Affichage des articles dont le libellé est Hòa giải. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hòa giải. Afficher tous les articles

mardi 8 avril 2025

Nguyễn Thông - Bỏ đi bốn chữ để thu phục nhân tâm


Đất nước mấy chục năm qua có thay đổi, phát triển không ? Có, thay theo thời gian và do sự cố gắng của con người.

Nhưng đừng chỉ nhìn vào đường sá, nhà cửa, miếng ăn... Có những thứ tới giờ vẫn không nhúc nhích, vẫn như cách đây 50 năm.

Nhìn ngó nghe hệ thống truyền thông độc quyền của nhà nước những ngày qua, những ngày này và những ngày tới, nhất là trên tivi, có cảm giác thật kinh sợ cho thứ tư duy ăn mày quá khứ, say chiến thắng, say đến mức bất chấp.

mercredi 2 avril 2025

Lưu Trọng Văn – Khúc ca hội tụ

Một số bạn tỏ ra quan tâm tới cuộc gặp gỡ giữa các nhà hoạt động văn hóa xã hội với các nhà hoạt động chính trị ngày 30.3 vừa qua tại Sài Gòn. Các bạn hỏi gã có phát biểu gì không?

Gã xin trả lời rằng, gã cũng có đôi nhời. Gã chân thành cảm ơn Viện Nghiên cứu Phương Đông và Hội Nhà văn Việt Nam đã tạo cơ hội cho gã tham gia cuộc gặp mặt rất cởi mở này.

Điều thứ nhất gã cho rằng: “Bất cứ việc gì cũng vậy có hội tụ ngồi bên nhau, lắng nghe nhau vẫn tốt hơn là xa cách nhau. Có thẳng thắn trao đổi với nhau thì mới tìm ra được cái chung và cái khác biệt.

lundi 31 mars 2025

Lưu Trọng Văn - "Chúng ta cùng nhau trên một dòng chảy"

 

Ngày 30 tháng 3, tròn một tháng nữa tới ngày 30 tháng 4 lịch sử. Tại Sài Gòn diễn ra một cuộc gặp mặt lắng nghe nhau giữa các nhà hoạt động văn hóa xã hội với các nhà hoạt động chính trị.

Người cao tuổi nhất là nhà sử học Nguyễn Đình Tư - 105 tuổi. Người ít tuổi nhất là nhà văn Nguyễn Ngọc Tư 49 tuổi. Thật thú vị, cả hai đều tên… Tư.

Danh sách các nhà hoạt động văn hóa xã hội ngoài hai người tên Tư còn có: Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, tiến sĩ Mạc Văn Trang, đạo diễn Nguyễn Kim Chi, nhà thơ Hoàng Hưng, nhạc sĩ Trần Tiến, nhà thơ kiêm hoạ sĩ Đỗ Trung Quân, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng, nghệ sĩ Thành Lộc, các NSND Trần Minh Ngọc, Hoàng Yến, Bạch Tuyết, Thanh Thúy, nhà văn Nguyễn Bình Phương, nhà văn Bích Ngân, kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu và gã, một người viết Facebook.

jeudi 27 mars 2025

Lê Học Lãnh Vân – Thống nhất


Báo Thanh Niên, ngày 26/03/2025 đăng bài về việc đại tướng Phan Văn Giang kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành chuẩn bị kỷ niệm lễ kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất.

Ông Phan Văn Giang chỉ đạo: “Thời gian đến, ngày diễn ra lễ kỷ niệm không còn dài, cần nỗ lực cao nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ, bảo đảm tương xứng với quy mô, tầm vóc của lễ kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất”.

Trong toàn bài viết đó, không có cụm từ giải phóng!

lundi 10 mars 2025

Ngọc Vinh - Ba mươi tháng Tư : « Giải phóng » hay « thống nhất » ?


Theo tôi biết, cả bộ máy đang chuẩn bị cho ngày lễ 30-4 năm nay. Công tác chuẩn bị được tiến hành từ năm ngoái.

Vì là lễ kỷ niệm tròn nửa thế kỷ nên chính quyền sẽ làm lớn. Các đài phát thanh truyền hình đã cho phỏng vấn nhân chứng ngay từ bây giờ. 

Không biết anh Tô chỉ đạo ngày lễ thế nào? Lấy chủ đề thống nhất làm chính hay chủ đề giải phóng?

jeudi 6 mars 2025

Nguyễn Thông - Vào kỷ nguyên mới chưa?

Nghe “mới” ai mà chẳng thích. Họa chỉ có gỗ đá hoặc kẻ khư khư bám lấy cái cũ lỗi thời để vinh thân phì gia thì mới lạnh lùng, dửng dưng, không muốn “vào”. Vào kỷ nguyên mới không có nghĩa xóa bỏ hết thứ cũ, nhưng những gì đã quá vướng víu, cản trở, tai hại thì nên bỏ.

Tôi rất ghét câu dạy đời “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác” bởi nó rất hồ đồ. Có những thứ quá khứ cần bị đào sâu chôn chặt mới vươn tới tương lai được, vào kỷ nguyên mới được.

Những nhà lãnh đạo, cầm quyền nước này đã không ít lần chủ trương “gác lại quá khứ, hướng đến tương lai”. Đó là nhận thức, tư duy cởi mở, nhất là ở một nước từng chiến tranh liên miên với nhiều kẻ thù. Chỉ có điều, chủ trương ấy bị “nhất bên trọng, nhất bên khinh”, không được thực thi tử tế. Điều đó ta có thể thấy rõ nhất trong quan hệ của nước này với Trung Quốc và Mỹ. Tôi không cần nhắc ra đây, bởi hầu như ai cũng rõ.

vendredi 14 février 2025

Thọ Nguyễn - Không thể trắng hơn


Trang mạng Đại sự ký Biển Đông (dskbd.org) vừa công bố tài liệu « White Paper on The Hoang Sa and Truong Sa Island – Ministry of Foreign Affairs -  Republic Vietnam 1975 » (Sách Trắng về Hoàng Sa và Trường Sa của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa 1975) [1].

Đây là một trong số năm Sách Trắng (Bạch Thư) về Hoàng Sa, Trường Sa mà các chính quyền Việt Nam công bố từ sau sự kiện Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa ngày 19.01.1974. Bốn Sách Trắng khác từng được Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công bố vào các năm 1979, 1981, 1985, 1988.

Bốn cuốn Sách Trắng của Cộng hòa XHCN Việt Nam chắc chắn được các cơ quan chức năng lưu trữ, nhưng người bình thường không mấy khi được truy cập. Riêng Sách Trắng của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa được coi là một tài liệu gần như hoàn toàn thất lạc.

samedi 25 janvier 2025

Mai Bá Kiếm - Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Tôi rất dị ứng với lời kêu gọi "Hãy hòa hợp, hòa giải dân tộc", vì nó nói lên sự bất hạnh của một dân tộc đã xảy ra cảnh "nồi da xáo thịt". Tôi thích câu ca dao mộc mạc mà tôi học từ lớp vỡ lòng: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng".

Hôm qua, đọc bài của bác sĩ Lê Nhàn "Báo cáo đồng bào là mộ của ba chú lính Việt Nam Cộng Hòa ở Yên Bái đã xây xong", tôi cảm động muốn rơi nước mắt. Xin cảm ơn anh Nguyễn Khắc Giang (ở Yên Bái), "chú em Thanh Hóa" (người làm mộ đá) và bác sĩ Lê Nhàn.

Anh Nguyễn Khắc Giang biết các mộ của các sĩ quan, viên chức Việt Nam Cộng Hòa học tập cải tạo, chết và được bạn tù chôn và ghi tên trên mộ bia bằng cây (7 mộ) đã đốt nhang và chăm sóc các mộ phần này.

lundi 13 janvier 2025

Lưu Trọng Văn - Đây là chuyện đại cục

 

Tổng bí thư Tô Lâm đang tập trung mọi nguồn lực cho khoa học công nghệ và AI.

Ông quan tâm tới nguồn nhân lực tài năng, ông đề nghị:”Nhà nước có thể chọn thí điểm một số viện, hoặc trường để mời chuyên gia ở bên ngoài làm lãnh đạo, nhất là trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.”

Ông không né tránh thực trạng: “Trước đây người ta không dám về là vì chúng ta chưa thật sự sẵn lòng, còn nhiều rào cản về hành chính và các quy định, rất khó điều hành. Nay mọi thứ sẽ thuận hơn rất nhiều".

jeudi 28 novembre 2024

Bông Lau - Nghĩa trang của Sư đoàn 23 Bộ binh

 

Coi xong đoạn phim nghĩa trang của Sư đoàn 23 Bộ binh Việt Nam Cộng Hòa ở Ban Mê Thuột bị bỏ hoang phế.

Có ngôi mộ nằm bên cái chuồng gà của dân, có những ngôi mộ nằm dưới những bao tải phân bón, mà cảm thấy ngao ngán.

Mình có hai cảm nghĩ như sau:

lundi 26 août 2024

Hữu Phú - Tại sao phải xin lỗi ?

Mấy hôm nay đọc bài trên Facebook, mạng xã hội thấy nhiều người viết về vụ những nghệ sĩ Việt Nam đi sang nước ngoài biểu diễn phải lên tiếng xin lỗi vì đã biểu diễn trong những sân khấu có treo cờ vàng ba sọc đỏ - cờ của nước Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam trước năm 1975.

Trong số những người viết bài về đề tài này, có những người từng là đồng nghiệp cũ của tôi, có những bài quy kết, suy diễn, nâng quan điểm rất ghê.

Tôi không biết thực tế các cơ quan chức năng Việt Nam có thực hành “phong sát” (từ của nước tàu, nghĩa là cấm tất tần tật mọi thứ có liên quan, khống chế mọi “đường sống” của một ai đó) những nghệ sĩ đã bị nêu tên lên mạng xã hội là đã “vi phạm” hay không.

jeudi 6 juin 2024

Lâm Bình Duy Nhiên - Từ La Cambe nghĩ về 30 tháng Tư

LBDN : Kỷ niệm 80 năm D-Day (6/6/1944). Một trong những bài viết tâm đắc nhất, khiến tôi luôn cảm động và suy tư nhiều mỗi khi đọc lại.

(NCTG) “Sử sách ghi lại những sự kiện đã xảy ra không nhằm khơi dậy lòng thù hận giữa các dân tộc. Họ cố gắng nhiều để loại bỏ những sai lầm trong quá khứ. Họ không khẩu hiệu, kêu gọi hay khích động lòng tự tôn dân tộc hay cổ súy cho chủ nghĩa dân túy. Họ nhìn vào tương lai. Họ Lớn khi họ biết Tha thứ”.

Mùa hè năm 2018, vợ chồng tôi lái xe từ Thụy Sĩ sang vùng Normandie (Pháp), để đi dọc theo các bãi biển nổi tiếng từng là vết tích bi hùng trong Đệ Nhị Thế Chiến. Chúng tôi chọn Cabourg làm nơi nghỉ. Đây là một thành phố nhỏ, nằm giữa Deauville thơ mộng và Caen nơi có Đài Tưởng niệm Đệ Nhị Thế Chiến và cuộc Đổ bộ Normandie giàu cảm xúc.

Đặng Tuấn Trung - Nghĩa trang nào cho "bên thua cuộc" và dân thường chết oan ?

La Cambe German War Cemetery là nghĩa trang chôn cất và đài tưởng niệm hơn 21.200 lính Đức Quốc Xã thiệt mạng trong cuộc đổ bộ tại Normandy (Pháp) do người Pháp xây dựng.

Họ là tử thù trong Thế chiến 2. Kết thúc chiến tranh họ cùng nhau hàn gắn xây dựng lại đất nước họ và tạo động lực phát triển chung cho châu Âu (trừ phần Đông Âu theo chủ nghĩa xã hội).

Con người văn minh họ hành xử văn minh tử tế. Dù là kẻ thù nhưng khi hạ vũ khí vãn hồi hòa bình thì họ trân trọng nhau. Bởi đều là con người, ít nhất là vậy.

mercredi 29 mai 2024

Dương Quốc Chính - Ám ảnh sợ ma

 

Mình không thấy có luật nào cấm sử dụng, chụp ảnh, quay phim mà xuất hiện cờ, quốc ca của chế độ cũ. Có một luật nhập nhèm hơi liên quan về tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhưng cũng phải chứng minh hành vi đó không đơn giản.

Quốc ca Việt Nam Cộng Hòa là bài Tiếng gọi công dân, sửa từ bài Tiếng gọi thanh niên của nhạc sĩ cách mạng Lưu Hữu Phước. Bài Hồn tử sĩ cũng của nhạc sĩ này được cả hai chế độ dùng để cử hành tang lễ. Còn cờ vàng ba sọc là cờ của ba chính quyền là vua Thành Thái (chống Pháp), Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa.

Vậy nếu hình ảnh cờ này ngẫu nhiên xuất hiện trong video hay ảnh của một người, hai bài hát kia ngẫu nhiên xuất hiện trong video cùng ai đó, thì họ sẽ bị mắc tội gì?

mercredi 8 mai 2024

Lê Học Lãnh Vân - Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07-05-2024

Bảy mươi năm, 2024 – 1954, cũng đáng để kỷ niệm một chiến thắng!

Chiến thắng ấy là chiến thắng của thời người dân một quốc gia mất chủ quyền đang khát khao độc lập! Lúc đó, đại đa số người Việt tham gia cuộc chiến. Về sau này, khi lịch sử lùi xa, có quan điểm rằng nếu Việt Nam khôn ngoan hơn thì không nên tiến hành cuộc chiến tàn phá sinh lực quốc gia tới như vậy!

Đó là sự nhìn lại của đời sau, khi quốc gia đã trải qua kinh nghiệm với gánh nặng hậu quả. Còn thực tế là trận chiến Đông Dương lần thứ nhứt kháng Pháp giành độc lập được sự tham gia của rất nhiều thành phần dân tộc, từ nông dân không biết đọc cho tới những giới thuộc nguyên khí quốc gia! Tinh thần những người tham gia cuộc chiến thời đó là tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, phơi phới ra trận để “lưu lại ngàn sau một giống nòi” (thơ Hoàng Cầm)! 

mercredi 1 mai 2024

Dương Quốc Chính - Chữa lành

 

Đợt nghỉ lễ này đang có trend chữa lành, thấy ai cũng bảo đi du lịch là đi chữa lành, tất nhiên đa số là troll thôi. Nhưng có lẽ nó bắt nguồn từ trend thật của nhiều người.

Bây giờ nhiều người, đặc biệt là các cháu gen Z, quá là mong manh yếu đuối, động tí là phải chữa lành.

Chữa lành kiểu này chắc do các thợ thiền khuấy lên để cày tiền ở các trại thiền?

mardi 30 avril 2024

Dương Quốc Chính - Cuộc chiến Quốc-Cộng và hòa giải dân tộc

Việt Nam vốn được coi là bản sao của Trung Quốc dù là ở chế độ nào, trừ giai đoạn Việt Nam có bảo kê là Pháp, Mỹ, rồi Liên Xô. Đặc biệt là sau đổi mới, Việt Nam càng là một bản copy lỗi của Trung Quốc.

Lỗi chỗ nào thì mình đã chỉ nhiều lần, nhiều chỗ. Lần này sẽ chỉ thêm khi bàn sơ lược về cuộc chiến Quốc-Cộng Trung Quốc. Ban đầu, hai phe chung sống hòa bình dưới sự trợ giúp của Liên Xô, trong giai đoạn Tôn Trung Sơn lãnh đạo Quốc dân đảng. Đến khi Tưởng Giới Thạch kế vị, ông thống nhất Trung Quốc (trước đó Trung Quốc bị tan rã bởi các chính quyền quân phiệt cát cứ).

Tưởng có tư tưởng thiên hữu, Quốc dân đảng lúc đó có hai phe tả và hữu, nên ông quay ra chống Cộng. Chiến tranh Quốc-Cộng diễn ra từ năm 1926-1937 thì tạm ngưng để cùng đánh Nhật. Hai bên hợp tác không đáng kể, Mao đánh du kích nên không thiệt hại nhiều như Tưởng. Nên cuộc kháng Nhật khiến cho Mao mạnh lên còn Tưởng yếu đi.

Nguyễn Thông - Quan và dân (4)

Hôm nay 30.4 (ngày 30 tháng 4), trên phố xá, đường đi, nơi công cộng, và nhất là trên hệ thống báo chí truyền thông mậu dịch (báo, tivi, đài), cả bộ máy cai trị, cả “hệ thống chính trị” gần như vận hành hết công suất vào việc “kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.

Rồi sau đó vài ngày, tất cả lại bị cuốn vào cơn sóng còn dữ dội hơn, “kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”. Biết bao nhiêu thời gian, công sức, tiền của đổ vào đó, không ai có thể biết, đong đếm được. Ngân sách được sử dụng thế nào, chi vào việc gì, bao nhiêu… luôn là bí mật.

Suốt lâu nay, khi người cộng sản nắm quyền xứ này, họ áp dụng những trò hình thức của các đàn anh Liên Xô, Trung Quốc rất triệt để, thậm chí về mặt nào đó còn “sáng tạo” hơn, khiếp hơn. Thích diễu binh, khoái kỷ niệm này nọ, ham hố treo đèn kết hoa, chăng khẩu hiệu, treo cờ.

samedi 27 avril 2024

Huy Đức - Thành cổ Quảng Trị nên được thờ như một Nghĩa Trủng Đàn


Vào thời Tự Đức mà một Trung nghị đại phu Phó đô ngự sử của nhà Nguyễn, ông Hoàng Hữu Lợi, có thể lập "Nghĩa Trủng Đàn" quy tập "hơn 1.000 hài cốt binh lính Tây Sơn" hy sinh khi cùng Quang Trung ra Bắc dẹp quân Thanh năm Kỷ Dậu [1789].

Thì trong thời đại ngày nay, mọi con dân người Việt sao lại không có một chỗ thờ phụng đàng hoàng. 

Theo báo Dân Việt, nước ta hiện có "3.200 nghĩa trang liệt sĩ và hơn 3.000 công trình ghi công liệt sĩ". Thế nhưng, 49 năm sau chiến tranh, linh hồn của những tử sĩ của Việt Nam Cộng Hòa vẫn gần như bơ vơ, phiêu dạt. Nghĩa trang Biên Hòa chưa một lần được chính thức tu sửa.

lundi 1 avril 2024

Thọ Nguyễn - Tháng Tư, ám ảnh lý lịch

 

Từ bé tôi đã mang trên người một bản lý lịch « đẹp ». Ba má tôi tham gia kháng chiến chống Pháp ở Liên khu 5 rồi ra Bắc tập kết. Với bản lý lịch đó tôi có cuộc đời khá êm đẹp so với nhiều bạn bè.

Với năng lực chuyên môn của mình nhẽ ra tôi có thể làm quan to, thậm chí rất to và nếu khôn ngoan có thể hạ cánh an toàn, nhà cao cửa đẹp. Đến giờ tôi vẫn là anh thợ cần cù làm việc là do cá tính của mình chứ hoàn toàn không phải vì lý lịch.

Nếu như với tôi bản lý lịch là đôi cánh cho cuộc đời, thì đối với nhiều người Việt khác lý lịch lại là một cái gông, là một nỗi ám sảnh mỗi khi phải nghĩ đến nó. Hồi những năm 1960 ở Hà Nội tôi luôn cảm thông với những đứa trẻ bị thiệt thòi vì lý lịch « xấu ». Ví dụ như thằng Hà con ông Kỷ nhà số 8 Lê thánh Tông [1], hay thằng Min con ông Cần ở số 5 Phan Huy Chú [2], hay thằng Hùng Gã Đầu Bạc con nhà Cự Hương ở 35 Hàng Đào.