Chuyện rằng có khứa Chưn Wan
Khôn làm danh lợi, làng nhàng văn thư
Một hôm khứa khoái làm sư
Xây mình thành tượng đã nư tăng đường
Chuyện rằng có khứa Chưn Wan
Khôn làm danh lợi, làng nhàng văn thư
Một hôm khứa khoái làm sư
Xây mình thành tượng đã nư tăng đường
1. Chuyện học của Thích Chân Quang: Cho đến nay chắc chắn Chân Quang không có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) bổ túc văn hóa.
Vậy thì cái cử nhơn Anh văn hệ đào tạo từ xa của trường đại học (ĐH) Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Trường ĐH Hà Nội), cử nhơn luật của Trường ĐH Luật Hà Nội - văn bằng thứ hai, hệ vừa làm vừa học cũng giả nốt.
Sư này rất ma giáo nhưng không khôn, cái căn bản nhứt là bằng tốt nghiệp THPT hệ bổ túc, dễ ẹc mà cũng học giả. Muốn học giả mà thiệt quá dễ, ai cũng biết. Nhưng hắn khôn chỗ này: Học đại học ngoại ngữ hệ từ xa và rồi lấy cái cử nhơn này học bằng thứ hai, cử nhơn luật hệ vừa học vừa làm, che mắt thiên hạ.
Trên đời này, có lẽ ít người làm được như ông Thích Chân Quang.
Viện Khoa học Nghiên cứu Nhân tài Nhân lực chết ba năm rồi, mà còn đội hồn ma dậy để trao bảng vàng vinh danh "Nhân tài đất Việt" cho ông. Đến nỗi Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phải tổ chức sự kiện, và Đài truyền hình tỉnh phải đưa tin trang trọng.
Buổi lễ tri ân lúc ông đang làm nghiên cứu sinh ở trường Đại học Luật Hà Nội, chưa bảo vệ luận án mà ông này mời được 50 giáo sư, tiến sĩ, quan chức, giảng viên, cán bộ và 1.000 phật tử đến dự. Có người còn quỳ rạp xuống để dâng hoa cho ông.
Đó là một tổ chức có tên Liên Hiệp các hội UNESCO Việt Nam. Vậy tổ chức này là gì, ở đâu ra? Xin trích vài đoạn trong các bài viết trên mạng và trên báo nhà nước.
"Một tổ chức có tên là Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã nhiều năm nay mượn danh UNESCO để cấp chứng nhận, văn bằng cho các di tích lịch sử, đền chùa hay các cá nhân. Đây liệu có phải là một tổ chức chân chính hay là một trò lừa đảo để moi tiền của người dân?"
"Hiện tại có rất nhiều các tổ chức khác cũng mượn danh UNESCO như Câu lạc bộ UNESCO thơ Đường Việt Nam, Câu lạc bộ UNESCO Thư pháp Việt Nam…nhưng không rõ là các cơ quan, tổ chức này đã được UNESCO ủy quyền hay không.
Trên mạng đang trưng ra một "núi bằng" của một ông sư, tất cả gồm 10 bằng (1 bằng Đại học, 1 bằng Thạc sĩ, 6 bằng Tiến sĩ, 2 "bằng" giáo sư), hầu hết có nguồn gốc từ nước ngoài.
Tôi đã tự hỏi, tại sao bây giờ sư sãi lại cần bằng cấp nhiều đến thế?
Thứ nhất, họ không phải người đi tu chân thật, chỉ mượn chiếc áo để thực hiện những mục đích riêng. Vì thế, họ có nhiều tiền và thời gian để đầu tư cho các loại bằng cấp kiểu này?
Vụ bằng-học vị tiến sĩ cấp tốc kiểu học tại chức của "nghiên cứu sinh" Vương Tấn Việt (tức thượng tọa Thích Chân Quang), có người bảo rằng đương sự Việt không có lỗi, mà do cơ chế.
Mẹ kiếp, xứ này bất cứ thứ gì bốc mùi đều đổ cho cơ chế. Mà cơ chế, ai cũng biết, do con người, do nhà cai trị sinh ra.
Nếu Việt không có lỗi thì đích lỗi do Trường đại học Luật Hà Nội. Điều này quá rõ, thế mà họ (tinh dững giáo sư tiến sĩ, gà sống thiến sót) cãi lấy được. Cứ như giãi bày của hiệu trưởng giáo sư tiến sĩ tổng quản thì trường không có lỗi, mà lỗi do quy định được Bộ Giáo dục-Đào tạo ban hành.
Việc ông Vương Tấn Việt học và thi lấy bằng tiến sĩ luật chỉ mất nửa thời gian, chả có gì đáng phải bàn luận. Có quyền và có tiền thì ngay cả những việc to lớn gấp vạn họ cũng làm dễ như thò tay rút điếu thuốc.
Tiện đây xin kể nhanh: Trong số một chục người thân quen của tôi có hai bằng đại học, thì quá nửa số đó văn bằng hai là Cử nhân luật! Tôi đoán là vì thực hiện việc đó quá dễ?
Tới đây trường Luật nên công bố luận văn trên cả xuất sắc của ông Việt, để thiên hạ cùng được đọc. Biết đâu vỡ ra được khối điều về học vấn thời nay. Phần mình, mới chỉ đọc qua một đoạn lan truyền trên mạng xã hội về quyền và nghĩa vụ...thì tôi có cảm tưởng ông Việt rất giỏi khoa tâm lý. Ông biết ai sẽ rất thích quan điểm của ông.
Tôi quen vài người khi về hưu rảnh rỗi mới bắt đầu đi học về bộ môn mình yêu thích. Có người học ngoại ngữ, có người học tài chính, có người học luật, có người học IT…
Họ học rất nghiêm túc để biết, hoặc để lấy bằng, dù chẳng để làm gì. Với những người này học biết thêm một điều gì đó là điều thú vị, là niềm say mê, thay vì ham mê một thú vui nào khác, như lội vào rừng đi chụp chim như tui chẳng hạn.
Những người đang làm việc thì cố học thêm để có kiến thức hỗ trợ công việc hoặc có bằng cấp để được thăng tiến. Với những người này, có người học nghiêm túc, nhưng phần đông là học qua loa rồi mua bằng.
Trên đời có nhiều dạng người (thế mới gọi là đời, tiếng Pháp là C'est la vie) nhưng thật lòng nhà cháu rất khiếp hai hạng:
- Những ông sư mặt núc ních phì nộn căng nhẫy, béo như con chút chít, to khỏe hơn cả lực sĩ Lý Đức.
Béo gầy là điều đương nhiên ở người này người khác, nhưng tu hành mà béo như lợn quay thế, chắc chỉ lo cho bản thân chứ quan tâm được tới ai.
Ghé thăm một nhà thơ nổi tiếng, thấy ông đang một mình loay hoay tháo những khung hình lớn đang treo trên tường xuống.
Đó là những tấm hình ông chụp chung với một chính khách mới lên. Hình nào cũng cười tươi. Riêng tấm hình ông tặng chính khách tập thơ thì tỏa cả hào quang.
"Sao tháo hết xuống thế?", tôi hỏi.
Nghe nói dân quanh vùng Nam Định, thức suốt đêm, tìm mọi cách để rước ấn về nhà mong sẽ vinh hoa, phú quý, tiến quan...nên mỗ tôi kể chuyện này.
Quê cụ Trạng Trình lừng danh nghe nói ở Vĩnh Lại. Dân Vĩnh Lại hiếu học, trọng khoa cử...nhưng hầu như không đỗ đạt. Họ mới kéo đến nhà Trạng chất vấn.
Cụ Trạng không nói gì, nhưng làm một con ngựa đá, khắc mấy chữ, dịch nghĩa là: "Bao giờ ngựa đá sang sông, thì dân Vĩnh Lại quận công cả làng", rồi đặt bên này bờ sông.
Khổ quá, cứ phải ngứa mồm chuyện này. Ta phải phân biệt bằng dổm (rởm) và bằng giả.
1. Bằng rởm : Là bằng thiệt, do một tổ chức có thật. Nhưng nó không có giá trị gì cả. Chỉ là tờ giấy.
Bằng rởm do hai loại tổ chức sau đây cấp:
- Diploma mills hay degree mills. Họ cấp bằng với đòi hỏi học hành rất thấp, thậm chí chẳng học hành chi cả, cứ đóng tiền là xong.
Một điều nghịch lý là danh hiệu mang tên “Nghệ sĩ nhân dân” ở ta, nhưng chẳng có “nhân dân” nào xét cả.
Thậm chí có không ít người, gọi họ là "nghệ sĩ" còn khó gọi. Thế mà cũng "nghệ sĩ nhân dân", trong khi "nhân dân" chẳng mảy may biết gì về sự nghiệp của họ cả.
Vậy là bao năm nay khái niệm bị đánh tráo, đúng hơn là bị ngụy tạo. Cái từ “nhân dân” đã trở thành trang sức của không ít những ông bà nghệ sĩ hám danh, được quyết định bởi một hội đồng xét duyệt bắt đầu từ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân nó là sản phẩm xã hội chủ nghĩa, đại khái cũng gần như huân huy chương cho sự nghiệp cống hiến. Các nghệ sĩ miền Bắc đa phần có biên chế cơ quan nhà nước, hay sáng tác theo lề, thì rất thích.
Anh em cũng cần hiểu tâm tư của những người làm nhà nước lâu năm, não người ta tư duy theo lề. Đến ngày đến tháng, với cống hiến như thế là phải được phong danh hiệu như thế. Tự nhiên không được là người ta ấm ức, bị đồng nghiệp dị nghị: Phải thế nào thì mới không được phong chứ !
Thế nên anh gì mới hậm hực như vậy, nhất là khi vợ còn được rồi! Nhưng mình đọc CV thấy ảnh có giai đoạn làm công chức và làm sếp, lại thấy bảo bị có đơn...nên chắc bị tố cáo tội gì đó mà công chức, cán bộ hay dính?
Ai cũng biết là ở Viêt Nam, mọi chuyện đều phải “chạy” mà chạy bằng tiền. Không ai chạy bằng nước bọt.
Có những nhu cầu buộc người ta phải chạy, vì không chạy là chết, như chuyện phải chạy khi vào bệnh viện. Có những chuyện không chạy thì khổ một đời, thí dụ như chạy cái tờ giấy khai sinh cho đứa con. Tức là chạy ngay từ khi chưa biết đi.
Việt Nam mà đi chạy thi thì chạy chậm nhất thế giới, nhưng “chạy việc” thì nhất quả đất. Cả nước chạy, lúc nào cũng chạy.
Đang chuyện thời sự, nhà nước phong tặng học hàm giáo sư, phó giáo sư tranh cãi ỏm tỏi, thì tiến sĩ vật lý Nguyễn Mộng Giao, cháu đích tôn cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến a lô cho gã.
Quá đúng…”hớp”.
Tiến sĩ Giao nói: Chỉ có Việt Nam mình làm chuyện lạ đời không giống ai là nhà nước phong tặng học hàm giáo sư, phó giáo sư. Trên thế giới, việc ấy là của các trường đại học. Trường đại học nào thì công nhận giáo sư của trường nấy.
Tôi nói điều này với tư cách một người sinh trưởng ở miền nam hậu chiến. Người có ông cố bị bắn năm 54 vì bị quy tội địa chủ, bà cố sống trơ trọi trong túp lều giữa đồng không mông quạnh ròng rã 20 năm.
...Đến năm 75, ông nội bị tìm diệt năm 63 bởi đám tướng lãnh võ biền hám danh hám lợi. Một người dượng bỏ mạng vì trúng bom năm 68, một người chú lãnh viên đạn xuyên sọ ở An Lộc năm 72.
...Một người ba bị tử hình khiếm diện vì lén lút về làng ở bắc hốt cốt ông cố và đón bà cố vào nam sau năm 75, dù vào được nhưng đến khi mất thì những người con trai của bà đang nằm trong trại cải tạo.
Đúng là không cần dạy đại gia cách đấu giá biển số đẹp! Nhưng cũng phải thẳng thắn với nhau là những biển tứ rồi ngũ quý, hay san bằng tất cả kiểu 56789 gắn trên xe, chủ yếu để cho thiên hạ biết mình là ai?
Như biển 51K 88888 giá 32,3 tỉ ; nếu như người trúng đấu giá xuống tiền thật thì từng đó mua Rolls-Royce có khi thừa để tậu thêm siêu xe. Còn đem lại may mắn tài lộc thì quả thật hên xui, vì khá nhiều đại gia đi xe hàng chục tỉ gắn biển cực đẹp vẫn gặp họa như thường !
Dễ nhớ nhất là một nữ đại gia đang thụ án từng có chiếc Rolls-Royce toàn số 7 đình đám một thời. Chị Hằng phu nhân anh Dũng lò vôi cũng nổi danh với biển xe Rolls-Royce 00789. Còn bầu Kiên chơi chiếc Rolls-Royce bản rồng biển 33688. Chiếc Ghost của Quyết còi cũng biển "chọn" 30F-187.88 đấy thôi!
"Lương y phải như từ mẫu”, ngày 27-02-2021, Nguyễn Thanh Long dẫn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư Bộ trưởng “gửi cán bộ viên chức của ngành”. Mười chín ngày trước đó, ông ta nhận 1 triệu USD từ Việt Á.
Tôi nghĩ là ở thời điểm ấy, hàng vạn y, bác sĩ và nhân viên y tế không ai có thời gian đọc những “lời dạy” này, họ đang lăn xả vào tâm dịch, giành giật cho dân từng mạng sống.
Không chỉ các lương y thật sự, tôi tin là nhiều người Việt Nam sẽ không bao giờ hết bàng hoàng. Làm sao mà những kẻ mũ cao, áo dài, ăn nói như những “tấm gương” ấy, lại có thể chia chác trước ánh mắt tuyệt vọng của những người dân trên ranh giới của sự sống và cái chết.
Đã tự nhủ với lòng là không tham gia gì trên Facebook về vụ bức ảnh các quan chức chiếm hết mặt tiền trong Lễ xuất quân của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam dự vòng chung kết World Cup 2023.
Nhưng sáng nay 5 giờ dậy tính chạy bộ, lướt một vòng các trang báo thể thao trên mạng thì thấy một hiện tượng quá kỳ lạ: cái bức ảnh đó gần như biến mất hoàn toàn, thay vào đó là hình các cô gái vàng ra mặt tiền ? Thế là bỏ buổi chạy để viết status này.
Nhiều bạn lên tiếng “dạy dỗ”: Việc cái hình các quan ra mặt tiền là do sự kém cỏi của bộ phận làm công việc bếp núc ở các tòa soạn. Phóng viên dự sự kiện “bắn” về tòa soạn rất nhiều hình, nhưng do người làm ở tòa soạn, hoặc mặc định trong đầu tôn thờ quan chức nên ưu tiên chọn hình tràn ngập các quan chiếm mặt tiền; hoặc ác ý đi chọn hình này để chơi các quan ! Và trong thực tế, đã có rất nhiều hình các cô gái vàng ra mặt tiền, sao không chọn ?