Affichage des articles dont le libellé est Hàng không mẫu hạm. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hàng không mẫu hạm. Afficher tous les articles

lundi 30 octobre 2023

Đặng Sơn Duân - Lại là thùng thuốc súng Trung Đông

 

Khi một cuộc khủng hoảng nổ ra, tổng thống Mỹ sẽ hỏi: Hàng không mẫu hạm gần nhất ở đâu? Mất bao lâu thì đến nơi? Nhưng một vị tướng sẽ hỏi: Đội tàu tiếp vận đang ở đâu? Mất bao lâu thì đến nơi?

Phải mất hơn ba tuần sau cuộc tấn công khủng bố ở Israel, Mỹ mới đủ thời gian bố trí lực lượng đến Trung Đông. Dù vậy, đó vẫn là một sự triển khai đáng kinh ngạc mà chỉ có lực lượng quân đội số 1 thế giới mới đủ năng lực dịch chuyển trong một thời gian ngắn ngủi như vậy.

Đó cũng là lý do Mỹ cố gắng trì hoãn ngày mở chiến dịch tấn công trên bộ vào Gaza của Israel. Nay thì lực lượng đã được sắp đặt vào vị trí.

vendredi 29 juillet 2022

Bông Lau - Hàng không mẫu hạm Ronald Reagan tiến về Đài Loan

 

Theo các nguồn tin, Ngũ Giác Đài và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ kín đáo trong bóng tối thuyết phục bà Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi về những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra nếu bà muốn đến Đài Loan.

Tuần rồi Tổng Thống (TT) Joe Biden bất cẩn vọt miệng nói “Giới quân sự nghĩ rằng chuyến đi của bà không phải là ý tưởng hay trong lúc này”.

Mặc dù chính quyền Joe Biden lo lắng cảnh báo về những đe dọa của Trung Cộng. Chưa thấy có dấu hiệu bà Chủ Tịch Nancy lạnh cẳng sợ hãi. Bà chỉ tuyên bố “Tui sẽ không thảo luận về chuyến đi Đài Loan nữa”.

mardi 28 juin 2022

Không đối đầu với Mỹ, hàng không mẫu hạm Trung Quốc chỉ nhằm bức hiếp Việt Nam ?


Đăng ngày:

Theo giới chuyên gia, các hàng không mẫu hạm Trung Quốc không được tung ra với mục đích đối đầu trực tiếp với Mỹ. Trong kỷ nguyên hỏa tiễn, khó thể hình dung một trận đại chiến trên biển như trận Midway năm 1942. Rất có thể Bắc Kinh muốn sử dụng các tàu sân bay này để tấn công những nước yếu hơn như Việt Nam, để tranh giành biển đảo. 

 

Tựa chính các tuần báo Pháp tập trung cho sự kiện tổng thống Emmanuel Macron mất đa số ở Quốc hội trong kỳ bầu cử vừa qua. « Macron bị hạ : Hậu trường của một thảm họa », tít của L’Express. Le Point đăng ảnh hai lãnh tụ đảng cực hữu và cực tả, chạy tựa « Trong gọng kềm Le Pen-Mélenchon : Thảm kịch Pháp » với hồ sơ dày đến 40 trang báo. Cũng với hai nhân vật trên nhưng bằng hình vẽ, ở giữa là tổng thống Macron, Courrier International chạy tít « Nền cộng hòa là họ », nhại theo câu nói của ông Mélenchon trước đây « Nền cộng hòa chính là tôi ». Trang bìa L’Obs là chân dung tổng thống Emmanuel Macron đầy vẻ suy tư với dòng tít lớn « Tổng thống tương đối », đặt vấn đề « Ông ấy phải phối hợp với Quốc hội mới như thế nào ».

Pháp : Cử tri muốn gì khi từ chối cho tổng thống trọn quyền hành động ?

mardi 20 juillet 2021

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ sắp thăm Việt Nam


Đăng ngày:

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội thông báo chuyến đi của bộ trưởng Austin sẽ bắt đầu từ ngày 23/07, nói rằng « chuyến công du này nhấn mạnh cam kết lâu dài của Mỹ tại khu vực, và lợi ích chung khi buộc tôn trọng trật tự quốc tế dựa trên luật pháp, thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN ».

Từ Washington, phát ngôn viên bộ Quốc phòng John Kirby tuyên bố, chuyến thăm của người đứng đầu Lầu Năm Góc « chứng tỏ chính quyền Biden coi Đông Nam Á và ASEAN như một phần thiết yếu của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương ». 

mercredi 7 avril 2021

Hàng không mẫu hạm Mỹ đến Biển Đông và Hoa Đông, Trung Quốc tập trận gần Đài Loan


Đăng ngày:

Tờ South China Morning Post dẫn nguồn tin của tổ chức South China Sea Strategic Situation Probing Initiative (Sáng kiến Điều tra Tình hình Chiến lược Biển Đông), trụ sở tại Bắc Kinh, dựa vào dữ liệu vệ tinh, cho biết các hoạt động của Hải quân Mỹ.

Trong khi đó, Reuters đưa tin tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc hôm nay bắt đầu tập trận gần Đài Loan. Hải quân Trung Quốc tối qua tuyên bố việc tập trận « sẽ trở nên thường xuyên ». Hành động này đánh dấu một sự leo thang mới của Bắc Kinh, khi trong cùng ngày bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan tố cáo 10 phi cơ Trung Quốc xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.

mercredi 10 février 2021

Trần Trung Đạo - Các chiến hạm Hoa Kỳ và « FONOP » mới trên Biển Đông

 

Giới thiệu : Bài viết bàn về sự có mặt của hai nhóm hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz ngay sau khi USS John S. McCain thực hiện chuyến Tuần Tra Tự Do Hàng Hải (FONOP) trong đó có đi sát với quần đảo Hoàng Sa. Tuần tra Eo Biển Đài Loan liên tục là một cách để tái khẳng định chiến lược bảo vệ Đài Loan của TT Truman năm 1950. Các mục đích chính của FONOP là gì ?  Tập Cận Bình cố tình khai thác các mối bất hòa trong nội bộ chính quyền Hoa Kỳ nhưng đã không thành công. Trong mỗi thời kỳ phương pháp có thể khác nhưng về dài hạn chiến lược bao vây và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng trên vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương sẽ không thay đổi. Và cuối cùng, Việt Nam đứng đâu trong tranh chấp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ? 

Trong một thông cáo báo chí của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ công bố từ bản doanh đặt tại Nhật Bản, khu trục hạm USS John S. McCain đang tiến vào Eo Biển Đài Loan.  Mục đích của chuyến hải hành lần này là để “chứng tỏ cam kết của Hoa Kỳ đối với một Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương tự do và mở.”

samedi 15 août 2020

Hàng không mẫu hạm Mỹ lại tập trận ở Biển Đông

Ảnh: US Navy

Theo Reuters hôm nay 15/08/2020, một hàng không mẫu hạm Mỹ đã tiến hành tập trận ở Biển Đông, chủ yếu là các hoạt động bảo vệ không phận trên vùng biển.

Trong thông cáo báo chí, Hải quân Hoa Kỳ cho biết hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan (CVN 76) cùng với các chiến hạm CVW 5, CG 54, DDG 89, DDG 115 đã tiến vào Biển Đông hôm thứ Sáu 14/08 để tập trận, nhằm hỗ trợ cho Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Cuộc tập trận này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tăng cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhất là về thương mại, đại dịch virus corona và luật an ninh quốc gia mới áp đặt lên Hồng Kông. 

(Cập nhật...)

vendredi 6 mars 2020

Đinh Hoàng Thắng - Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ và FOIP



(Viet-Studies 06/03/2020) Chủ công chiến lược “Ấn Thái Dương Tự do và Rộng mở” (FOIP) là Hoa Kỳ, nhưng triển khai chiến lược hẳn nhiên cần tới Bộ tứ (Quad). Đến lượt nó, Quad lại cần sự chống lưng của các đồng minh và đối tác mới nổi. Trên tương quan ấy, một trong những ý nghĩa nổi bật của chuyến thăm Đà Nẵng của mẫu hạm Theodore Roosevelt là sự hội tụ lợi ích về Biển Đông giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Truyền thông Việt Nam dường như nhận được chủ trương thống nhất là hạ thấp tầm quan trọng của sự kiện tàu sân bay Mỹ Theodore Roosevelt thăm cảng Đà Nẵng từ 5 – 9/3. Cho đến hết đêm 6/3 (giờ Việt Nam), một vài trang mạng chủ chốt có đưa tin nhưng tránh bình luận.

Đặc biệt chương trình Truyền hình trung ương về lễ đón nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hải quân Hoa Kỳ thăm Việt Nam chiều 5/3 khá sơ sài. Phía dưới chương trình có dòng chữ “Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!” nhưng khi cho con trỏ vào đấy, ta nhận được một chương trình khác (?) Điều này không hoàn toàn khó hiểu, vì chẳng ai dại gì đi “chọc tức” Trung Quốc những ngày này

mercredi 4 mars 2020

Lưu Trọng Văn - Tàu sân bay và chiếc neo Dân chủ



Trần Song Hải, con trai của một sĩ quan hải quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) - từng cùng Ngụy Văn Thà chỉ huy hạm Nhật Tảo HQ 10 của VNCH, sau đó Ngụy Văn Thà hy sinh khi tham gia trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 - điện thoại cho gã:

Em cùng nhóm tàu của em vừa rời Bến tàu Cao tốc Sài Gòn đi Đà Nẵng, theo lời mời của Phái bộ Hải quân Mỹ và Ban Tổ chức đón tiếp Tàu sân bay Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt Mỹ, để đưa rước các thành viên Tàu sân bay vào cảng Tiên Sa lên thăm Đà Nẵng.

Theo nhiều nguồn tin thì ngày 5.3.2020 Tàu sân bay hiện đại nhất hải quân Mỹ cùng các tàu chiến hộ tống sẽ cặp cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. 

mardi 27 août 2019

Mạnh Kim - Hỏa tiễn Trung Quốc có thể diệt được mẫu hạm Mỹ ?



Khoảng 10 năm trở lại đây, Trung Quốc không phải một lần nói rằng hỏa tiễn tầm xa của họ có thể diệt được mẫu hạm Mỹ. Điều này, ở thời điểm này, là một ý tưởng bất khả thi. 

Có vẻ như sự tồn tại của ASBM (anti-ship ballistic missile) của Trung Quốc là một thực tế hiển hiện đến nỗi, trong ấn bản tháng 5-2011 của tờ Proceedings (chuyên san thuộc Học viện Hải quân Hoa Kỳ), hai chiến lược gia Lầu Năm Góc Henry Hendrix và Noel Williams viết rằng đã đến lúc Mỹ nên ngừng lập tức việc đóng mới mẫu hạm, bởi mối đe dọa từ “phản hạm đạo đạn” Trung Quốc khiến thời tung hoành của mẫu hạm sắp đến hồi cáo chung. Cho đến nay, chưa quân đội nào có khả năng sản xuất được ASBM, kể cả Mỹ. 

Về lý thuyết, một hệ thống ASBM hoạt động hiệu quả phải đi theo 5 bước: 

lundi 29 avril 2019

Iran lại đe dọa rút khỏi hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân

Hình ảnh drone theo dõi hàng không mẫu hạm Mỹ, từ video do Iran công bố.

Ngoại trưởng Iran, ngày hôm qua, 28/04/2019, tuyên bố Teheran có thể rút ra khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân TNP, do Hoa Kỳ tăng cường trừng phạt Iran, nhắm bóp nghẹt xuất khẩu của nước này.

Trên website kênh truyền hình Irib, được Reuters trích dẫn, lãnh đạo ngành ngoại giao Iran cho biết, nước Cộng hòa Hồi giáo Iran có nhiều lựa chọn. Việc « rút ra khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân là một trong những lựa chọn » đang được chính quyền xem xét.

Trước đây, chính quyền Teheran đã đe dọa rút ra khỏi TNP sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định hạt nhân Iran.

mardi 18 décembre 2018

Lần đầu tiên từ sau Thế chiến, Nhật sẽ có 2 hàng không mẫu hạm

Tàu chở trực thăng Kaga của Nhật tập trận với chiến hạm Anh tại Ấn Độ Dương, 26/09/2018.

Chính phủ Nhật Bản hôm nay 18/12/2018 thông qua kế hoạch quốc phòng cho 5 năm tới. Theo đó lần đầu tiên kể từ sau Đệ nhị Thế chiến quân đội Nhật sở hữu hai hàng không mẫu hạm, mua thêm nhiều chiến đấu cơ tối tân, nhằm đối phó với sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong khu vực.

Hai chiến hạm chở trực thăng Izumo và Kaga sẽ được nâng cấp thành hàng không mẫu hạm, để các phi cơ tiêm kích loại F-35 có thể hạ cánh và cất cánh. Tuy vậy các chiến đấu cơ không đậu thường trực trên hai tàu sân bay này.

samedi 3 novembre 2018

Hàng không mẫu hạm Mỹ tham gia tập trận đại quy mô với Nhật, Canada

Tàu sân bay USS Ronald Reagan trong cuộc tập trận Keen Sword cùng Hải quân Canada và Nhật Bản. Ảnh ngày 03/11/2018 tại vùng Tây Thái Bình Dương.

Hôm nay 03/11/2018 các chiến đấu cơ Mỹ xuất hiện dày đặc trên bầu trời Tây Thái Bình Dương, và hàng không mẫu hạm nguyên tử USS Ronald Reagan cùng với các khu trục hạm Nhật Bản, Canada tham gia cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay ở vùng biển quanh Nhật Bản.

Nhật Bản và Hoa Kỳ đã huy động 57.000 binh sĩ hải quân, không quân và thủy quân lục chiến trong cuộc tập trận Keen Sword diễn ra hai năm một lần với các cuộc thực tập đổ bộ, không chiến và bắn hỏa tiễn đạn đạo. Số lượng quân nhân tham gia lần này tăng thêm 11.000 người so với năm 2016, trong đó riêng phía Nhật là 47.000 quân, tức 1/5 quân số nước này. 

mercredi 4 juillet 2018

Nhật đưa mẫu hạm chở trực thăng đến Biển Đông


Mẫu hạm Kaga tại căn cứ Hải quân Sasebo ở Kyushu, Nhật Bản. Ảnh chụp ngày 06/04/2018.

(Reuters 04/07/2018) Nhật Bản sẽ điều chiếc Kaga, một chiến hạm lớn chở trực thăng, thực chất là hàng không mẫu hạm, đến Biển Đông và Ấn Độ Dương trong hai tháng, để tăng cường sự hiện diện nơi vùng biển chiến lược này. Reuters hôm nay 04/07/2018 dẫn nguồn tin từ hai viên chức Nhật ẩn danh cho biết như trên. 

Đây là năm thứ hai liên tiếp Nhật Bản cho mẫu hạm trực thăng thực hiện nhiệm vụ này, sau chiếc Izumo vào năm ngoái, « như một nỗ lực nhằm xúc tiến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở ». Hành trình của chiến hạm này kéo dài trong hai tháng, bắt đầu từ tháng Chín.

mercredi 30 mai 2018

Đảng cầm quyền Nhật muốn trang bị hàng không mẫu hạm

Tàu chở trực thăng Izumo, Nhật Bản, dự kiến cải tiến thành hàng không mẫu hạm. Ảnh ngày 6/12/2016.

Theo báo chí Nhật hôm 29/05/2018, đảng cầm quyền LDP (Dân chủ Xã hội) của thủ tướng Shinzo Abe đã kêu gọi bỏ mức trần chi quốc phòng xưa nay là 1% GDP, đồng thời ủng hộ việc chuyển đổi chiến hạm chở trực thăng Izumo thành hàng không mẫu hạm, trước mối đe dọa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. 

Đề nghị này được đưa ra vào lúc chính quyền Nhật Bản phải hoạch định chính sách quốc phòng mới trước cuối năm nay. Đảng LDP nhấn mạnh, nước Nhật « đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất thời hậu chiến », với chương trình hỏa tiễn và nguyên tử Bắc Triều Tiên và sự hiện diện quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc trên biển.

lundi 9 avril 2018

Hàng không mẫu hạm, sức mạnh thống trị đại dương thế kỷ 21

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson tại cảng Đà Nẵng, Việt Nam ngày 05/03/2018.


Câu hỏi đầu tiên : Vì sao hàng không mẫu hạm lại trở thành mốt ?

Trước đây người ta cho rằng chúng quá nặng nề chậm chạp, quá đắt tiền, và dễ tổn thương trước các lại vũ khí hiện đại chống hạm. Nhưng ngày nay, cơn sốt hàng không mẫu hạm lại trở nên mạnh mẽ nhất kể từ sau Đệ nhị Thế chiến. Nhà nghiên cứu Jean-Sylvestre Mongrenier của Viện Thomas More giải thích : « Hồi trước hàng không mẫu hạm được coi là lực lượng hỗ trợ, nhưng nay lại trở thành ưu thế chính của Hải quân ».

Hoa Kỳ đang thống trị lãnh vực này. Hải quân Mỹ là lực lượng duy nhất có thể gởi hàng không mẫu hạm đến bất kỳ đại dương nào trên hành tinh, đã khai trương chiếc tàu sân bay thứ 11 là USS Gerald Ford. Anh sau một thời gian khựng lại, đã khẳng định vị trí trong câu lạc bộ khép kín này với hai chiếc Nữ hoàng ElizabethHoàng tử xứ Galles. Tây Ban Nha, Ý, Úc, Nhật cũng sở hữu tàu chở máy bay. Nhưng phương Tây không độc quyền. 

samedi 10 mars 2018

La Croix - Chuyến viếng thăm lịch sử của một hàng không mẫu hạm Mỹ tại Việt Nam


Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson tại cảng Đà Nẵng ngày 05/03/2018.

(Dorian Malovic, LaCroix 07/03/2018) Chiếc Carl Vinson đã đến cảng Đà Nẵng của Việt Nam hôm thứ Hai 05/03/2018. Hàng không mẫu hạm lưu lại căn cứ quân sự cũ của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam bốn ngày. Sự hiện diện quân sự của Mỹ chứng tỏ hai cựu thù đã xích lại gần nhau, và gởi đi một thông điệp rõ ràng cho Trung Quốc, vốn yêu sách hầu như toàn bộ Biển Đông.

Quân đội Mỹ đang quay lại Việt Nam. Một cách hòa bình ! Chiếc hàng không mẫu hạm nguyên tử Carl Vinson, mang theo một phi đội gồm 90 chiến đấu cơ và được một khu trục hạm phóng hỏa tiễn hộ tống, ghé lại thành phố cảng Đà Nẵng ở miền Trung bốn ngày. Trên 40 năm sau khi chiến tranh kết thúc, đội tàu này là sự hiện diện quân sự quan trọng nhất của Hoa Kỳ tại Việt Nam, và hơn nữa, tại một căn cứ lịch sử cũ của Mỹ.

jeudi 8 mars 2018

Nguyễn Tiến Hưng - Siêu mẫu hạm Mỹ vào Đà Nẵng: Bốn bước ngoặt của bang giao Việt-Mỹ


Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson tại cảng Đà Nẵng ngày 05/03/2018.
Khi nghe tin hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson vào Đà Nẵng tháng Ba, 2018, tôi tự hỏi: tại sao không phải Cam Ranh mà là Đà Nẵng, và tại sao lại tháng Ba?

Nhìn lại lịch sử thì ta thấy cái địa danh Đà Nẵng hay gắn liền với những bước ngoặt của chiến lược Mỹ tại Biển Đông.

Mà kể cũng lạ, những bước ngoặt ấy lại có một sự trùng hợp: đó là nó thường hay xảy ra vào tháng Ba:

dimanche 4 mars 2018

Trương Nhân Tuấn - Hàng không mẫu hạm Mỹ lần đầu cập bến Việt Nam



Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson trên Thái Bình Dương.

Dĩ nhiên chuyện này có ý nghĩa rất lớn, tóm gọn trong câu “thương hải biến vi tang điền”, biển xanh hóa thành ruộng dâu - tang thương - cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. “Kẻ thù” ngày xưa đang được Việt Nam mơ ước trở thành “đồng minh chiến lược”.

Đã qua rồi thời kỳ đầu óc mông muội, trong lòng chất chứa thù hận “còn cái lai quần cũng đánh”, “ta đánh Mỹ là đánh cho, cho Trung Quốc”. 

Bây giờ nhìn lại, ai có thể giải thích lý do tại sao phải thù Mỹ, phải đánh Mỹ cho tới người Việt cuối cùng? 

mardi 27 décembre 2016

Điều hàng không mẫu hạm, Bắc Kinh giương móng vuốt trước Donald Trump



Các máy bay tiêm kích J-15 trên chiếc Liêu Ninh ở vịnh Bột Hải ngày 13/12/2016.


(Le Figaro 26/12/2016) Việc chiếc hàng không mẫu hạm Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương được coi như một lời cảnh báo cho tổng thống tân cử Mỹ.

Trên vùng eo biển Miyako, bóng xám sừng sững của chiếc Liêu Ninh hiện ra trong tầm ngắm kính viễn vọng. Một cảnh tượng chưa từng thấy và đáng lo ngại cho lực lượng hải quân Nhật, từ hôm Chủ nhật vẫn theo sát gót chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên đi qua vùng biển tranh chấp.