Lại nhớ đến Nguyễn Đình Thi. Một tài năng
văn nghệ hiếm có của nước nhà.
Ông và bà Madeleine Riffaud có một mối
tình tuyệt đẹp thời trẻ. Nhưng ông Thi đã không đủ can đảm sống đến tận cùng cảm
xúc của mình.
Có lẽ vì vậy nhạc hay [Người Hà Nội], thơ
đỉnh [Đất nước], văn xuôi có cảm xúc [Vỡ bờ], nhưng đáng tiếc không có cái nào
vượt ra khỏi biên giới, sánh tầm quốc tế...
Cuộc
chiến 60 ngày chống Pháp của Việt Minh ở Hà Nội thực tế diễn ra thế nào? Mình
cho là không có nhiều người biết cụ thể.
Vì
những người thực sự có trải nghiệm và còn minh mẫn thì giờ này đã chết vãn.
Những người đó phải sinh trước 1940. Thế nên khi phim Đào công chiếu đã tạo nên những tranh cãi về lịch sử rất nhiều.
Các
page dư luận viên thì hầu như do các cháu sinh viên hoặc tầm 3x tuổi chém gió,
kiểu cháu Tifosi, mà toàn chém dựa vào sách giáo khoa, làm cho giới trẻ hiểu
lệch lạc diễn biến. Một số status của người có tuổi hơn, nhưng đa số cũng sinh tầm
195x về sau, chém sâu hơn tí nhưng cũng sai nhiều. Cơ bản do lười đọc sách (do
có trải nghiệm đâu) hoặc đọc sách một chiều.
Mình
đoán là anh em thiện lành hay bò đỏ cũng không mấy người biết cụ thể về việc
các phe nhóm chống Pháp giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám ở miền Nam thế nào
đâu. Chính là giai đoạn lịch sử trong truyện Đất rừng phương Nam.
Đây là
một trang sử bị bôi xóa rất nhiều, sách giáo khoa không hề viết đầy đủ. Giai đoạn
45-48 các phe nhóm miền Nam kháng Pháp rất phức tạp. Không chỉ có Việt Minh/cộng
sản chống Pháp đâu, mà phe Quốc gia (không cộng sản) cũng chống Pháp. Ngay cả
tướng Nguyễn Bình, một nhân vật chủ chốt lãnh đạo kháng chiến của Việt Minh cũng
không phải đảng viên cộng sản.
Đến
năm 49, thành lập quốc gia Việt Nam thì phe quốc gia ly khai, quay ra hợp tác với
Bảo Đại và Pháp để chống Việt Minh.
“Đất
rừng phương Nam” là một bộ phim có khá nhiều điều để "phím nghiệp".
Nhưng tôi chỉ muốn viết về một điều mà dư luận trên mạng xã hội đang nóng, đó
là những lấn cấn, hay nói thẳng ra là có những điều chưa đúng về mặt lịch sử
trong một bộ phim truyện đang đình đám.
Theo
quan điểm của tôi là có sự nhập nhằng (vô tình hay cố ý) về lịch sử. Còn những
điều khác “lấn cấn” khác về văn hóa, phục trang, diễn xuất, tình tiết phim, lời
thoại, những sự thô thiển không thể đỡ nổi trong phim... thì nếu rảnh và có cảm
hứng, tôi sẽ viết sau.
Tôi
đi xem suất 10 giờ sáng nay tại CGV ở Lanmark 81, và rạp đông khoảng một phần
tư. Phản ứng của khán giả là không thích thú lắm.
Nga chỉ có gần 150 triệu dân, lại sống rải
rác trên một diện tích vô cùng rộng lớn. Kỹ thuật công nghệ quốc gia qua cuộc
chiến cũng đã lộ hết bài, không hề dẫn đầu thế giới như được họ và truyền thông
cộng sản tô vẽ trước đó.
Thứ duy nhất Nga có mà Ukraine và phương
Tây không có là giọng lưỡi giảo hoạt và trơ tráo của mấy người lãnh đạo.
Không hiểu sao những lời khoe khoang về
những năng lực tưởng tượng và việc xưng xưng chụp cho người khác những cái mũ bỉ
ổi của họ lại được một số người Việt tin tưởng và cổ vũ.
Hai tuần nay báo chí loan tin rầm rộ một
phong trào du kích kháng chiến võ trang của người Nga nổi dậy bên trong lãnh thổ
Liên Bang Nga, nhằm chống lại chế độ độc tài Vladimir Putin.
Nhóm kháng chiến này có tên là Quân Đoàn
Nga Tự Do (Freedom Of Russia Legion) có hoạt động quân sự ở khu vực thành phố
Belgorod ở phía bắc cách biên giới Ukraine khoảng 20 dặm, và cách thành phố
Kharkiv của Ukraine khoảng 40 dặm.
Khu vực Belgorod cũng là nơi quân Nga đặt
súng và các giàn phóng hỏa tiễn nã vào thành phố Kharkiv của Ukraine. Người viết
đã sống mấy ngày ở tỉnh Kharkiv hồi năm ngoái, và đêm ngày luôn luôn nghe pháo
kích oành oành riết rồi cũng quen luôn.
Không
ít người đến nay vẫn lấy làm tiếc vì chính phủ Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội khi không
đoái hoài gì đến những lá thư của Hồ Chí Minh gởi tổng thống (TT) Truman và Bộ
Ngoại Giao Mỹ. Thật ra niềm hối tiếc này chỉ dựa vào những lá thư, mà không tìm
hiểu nguyên nhân tại sao TT Truman không trả lời.
Sự
việc bắt đầu từ hội nghị giữa TT Franklin Roosevelt, Thủ Tướng Winston
Churchill và Thống Chế Tưởng Giới Thạch tại Cairo, Ai Cập, cuối tháng 11, 1943.
Những vấn đề của Á Châu trong đó có Việt-Miên-Lào hay còn gọi là Đông Dương
(Indo-China) được đem ra bàn.
Bản
thân tổng thống Franklin D. Roosevelt vốn có cảm tình với các dân tộc bị trị.
TT Roosevelt là người khẳng định việc tôn trọng quyền tự quyết dân tộc của các
quốc gia như ông đã đề ra trong Hiến Chương Đại Tây Dương (Atlantic Charter)
tháng Tám, 1941. Hiến chương gồm 6 điểm, trong đó các điều 2 và 3 tôn trọng
quyền tự quyết của các dân tộc.
(Adrien Vautier, Laurence
Cornet, Le Monde 09/04/2023)Thành phố ngoại ô Kiev đã được giải phóng ngày 28/03/2022.
Một năm sau, Le Monde đã đến gặp cư
dân trên những đường phố vẫn còn mang dấu tích của những trận đánh.
Irpine, ngoại ô Kiev, thuật lại câu chuyện những ngày đầu bị
quân đội của Vladimir Putin xâm lược, với những đoàn xe tăng kéo dài hàng mấy
chục kilomet, lao nhanh về hướng thủ đô, được cho là sẽ chiếm gọn trong vài tuần.
Nhưng thành phố biểu hiện cho cuộc kháng chiến của người Ukraina, đã làm ngạc
nhiên tất cả mọi người.
Tựa chính của Libération hôm nay tập trung cho cuộc điều tra về các trường dạy nghề lợi dụng chính sách của Nhà nước, Le Figaro đề cập đến tranh cãi về dự luật cấm đấu bò do phe cực tả đề nghị. Le Monde lưu ý « Trung Quốc bị cầm tù bởi chính sách zero Covid của mình », Les Echos chạy tựa trang nhất « iPhone, nạn nhân của zero Covid Trung Quốc ». Ở các trang trong, chiến tranh Ukraina và World Cup chiếm lượng bài vở nhiều nhất.
Thông tin quý giá giúp pháo binh tiêu diệt quân Nga
Về Ukraina, đặc phái viên Le Monde nhấn mạnh đến « Vai trò chính yếu của những người ủng hộ ở Kherson » : trong thời gian bị quân Nga chiếm đóng, những người dân thường đã cung cấp thông tin về các vị trí của quân địch.
Xã luận của La Croix ghi
nhận hôm nay 24/08 là ngày kỷ niệm Ukraina giành độc lập, đồng thời
đánh dấu sáu tháng của một cuộc chiến đã gây bất ngờ cho mọi người. Tuy
nhiên tổng thống Volodymyr Zelensky đã cảnh báo, không có chuyện để hở
sườn cho quân Nga tấn công do người Ukraina mất cảnh giác. Mừng lễ sau
vẫn không muộn. Sáng nay còi báo động phòng không rền vang trên cả nước,
trừ Kherson và Crimée đang bị « tạm chiếm ». Một cuộc triển lãm các xe
tăng, đại bác, xe quân sự Nga…được tổ chức ngay đại lộ trung tâm
Krechtchatyk của Kiev.
Cuối
cùng thì Cục An Ninh Liên Bang Nga (Federal Security Service - FSB) tuyên bố
những vụ nổ bí ẩn của các kho đạn, kho xăng, các trạm điện cao thế, ở bán đảo
Crimea và trong nội địa Liên Bang Nga (Kurchatov - phía bắc Kharkiv), là do các
hoạt động phá hoại.
Bởi
vì các vụ nổ này nằm ngoài tầm của các giàn phóng hỏa tiễn lưu động M142 và
M270 mà Hoa Kỳ và NATO viện trợ cho Ukraine.
Nói
toạc móng heo ra là do bàn tay bí mật của kháng chiến quân du kích Ukraine.
Các
viên chức Hoa Kỳ xác nhận vụ nổ hôm thứ Ba ở căn cứ không quân Nga Saky gần
thành phố Novofedorivka bán đảo Crimea, không do võ khí của Hoa Kỳ. Họ cho biết
Ukraine không có loại hỏa tiễn hay pháo binh có tầm xa từ phòng tuyến của
Ukraine đến Saky là 150 km.
Cố
vấn của Tổng Thống Volodymyr Zelensky là Mykhailo Podolyak thanh minh rằng
chính quyền Ukraine không dính líu gì tới vụ nổ ở Saky, và Liên Bang Nga đã răn
đe nếu bán đảo Crimea bị tấn công thì cơ quan đầu não ở Kiev sẽ bị oanh kích.
Tuy
nhiên một số báo chí phương Tây nghi ngờ vụ nổ ở Saky là do bàn tay “bí mật”
của chính quyền Ukraine. Tổng Thống Zelensky đã nhiều lần tuyên bố là ông sẽ
lấy lại Crimea.
Ngày
25 tháng 12, 1927 là ngày thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng, một tổ chức chính
trị quy tụ đông đảo người Việt yêu nước với chủ trương “Làm một cuộc cách mạng
quốc gia, dùng võ lực đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, để lập nên một nước
Việt Nam Độc lập Cộng hòa.”
Hội
nghị đại biểu toàn quốc ngày 26 tháng 1,1930 quyết định cuộc khởi nghĩa cả nước
sẽ nổ ra vào đêm 9 rạng ngày 10 tháng 2, 1930. Tuy nhiên, vì gặp nhiều khó khăn
trong việc tổ chức và Pháp có thể đã biết ngày nổi dậy, đảng trưởng Nguyễn Thái
Học quyết định dời ngày khởi nghĩa sang đến 15 tháng 2, 1930.
Nhiều
nơi không nhận được tin nên vẫn bắt đầu vào đêm 9 tháng 2 hay như trường hợp
Nguyễn Khắc Nhu chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở Hưng Hóa và Lâm Thao vẫn quyết định
tiến hành.
Azovstal
bao gồm những cấu trúc xây dựng thấp, trải dài trên khu vực rộng khoảng 11
kilomet vuông với vô số tòa nhà, lò luyện kim, đường ray và hầm ngầm nhìn thẳng
ra biển.
Hầm
ngầm bên dưới nhà máy, được xây dựng từ thời chiến tranh lạnh, có thể chịu được
bom nguyên tử với sức chứa có thể lên tới 40.000 người.
Ngoài
nơi ăn ở còn có cả khu vực trồng trọt, chăn nuôi và tái sản xuất vũ khí, nhà
máy phát điện, nước... riêng.
Hai
nguồn tin của cánh hữu và tả, Fox News và Washington Post đều xác nhận 70% đồ
chơi xịn của Hoa Kỳ đã được đưa qua biên giới Ukraine trong 7 ngày qua.
Nguồn
tin còn cho biết 1.000 súng cua rang muối và 500 hỏa tiễn phòng không Stinger
của Cộng Hòa Liên Bang Đức đã vượt biên hôm thứ Tư 02/03, để đến tay những
người anh em Ukraine đang chờ đợi ở tuyến đầu. Cám ơn ông Thủ Tướng chịu chơi
Olaf Scholz nhiều nhiều lắm.
Tin
tức cho biết nhiều cứ điểm quân trú phòng chỉ còn đạn dược 3 ngày, nên đồ chơi
và kẹo đồng đến được trong thời điểm này vô cùng cần thiết. Một viên chức của
chính quyền Anh Quốc cho biết “Chúng tôi
sẽ hỏng tiết lộ hàng nóng được đưa vào Ukraine bằng cách nào, ở đâu, và khi
nào”. Dĩ nhiên rồi, đâu thể công bố các chi tiết đó cho bọn Nga xâm lược
man rợ kia biết được.
Đầu
tiên khẳng định luôn là bản thân tôi mong Ukraine sẽ kháng cự mạnh mẽ và đánh
bại cuộc xâm lược của Putin. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác cán cân lực lượng,
cần phải có cái nhìn khách quan.
Cho
đến lúc này có thể nói kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh trong vòng vài chục
tiếng đồng hồ của Putin đã phá sản. Hiện nay, quân Nga đã chuyển qua kế hoạch B
là xua đại quân tạo thành các gọng kìm tiến về Kiev.
Plan
A của Putin ban đầu là sử dụng lực lượng đổ bộ đường không nhảy thẳng vào sân
bay Hostomel và đánh vào Kiev, bắt sống hoặc tiêu diệt cơ quan đầu não của
chính quyền Ukraine, buộc Kiev và phương Tây thỏa thuận theo điều kiện của
Moscow, kết thúc nhanh gọn chiến sự.
Hồi
đầu hôm chính quyền Hoa Kỳ thông báo trong đêm nay Liên Bang Nga sẽ tấn công
Ukraine. Và Nga đã tấn công đúng như sự tiên đoán.
Những
ngày trước tình báo Mỹ công bố Vladimir Putin chuẩn bị xâm lăng miền Đông
Ukraine, và tất cả đã diễn ra đúng như vậy.
Mình
không đọc báo lá cải Việt Nam vốn hay thổi phồng các tin đồn và các thuyết âm
mưu, mà chỉ theo dõi các bản tin Anh ngữ của các cơ quan truyền thông quốc tế
có uy tín. Đặc biệt là các cuộc tường trình phân tích tình hình chiến sự của các
tướng lãnh Hoa Kỳ, có người tại chức và có người đã giải ngũ ra làm việc cho
các hãng thông tấn.
Đêm
Việt Bắc vào mùa đông rất lạnh. Cái lạnh của rừng nguyên sinh không giống bất
cứ cái lạnh nào khác. Trời hanh, mái nứa nổ tí tách.
Đã
vận vào người tất tần tật quần áo có trong hành trang rồi, đắp lên mình cả chăn
trấn thủ lẫn chăn sui rồi, thế mà tôi vẫn run cầm cập.
Không
ngủ được thì đốt lửa mà sưởi. Chỉ cần ra khỏi nhà nhặt cành gãy ở chung quanh
là có cả đống. Củi khô nỏ, nhóm dễ. Chẳng mấy chốc lửa đã phừng phừng. Chúng
tôi quây vòng chung quanh đống lửa trại. Mặt chúng tôi bỏng rát, nhưng lưng
lạnh như băng. Từ tán lá rừng già những giọt sương tí tách rơi xuống. Sương rơi
xuống lửa than kêu xèo xèo. Xác sương bay lên cuồn cuộn, ấm và ấm.
Theo thông tin từ
báo chí cách mạng và thế lực thù địch mấy hôm nay cho thấy, vụ tấn công vào
Đồng Tâm không hề là một vụ cưỡng chế đất. Vì cưỡng
chế phải ở chỗ đất tranh chấp, ở ngoài cánh đồng và không cưỡng chế vào lúc
trời tối. Đằng này công an tấn công vào làng, cụ thể là vào nhà ông Kình, vào
lúc 4 giờ sáng.
Đến ngày 10/1,
tức là sau khi vụ tấn công kết thúc, Công an Hà Nội mới khởi tố vụ án, khởi tố
bị can. Tức là lúc tấn công chưa có dấu hiệu tội phạm, căn cứ theo Luật Tố tụng
Hình sự.
Vụ này không có
khởi tố trước khi tấn công phải chăng là đang có sự bất đồng giữa Công an và
Viện Kiểm sát ? Vì việc khởi tố cần có sự phê duyệt của Viện Kiểm sát.
Công an có thể
tấn công trong trường hợp có phạm tội quả tang. Tức là phía người dân Đồng Tâm
đã phạm tội trước, công an tự vệ bằng cách tấn công vào "sào huyệt của bọn khủng bố"! Nhưng theo các nguồn tin mà
mình đã đọc, các lề, thì chưa thấy chỗ nào khẳng định người dân dùng vũ khí tấn
công những người thi hành công vụ (xây tường rào ở khu đất tranh chấp).
Thời
gian trôi, chớp mắt đã quá nửa thế kỷ. Không thể níu kéo nó, không thể bắt nó
dừng. Nó đi rồi là hết, may chăng còn rớt lại cái bóng.
Tôi
có giữ lại một cái bóng có thể bổ sung cho tiểu sử một con người đáng nhớ. Người
ấy có thể là người quen của bạn, người ấy có thể không xa lạ với bạn, biết đâu
đấy.
Chuyện
là thế này.
Cuộc
kháng chiến đã vào năm thứ tư. Con đường hàng tỉnh từ Tuyên Quang đi Thái
Nguyên vốn hẹp không có ô tô qua lại còn trở nên hẹp hơn nữa. Những bụi cây lúp
xúp tràn ra mặt đường. Cỏ gà, cỏ mần trầu mọc thành bụi ở những ổ gà. Ở đôi chỗ
hoa lau lòa xòa quệt vào mặt khách bộ hành.