Affichage des articles dont le libellé est Ngô Đình Diệm. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Ngô Đình Diệm. Afficher tous les articles

dimanche 17 novembre 2024

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (11)

 

KỲ XI - TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU VỚI KHU DINH ĐIỀN CÁI SẮN

Từ ngàn xưa, Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, công khai phá của cha ông là những nỗ lực không ngừng nghỉ. Để đến thế kỷ XX, nhiều vùng trên lãnh thổ, ruộng đất “cò bay thẳng cánh”, đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề xã hội nan giải.

Trong lúc tại miền Bắc, do kết quả sự phân chia ruộng đất trải qua nhiều thế hệ, đất trở nên manh mún, các bờ đê phân chia những mảnh ruộng chi chít chiếm mất một diện tích khả canh rất lớn. Thì tại miền Nam, do hậu quả của chính sách thực dân, đất đai thường rơi vào tay một thiểu số đại điền chủ sở hữu hàng ngàn hecta (hectare: mẫu tây), với số người làm công hay thuê mướn thật lớn.

Đến nửa sau thế kỷ XX, nhu cầu tái phân của cải trong cộng đồng dân tộc, tiêu biểu là ruộng đất, trở nên cấp thiết và được các chính quyền kế tiếp nhau tại hai miền Nam-Bắc thực hiện. Cuộc cải cách ruộng đất (CCRĐ) tại miền Bắc vào những năm đầu thập niên 1950 mang màu sắc cực đoan, dư âm còn vang vọng đến bây giờ.

mardi 12 novembre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Tảng đá quá khứ và đường tới tương lai

(Xin chép lại bài viết cách đây năm năm! – LHLV)

Ngày 08/11/2019, báo Thanh Niên đưa tin “Theo thông tin của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang đã thuận thế vô thường an nhiên viên tịch”.

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang không chỉ là một cao tăng, cuộc đời ông gắn với giai đoạn lịch sử đầy biến động của Việt Nam những năm 1963-1975. Đây là giai đoạn từ cuối thời ông Ngô Đình Diệm chấp chính tại Miền Nam kéo dài tới tháng 4/1975 khi đất nước thống nhất, một giai đoạn đầy cảm xúc khi nhớ lại.

Trong giai đoạn này, hai nhân vật có ảnh hưởng lịch sử rất lớn là ông Hồ Chí Minh ở Miền Bắc và ông Ngô Đình Diệm ở Miền Nam.

dimanche 3 novembre 2024

Cù Mai Công - “Hùm xám của chế độ” ẩn mình trong ngõ An Lạc

 

“Ngõ An Lạc” theo cách gọi hồi đầu di cư 1954 là một con hẻm nhỏ trên đường Phạm Hồng Thái, nay là hẻm 686 Cách Mạng Tháng Tám, phường 5, quận Tân Bình. Đây là một con hẻm khu trung tâm vùng Ông Tạ với câu thành ngữ : “Trai Nam Thái, gái An Lạc”.

Vào hẻm này chừng 100 m, bên trái có một hẻm nhánh. Đầu hẻm nhánh này có một căn nhà trệt một gác gỗ nhỏ, ngang chừng hơn ba thước. Đó là nhà ông bà Hiếu, Bắc 54 Hà Nam.

Đi thêm một căn nữa là nhà nhạc sư Kim Long, một vị nhạc sĩ linh mục nổi tiếng xưa nay với hàng ngàn khúc Thánh ca mà từ hồng y, giám mục đến giáo dân cả nước đều hát: Kinh hòa bình, Con hân hoan…Cả nhạc sư Kim Long lẫn gia đình ông bà Hiếu sống rất bình thường như mọi người trong con hẻm lao động nghèo này.

samedi 2 novembre 2024

Dương Quốc Chính - Sai lầm về lý luận của anh em dân chủ

Hiện nay có rất nhiều anh em dân chủ đang có lý luận đại khái là: Đã ủng hộ dân chủ thì không thể ủng hộ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, Park Chung Hee, Tưởng Giới Thạch, thậm chí cả Lý Quang Diệu.

Anh em còn coi chính quyền Ngô Đình Diệm cũng độc tài như cộng sản, tư duy đấu tố, mạt sát hệt anh em bò đỏ. Kiểu lý luận này thường gặp ở nhóm Sách hiếm.

Theo mình, đây là sai lầm về phương pháp luận của các anh em. Sai chỗ nào?

vendredi 1 novembre 2024

Cù Mai Công - 61 năm Đảo chính 1-11-1963 lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm


Ba đại tá được « Ông Cụ » đặc biệt tin cẩn làm gì trong ngày 1-11-1963?

(Tôi không phải là người viết sử mà chỉ ghi nhận thông tin từ góc người Ông Tạ. Nhưng lịch sử Việt Nam Cộng Hòa chắc chắn sẽ phải viết lại hoàn toàn nếu các mưu sự, tính toán của ba vị đại tá ấy thành công).

Trên đường Phạm Hồng Thái (nay là Cách Mạng Tháng Tám, Tân Bình, TPHCM), có hẻm An Tôn (nay là hẻm 947 Cách Mạng Tháng Tám). Hẻm này dài hơn hai trăm thước, cuối hẻm nhìn xéo bên phải là Trường trung tiểu học Mai Khôi (nay là Trường tiểu học Bành Văn Trân). Xưa tôi học tiểu học ở Mai Khôi, nhiều lúc qua lại hẻm này vì trong đó có nhà cô giáo lớp Bốn của tôi.

Cùng dãy nhà với nhà cô tôi có một ngôi nhà giữa hẻm khá lặng lẽ, cửa nẻo thường đóng, người ra vô cũng ít nói. Dân trong xóm này gọi bà chủ nhà lịch thiệp, lộ rõ nét sang trọng này là o Khôi. Ít ai biết đó là vợ đại tá Việt Nam Cộng Hòa Lê Quang Tung - tư lệnh Lực lượng Đặc biệt Việt Nam Cộng Hòa, kiêm chỉ huy trưởng Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Phủ Tổng thống thời Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm.

dimanche 20 octobre 2024

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (6)

KỲ VI - VỊ THẾ CỦA CẤP QUẬN TRONG NỀN HÀNH CHÁNH VIỆT NAM CỘNG HÒA

Là người đã từng tham gia vào guồng máy hành chánh địa phương của miền Nam trước 1975, mình có thể khẳng định cấp quận là cấp nhục nhằn nhất.

Ty Tài chánh của tỉnh chỉ có hai phòng là Phòng Ngân sách tỉnh và Phòng Ngân sách xã (sau có thêm Phòng Ngân sách Xây dựng Nông thôn), không có “Phòng ngân sách quận”. Đơn giản vì cấp quận không hề có ngân sách riêng, mọi hoạt động đều phải do ngân sách tỉnh rót xuống.

Về nguyên tắc tổ chức, quận chỉ là cấp trung gian giữa tỉnh và xã, chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm soát việc các xã thực hiện công vụ trong phạm vi chức trách của xã. Nhất nhất mọi thứ cần thiết trong việc điều hành tại quận, Văn phòng quận đều phải xin tỉnh cấp, từ một cây chổi để làm vệ sinh đến lượng xăng dầu cần thiết cho việc di chuyển bằng công xa. Tình trạng này dẫn đến nhiều trường hợp cười ra nước mắt.

mardi 15 octobre 2024

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (5)

 

KỲ V – MỘT ÂN OÁN GIỮA CÁI SẮN VÀ BÁO CHÍ SÀI GÒN

Trong suốt thời gian Thiếu tá Ngọc tiếp tục giữ chức vụ Quận trưởng Kiên Tân, sự nhân nhượng của ông đối với cha Phúc về mặt bố trí nhân sự tại Chi khu là điều ai cũng rõ.

Song những gì mà cha Phúc làm lợi cho ông thường là vượt ra ngoài tầm hiểu biết của nhiều người ở quận. Đơn giản vì đó là những cuộc vận động hành lang ở cấp vùng hay trung ương. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa Phó Quận trưởng và Quận trưởng, giữa Phó Quận trưởng với cha Phúc cũng không có gì đáng nói.

Về mặt hành chánh, do sự thiếu thốn nhân sự - vấn đề bổ sung thuộc trách nhiệm của cấp tỉnh - việc có thêm một, hai quân nhân do Bộ chỉ huy Chi khu tăng cường cho Văn phòng quận (xuất phát từ sự nhân nhượng của ông Quận trưởng với cha Phúc) cũng giúp cho việc điều hành công vụ được thuận lợi hơn. Mặc dù về lâu về dài, không phải là việc này không có những hệ quả đáng xem xét.

vendredi 11 octobre 2024

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (4)

 

KỲ IV : BẤT ĐỒNG VIỆT-MỸ TẠI CÁI SẮN

Phải thành thật mà nhận rằng mặc dù với uy thế bao trùm từ Vùng xuống Tỉnh, từ Tỉnh xuống Quận, cha Phúc vẫn là người cư xử rất phải chăng, hòa nhã, vui vẻ với mọi hạng người mà cha gặp, không phân biệt địa vị xã hội. Ngay những ngày đầu tiên làm việc tại quận, mình đã có một bất ngờ lớn về điều này.

Tại Văn phòng quận, không biết từ bao lâu, có một anh Trung sĩ An ninh quân đội tên L. mặc quần áo dân sự, làm ở Ban Nội an-Quân vụ. Nghe đâu anh này là con nuôi cha Phúc. Ngay buổi chiều đầu tiên, trong lúc ở ngoài phòng làm việc của mình, tôi chứng kiến chuyện cãi vã sôi nổi giữa L. và một đồng nghiệp. Trong câu chuyện của họ, tôi có xen vào một câu, song có lẽ trong lúc quá say sưa, L. chừng như không nghe tôi nói gì. Tôi không hề để tâm đến chuyện đó và quên nó ngay.

Song, không ngờ chút tiểu tiết ấy, lại có người đi mách cha Phúc, với hàm ý rằng anh L. ỷ thế là con nuôi của cha mà xem thường ông tân Phó quận.

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (3)

 

(Từ đây, với những nhân vật chỉ nhắc thoáng qua trong một thời điểm nhất định, tác giả sẽ viết tắt tên thật của họ. Riêng với những nhân vật chính có mặt lâu dài hay xuyên suốt loạt hồi ức, để bạn đọc dễ theo dõi và dễ nhớ, người viết sẽ ghi đầy đủ họ tên đã được thay đổi hoàn toàn).

KỲ III – MỘT “CHÂN DUNG QUYỀN LỰC” TẠI CÁI SẮN

Một buổi trưa tháng 11 năm 1968, sau khi có Sự vụ lệnh của Tỉnh trưởng Kiên Giang tạm cử làm Phó Quận trưởng quận Kiên Tân (trong lúc chờ Nghị định hợp thức hóa của Bộ Nội vụ). Không cần xin công xa của tỉnh đưa xuống nhiệm sở mới cho có chút “bề thế”, mình âm thầm xách chiếc va li nhỏ gọn, leo lên một chiếc xe đò (bây giờ gọi là xe khách) cũng nhỏ gọn như thế, trực chỉ quận lỵ Kiên Tân, ở cách trung tâm tỉnh lỵ khoảng 30 km.

Dưới ánh nắng trưa gay gắt, khi tôi vừa đi bộ đến khoảng nửa quãng sân rộng của quận đường Kiên Tân (thời đó gọi là “Văn phòng Quận”), thì ông Trần Đ.M., Trưởng ban Hành chánh Quận đã kịp nhìn thấy chiếc va li lắc lư trên tay tôi. Đoán biết tôi là ai, ông chạy ra xách hộ chiếc va li, đưa tôi vào thẳng quận đường.

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (2)

 

KỲ II : NHỮNG BƯỚC CHÂN ĐẦU TIÊN TRÊN VÙNG CÁI SẮN

Vào những thập niên đầu thế kỷ XIX, ngoài những thủy lộ tự nhiên được người dân Gia Định sử dụng làm phương tiện đi lại giữa các trấn, chính quyền Gia Định Thành chỉ mới xây dựng ba con đường Thiên lý xuất phát từ trung tâm Sài Gòn, nối liền lãnh thổ của ta với nước Chân Lạp. Việc đào kinh và khai thông sông rạch vẫn chưa được chú trọng.

Mãi đến năm 1818, quan Trấn thủ Vĩnh Thanh là Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu) mới bắt tay vào việc mở mang các thủy lộ tại địa phương rộng lớn mà ông trấn nhậm, khởi đầu với việc đào vét, mở rộng con sông Tam Khê nối liền huyện Đông Xuyên (Long Xuyên) với đạo Kiên Giang (trấn Hà Tiên). Tiếng là sông, song đấy chỉ là những lạch nước nhỏ, bùn lầy, cây cỏ mọc um tùm, chỉ có thể di chuyển ghe xuồng vào mùa nước lớn.

Sau một tháng, với sự lao động cật lực của 1.500 nhân công, sông được hoàn thành với chiều dài khoảng 32 cây số, chiều rộng hơn 40 mét, chiều sâu hơn 7,2 mét (theo sách Đại Nam thực lục thì sông rộng hơn 10 trượng, sâu 18 thước, quy đổi theo cách phổ biến là 1 trượng bằng 4 mét, 10 thước bằng 1 trượng, tức mỗi thước bằng 0,40 mét).

dimanche 29 septembre 2024

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (1)

 

KỲ I

Những câu chuyện đầy kịch tính mà tôi đã chứng kiến trong hai năm làm việc tại quận Kiên Tân, tỉnh Kiên Giang (1968-1970), nơi chứa phần lớn khu dinh điền Cái Sắn, đủ để xây dựng thành một truyện dài với đầy đủ tính chất hỉ nộ ái ố của chúng.

Điều này có thể thành hiện thực hay không còn là một câu hỏi để ngỏ, song trước hết, xin kể lại phần cốt lõi của chúng như một hồi ức lụn vụn, khi trí nhớ vẫn còn đủ trung thành với người viết bài này.

Trong số những nhân vật được nhắc đến nhiều trong hồi ức này, có người đã qua đời cách nay gần 50 năm. Song nếu vì e ngại khi chạm đến lãnh vực tâm linh thì chẳng phải tôi đã chôn vùi những sự thật sinh động và rất ít người biết đến, vào một thời điểm đáng nhớ, tại một vùng đất đáng nhớ đó sao!

dimanche 21 juillet 2024

Đỗ Duy Ngọc - Di cư 1954

 

Ngày này cách đây 70 năm, gia đình tôi chuẩn bị di cư vào Nam. Hồi đó nhà tôi ở Đồng Hới, di cư bằng máy bay chứ không đi tàu há mồm như những người ở miền Bắc.

Trong trí nhớ của tôi, chẳng có một hình ảnh nào của chuyến bay đó vì lúc đấy tôi còn nhỏ, chỉ mới có mấy tuổi. Bay vào Quảng Trị, sau đó vào Huế rồi vào Đà Nẵng ở đó mấy chục năm.

Hồi mới lớn, tôi thấy trong tủ sách của Ba tôi có một tờ báo với một bài phóng sự của một phóng viên người Pháp, trong đó có một đoạn phỏng vấn ba tôi kèm hình chụp gia đình tôi cạnh chiếc phi cơ. Ba tôi mặc veste trắng, anh tôi và tôi đội chiếc mũ phớt, mặc áo khoác màu sáng. Mẹ tôi mặc áo dài và chị tôi mặc đầm chân mang sandale. Hình ảnh đó chứng tỏ chuyến đi được chuẩn bị rất chu đáo chứ không có gì gấp gáp.

mercredi 8 mai 2024

Dương Quốc Chính - Tại sao chế độ thuộc địa sụp đổ ?

Giáo dục lịch sử quan trọng nhất là phải để người học/đọc trả lời được các câu hỏi tại sao, nhân quả, thay vì học thuộc lòng các sự kiện, các chi tiết lặt vặt nặng về tiểu tiết kỹ thuật. Có nhiều người hỏi mình câu này, mà mình nghĩ là rất cơ bản, ai cũng đã từng học lịch sử về Điện Biên Phủ nhưng vẫn phải hỏi:

1. Tại sao Việt Minh và Pháp lại lôi nhau lên tận Điện Biên Phủ là xứ khỉ ho cò gáy để đánh nhau? Sao Việt Minh không kéo quân về mà chiếm Hà Nội luôn cho rồi?!

2. Sao Việt Minh đánh thắng Điện Biên Phủ rồi mà không thừa thắng xông lên chiếm luôn Hà Nội đi?

mardi 30 avril 2024

Lưu Trọng Văn - Nhân ngày 30 tháng Tư

1. Tiến sĩ Nguyễn Tiến, chồng của ca sĩ Ái Vân kể:

Ba tôi là kiến trúc sư, thành viên ban thiết kế Dinh Độc Lập, trong nhóm của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.

Một lần, khi ba tôi trình bày với tổng thống Ngô Đình Diệm về phân bổ, thiết kế các phòng, trong đó có phòng cho việc "thờ tự". Tổng thống cho ý kiến ngay:

- Các ông nên thiết kế cách chung, dễ thay đổi. Để sau này, tổng thống khác, tôn giáo khác có thể bài trí lại theo tôn giáo của họ.

lundi 25 décembre 2023

Dương Quốc Chính - Dương Văn Minh, kẻ phản phúc

 

Đôi lời : Trong  hồi ký của William Colby, cựu giám đốc CIA ở Sài Gòn, có đoạn cho biết Dương Văn Minh từng đề nghị ám sát cả tổng thống Ngô Đình Diệm lẫn ông Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn nhưng bị CIA bác. Khi nào có thì giờ TM tìm lại được cuốn sách sẽ dịch đoạn này.

Đại Việt sử ký toàn thư có đoạn:

Trước kia khi người Nguyên vào cướp, vương hầu quan liêu phần nhiều đến dinh xin quy phục. Đến khi giặc thua, bắt được một hòm các tờ biểu xin đầu hàng, Thượng hoàng sai đốt đi để yên lòng kẻ phản trắc.

Thượng hoàng là Trần Thánh Tông.

Một câu chuyện khác. Ông Nguyễn Văn Y, nguyên là Chỉ huy trưởng Cảnh sát Quốc gia, chính quyền ông Ngô Đình Diệm, kể lại (mình tóm tắt đại ý):

vendredi 10 novembre 2023

Cù Mai Công - 60 năm Đảo chính 1-11-1963 lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm (6)

 

Kỳ 6 : SAU ĐẢO CHÍNH 1-11-1963

Sau cuộc đảo chính 1-11-1963, ai cũng biết là liên tục hơn một chục cuộc đảo chính, phản đảo chính khác của nhiều nhóm sĩ quan. Đó là những ngày Sài Gòn không yên ổn, cho tới khi nền Đệ nhị Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu ngày 1-11-1967 được ra mắt - đúng bốn năm sau đảo chính 1-11-1963.

Nhưng dù thể chế nào, ai lãnh đạo, thông tin về cuộc đảo chính vẫn úp mở, không rõ khi các lãnh đạo miền Nam lúc ấy ít nhiều liên quan với đảo chính 1-11, và cả sự ràng buộc, kỵ húy của đề tài này khi các sĩ quan đảo chính vẫn cầm quyền. Sau đó là 30-4-1975, đây cũng vẫn là đề tài “nhạy cảm” với đủ mọi thông tin khác nhau, nhất là từ những quan chức, tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa ở nước ngoài chỏi nhau chan chát cho tới giờ. Thực hư khó xác định. Đó là chưa kể có thông tin không rõ ràng từ chính những “người trong cuộc”, có khi để bào chữa cho mình.

Chẳng hạn cái chết của anh em đại tá Lê Quang Tung - thiếu tá Lê Quang Triệu, thông tin chủ yếu từ nước ngoài. Người nói bị đâm, kẻ nói bị bắn; thủ phạm có người nói đại úy Nguyễn Văn Nhung, có vị dẫn lời một tướng nói do một Quân cảnh gác phòng họp bắn… Ai cũng khăng khăng mình đúng.

lundi 6 novembre 2023

Cù Mai Công - 60 năm Đảo chính 1-11-1963 lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm (5)

 

Kỳ 5: CUỘC ĐẢO CHÍNH 20 TIẾNG VÀ “HẬU CỨ CHÍNH TRỊ” ÔNG TẠ

Sau khi phản đảo chính 1-11-1963 thất bại và bị Hội đồng Quân nhân Cách mạng của tướng Dương Văn Minh tước binh quyền, ông Dzinh đã từ dinh tư lệnh Sư đoàn ở Sa Đéc về ở cư xá Lữ Gia, Phú Thọ, cạnh nhà nữ tài tử Kiều Chinh.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Dzinh phản đảo chính cứu Tổng thống Ngô Đình Diệm, người đồng hương huyện Lệ Thủy, Quảng Bình của mình. 

Ba năm trước, ngày 11-11-1960, ông Dzinh, lúc ấy là trung tá, tư lệnh phó kiêm tham mưu trưởng của Sư đoàn 21 bộ binh cũng từ miền Tây mang một pháo đội 105 cùng đại úy Lưu Yểm, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/33 của của Sư đoàn 21 bộ binh kéo về Sài Gòn nhổ chốt Phú Lâm do Tiểu đoàn 8 nhảy dù trấn giữ; thẳng đường về Dinh Độc Lập dẹp tan cuộc đảo chính do đại tá Nguyễn Chánh Thi cầm đầu.

samedi 4 novembre 2023

Cù Mai Công - 60 năm Đảo chính 1-11-1963 lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm (4)

 

Kỳ 4: SAU ĐẢO CHÍNH, PHẢN ĐẢO CHÍNH LẠI LIÊN TIẾP ĐẢO CHÍNH VÀ PHẢN ĐẢO CHÍNH

Cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm tạo ra hai luồng cảm xúc đối nghịch cả trong lẫn ngoài nước: một, vui mừng khi lật đổ chế độ “gia đình trị”; hai, bàng hoàng khi ông Diệm bị giết.

Người Mỹ đứng sau lưng, bật đèn xanh cho Hội đồng Quân nhân Cách mạng lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm thì ai cũng rõ rồi. Nhưng khi nghe tin ông Diệm bị giết, Tổng thống Mỹ Kennedy cũng bần thần. Đa số người Bắc di cư vốn hàm ơn ông Diệm đưa mình vào Nam thì bàng hoàng.

Khi nghe ba tôi nói ông Diệm bị giết, mẹ tôi thốt lên “Giêsu Maria, lạy Chúa tôi” rồi vào ngồi trong góc nhà, đầm đìa nước mắt, đấm ngực than: “Hết về Bắc lại rồi ông ạ”. Chả là nhiều người Bắc 54 đến lúc đó vẫn tin sẽ có ngày ông Diệm đưa mình về lại quê hương.

vendredi 3 novembre 2023

Bùi Chí Vinh - Ngày khẳng định chủ quyền Hoàng Sa

 

Ngày 13 tháng 7 năm 1961

Tng Thng Ngô Đình Dim ký sc lnh khng đnh ch quyn Hoàng Sa

Gic phương Bc hết khua môi múa mép

Trc thuc Qung Nam mt di sơn hà

jeudi 2 novembre 2023

Cù Mai Công - 60 năm Đảo chính 1-11-1963 lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm (3)

 

Kỳ 3: TỔNG THỐNG VÀ BÀO ĐỆ BỊ SÁT HẠI TRONG NGÀY LỄ CÁC LINH HỒN 2-11

Có nhiều đánh giá khác nhau, tranh cãi về công, tội của nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm; đúng sai của cuộc đảo chính… Đó không phải là chủ đích của loạt bài này như đã nói từ đầu: “Tôi không viết sử mà chỉ ghi nhận thông tin từ góc người Ông Tạ”.

Nhưng có một thực tế khó ai phủ nhận: Đây là thời kỳ phát triển hoàng kim của miền Nam trước 1975, cả về kinh tế, văn hóa, giáo dục… lẫn nền nếp, trật tự xã hội. Những thành quả, hình ảnh, tư liệu… của miền Nam trước 1975 hay được nhắc tới hiện nay thường nằm trong thời kỳ này. Và nó kết thúc vào sáng 2-11-1963, ngày lễ Các linh hồn của Công giáo.

Sáng sớm ngày 2-11, Tổng thống Ngô Đình Diệm rời nơi mình tạm lánh từ tối 1-11: một ngôi nhà xây thời Pháp của ông Mã Tuyên (một bang trưởng người Hoa ở Chợ Lớn) ở số 36A Đốc Phủ Thoại (nay là Vũ Chí Hiếu) đi dự lễ ở nhà thờ Cha Tam cách đó vài trăm thước.