Là nhà nghiên cứu của King’s College ở Luân Đôn và Viện nghiên cứu
quốc tế về hòa bình ở Stockholm, bà Lentzos hồi tháng Năm đã công bố bản
đồ các phòng thí nghiệm P4 trên thế giới. Có 60 cơ sở được gọi là P4
(mầm bệnh loại 4) hay BSL-4 (biosafety level/mức độ an toàn sinh học) là
nơi nghiên cứu về các virus gây những bệnh nguy hiểm như Ebola, đậu
mùa…nằm tại 23 nước (25 tại châu Âu, 14 ở Bắc Mỹ, 13 tại châu Á), nhưng
đến 3/4 không tôn trọng các tiêu chuẩn khắt khe về an toàn.
Giáo sư Claverie cho rằng rất đáng ngạc nhiên khi nguyên nhân của đại
dịch đã làm 3,3 triệu người chết và làm tê liệt kinh tế toàn cầu từ một
năm qua vẫn chưa được làm rõ. Dưới áp lực của vài chính phủ và tập thể
các nhà khoa học, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rốt cuộc cũng tổ chức một
đoàn kiểm tra bị Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ. Đặc biệt mọi ý định điều
tra về trách nhiệm của Viện Virus học ở Vũ Hán, nơi xuất phát đại dịch,
đều bị ngăn chận.
Luật im lặng do các thế lực thân Trung Quốc áp đặt bị phá vỡ
Trang nhất của Le Figaro hôm nay dành cho tổng thống Pháp,
trong bài phỏng vấn độc quyền ông Emmanuel Macron khẳng định quyết tâm
làm giảm tình trạng tội phạm, « vì quyền được sống yên ổn » của người dân. Libération quan tâm đến những người mà việc giải phẫu phải hoãn lại để dành chỗ cho bệnh nhân Covid, Le Monde nói về nỗ lực trị liệu của ngành y tế để những thủ phạm bạo hành tình dục không tái phạm. Les Echos cảnh báo « Nợ công, quả bom nổ chậm », khi nợ của 35 nước giàu nhất đã tăng gấp bốn lần trong 25 năm qua. La Croix đặt câu hỏi « Một hiệp ước nguyên tử Iran, liệu vẫn còn có thể ? »
Đại dịch xảy ra tại nơi có phòng thí nghiệm P4 : Ngẫu nhiên ?
Về quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Les Echos có bài phân tích « Bí mật về nguồn gốc Covid càng làm tăng thêm sự đối địch Mỹ-Trung ».
Chính quyền Biden muốn buộc Bắc Kinh phải trả giá vì đã dối trá, giấu
diếm nguyên nhân xảy ra đại dịch, đây sẽ là mối đe dọa nặng nề cho Trung
Quốc.
Con virus corona lọt ra từ phòng thí nghiệm P4 của Viện Vi trùng học
Vũ Hán, nơi chứa những con virus nguy hiểm nhất thế giới như tổng thống
Donald Trump đã nói ? Hoặc là từ phòng thí nghiệm P3 gần đó, cũng chuyên
nghiên cứu về virus corona ? Hay là nó thoát ra từ phòng thí nghiệm P2
của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, nơi tiến hành các cuộc
nghiên cứu về virus corona trên loài dơi trong những điều kiện nhiều khi
kém an toàn, nằm cách ngôi chợ thịt rừng Hoa Nam chỉ 300 mét ?
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm Chủ nhật 03/05/2020 khẳng định « có đầy những bằng chứng »
là con virus xuất xứ từ một phòng thí nghiệm Vũ Hán, nhưng không nói rõ
phòng thí nghiệm nào. Ông cũng không trả lời câu hỏi liệu con virus có
do Bắc Kinh cố tình phát tán hay không.
Từ phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán đến nhà máy xử lý nhiên liệu nguyên tử
Khi nạn dịch khởi đầu tại thành phố, bà Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli),
chuyên gia về virus corona của Viện Vi trùng học Vũ Hán không thể ngủ
được trong nhiều ngày, với câu hỏi dai dẳng « Liệu có phải con virus thoát ra từ phòng thí nghiệm Trung Quốc ? ».
« Batwoman » của P4 Vũ Hán
Người
phụ nữ 55 tuổi được báo chí Hoa lục đặt biệt danh là « Batwoman », do
bà chuyên nghiên cứu loài dơi ở Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam, các
khu vực thực sự là « nhà máy sản xuất virus ». Năm 2005, chính từ một
con dơi mà bà đã nhận diện được hai loại virus gần giống với SARS-CoV,
virus đã gây ra dịch SARS năm 2003. Thế nên ngay từ khi những bệnh nhân
đầu tiên nhập viện ở Vũ Hán, Thạch Chính Lệ đã thổ lộ với Jane Qiu, nhà
báo của nguyệt san Scientific American về nỗi lo con virus thoát ra từ Trung tâm bệnh nhiễm của Viện Vi trùng học Vũ Hán.