Affichage des articles dont le libellé est Xuất khẩu. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Xuất khẩu. Afficher tous les articles

jeudi 22 août 2024

Mai Bá Kiếm - Người quê chỉ có tấm lòng và chiếc xuồng ba lá !


Hôm qua, đọc Tuổi Trẻ thấy tin Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan gửi bức ảnh của giáo sư (GS) Võ Tòng Xuân chụp chung với ông Hoan, hồi tháng 5/2024 (ba tháng trước khi GS mất).

Ông Hoan đến viếng tang và công bố tâm thư của GS gửi ông hồi trung tuần tháng 7/2024 (một tháng trước khi GS mất). Tôi rất xúc động trước tấm lòng của GS và bộ trưởng.

Số là khi nằm viện điều trị ở Singapore, hay tin hai bộ NN&PTNT và Công thương soạn đề án thành lập "Hội đồng Lúa gạo Quốc gia" trình thủ tướng, GS Võ Tòng Xuân viết tâm thư gửi email dặn bộ trưởng Hoan tham khảo mô hình "Hội đồng chính sách và quản lý lúa gạo" của Chính phủ Thái Lan. Hội đồng này quản lý, thúc đẩy xuất khẩu gạo, hỗ trợ các nhà xuất khẩu, đại điện cho lợi ích của họ trên thị trường quốc tế.

jeudi 14 mars 2024

Ivan Ngố - Thấm rồi !

Giá xăng ở Nga đã tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng, do các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào kho dầu.

Giá một tấn xăng AI-95 lần đầu tiên vượt 60 nghìn rúp sau 6 tháng (giá tính bằng đô la là 650-700 đô la với mức lương trung bình ở Nga). Các loại nhiên liệu khác cũng trở nên đắt hơn.

Dữ liệu từ Sàn giao dịch thương mại quốc tế St. Petersburg cho thấy giá xăng AI-95 đã tăng 1,88 % vào thứ Tư - mức cao nhất kể từ cuối tháng Chín, khi giá bắt đầu giảm sau khi lệnh cấm vận xuất khẩu nhiên liệu tạm thời bắt đầu được áp dụng.

Đoàn Bảo Châu - Một sự thật rất đáng buồn!

 

Tôi hy vọng những người làm trong hệ thống nhìn thấy con số này, và tự hỏi điều gì đang diễn ra. Tại sao những người này có học, có vị trí trong xã hội mà còn bỏ nước ra đi.

Đấy là thành phần có học, còn tầng lớp lao động thì khao khát được xuất khẩu.

Đây là số liệu của một huyện:

samedi 9 mars 2024

Phúc Lai - Lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu trong sáu tháng của Nga Putox nói lên điều gì ?

(Vài gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine – 09/03/2024)

Mùa thu năm ngoái, Điện Kẩm-linh đã áp đặt một lệnh cấm tương tự rồi, và lệnh năm nay thực chất là một sự mở rộng hay kéo dài lệnh trước mà thôi. Điều này chắc chắn sẽ gây ấn tượng mạnh vì “cây xăng của thế giới” được cho là thừa để đánh nhau với Ukraine và cả phương Tây luôn, trong một thời gian dài.

Thực sự, lệnh cấm mới này là một tín hiệu kinh tế rất xấu đối với Nga. Nửa tháng sau khi chúng chiếm được Avdiivka, điều này mang lại cho Ukraine và phương Tây một một niềm vui – to hay bé chúng ta sẽ bàn sau. Đồng thời, lệnh cấm cũng gợi ý một cách rất tinh tế rằng Kẩm-linh đang lo lắng về sự bất mãn đáng kể trong nước.

Cuộc khủng hoảng xăng dầu ở Nga phức tạp hơn những gì mà ban đầu người ta nghĩ về nó. Đây không chỉ là hậu quả trực tiếp của việc Ukraine tăng cường tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Nga. Nói cho đúng hơn, nó là kết quả nhiều lớp tác động từ cuộc chiến kinh tế phương Tây chống lại Nga kết hợp với đời sống chính trị trong nước Nga trước cuộc bầu cử.

mercredi 6 mars 2024

Lê Xuân Nghĩa - Nếu Trump đắc cử Tổng thống, Việt Nam có thể gặp khó

 

Với quyết tâm nhất quán đến độ có phần cực đoan trong việc triệt hạ Trung Quốc của Trump, việc ông quay trở lại vị trí Tổng thống sẽ giúp Trump thực hiện quyết tâm đó.

Ở nhiệm kỳ trước, Trump quyết đoán trong việc bóp nghẹt Trung Quốc với lý lẽ đem lại công bằng cho người dân Mỹ. Bởi lẽ, Trung Quốc đang hưởng lợi vô cùng lớn từ Mỹ. Nói một cách dễ hiểu thì Trung Quốc làm giàu trên đầu người Mỹ.

Nó khiến cho nền sản xuất hàng hóa, đặc biệt các hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu, hoặc mang tính an ninh quốc gia của Mỹ dễ bị đổ vỡ hoặc khủng hoảng, khi luôn phụ thuộc vào nguồn cung đến từ Trung Quốc, nhưng lại do chính các doanh nghiệp Mỹ sản xuất. Không chỉ vậy, chênh lệch cán cân thương mại nghiêng về Trung Quốc quá lớn. Tức là, người lao động Mỹ đang nuôi và làm giàu cho người Trung Quốc.

mercredi 21 février 2024

Lê Xuân Nghĩa - Đòn nặng cho Putin từ hai « bạn tốt »

 

Putin hứng chịu đòn giáng vào mình nặng nề nhất: Ba ngân hàng lớn nhất Trung Quốc từ chối nhận tiền từ Liên bang Nga.

Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) và Ngân hàng Trung Quốc đã ngừng nhận thanh toán từ các tổ chức tín dụng Nga bị trừng phạt.

Các ngân hàng này xếp thứ nhất, thứ hai và thứ tư về tài sản ở Trung Quốc. Các tổ chức tín dụng bắt đầu thông báo sẽ ngừng nhận thanh toán từ đầu tháng Giêng.

vendredi 12 janvier 2024

Mai Quốc Ấn - Đừng cứu, hãy làm cách khác !

 

Có thể tóm tắt ngắn bài viết trên báo Tuổi Trẻ như sau:

Doanh nghiệp làm hàng chuẩn xuất khẩu (Organic, JAS hay GlobalGap) đầu tư phân hữu cơ, giống bản quyền và hướng dẫn quy trình cho nông dân trồng nông sản theo chuẩn để xuất khẩu. Nông dân có cam kết bán lại cho doanh nghiệp đã đầu tư nhưng khi thương lái nâng giá lên thì nông dân phá cam kết, bán cho thương lái.

Thương lái sẽ bán lại cho một doanh nghiệp bán hàng xuất khẩu khác, khiến doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu sẽ bị mất đơn hàng và thậm chí điền đơn hàng. Họ cũng “không dám” kiện nông dân. Đã có những doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu đã “chết” vì điều này.

mardi 2 janvier 2024

Hương Nguyễn - Trái chuối đắng

 

(Ghi chép từ Đồng Nai)

Đồng Nai là thủ phủ trồng chuối cấy mô xuất khẩu, chủ yếu sang Trung Quốc.

Thường chuối cấy mô là chuối già hương, ăn thơm và ngọt, ít phun thuốc. Vì trái chuối dính thuốc bị đốm đen, không xuất khẩu được.

Nhờ trồng chuối cấy mô, nhiều nông dân kinh tế khấm khá. Nhưng sự đời trớ trêu...Mới khấm khá chút đỉnh, chuối lại rớt giá thê thảm. Đầu tháng 11, thương lái thu mua 5.000 đồng một ký chuối. Giữa tháng 12, chuối rớt giá còn 2.000 đồng một ký. Cuối tháng 12, bên Trung Quốc ngưng thu mua !

samedi 9 décembre 2023

Kim Văn Chính - Trung Quốc thật là đáng sợ

1. Hồi 1990, khi Việt Nam còn chìm đắm trong bể khổ của cấm vận, biên giới Trung Quốc được mở cửa trước sau Hội nghị Thành Đô, người Trung Quốc đã chinh phục hoàn toàn thị trường Việt Nam qua giao thương tiểu ngạch biên giới với thượng vàng hạ cám hàng hóa rẻ tiền mau hỏng.

2. Sau 33 năm hai nước cùng phát triển, Trung Quốc họ tập trung phát triển kinh tế giao thương hàng thật, hàng giả với Nhật bản và Phương Tây là chính, cửa Việt Nam chỉ là thì trường nhỏ họ ít để ý. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc chịu lép vế trước doanh nghiệp Việt, sản xuất gia công cho doanh nghiệp Việt có thương hiệu được người tiêu dùng Việt tin dùng (kiểu Khải Silk, Vingroup...).

Nhưng Trung Quốc họ vẫn trên cơ Việt Nam, kể cả những ngành hàng họ gia công cho doanh nghiệp Việt.

lundi 11 septembre 2023

Trần Quốc Quân - So sánh Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam với Mỹ, Trung Quốc và Nga

 

Sau chuyến thăm Việt Nam ngày 9 và 10 năm 2023, quan hệ Việt-Mỹ đã nâng tầm lên một tầm cao mới, cao nhất trong thang bậc quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia: QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN.

Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện là hai hay nhiều quốc gia xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi. Đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược.

Cho đến nay Việt Nam là đối tác chiến lược toàn diện của 5 quốc gia, trong đó có 4 đại cường quốc.

mardi 22 août 2023

Ngô Nhân Dụng - Chuyện Mỹ - Trung: Tấn công quan thuế không hiệu quả

 

Khiếm hụt mậu dịch giữa hai nước không phải là một thước đo để so sánh kinh tế nước nào mạnh hơn. Món võ thuế quan rất khó sử dụng vì đường dây cung cấp trong thương mại quốc tế ngày càng phức tạp, nối kết lòng vòng, lại chặt chẽ rất khó tháo gỡ.

Từ tháng Bảy năm 2018, chính phủ Mỹ bắt đầu đánh thuế quan (tariffs) trên các món hàng nhập cảng từ Trung Quốc trị giá tổng cộng $300 tỉ mỗi năm, nhắm giảm bớt số khiếm hụt mậu dịch. Chính sách đó được tiếp tục cho tới bây giờ, địa vị của Trung Quốc đã bớt quan trọng.

Năm 2018, trong số hàng giá rẻ Mỹ nhập cảng từ các nước châu Á, hai phần ba (66 %) mua từ Trung Quốc; năm 2022 chỉ còn bằng một nửa (51 %), theo tạp chí Economist ngày 12 tháng 8. Trước đây Trung Quốc là nước giao thương nhiều nhất với Mỹ; từ đầu năm 2023 đến nay, Canada và Mexico đã vượt qua.

vendredi 14 juillet 2023

Ngô Nhân Dụng - Bà Yellen đến Bắc Kinh và hiện tượng cầu vồng bảy sắc

 

Nhưng lời tiên đoán của ông Lý Cường “sẽ thấy cầu vồng còn xuất hiện” rất khó thành sự thật. Hai chế độ chính trị và chính sách kinh tế trái ngược nhau quá nhiều; cuộc chạy đua sẽ tiếp diễn cho đến khi nào Trung Cộng chấp nhận theo luật chơi quốc tế.

Tháng trước, bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc từ chối không gặp bộ trưởng Mỹ trong lúc hai người cùng dự một hội nghị ở Singapore. Tiếp theo, Antony Blinken sang Bắc Kinh, nói chuyện 6 tiếng với bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương, thêm 3 tiếng với quốc vụ khanh Vương Nghị, cuối cùng được gặp 35 phút để nghe Tập Cận Bình lên án chính phủ Mỹ cấm bán chíp cho Trung Quốc là hành động phi pháp.

Cuộc đón tiếp Janet Yellen khác hẳn. Cộng sản Trung Quốc không đặt một “điều kiện tiên quyết” nào trước khi ngồi xuống nói chuyện với bà bộ trưởng Tài chánh. Thủ tướng Lý Cường (Li Qiang, ,) nói rằng máy bay của bà vừa tới Bắc Kinh thì đã thấy điềm lành: Cầu vồng bảy sắc xuất hiện! Ông giải thích: “Mối bang giao Trung Quốc và Mỹ không phải chỉ có mưa và gió! Chắc chắn chúng ta sẽ còn thấy nhiều cầu vồng nữa.”

jeudi 14 avril 2022

Kim Văn Chính - Khổ cho nước Nga

 

1. Nga là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, chiếm 20% xuất khẩu vũ khí toàn cầu. Trong bình mỗi năm Nga xuất khẩu khoảng 6 tỉ $ vũ khí các loại cho khoảng 50 nước.

2. Vậy mà khi sa lầy vào cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa Ukraina, vũ khí Nga đã tỏ ra bệ rạc và vô dụng đến mức chính lính Nga khi thấy tăng, xe bị bắn chỉ còn bài bỏ của chạy lấy người.

Máy bay trực thăng cũng rụng như sung, xe ô tô quân sự thì chết máy, xịt lốp nằm bẹp tùm lum… Sau chiến tranh Ukraina, chắc chắn chẳng mấy nước dám mua nhiều loại vũ khí Nga nữa dù rẻ.

dimanche 27 mars 2022

Kim Van Chinh - Trong chiến tranh Ukraina vẫn xuất khẩu ngũ cốc hàng triệu tấn

 

1. Nhiều người sống trong thời bình không hiểu được chiến tranh, cuộc sống trong chiến tranh và sản xuất trong chiến tranh.

Hồi chiến tranh Việt Nam, miền Nam khói lửa khắp nơi, miền Bắc đánh phá ném bom ác liệt, kể cả lúc hạn chế, lúc toàn vùng, nhưng sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp vẫn diễn ra hàng vụ.

Khi Khu 4 từ Nghệ An bị ném bom cày xới trên các tuyến đường lộ và các thành phố, Hà Nội và các thành phố lớn bị ném bom cục bộ thì người dân các tỉnh miền Bắc vẫn cày cấy ngoài đồng, sản xuất lúa, khoai đóng góp nuôi quân.

vendredi 18 février 2022

Nguyễn Ngọc Chu - Cuộc chiến tranh trá hình


1. Hôm nay, ngày 17/2/2022, tròn 43 năm ngày Đảng Cộng sản Trung Quốc mang 60 vạn quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc.

Cuộc chiến tranh xâm lược đất liền biên giới phía Bắc Việt Nam của Trung Quốc kéo dài ròng rã 10 năm, cho đến năm 1989.

2. Nhưng đó là cuộc chiến tranh bằng súng đạn. Còn có hàng ngàn cuộc chiến tranh trá hình khác liên tục diễn ra từ ngày này sang ngày khác. Chẳng hạn như các cuộc tấn công thường nhật dưới đây.

jeudi 23 décembre 2021

Lê Nguyễn - Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (2)

 

Do sau tháng 4.1975, nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả tại Sài Gòn vẫn còn cơ sở sản xuất hoạt động tốt, nên các chủ doanh nghiệp này được tập hợp trong một tổ chức có tên là Ban Liên lạc Công thương, tiền thân của Sở Thương nghiệp và Sở Công nghiệp sau này.

Người đứng đầu ban này vào năm 1982 có bí danh là Ba Nam (Trần Minh Triết), vị thứ như một Giám đốc Sở. Có thể kể một số nhà “tư sản dân tộc” được tập hợp trong Ban liên lạc công thương lúc bấy giờ như ông Trần Văn Bảy, Giám đốc Xí nghiệp đông lạnh Việt Long, ông Phùng Văn Quý, Giám đốc nhà máy sứ Thiên Thanh, ông Phạm Văn Thạnh, chủ hãng đắp vỏ xe Phạm Hiệp …

Cũng từ sự hiện diện của những doanh nghiệp như trên mà chính quyền thành phố thiết lập mô hình các công ty, xí nghiệp công tư hợp doanh, với cơ sở sản xuất và một phần vốn của tư nhân, phần khác của nhà nước, và đặt dưới sự thống nhất quản lý của nhà nước.

Lê Nguyễn - Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (1)


Đây chỉ là những ký ức vụn được ghi chép theo trí nhớ về những con người và sự kiện nay đã thuộc về một quá khứ xa xăm.

Mục đích duy nhất của người viết là kể lại những gì mắt thấy tai nghe, hoặc những gì bản thân mình đã trải qua vào các thập niên 1980-1990, nhằm giúp cho các bạn trẻ nhận biết được đôi chút về một thời kỳ đất nước còn rất nhiều khó khăn, gian khổ.

Vì thế, diễn đàn này sẽ rất không hoan nghênh những bình luận nhằm chỉ trích hay xúc phạm bất cứ cá nhân, tập thể hay cơ quan, đơn vị nào, dù là đương nhiệm hay đã ngưng hoạt động. Trân trọng.

mardi 21 décembre 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Hãy chấm dứt vĩnh viễn tình trạng ùn tắc hàng nông sản xuất khẩu tại biên giới phía Bắc

 

1. Nhiều người chỉ thích đặt chỉ tiêu cho tương lai xa 25 -30 năm sau mà không chịu cam kết cho nhiệm vụ hiện tại.

Lên nhận chức mới là có ‘tầm nhìn 20- 30 năm sau” trong khi nhiệm kỳ chỉ có 5 năm. Không ai cam kết sẽ làm điều này, sẽ làm điều nọ trong nhiệm kỳ của mình. Cuối nhiệm kỳ, không có cá nhân nào chịu trách nhiệm cho thất bại.

2. Đã mấy tuần nay, hàng ngàn xe chở nông sản xuất khẩu đang ùn tắc tại cửa khẩu biên giới với Trung Quốc.

vendredi 22 octobre 2021

Mai Bá Kiếm - Bất động sản được đưa vào « danh mục xuất khẩu tự phát » !

 

Ngày 20/10, hai báo Thanh Niên và Tiền Phong cùng đăng bài “Việt Nam sẽ sớm xuất khẩu bất động sản sang châu Âu và Trung Đông” giống nhau từ tựa đến nội dung. Hôm nay, Thanh Niên đổi tựa “Bất động sản Việt đang tăng tính cạnh tranh?”. Tuổi Trẻ đặt tựa “Bất động sản Việt Nam tham vọng ‘xuất khẩu’ hàng hiệu”.

Nói chung tất cả các báo lớn, nhỏ đều "đăng quảng cáo ở trang nội dung" (thay vì ở trang quảng cáo) chuyện "Masterise Homes mở bán căn hộ hàng hiệu Ritz-Calrton ở phố cổ Hà Nội".

Mỗi phóng viên lấy nguyên xi nội dung thông cáo báo chí (kèm phong bì) về, xào chẻ các đoạn tiết (paragraphs) để các bài không tuyệt đối trùng nhau!

samedi 4 septembre 2021

The Economist : Việt Nam, nền kinh tế mà Covid không thể ngăn chận được

 

The Economist tuần nàycó bài viết mang tựa đề « Việt Nam, nền kinh tế mà Covid không thể ngăn chận được ». Tuần báo Anh đặt câu hỏi : Thương mại và đầu tư nước ngoài đã giúp Việt Nam ra khỏi cảnh nghèo, và liệu có thể giúp quốc gia này trở nên giàu có ? 

Việt Nam, một trong 5 nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong 30 năm qua

 

Sau khi gây ấn tượng với thế giới qua việc chế ngự được con virus từ Vũ Hán năm ngoái, nay Việt Nam đang trong đợt bùng phát dịch tồi tệ nhất từ trước đến nay. Một số địa phương bị phong tỏa nghiêm ngặt, và một loạt nhà máy, từ xưởng sản xuất giày cho nhãn hiệu Nike cho đến điện thoại thông minh cho Samsung, đều hoạt động chậm lại hoặc bị đóng cửa, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.