Muốn
xử tên trùm nào cũng dễ như lấy đồ trong túi áo!
Sáng
sớm nay, lực lượng biệt kích hải quân của Israel đã đột kích vào thành phố ven
biển Batroun, phía bắc Liban, cách thủ đô Beyrout khoảng 40 km về phía bắc, và bắt cóc
một quan chức cấp cao của Hezbollah.
Tên
này gần như chắc chắn là Emad Fadel Amhaz, cũng đồng thời là sĩ quan cấp cao
của Hải quân Liban.
Bộ
Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ vừa công bố chi tiết cuộc giải cứu tàu hàng Central
Park.
Một
nhóm phiến quân vũ trang Houthi gồm 5 tên đã bắt cóc tàu chở hàng có liên quan
đến Israel. Tuy nhiên, toàn bộ thủy thủ đoàn đã kịp thời sơ tán vào “phòng an
toàn” của con tàu và phát tín hiệu cầu cứu. Thủy thủ đoàn có cả người Việt Nam.
Lúc
này, tàu USS Mason (DDG 87) Hải quân Mỹ, cùng với các tàu đồng minh từ lực
lượng đặc nhiệm chống cướp biển của liên minh (TF151) nhận được tín hiệu đã lập
tức tiến hành chiến dịch giải cứu, với sự phối hợp của Hải quân Nhật Bản đang
có mặt gần vị trí con tàu. Tại đó cũng có mặt hai tàu của Hải quân Trung Quốc.
Nhưng họ không có phản ứng gì
1. Nga có kế hoạch đưa hơn 20 nghìn trẻ
em ra khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine
Tương tự như những gì bọn Đức quốc xã đã
làm, các bác sĩ Nga đang tiến hành kiểm tra y tế bất hợp pháp cho trẻ em
Ukraine, sau đó quân đội Nga đưa chúng đi Siberia. Việc mở rộng các biện pháp
trừng phạt và cung cấp vũ khí kịp thời cho Lực lượng Vũ trang Ukraine là cách
duy nhất để ngăn chặn sự tội ác mới này của giới cầm quyền liên bang Nga.
Liên bang Nga tiếp tục thực hiện kế hoạch
trục xuất cưỡng bức người Ukraine về lãnh thổ của mình. Theo báo cáo của lực lượng
tình báo Ukraine, tính đến ngày 15 tháng 10, Liên bang Nga đã đưa trái phép khoảng
1,2 triệu người Ukraine khỏi đất nước của mình về lãnh thổ Nga, trong đó có 240
nghìn trẻ em. Chính quyền Nga cố tình tách trẻ em Ukraine khỏi cha mẹ chúng và
bắt cóc trẻ em từ các trại trẻ mồ côi, sau đó cho chúng làm con nuôi ở Nga.
Em
của tôi hỏi, “Anh ơi, không lẽ dân mình giờ khổ tận vậy ha anh! Sang cả
Campuchia trở thành nô lệ rồi”.
Tôi
trả lời, “Nhiều năm trước anh đã dự đoán, nếu lãnh đạo cứ nói những lời rời xa
hiện thực, dân sẽ tận cùng bi kịch”.
Campuchia
cách nước mình có một xíu, đằng đẵng lịch sử chính thống ghi chép, Campuchia là
tiểu quốc, chưa bao giờ có thể so sánh với Việt Nam của chúng ta cả về quy mô,
dân số và tiềm lực. Thậm chí, lãnh đạo đương nhiệm của Campuchia cũng được
chúng ta đào tạo, giúp đỡ.
Artiom,
một trong số những người chống lại cuộc xâm lăng Ukraina, chỉ chấp nhận
gặp nhà báo Pháp với điều kiện theo đúng hướng dẫn. « Khi đổi tàu,
tắt điện thoại di động và ra khỏi trạm metro Công viên Tự do. Đi theo
ngõ Anh hùng Thế chiến trong công viên, quẹo trái ở ngã tư đầu tiên và
đợi trước bức tượng thứ ba ». Đó là tượng Raymond Dien, một nhà đấu
tranh cộng sản người Pháp chống lại chiến tranh Đông Dương. Artiom chọn
nơi này vì không có camera theo dõi. Anh thuật lại những vụ bố ráp, tạm
giam vô thời hạn, cho xem vết gãy xương ở tay và trên mặt vì bị ba kẻ
lạ mặt hành hung. Artiom cho biết phải đổi địa chỉ mỗi sáu tháng vì lý
do an ninh, chỉ khổ cho các con gái phải đổi trường liên tục...
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde gởi về bài tường trình :
Phiên
tòa đã nhiều lần bị dời lại, dự kiến diễn ra ở Thượng Hải vào cuối
tháng Sáu, theo trang web chính thức Sina Finance. Bị cáo có thể đã
quyết định « hợp tác tích cực với cuộc điều tra » nên được trình diện trước tòa. Bởi vì từ 5 năm qua không hề có một tin tức nào.
Nhà văn nữ nổi tiếng với nhiều tiểu thuyết và kịch bản phim, hiện
sống ở Berlin, quy trách nhiệm cho chính quyền Trung Quốc trong nhiều vụ
bắt cóc phụ nữ và trẻ em.
Gần đây, vụ một phụ nữ bị bắt về làm vợ
và xiềng xích như nô lệ trong cảnh giá rét đã làm chấn động dư luận Hoa lục ngay trong thời gian diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh. Chính quyền ban
đầu chối bỏ, tuy nhiên sau đó đã nhìn nhận sự kiện.
(Dorian Malovic, LaCroix 26/11/2021)Vụ mất tích suốt 18
ngày của ngôi sao quần vợt Trung Quốc Bành Súy (Peng Shuai) và sự tái xuất của
cô do chính quyền tổ chức đã đưa ra ánh sáng phương pháp cổ điển của chế độ Bắc
Kinh : tống khứ những « kẻ gây rắc rối » bằng cách làm cho họ
bốc hơi. Là người nổi tiếng hay vô danh, hàng trăm người Hoa, Tây Tạng hay Duy
Ngô Nhĩ đã bị xóa khỏi ký ức trong những năm gần đây.
Bành Súy còn sống nhưng không hề được tự do. Hôm 02/11, khi
tố cáo một quan chức rất cao cấp của đảng Cộng sản đã hãm hiếp mình, ngôi sao
quần vợt Trung Quốc đã khởi động một tiến trình dữ dội tại Trung Quốc và trên
thế giới.
Từ đầu độc, bắt cóc đối lập đến bắn hạ máy bay dân sự
Bầu
trời rõ ràng không khoan hòa với Đông Âu. Có hôm, một nhà đối lập hàng
đầu với Vladimir Putin quặn người vì đau đớn và rơi vào hôn mê trong một
chiếc phi cơ đang bay trên Xibêri. Bị đầu độc bằng Novitchok, ông chỉ
sống sót nhờ phi công đã sáng suốt quyết định hạ cánh khẩn cấp xuống
Omsk, và đội ngũ y tế nhanh chóng cứu cấp. Được chữa trị tại Đức, Alexei
Navalny từ chối tị nạn, và nay đang ngồi tù tại nước Nga quê hương.
Các gia đình Colombia có người thân bị bắt cóc hoặc mất tích
trong Ngày quốc tế các nạn nhân bị mất tích ngoài ý muốn. Ảnh chụp ngày
30/08/2018.
Nhân Ngày quốc tế các nạn nhân bị mất tích ngoài ý
muốn 30/08/2019, đã có những lời kêu gọi trên thế giới nhằm chống lại
các vụ bắt người đưa đi mất tích, cho dù thủ phạm là các Nhà nước, nhóm
chính trị hay mafia.
Tại Colombia, nhóm « Những người tìm kiếm »
gồm các bà mẹ mang biểu ngữ tại các địa điểm giao thông công cộng, cùng
với ảnh của những người con đã biến mất không tin tức. Họ phân phát các
tài liệu liên quan đến 83.000 trường hợp mất tích trong cuộc nội chiến
kéo dài hơn nửa thế kỷ.
Ở Mêhicô, có 40.000 người được cho là bị bắt đi mất tích, và hiện nay vẫn còn 26.000 xác người vô thừa nhận.
Hình ảnh đầu tiên của cựu chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ (Meng Hongwei) kể từ khi mất tích vào cuối tháng 9/2018.
Cuối tháng 9/2018, chủ tịch Interpol, ông Mạnh Hoành Vĩ bỗng dưng bị
mất tích khi đang đi Trung Quốc. Đến ngày 07/10/2019, Interpol nhận được
đơn từ chức của ông, và vài giờ trước đó Bắc Kinh loan báo ông Mạnh đã
bị bắt vì tội tham nhũng. Nay theo thông tin của báo Le Monde, cơ quan tư pháp Lyon đang mở lại hồ sơ về một âm mưu bắt cóc người vợ ông này là bà Grace Meng.
Luật
sư của bà là Emmanuel Marsigny hôm 26/2 đã nộp đơn kiện, sau khi Viện
Công tố Lyon hồi tháng 10 năm ngoái đã cho ngưng cuộc điều tra sơ khởi
vì « tội phạm có tổ chức với âm mưu bắt cóc ». Vị luật sư bày
tỏ sự ngạc nhiên, vì sao cuộc điều tra của cảnh sát hình sự Lyon với
nghi vấn chính quyền Trung Quốc có nhúng tay vào, lại bị xếp hồ sơ. Ông
nhấn mạnh đến một loạt những hoạt động khả nghi nhắm vào thân chủ mình,
trong những ngày sau khi ông Mạnh Hoành Vĩ bị mất tích.
Từ những người khách bí ẩn, cuộc điện thoại đe dọa…
Chủ hiệu sách, ông Lâm Vinh Cơ (Lam Wing Kee) phát biểu trong một cuộc biểu tình ở Hồng Kông, ngày 31/03/2019.
Một trong năm chủ nhà xuất bản sách Hồng Kông
chuyên về chuyện hậu trường chính trị Trung Quốc, hôm nay 26/04/2019 cho
biết đã trốn sang Đài Loan, do Hồng Kông chuẩn bị thông qua luật dẫn
độ.
Ông Lâm Vinh Cơ (Lam Wing Kee), 64 tuổi, nằm trong số năm chủ nhà sách bỗng nhiên bị « mất tích » vào cuối năm 2015, rồi sau đó xuất hiện tại Hoa lục, lên truyền hình « thú tội
». Ông được cho phép quay lại Hồng Kông vào tháng 6/2016, với điều kiện
phải lấy một đĩa cứng có danh sách các khách hàng, rồi sang Trung Quốc
giao nộp.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đón tiếp chủ tịch Tập Cận Bình
khi ông đến dự buổi ăn tối ở Villa Kérylos, Beaulieu-sur-Mer, gần Nice,
miền nam Pháp. Ảnh tối 24/03/2019.
Người vợ của ông Mạnh Hoành Vĩ (Meng Hongwei), cựu
chủ tịch tổ chức Cảnh Sát Quốc Tế Interpol, bị bắt cóc cách đây sáu
tháng, đã yêu cầu tổng thống Pháp Emmanuel Macron nêu ra vụ này với ông
Tập Cận Bình nhân chuyến viếng thăm chính thức của chủ tịch Trung Quốc
bắt đầu hôm nay 25/03/2019.
Trong
lá thư gởi đến Phủ tổng thống Pháp, bà Grace Meng muốn được biết chồng
bà hiện đang ở đâu và tình trạng của ông như thế nào. Bà đòi hỏi phải
cho luật sư vào thăm ông Mạnh Hoành Vĩ cũng như hỗ trợ tư pháp cho ông.
Tổ chức Phóng viên Không biên
giới (RSF) có trụ sở tại Paris hôm qua 15/03/2019 ra thông cáo yêu cầu
chính quyền Thái Lan tôn trọng quy chế tị nạn chính trị của blogger Bạch
Hồng Quyền, người được cho là nhân chứng trong vụ nhà báo Trương Duy
Nhất mất tích.
Thông
cáo cho biết mới đây cảnh sát Thái Lan đã khám xét chỗ ở của blogger
Bạch Hồng Quyền, sống lưu vong tại Bangkok từ tháng 5/2017. Được Cao ủy
Tị nạn Liên Hiệp Quốc (HCR) bảo đảm quyền tị nạn, ông đã giúp đỡ nhà báo
Trương Duy Nhất xin quy chế tương tự vào đầu năm nay. Tuy nhiên một
ngày sau khi nộp đơn, ông Nhất đã mất tích hôm 26/1 tại một trung tâm
thương mại ở Bangkok.
Chủ tịch Quốc hội Venezuela, Juan Guaido trong một cuộc mít-tinh ở Caracas ngày 16/01/2019.
Tại Venezuela, 12 nhân viên an
ninh bắt cóc chủ tịch Quốc hội Juan Guaido, nhà đối lập với tổng thống
Maduro hôm qua 17/01/2019 đã bị tòa án Caracas ra lệnh bắt giam.
Theo tòa án, các nhân viên thuộc cơ quan An ninh quốc nội (SEBIN) đã « vi phạm quyền tự do, lạm dụng quyền lực, liên kết với các tổ chức tội phạm ». Họ bị tống giam vào Hélicoide, nổi tiếng là một trong những nhà tù tệ hại nhất Venezuela.
Ông Juan Guaido, chủ tịch Quốc hội Venezuela tham dự biểu tình ở La Guaira ngày 13/01/2019.
Tại Venezuela, chủ tịch Quốc hội Juan Guaido đã bị cơ quan an ninh quốc nội (SEBIN) bắt giữ khoảng
một tiếng đồng hồ vào hôm qua 13/01/2019.Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tố cáo vụ bắt giữ « tùy tiện » này, trong khi đó chính quyền Caracas rũ bỏ mọi trách nhiệm. Quốc hội là định chế duy nhất ở Venezuela do đối lập nắm giữ.
Từ Caracas, thông tín viên Benjamin Delille cho biết thêm chi tiết :
« Chủ tịch Quốc hội Juan
Guaido đã bị bắt vào buổi trưa trên xa lộ. Khi đang trên đường ra sân
bay để dự một cuộc mít-tinh, những người che mặt bỗng xuất hiện, buộc
ông Guaido ra khỏi xe và bắt đi. Tuy nhiên, ông chỉ bị giữ lại có một
tiếng đồng hồ.
Trụ sở công ty VIBA.AIR tại Slovakia (Ảnh của báo Spectator)
Theo điều tra của báo Spectator ở Slovakia hôm nay 09/08/2018, không ai biết là ông Lê Hồng Quang, nguyên là cố vấn của cựu thủ tướng Robert Fico đang ở đâu.
Các
đại diện của Việt Nam tại Slovakia - những người có thể làm rõ thêm vụ
bắt cóc Trịnh Xuân Thanh - vẫn giữ im lặng từ tháng Sáu đến nay. Đại sứ
quán Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Slovakia chỉ trả lời ngắn
gọn cho bộ Ngoại giao Slovakia, và các đại diện của họ vẫn ẩn náu phía
sau những bức tường của tòa đại sứ.
Nhà riêng
ông Lê Hồng Quang, nguyên cố vấn của cựu thủ tướng Robert Fico – người
được cho là có mặt trên chiếc máy bay của chính phủ Slovakia được dùng
vào việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh – được bảo trì cẩn thận. Trước lối
vào, một cây đào xanh tốt, bãi cỏ được cắt xén, và hộp thư trống rỗng.
Mặc dù một chiếc xe Mercedes sang trọng đang đậu gần ngôi nhà nằm tại
quận Vajnory của thủ đô, nhưng không ai ra mở cửa.
Trịnh Xuân Thanh hôm 22/01/2018 tại Hà Nội, sau khi bị kết án chung thân. Ảnh FAZ
(Blaise Gauquelin, LeMonde 08/08/2018)Theo các nhà điều tra Đức, cựu quan chức cộng sản Trịnh Xuân Thanh đã cùng với
những người bắt cóc ông ta rời khỏi châu Âu trên một chiếc máy bay của chính
phủ Slovakia.
Câu chuyện xứng tầm một tiểu thuyết gián điệp. Đối với các
nhà điều tra Đức, được nhật báo FrankfurterAllgemeine Zeitungngày 31/7 trích dẫn, đó là nhờ sự trợ giúp – tự nguyện
hoặc không – của chính quyền Slovakia, mà cơ quan tình báo Việt Nam đã thành
công trong việc đưa đi một trong những công dân nước mình đã bị bắt ở Berlin
vài ngày trước đó.
Ông Trịnh Xuân Thanh bị đưa ra tòa ở Hà Nội ngày 08/01/2018.
Reuters hôm nay 18/07/2018 cho biết trước tòa án
Đức, nghi can Nguyễn Hải Long nhìn nhận đã giúp cơ quan tình báo Việt
Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin và bí mật đưa về nước, nơi ông
Thanh bị kết án tù chung thân vì tội tham nhũng.
Đây
là lần đầu tiên một nghi phạm chính thức nhìn nhận là chính quyền Việt
Nam đứng sau vụ bắt cóc giữa thanh thiên bạch nhật khiến Berlin giận dữ.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trả lời báo giới, Tokyo, 12/06/2018.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay 16/06/2018
kêu gọi nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un vượt lên trên những mối
nghi kỵ lâu nay, và xác nhận là đang có các nỗ lực để chuẩn bị cho một
cuộc họp thượng đỉnh.
Trả lời phỏng vấn trên truyền hình, ông Abe nói rằng chính phủ Nhật đã liên lạc với phía Bắc Triều Tiên « thông qua nhiều kênh khác nhau
» để sắp xếp một cuộc gặp với Kim Jong Un. Theo nhật báo Sankei, khi
gặp gỡ tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore hôm 12/6, lãnh đạo Bình
Nhưỡng cho biết sẵn sàng gặp thủ tướng Nhật.