Affichage des articles dont le libellé est Phá rừng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Phá rừng. Afficher tous les articles

mardi 24 septembre 2024

Mai Quốc Ấn - Tiềm lực đất đai bị bỏ hoang

 

Trong ảnh là cây lớn trong khu rừng keo, tràm 30 năm. Nó tương đối may mắn không bị khai thác kiểu 5-6 năm/lần.

Nhưng có rất nhiều mảnh đất trồng keo tràm như thế này tại Việt Nam, gồm đất dân hay đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ. Hãy nhìn thảm thực vật dưới gốc cây. Gần như đến cỏ cũng mọc không nổi. Vậy làm sao có hệ động thực vật đa dạng? Nước ta có Luật về đa dạng sinh học đấy.

Vừa rồi Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa tuyên bố chấm dứt nhà máy bột giấy Phương Nam ở Long An sau 20 năm không thể triển khai. Trong 20 năm ấy, 17.000 hecta đất được quy hoạch khiến nông dân không thể làm gì trên đất. Mười bảy ngàn hecta và 20 năm ròng nguồn lực đất đai nằm im hoang phí. Và cả những hệ lụy của nông dân ly hương vì không còn đường sống, khi không thể canh tác trên chính mảnh đất “bỏ không vì dự án”.

lundi 23 septembre 2024

Đặng Chương Ngạn - Chúng ta sống ở đâu để an toàn ?

 

Đa số chúng ta chẳng có điều kiện, cơ hội để lựa chọn ngôi nhà của mình. Số đông sẽ ở ngôi nhà của tổ tiên, ông bà...Một số tự mua nhà cho mình, chọn điểm an cư phụ thuộc công việc kiếm sống và số tiền bạc dành dụm được.

Nhưng nếu có thể quyết định, không phụ thuộc vào công việc, tiền bạc, bạn sẽ xây cho mình ngôi nhà ở đâu?

Tôi vẫn nuôi giấc mơ có một ngôi nhà dưới chân núi, bên một con suối...

mercredi 18 septembre 2024

Hồ Quyết - Tại sao ở Tây Bắc lại sạt lở đất và mưa lũ gây ra hậu quả kinh hoàng đến như vậy?

 

Nói ra lại bảo là ác.

Tôi đã đi Tây Bắc, Tây Nguyên, Đông Bắc, dễ đến hàng trăm lần, phượt Bắc-Nam rồi lại Nam-Bắc cũng vài ba lần gì đó, ô tô xe máy đều đủ cả. Nhưng đi tới đâu, dù cảnh sắc có hùng vĩ tới bao nhiêu thì trong lòng tôi vẫn canh cánh một điều. Đó là sự sốt ruột trước việc mất rừng.

Có nhiều người dẫn con số "mật độ che phủ rừng" của Việt Nam tăng liên tục trong nhiều năm qua để biện minh cho ý kiến, nói mưa lũ là do mất rừng là không đúng, hoặc đại khái là do "thế lực thù địch" dựng chuyện mà thôi, chứ làm gì có chuyện đó?

Nhưng mật độ che phủ rừng có lớn tới bao nhiêu, có tăng bao nhiêu mà chất lượng rừng không đa dạng, không tăng thì cũng như không. 

mardi 17 septembre 2024

Thọ Nguyễn - Vườn rừng, một giải pháp tránh lâm nghiệp đơn canh và giảm sức phá hoại của bão

Cơn bão Yagi không những chỉ tạo ra những tổn thất về người và của, mà còn chỉ ra nhiều khuyết tật trong sinh hoạt xã hội. Từ những chuyện phê phán bóc mẽ nhau « Làm Màu », « Phông Bạt », « Diễn », đến những bức ảnh được photoshop, những bản sao kê người quyên góp vi phạm miền riêng tư hoặc những lời dạy bảo nhau mang nặng mùi đạo đức.

Tôi không tham gia vào tất cả những chuyện ong ve trên đây, mà chỉ muốn nói đến trách nhiệm của mỗi con người chúng ta trước thảm họa thiên nhiên. Bởi vì mưa bão, hồng thủy, động đất, núi lửa là các hiện tượng tự nhiên, chúng xảy ra từ khi con người chưa xuất hiện trên trái đất này và sẽ còn xảy ra mãi mãi.

Người cổ đại đã bắt đầu khai thác tài nguyên, rồi tạo ra chiến tranh và tàn phá trái đất. Nhưng sức tàn phá của họ không chạm nổi đến móng tay năng lực phục hồi của thiên nhiên. Từ khi công nghiệp hóa thì câu chuyện bắt đầu thay đổi, và sau khi toàn cầu hóa đầu những năm 1990 thì sức phá hoại của con người tăng vọt.

Trung Sơn - Lan man

Lần cuối cùng người Hà Nội phải đi sơ tán là năm 1972, khi đó ở Lương Sơn, Hòa Bình, cách Hà Nội chỉ hơn 40 km vẫn là rừng nguyên sinh.

Mình có mấy tháng sống với rừng và học được nhiều thứ, từ chẻ lạt, dựng lều, chặt nứa giang đóng bè thả suối ra bán cho nhà máy giấy. Rồi bẫy gà, săn thú, lấy măng, câu cá suối...

Mấy năm trước mình có dịp trở lại nơi ở cũ. Con đường hồi xưa vẫn cuốc bộ ra chợ Lương Sơn bây giờ được mở rộng hơn, những mảnh đồi xung quanh đều đã thành đất vườn. Từng khoảnh lớn được rào lại thành nhà vườn, resort. Rừng đã lùi xa tít, qua hẳn biên giới rồi.

jeudi 12 septembre 2024

Lưu Trọng Văn - Sẽ là tội ác nếu bỏ qua các cảnh báo

Có 25 tỉnh, thành đã được lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá ở tỉ lệ 1:50.000.

Đó là : Thanh Hóa, Nghệ An, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hòa Bình, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Thái Nguyên.

Báo Thanh Niên đưa thông tin mới nhất:

samedi 31 août 2024

Mai Quốc Ấn - Đọc mà không thể không phẫn nộ !


“Công ty Buôn Ja Wầm quản lý hơn 8.800 hecta giáp ranh với các huyện Krông Buk, Ea Súp, Buôn Đôn, Ea H'leo.

Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, từ đầu năm 2020 đến nay, trên lâm phần của Công ty lâm nghiệp Buôn Ja Wầm xảy ra hơn 500 vụ phá rừng.”

Giữ rừng nhưng mất rừng hàng trăm vụ như vậy nhưng hàng năm Công ty lâm nghiệp Buôn Ja Wầm vẫn nhận kinh phí bảo vệ rừng. Họ thậm chí còn tự ý sử dụng đất vào mục đích khác là cho thuê để kiếm lợi. Việc này kéo dài một cách kỳ lạ!

mercredi 28 août 2024

Nguyễn Tiến Tường - Thích Chân Quang, hát và làm


Tiến sĩ Vương Tấn Việt, tức thượng tọa Thích Chân Quang của chúng ta, có sáng tác một bài hát về rừng.

Lời ca thống thiết giai điệu bi ai:

"Hãy lắng nghe rừng lên tiếng ! Hỡi trái tim rừng tha thiết! Nước mắt trên từng chiếc lá, rơi qua lưng đồi khói nhòa. Bão tố thay ngàn tiếng thét... Nỗi đớn đau cùng cái chết ... Nắng cháy nhưng tình đã hết, khi con người … rất mau quên ... Ngày nào mọi người hiểu ra một điều: Cây xanh trong rừng cũng biết thương yêu ..."

lundi 6 mai 2024

Mai Quốc Ấn - Đất không giữ được nước


Là đất chết!

Nơi nào mà đất chai cứng vào mùa khô và nhão nhoẹt bùn lầy vào mùa mưa, thường là đất chết.

Khi không còn độ mùn thì đất chết! Không có độ mùn thì dù có cày đất tơi xốp thì nước ngấm hết chứ không giữ lại độ ẩm, nên mùa hạn dù có tưới cây thật nhiều thì cây chỉ hút được một phần nhỏ và đa số bốc hơi.

Tương tự, vào mùa mưa, đất không có độ mùn để giữ nước thì nước cứ từ cao trôi xuống thấp và lỗi luôn cả đất tạo thành lũ nước, lũ bùn.

mardi 19 décembre 2023

Lê Đình Thắng - Mười rờ sáu rờ mà ba chưa về

 

Đó là sân bay dã chiến Úc đại lợi. Một trảng tranh bằng phẳng lọt thỏm giữa rừng già. Giờ thì, nó cũng đã là di chỉ, bởi trùm lên đó là những rừng nghèo một tầng, hoặc cao su, hoặc cà phê.

Rừng nhân tạo. Cái cớ để ghi vô tỉ lệ rừng xứ này vẫn đâu đó gần một nửa diện tích lãnh thổ lục địa. Xứ sở xanh. Oa, màu xanh nhân tạo.

Ờ, rừng.

lundi 23 octobre 2023

Dương Quốc Chính - Thẩm mỹ trọc phú


Mình rất dị ứng với mấy cái kênh khoe nhà kiểu này, vì nó chạy theo thị hiếu đám đông, làm ngu người xem đi, làm lệch lạc thị hiếu của họ.

Vẫn biết là anh em làm kênh review dạng này để cày view cày tiền thôi. Nhưng cách làm quá xôi thịt, ăn theo thị hiếu rẻ tiền của đám trọc phú và đám cần lao mơ ước được làm trọc phú.

Mình không rõ bạn chủ kênh này có phải kiến trúc sư không? Dự là không phải. Bởi vì review nhà cửa mẹ gì toàn thấy khoe tiền, khoe của cho chủ nhà. Cái ghế này 500 củ, cái đèn kia tỉ rưỡi, cái sofa có 2 tỉ thôi...Mình nhớ có video mở đầu là màn khoe ô tô của chú kiến trúc sư, rồi khoe ô tô của chủ nhà, rồi mới vào nhà.

vendredi 8 septembre 2023

Lê Học Lãnh Vân - Giá trị sinh môi học của khu rừng sáu trăm héc-ta

 

Ngành Ecology, tiếng Việt gọi là Sinh môi học, nghiên cứu mối quan hệ giữa Sinh vật với Môi trường, bao gồm sinh vật với sinh vật và với môi trường sống trên một vùng địa lý nhất định.

Trong Sinh Môi học người ta chia ra năm cấp độ nghiên cứu, gồm có Sinh vật (Organism), Dân cư (Population), Quần thể (Community), Hệ sinh thái (Ecosystem) và Sinh quyển (Biosphere). Tương ứng với từng cấp độ, các nhà sinh môi học có các nhánh nghiên cứu Sinh môi học Sinh vật, Sinh môi học Dân cư, Sinh môi học Quần thể, Sinh môi học Hệ Sinh thái, Sinh môi học Sinh quyển.

Sinh môi học dùng kiến thức của nhiều ngành khác nhau, ít nhất gồm các ngành sinh lý học, sinh hóa học, động vật học, thực vật học, vi sinh học, sinh học tập tính, tiến hóa học, thổ nhưỡng, hóa học, vật lý học…

Hoàng Nguyên Vũ - Không chỉ hồ Ka Pét, Bình Thuận còn muốn phá rừng làm một hồ khác hoành tráng hơn

 

(Phải công nhận là địa phương này rất khoái hồ thủy lợi, mà lại nhấn chìm rừng để làm mới chịu).

Đó là hồ thủy lợi La Ngà 3, với tổng diện tích 6.600 hecta đang trong giai đoạn triển khai lập dự án, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn làm chủ dự án.

Theo tạp chí Môi trường, dự án hồ La Ngà 3 nằm trên địa bàn huyện Tánh Linh (một huyện báo động đỏ nạn phá rừng), thuộc nhóm A, đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước với tổng chi phí đầu tư là 10 ngàn tỉ đồng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là đơn vị chủ quản.

Dương Quốc Chính - Minh bạch để đồng thuận

 

Về cái hồ Ka Pét, để tránh đánh giá cảm tính, thì bên chủ đầu tư cần minh bạch Báo cáo nghiên cứu khả thi. Bên phản đối cần cử ra một nhóm chuyên gia thủy lợi, có thể góp tiền cộng đồng để thuê một đơn vị tư vấn độc lập để thẩm định, chất vấn chủ đầu tư.

Chứ còn chửi suông cảm tính thì vô ích. Dân bảo không được phá rừng để bảo vệ môi trường, chủ đầu tư bảo cần làm để cứu nông nghiệp khỏi hạn hán, chả ai nghe ai. Dư luận viên của hai bên thì tung tin giả để định hướng.

Hiện tại thông tin đang bất đối xứng, dân có thông tin hạn chế, thậm chí có thể fake. Còn chủ đầu tư đương nhiên có đủ số liệu dự án, nhưng không biết liệu có cố tình fake hay không.

Nguyễn Ngọc Chu - Có hồ La Ngà thì không cần hồ Ka Pét

Người nào đến nhiệm kỳ của mình cũng muốn để lại dấu ấn. Tất cả các dấu ấn họ để lại không ngoài các dự án. Dự án nào cũng liên quan đến cắt đất, đốn cây. Ai cũng hô hào “không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế”. Chỉ có hậu thế mới thực sự thấm thía thế nào là môi trường sống “không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế” mà tiền nhân để lại.

CÓ HỒ LA NGÀ 3 THÌ KHÔNG CẦN HỒ KA PÉT

I. HỒ CHỨA NƯỚC LA NGÀ 3

Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận đã có các công văn gửi Chính Phủ xin thu hồi hoặc di dời thủy điện La Ngâu về sau hồ chứa nước La Ngà 3. Xác định La Ngà 3 là “công trình chiến lược đa mục tiêu”. Được ưutiên trong quy hoạch quốc gia, và mong muốn được đưa vào xây dựng càng sớm càngtốt.

Về dung tích và kỳ vọng :

jeudi 7 septembre 2023

Hoàng Dũng - Ngay từ năm 2019 đã có đại biểu Quốc hội phản đối làm hồ Ka Pét

 

Trong phiên thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án hồ chứa nước Ka Pet, đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, cho biết :

“Qua kết quả khảo sát 11 ô tiêu chuẩn, thì đã có tới 332 cây gỗ trong khu vực hồ chứa Ka Pet thuộc 43 loài thực vật thân gỗ, 36 chi và 23 họ thực vật khác nhau. Trong đó có 2 loài trong danh mục các loài thực vật quý hiếm của sách đỏ Việt Nam; 8 loài thuộc danh mục thực vật quý hiếm theo sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Đặc biệt có những loài thuộc nhóm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng nếu không được quản lý chặt chẽ.”

mercredi 6 septembre 2023

Phó Đức An - Có ai nghe được tiếng thở dài của rừng thiêng?

Đó là tiếng thở dài não nề của một khu rừng nguyên sinh sắp bị hủy diệt bởi những lý do nhẹ tênh, mà bên cạnh đó vẫn có những phương án khác thay thế!

Mấy bữa nay cộng đồng mạng và xã hội rộ lên sự phản đối, phẫn nộ về hồ chứa nước Ka Pét. Bởi dự án này sẽ phải phá hủy đi 600 hecta rừng tự nhiên ở xã Mỹ Thạnh có 137 ha rừng đặc dụng của Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, có rất nhiều loại gỗ quý, như: lim, cẩm, hương, trắc, căm xe, mun, bằng lăng. Người dân địa phương cho biết họ từng gặp nhiều loài động vật trong rừng như rùa, nai đỏ, khỉ, voọc, heo rừng, chồn hương, nhím, kỳ đà.

Phá một khoảng rừng quý giá ngàn năm để chỉ vì một số nhu cầu không xứng tầm như cung cấp nước cho nông nghiệp, khu công nghiệp, sinh hoạt, cải tạo môi trường và điều tiết nước vùng hạ du Hàm Thuận Nam.

Nguyễn Ngọc Chu - Giải pháp cho rừng nguyên sinh Mỹ Thạnh và hồ chứa nước Ka Pét

 

Xem bản đồ của Google, rừng nguyên sinh Mỹ Thạnh có màu xanh đậm nhất trên toàn bộ giải đất phía Nam Tây Nguyên và Bình Thuận, kéo dài từ Gia Nghĩa, qua Bảo Lộc đến Phan Thiết. Mở rộng lên toàn bộ đất nước thì Mỹ Thạnh là một trong số rất ít các vùng có màu đậm nhất.

Nhìn bản đồ rừng Việt Nam từ năm 1945 qua các thời kỳ mà trong lòng như có muối xát. Chúng ta không chỉ làm ngắn tuổi thọ chính mình, mà đang cắt từng phần tuổi thọ của các đời con cháu.

1. VÀI NÉT VỀ DỰ ÁN HỒ CHỨA NƯỚC KA PÉT

Nghĩ rằng, trước khi quyết định triệt phá 680,41 ha rừng tự nhiên, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) nhiệm kỳ 2010-2015 đã phải “nhắc lên, đặt xuống” nhiều lần. Và dự đoán rằng, trước khi bấm nút thông quyết định biến 680,41 ha rừng nguyên sinh thành lòng hồ Ka Pét, 500 vị đại biểu Quốc hội khóa XIII cũng đã “rất trăn trở.”

mardi 5 septembre 2023

Đỗ Duy Ngọc - 600 hecta rừng ở Bình Thuận sắp bị xóa sổ

 

Tin tỉnh Bình Thuận chuẩn bị khai thác khu rừng tự nhiên hơn 600 hecta ở xã Mỹ Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam) để làm hồ chứa nước phát triển kinh tế, xã hội khiến dư luận lo lắng. Những người yêu rừng, gắn bó với rừng và có khát khao muốn giữ lại rừng cho quê hương cảm thấy lo âu.

Dự án hồ chứa nước Ka Pét dung tích hơn 51 triệu m3 đã được Quốc hội thông qua chủ trương năm 2014 với tổng mức đầu tư 874 tỉ đồng. Hồ xây dựng với mục đích cải tạo môi trường và điều tiết nước vùng Hàm Thuận Nam.

Bình Thuận và Ninh Thuận là hai tỉnh luôn bị khô hạn, lượng mưa rất ít và thiếu nước nghiêm trọng. Làm một cái hồ lớn để cải tạo môi trường giúp dân có cuộc sống khá hơn là việc nên làm.

Thọ Nguyễn - Văn hóa mì tôm

 

Một cô cháu mới sang Đức học nghề tâm sự với mẹ là sang đây thèm mì tôm quá. Chắc vì cháu mới sang nên chưa biết chỗ mua (và giá cũng rẻ lắm).

Gia đình cháu thuộc diện nghèo ở Hà Tĩnh nên mì tôm là bạn đồng hành với cháu từ bé. Trong đại dich Covid, nhiều gia đình đã phải ăn mì tôm cầm hơi cả tháng trời. Nói đến cứu trợ thiên tai, ai cũng nghĩ ngay đến các hộp mì được chở bằng thuyền thúng đến từng gia đình bị nạn.

Mì tôm là cái tên dân gian của tất cả các loại mì ăn liền, dù nó có vị tôm, vị bò hay vị lợn. Sau 30.04.1975, chiến tranh mới kết thúc, đất nước chia kịp thống nhất thì cái dạ dày người miền Bắc đã được hưởng thành quả thống nhất qua các loại mì Vifon, Miliket, Vị Hương v.v… Anh nào đi miền Nam ra xách được thùng ‘’Hai-tôm Miliket“ tặng mẹ bạn gái thì chắc ăn 100%. Về sau mì được đóng thành bao ny-lon 50 gói một, phân phối về các cơ quan. Công đoàn chỉ còn mỗi việc phân chia cho cán bộ. Cứ thế mì ăn liền gắn bó với cuộc đời của rất nhiều người Việt.