 septembre 2024

Phúc Lai - Về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 29/09/2024

 

NÓI ĐI, NÓI LẠI CHO RÕ!

Trong suốt hơn 2 năm rưỡi qua, khi tham gia viết review về cuộc Chiến tranh của Putox ở Ukraine, chúng ta gặp nhiều dạng lý thuyết kiểu như thế này: “Mỹ muốn Nga chảy máu đến chết” hoặc “Chiến lược luộc con ếch Putox…”.

Tôi cũng đã cố gắng giải thích với những bác bị nhiễm dòng ý kiến đó rằng: Điều này có nhiều người, thậm chí chuyên gia và kênh truyền thông uy tín trên thế giới nói . Chúng ta sẽ không phân tích đúng hay sai ở đây, mà theo tôi cần hiểu cái gì sẽ đúng trong hoàn cảnh và thời điểm nào, và nó sẽ không còn đúng nữa khi nào.

Gốc rễ của vấn đề thì có nhiều, nhưng có một dòng tư tưởng thường xuyên được dẫn là của Zbigniew Brzezinsk. Trong cuốn “Bàn cờ lớn” của mình, ông đưa ra tầm quan trọng của địa bàn Ukraine trong việc cạnh tranh vị thế địa chính trị của Hoa Kỳ với Nga. Ông viết:

jeudi 26 septembre 2024

Nguyễn Thông - Địa danh (1)

 

Từ "địa danh" là từ Hán Việt nhưng đã lâu dân ta quen dùng như những từ thuần Việt.

Địa là đất, danh - tên/tên gọi, địa danh (tên đất) để chỉ vùng đất, nơi chốn, địa phương nào đó; ví dụ tỉnh, thành phố, làng... đều là địa danh. Đó là danh từ chung.

Tên gọi ấy có hệ thống rõ ràng, từ to tới nhỏ, từ trên xuống dưới: nước, vùng, tỉnh/thành, huyện/quận, xã, thôn/làng/bản/ấp/phường, hẻm/ngõ, kiệt... Thành phố Hà Nội, tỉnh Lào Cai, làng Trà, làng Lon, làng Nủ… là địa danh kết hợp danh từ chung và danh từ riêng.

mercredi 25 septembre 2024

Dương Quốc Chính - Nếu Mỹ không bỏ rơi bác mình ?

 

Hôm nay có nhiều người nhắc tới kịch bản là nếu tổng thống Mỹ Truman chấp nhận thư cầu viện của chủ tịch Hồ Chí Minh, thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Tất nhiên sử không thể nếu, nhưng học sử để có thể suy đoán nếu...thì một cách biện chứng, từ đó biết tránh đi khả năng xấu có thể xảy ra. Nếu mình không say rượu, thì mình đã không bị tai nạn giao thông, dù lúc đó đã bị rồi, nhưng lần sau sẽ rút kinh nghiệm được. Ôn cố tri tân là như vậy.

Kịch bản bên chuồng bò vẽ ra mới buồn cười, như ảnh đính kèm, việc ôn cố tri tân này cũng phải hiểu lịch sử mới làm được. Chứ như thằng ngu nó sẽ bảo tai nạn do đen hay do thằng khác đâm vào nó thôi chứ không phải do say rượu.

jeudi 5 septembre 2024

Dương Quốc Chính - Bài học từ Yên Bái

Anh em có nhớ Yên Bái đã từng có mấy sự kiện đình đám không?

Đầu tiên là khởi nghĩa Yên Báy (thời ấy nó viết vậy!). Không thành công cũng thành nhân. Mấy chục đồng chí đảng viên Quốc dân đảng bị chém đầu, trong đó có đảng trưởng Nguyễn Thái Học và các đồng chí Phó Đức Chính, Nguyễn Khắc Nhu...họ đều trẻ măng. Sau được đặt tên phố ở cả hai chế độ Nam, Bắc.

May họ chết sớm, chứ không thì đến năm 1946 cũng bị đảng ta ám sát, bắt bớ, như vụ Ôn Như Hầu, vì tranh chấp quyền lực (gọi là phản động hay phản cách mạng, Việt gian). Thực ra là họ yêu nước theo cách khác mà thôi. Yên Bái là chiến khu của Quốc dân đảng đó, Cách mạng tháng Tám không cướp chính quyền ở đây đâu. Mãi sau mới cướp được từ Quốc dân đảng. Bài học thì thôi không cần nhắc, sách giáo khoa nói rồi.

mercredi 4 septembre 2024

Trần Trung Đạo - “Chim sinh ra trong lồng nghĩ bay là bệnh”

 

Câu nói của một nam sinh “Cuối cấp 2 là tôi tiếp cận với văn hóa phương Tây cao trào nhất. Dần dần, tôi phát hiện những gì mình được học ở trường bấy lâu nay không hoàn toàn là sự thật, chỉ biết lừa gạt dân nên tìm mọi cách để sau này được sống ở nước ngoài” đang được nhắc đến nhiều.

Đó là một niềm vui. Một mảng xi-măng nhỏ vừa bị xói mòn từ bức tường dày. Em tặng chúng ta một niềm hy vọng. Khá nhiều người cũng đang nghĩ như em nhưng chưa dám nói.

Nhưng bên cạnh niềm vui cũng có những nỗi buồn. Em đang hứng chịu nhiều trận “đấu tố” trên báo chí và trên mạng. Báo chí nhà nước “đấu tố” em đã đành, không ít người có học, thầy giáo cũng hùa theo để “đấu tố” em.

Mai Quốc Ấn - Nói thật

 

Người cộng sản có nghe nói thật và làm theo lẽ đúng không? Xin thưa là có!

Thời ông Võ Văn Kiệt còn làm bí thư thành ủy TPHCM, ông từng nghe nhà thơ Nguyễn Duy đọc bài thơ Đănh thức tiềm lực vào năm 1982, lúc ông Kiệt sắp sửa rời ghế Bí thư Thành ủy TP.HCM để ra Hà Nội làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.

Nghe xong, ông Sáu Dân như “vừa trải qua một cuộc tra tấn” vì nó khác hoàn toàn lối văn chương quốc doanh ca ngợi Đảng, tụng danh chế độ. Thái độ của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trước điều trái tai là: “Cậu chỉ cần nói thật, không bình luận đúng sai.”  

dimanche 1 septembre 2024

Ngọc Vinh - Bò đỏ

Khi chiến tranh tàn

đàn bò thiu não ca Sơn đã chết

trong tháng ngày thái bình thiếu c

nhng con thú cưa sng đi qun đ chui lên thay thế

ming ngm bo bo toàn thân đm máu

mt săm soi đánh du k thù

Dương Quốc Chính - Phản động là đây!

 

Nghịch lý nho nhỏ là khi yêu nước, yêu chủ nghĩa cộng sản, thì chả làm ăn được gì, vì phải đóng cửa lại.

Chúc mừng ngày nghỉ lễ bất diệt!

Cơ quan chức năng nên cấm vẽ cửa thế này, không thì nhân dân mải yêu nước sẽ đóng cửa mãi chả chịu làm ăn, giao lưu gì hết!

Trần Trung Đạo - Đọc sách dưới chế độ cộng sản

 

Bài viết này không liên quan trực tiếp đến câu nói của cô hoa hậu Kỳ Duyên "chưa từng đọc hết một cuốn sách nào". Người viết chỉ mượn tin thời sự này để bàn chuyện đọc sách dưới chế độ cộng sản.

Lênin chủ trương cải hóa con người bằng cách nào?  Đọc sách.

Ông ta cũng có câu nói nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”, và nguồn chính của việc học vẫn là qua đọc sách.

mardi 27 août 2024

Linh Lê - Putin đang cố che giấu sự hoảng loạn

Putin hay lạm dụng "cờ đỏ búa liềm" khi tạm chiếm được làng này, làng kia của Ukraine nhỉ !

Và mới đây bọn lữ đoàn súng trường cơ giới 114 Nga lại giương cờ đỏ búa liềm lên, khi tạm chiếm được khu định cư Kalinovo theo hướng Pokrovsk.

Những ngày đầu Ukraina tấn công vùng Kursk, Putin “giả vờ điên”, như thể cuộc tấn công đang xảy ra với người khác, như thể hắn không quan tâm cho lắm. Về bản chất, hắn nhận thức rất rõ và bị sốc trước sự việc. Hắn đi khắp nơi đóng vai một "bạo chúa điên máu lạnh", vì sợ để người ta thấy sự hoảng loạn thực sự đang ngự trị ở Điện Kremlin.

dimanche 25 août 2024

Nguyễn Thông - Đội quân chủ lực bị bỏ rơi (4)

Tam nông. Nhà nước có quan tâm đến nông thôn không? Nói ngay, có. Ngay cả thời họ thực hiện mô hình hợp tác xã nông nghiệp từ thập niên 60 đến 80 phá gần nát kinh tế nông thôn, thì bộ mặt nông thôn vẫn có thay đổi, nhưng rất chậm.

Vài con đường liên xã trải đá, mấy hàng cột điện, sân gạch hợp tác, mái ngói trại chăn nuôi, cấy chăng dây thẳng hàng (ba cô đi cấy chăng dây, ba cánh áo gụ này, ba cây súng trường). Cào cải tiến sục bùn, cày 51 thay cày chìa vôi, giống lúa mới nông nghiệp 4, nông nghiệp 8, phun thuốc trừ sâu DDT, 666, Vofatoc, bèo hoa dâu, phong trào làm phân xanh (dọn tí phân rơi nhặt từng ngọn lá).

Máy tuốt lúa đạp chân (sân kho máy tuốt lúa, mở miệng cười ầm ầm), trạm bơm nước, nhà trạm xá, hố xí 2 ngăn, trường học cấp 1 cấp 2, vài hộ lên được nhà mái bằng cốt tre, sáng trưa vang tiếng kẻng đi làm, tối đốt đèn măng xông ở sân hợp tác để chia thóc chia rơm…

samedi 24 août 2024

Song Chi - Lại vẫn trò “đấu tố”, và những màn xin lỗi, phân bua

Gần nửa thế kỷ rồi mà đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn không thể vượt qua nỗi ám ảnh, thù hận. Sợ hãi lá cờ vàng và tất cả những gì liên quan đến chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Đám hồng vệ binh, dư luận viên, ăn lương của nhà cầm quyền đi lùng sục tìm mọi cơ hội để “đấu tố” tất cả những ai có dính dáng tới cờ vàng, tới Việt Nam Cộng Hòa. 

Bên cạnh đó, cũng không thể phủ nhận có những người thường, nhất là giới trẻ, sinh ra và lớn lên dưới chế độ này, đã bị ảnh hưởng bởi sự tuyên truyền lệch lạc, bóp méo lịch sử suốt bao nhiêu năm nên cũng hăng hái không kém trong những trò “đấu tố” này.

Bông Lau - Hà Nội thời vàng son


Chính thể Việt Nam Cộng Hòa đã cáo chung cách đây nửa thế kỷ và sẽ không bao giờ quay trở lại. Mình tin như vậy, nhưng lịch sử là sự thiệt mà thế hệ sau cần phải công nhận và học hỏi các ưu khuyết điểm để tiến bộ.

Cờ vàng ba sọc đỏ đã có ở thủ đô Hà Nội trước khi ông Minh mang cờ đỏ sao vàng bên Tàu về. Các tấm hình chụp buổi lễ Hai Bà Trưng ở Hà Nội ngày 19/03/1953 do các nữ sinh Trưng Vương Hà Nội nghiêm trang hành lễ là tài liệu lịch sử rất đặc biệt.

Các cột cờ ở hậu cảnh có treo lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ chỉ là phụ. Cái quan trọng mà thế hệ đi sau chúng ta cần phải ghi nhận là nhân cách và truyền thống dân tộc toát ra từ hình ảnh của những người sống ở thế hệ đó.