Affichage des articles dont le libellé est Cơ sở hạ tầng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cơ sở hạ tầng. Afficher tous les articles

mercredi 28 août 2024

Lê Thanh Phong - Chuyện con đường 800 tỉ đồng


Mời các bạn xem tấm ảnh, các bạn có hình dung đây là con đường tránh 800 tỉ đồng hay không?

Nếu là đường thì xe cộ phải đi lại được, nhưng với đường tránh 800 tỉ đồng này, đi bộ cũng còn khó khăn. Tháng 12.2023, một người đàn ông đi xe máy vào khu vực này bị lọt hố, tử vong.

Tình trạng hư hỏng hiện nay là do chất lượng kém, đường làm xong chưa đưa vào sử dụng đã đứt gãy, rạn nứt, sụt lún là điều không thể chấp nhận được.

Ngọc Vinh - Thế nước


Trong ảnh là một trường tiểu học tại Cao Bằng bị ngập. Người trong ảnh chính là anh hiệu trưởng đang lội nước vào trường kiểm tra độ hư hại của trang thiết bị học tập, để chuẩn bị...khai giảng.

Sau thành phố núi cao Hà Giang, ngập đã lan tới Cao Bằng, cũng là một địa phương miền núi biên giới phía bắc.

Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Nội, Huế, Đà Lạt, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ, Long Xuyên, Phú Quốc...Dù trên núi cao, đồng bằng hay sát biển đều ko thoát khỏi việc ngập nước trong mùa mưa.

vendredi 23 août 2024

Dương Quốc Chính - Bế tắc khi chống ngập


Phố cổ vốn dĩ là nơi cao nhất Hà Nội cổ, nhưng giờ đây cũng ngập dễ dàng. Thái Nguyên hồi mình bé chỉ có thể lụt chứ không ngập (sau mưa vài tiếng). Lụt là khác với ngập úng. Lụt là nước sông tràn vào qua đê hay vỡ đê, ngập úng là thoát nước mưa không kịp.

Hạ Long hay Đà Lạt còn ngập luôn, dù địa hình rất dốc và gần biển (Hạ Long). Mình dính một lần, tưởng không về Hà Nội được, vì hồi đó đi xe Kia Morning, lội liều may mà thoát kịp, trôi mất cái chắn bùn.

Thái Nguyên tối nay thì ô tô trôi lềnh bềnh. Lý do nói chung giống nhau.

vendredi 24 mai 2024

Cù Mai Công - Dự án thoát thủy cho Đô thành Sài Gòn và vùng phụ cận (2)

Sau khi đăng phần 1, vài chuyên gia, thân hữu đã bày tỏ quan tâm đến tập tài liệu nội bộ của chánh quyền Sài Gòn trước 1975 này.

Tiến sĩ Bùi Mẫn, từng là “dân Ông Tạ gốc”, hiện là giám đốc Phòng thí nghiệm GTC Soil Analysis Services, Dubai UAE); từng là giảng viên cầu đường tại Đại học Bách khoa TP.HCM và làm việc cho nhiều dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn của các công ty tư vấn hàng đầu thế giới có trụ sở tại Anh như Fugro, WS Atkins, Amec Foster Weller. Anh cho rằng đây là “tài liệu quý”.

Anh vừa có bài viết về chống ngập ở TP.HCM trên báo Dân Trí sáng nay 24-05-2024. Còn anh Nguyễn Leo Long (Calitech - Chuyên gia Xử lý nước từ Hoa Kỳ) cho biết: năm 1997, anh có đi với một phóng viên của Đài truyền hình Mỹ CBS đến Việt Nam tìm tập tài liệu này ở một số nhà sách cũ như Bố Già mà không tìm được.

jeudi 23 mai 2024

Cù Mai Công - Dự án thoát thủy cho Đô thành Sài Gòn và vùng phụ cận (1)

Đây là một dự án thoát nước năm 1972 của Sài Gòn và ngoại ô, với “hợp tác và yểm trợ của USAID (Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ)” có tầm nhìn đến năm 2000. Trong đó, ước tính mốc dân số Sài Gòn của dự án từ năm 1971, 1972 này gần như khớp với thực tế dân số TP.HCM 25-30 năm sau, cụ thể vào các năm 1995, 2000…

Đó là trình độ và tầm nhìn của nhà quy hoạch, điều mà lâu nay chúng ta luôn thiếu và yếu. Để cứ ngập lụt lại đổ cho mưa lớn, mưa quá thiết kế, hệ thống cũ, quy hoạch cũ (cũng của ta) không phù hợp... Gần đây thêm do biến đổi khí hậu. Tức toàn do khách quan, do ông Trời và do dân (đổ rác bậy) chứ không do trình độ, tầm nhìn của con người, của vô số cán bộ lẫn chuyên gia.

Việc chống ngập ở Sài Gòn và ngoại ô lúc ấy, ở giai đoạn đầu, tập trung cho thoát nước ra các kinh rạch. Giai đoạn 2 sẽ là xây dựng hai hệ thống thoát nước mưa và thoát nước dơ riêng biệt.

samedi 20 avril 2024

Nguyễn Thông - Hầm xe lửa và đồng bằng sông Cửu Long (1)


Tất nhiên là khác nhau, một chiếc hầm đường sắt và một đồng bằng châu thổ.

Giống nhau ở chỗ cực kỳ quan trọng, và bị khai thác vô trách nhiệm đến cạn kiệt trước khi người ta nhận ra mối nguy. Nhận ra thì đã muộn.

Cái hầm chui qua đèo Cả, cũng như nhiều hầm khác, cũng như cả con rắn vĩ đại bằng sắt ấy, tới nay đã tuổi thọ trăm năm, đại thọ. Nó tham gia vào việc nối liền Bắc Nam chừng ấy năm, nhưng hầu như nhà cai trị xứ này sau khi cướp được quyền cai trị đã chỉ làm mỗi việc bóc lột nó, xem nó bền như nồi đồng cối đá tồn tại thiên thu chả bao giờ hỏng. Mà chả riêng hầm đèo Cả, những thứ khác, kể cả con người, đều bị coi là đối tượng bóc lột thoải mái vậy.

vendredi 20 octobre 2023

Huy Đức - Lãnh đạo Hà Nội có đủ « trong veo » để ra quyết định

 

Hơn ba ngày trước, một Facebooker tên tuổi, post lên tường nhà: "Mất nước không chỉ là nguy cơ". Khi ấy đang "trend thoát Trung", ít ai nghĩ là Hà Nội lại mất nước thật.

Về mặt lý thuyết, Hà Nội không thiếu nước sạch. “Nhu cầu sử dụng nước sạch lúc cao điểm của Hà Nội vào khoảng 1.250.000 - 1.350.000 m3/Ngày đêm [ngđ]. Trong khi, tổng công suất nguồn cấp nước hiện nay là khoảng 1.530.000 m3/ngđ” [theo báo cáo của UBND TP Hà Nội]. Nhưng tại sao cư dân khu vực được cấp nước bởi công ty Thanh Hà lại đang ở trong tình trạng mất nước.

Thanh Hà lấy nguồn từ Nước sạch Hà Đông và nguồn từ trạm khai thác nước ngầm của chính họ. Hà Đông lấy nguồn từ Sông Đà và các nguồn nước ngầm khác. Tuy nhiên, tất cả các đơn vị cấp nước đều khẳng định đã cấp tối đa. Theo chỉ đạo của Sở Xây Dựng, Nhà máy Nước mặt Sông Đuống đã nâng công suất cấp nước cho Hà Đông lên 26.000 - 27.000 m3/ngđ [so với bình thường là 25.000 m3/ngđ]. Mức cấp nước này là tới hạn vì đường ống không thể chịu áp lực lớn hơn.

mardi 1 août 2023

Lê Xuân Nghĩa - Báo với chả chí

Vậy mà là tờ báo có số lượng người truy cập lớn nhất Việt Nam !

Tôi muốn hỏi các anh chị phóng viên, nhà báo, hoặc giới chuyên môn rằng, bằng đạo đức và tôn chỉ nghề nghiệp, thì việc sử dụng vũ khí tấn công hạ tầng dân sự thì có được gọi là “đòn kinh tế” không ạ?

Vậy mà báo điện tử VnExpress giật cái tiêu đề “Nga tung đòn kinh tế với Ukraine” để viết về các cuộc không kích của Nga vào Odessa của Ukraine, phá hủy các khu lưu trữ ngũ cốc. Đồng thời mô tả bom đạn Nga đang tàn phá hạ tầng dân sự. Từ đó, tác giả bài viết phán luôn là “tạo áp lực kinh tế” lên Ukraine.

mercredi 7 juin 2023

Bông Lau - Giặc Nga phá đê Kakhovka

 

Đêm qua ngồi viết bản tin về cuộc chiến âm thầm ở Trung Đông, thì nhận được tin nhắn của cô trợ lý Ukraine là bọn giặc Nga đã phá sập con đê ở Kherson.

Nước tràn cuốn trôi đi nhiều nhà cửa. Hàng trăm động vật đã bị chết đuối. Nghe nói có cả đám lính Nga ngố bên kia sông cũng bị cuốn trôi luôn.

Lính Nga đánh giặc thì hỏng ra gì, chỉ giỏi trộm cướp hiếp dâm giết người vô tội. Giờ đây khủng bố pháo kích bừa bãi vào khu thường dân, và trò đê hèn sau cùng này là phá đập gây ngập lụt để cản bước tiến tổng phản công của quân Ukraine.

lundi 24 avril 2023

Dương Quốc Chính - Lừa dối khách hàng

 

Theo như thông tin trên báo chí thì ông Thản chưa bị bắt nhé anh em. Khởi tố vụ án và bị can 3 năm rồi nhưng chưa bắt và bây giờ Viện Kiểm sát mới truy tố. Tức là sắp ra tòa.

Tội lừa dối khách hàng ở cấp độ 2 có mức án từ 1-5 năm. Dự là án 2-3 năm. Có thể thấp hơn nếu khắc phục hậu quả tốt. Nhưng dự là không có cách gì cấp được sổ đỏ cho khách đâu.

Chỉ lạ cái là không thấy mở rộng điều tra sang dự án khác ngoài cái Kiến Hưng? Hay tại dân không kiện nên không biết? Như khu Linh Đàm, VTV mới có phóng sự là trẻ con không có trường công để học. Quá tải hạ tầng xã hội siêu nặng.

dimanche 25 décembre 2022

Lâm Bình Duy Nhiên - Mùa đông, vũ khí tàn bạo của Putin

 

Tất cả các chế độ độc tài đều tàn ác và tàn bạo với người dân.

Putin, một khi không thể giành chiến thắng quân sự trước Ukraina, đã bộc lộ rõ bản chất của một tên độc tài và bạo chúa: sẵn sàng không kích các khu dân sự, bệnh viện và trường học.

Cái tồi tệ và ác độc nhất chính là lợi dụng mùa đông lạnh cóng tại Ukraina như một loại vũ khí chiến tranh, nhằm hủy diệt tâm lý và tinh thần của người dân Ukraina. Quân đội Nga không ngần ngại tấn công các cơ sở hạ tầng dân sự với mục đích tàn phá hệ thống điện, nước và sưởi ấm của người dân. Mùa đông tại Ukraina có nơi nhiệt độ xuống dưới âm 30 độ, Putin đã tính toán nước cờ tàn bạo này để hy vọng đảo ngược tình thế chiến tranh trong cuộc xâm lược này.

Kherson, trận quyết định trong cuộc chiến Ukraina


Đăng ngày:

Không điện nước, những bất an khi mùa đông sắp đến với Ukraina

Le Figaro có bài phóng sự « Matxcơva tung ra đợt oanh kích ồ ạt nhắm vào cơ sở hạ tầng », còn La Croix nói về « Khủng hoảng của người dân Ukraina trước mùa đông ». Hôm qua, Matxcơva đã bắn khoảng 50 hỏa tiễn hành trình vào Ukraina, từ các phi cơ bay trên phía bắc biển Caspi và vùng Rostov của Nga, trong đó 44 bị Ukraina bắn hạ. Ở phía bắc Kiev, Nga nhắm đến đập thủy điện Vyshgorod, nhưng đập này không bị thiệt hại. Cúp điện diễn ra thường xuyên, 80 % cư dân không có nước dùng.

jeudi 22 décembre 2022

Tân tướng Nga trấn áp không run tay, Ukraina chờ đợi lá chắn tên lửa


Đăng ngày:

Matxcơva muốn gieo kinh hoàng, nhưng vô ích

Libération cho biết « Sau các vụ oanh tạc của Nga, Kiev vẫn kiên cường, nhưng không có điện ». Ít nhất 19 người đã thiệt mạng, nhưng càng làm tăng sức kháng cự và sự giận dữ của cư dân.

Quyết tâm kháng chiến bộc lộ không chỉ trên truyền hình mà cả mạng xã hội và trên đường phố. Blogger Yarema Dukh cho rằng khung cảnh hôm thứ Hai « cũng giống như ngày 24/02, nhưng thời tiết đẹp hơn và chúng tôi không còn sợ nữa ». Dưới trận mưa hỏa tiễn, nhà hoạt động Serhiy Prytula đưa ra chiến dịch đóng góp mang tên « Các vị đã làm người Ukraina phẫn nộ ! », để mua các drone tự sát « made in Ukraine ». Chưa đầy 24 tiếng đồng hồ, sáng kiến này đã thu được 9,5 triệu euro.

Hỏa tiễn Nga giết dân, Ukraina rất cần vũ khí phòng không để bảo vệ bầu trời


Đăng ngày:

Hai ngày tấn công, Nga tiêu tốn 400-700 triệu đô la

Một đợt hỏa tiễn thứ hai lại đánh vào Ukraina, sự kiện này được các báo đồng loạt đưa tin. Hơn một chục quả S-300, thường dùng để chống lại máy bay và tên lửa, đánh vào thành phố Zaporijia vẫn bị oanh kích thường xuyên từ một tuần qua. Tại Kiev, còi báo động rền vang suốt năm tiếng đồng hồ nhưng rốt cuộc không có hỏa tiễn nào rơi xuống thủ đô.

lundi 19 décembre 2022

Bông Lau - Đời sống trong bóng tối dưới lòng đất

 

Thứ Sáu vừa qua Liên Bang Nga đã nã vào các thành phố Ukraine 76 hỏa tiễn hành trình. Hầu hết các hỏa tiễn này đã bị phòng không Ukraine bắn hạ nhưng có khoảng mười mấy trái bay lọt và đâm vào các cơ sở hạ tầng dân sự làm nhiều thành phố bị mất điện nước và hệ thống sưởi ấm mùa đông.

Về thiệt hại nhân mạng thì có 4 thường dân bị tử thương và 13 người khác bị thương. Thêm một lần nữa, tấn công vào hạ tầng dân sự là tội ác chiến tranh. Sau cuộc chiến này, nếu Vladimir Putin vẫn còn sống và chưa bị chính người Nga dưới quyền hạ sát, thì y không thể đi đâu ra khỏi nước Nga, vì Tòa Án Tội Ác Chiến Tranh ở Hòa Lan đang chờ đợi thân chủ.

Giới chức quân sự Tây phương phân tích các cuộc tấn công khủng bố của Liên Bang Nga vào mục tiêu dân sự không phải là dấu hiệu của chiến thắng, mà là một sự “hết hơi” hay kiệt sức (run out of steam). Bởi vì quân Nga đang thua trên khắp các chiến trường, và người dân Ukraine càng thêm căm thù và quyết tâm chống ngoại xâm hơn.

vendredi 9 décembre 2022

Bông Lau - Cuộc chiến của máy bay không người lái

 

Hôm nay, thứ Ba, một máy bay không người lái của một “nước lạ” đã tấn công phi trường Kursk Airport của Liên Bang Nga gần biên giới Ukraine, cách thành phố Kharkiv khoảng 230 km. Cuộc tấn công của máy bay lạ đã khiến kho nhiên liệu bốc cháy dữ dội. Không có chi tiết về thương vong nhân mạng.

Trước đó một ngày, máy bay không người lái drone của một nước lạ cũng đã xâm nhập sâu vào Liên Bang Nga để oanh kích hai phi trường quân sự chiến lược nguyên tử là Engels cách biên giới Ukraine hơn 600 km, và Dyagilevo khoảng 500 km đông bắc của biên giới Ukraine.

Phi trường Engels là căn cứ của các máy bay oanh tạc nguyên tử chiến lược Tu-95 và Tu-160. Còn phi trường Dyagilevo là căn cứ của các máy bay tiếp tế nhiên liệu trên không cho các oanh tạc cơ Tu-95 và Tu-160.

vendredi 25 novembre 2022

Hoàng Nghĩa Nhân - Tôi lên án

 

Trong vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, tháng 4/2021, Việt Nam ta đã có sáng kiến và được 15/15 Ủy viên Hội đồng Bảo an bỏ phiếu thông qua Nghị quyết về vấn đề Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống của người dân.

Chủ trì phiên thảo luận để đi đến việc thông qua nghị quyết quan trọng này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh phá hủy cơ sở hạ tầng thiết yếu là một vấn đề nhức nhối đang diễn ra tại nhiều cuộc xung đột, để lại hậu quả nghiêm trọng và kéo dài đối với người dân.

Ông Sơn nhấn mạnh, là một nước từng bị chiến tranh tàn phá, Việt Nam khẩn thiết yêu cầu các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có luật nhân đạo quốc tế. Thúc đẩy hợp tác quốc tế và khu vực cũng như vai trò của Liên Hiệp Quốc trong hỗ trợ phục hồi, tái thiết cơ sở hạ tầng thiết yếu, nâng cao khả năng tự cường của người dân nhằm ứng phó với các thách thức trong và sau xung đột.

mercredi 16 novembre 2022

Nguyễn Đình Bổn - Putin sẽ không dừng bàn tay đẫm máu, cho đến khi chết!

 

Vào ngày 15 tháng 11 Nga đã pháo kích lớn vào toàn bộ lãnh thổ Ukraine và cơ sở hạ tầng quan trọng của nước này trong nhiều giờ, gây mất điện khắp nơi.

Đến 15 giờ 40 cùng ngày, tại làng Przewodów, Ba Lan, một quả tên lửa do Nga sản xuất đã rơi xuống, giết chết hai công dân của nước cộng hòa Ba Lan.

Ba Lan đã yêu cầu cuộc họp của NATO theo điều 4 để tham vấn.

dimanche 13 novembre 2022

Dương Quốc Chính - Sự nguy hiểm của nền kinh tế dựa vào bất động sản


Trong số những người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán, có một đặc điểm chung là các doanh nhân trong ngành bất động sản (BĐS) chiếm đại đa số, với tỉ lệ 12/20 (số liệu ở phiên giao dịch chứng khoán cuối cùng của năm 2016). Một tỉ lệ bất thường so với các nền kinh tế khác trên thế giới từ trước đến nay.

Đó là những tín hiệu vui hay buồn?

Nhìn lịch sử phát triển của các nước giàu có hoặc đã từng giàu có trong vòng 300 năm gần đây ta đều thấy một quy trình phổ biến, đó là: Cách mạng công nghiệp, giao thông vận tải - thương mại dịch vụ (bao gồm cả ngoại thương và xâm lược thuộc địa để mở rộng thị trường) - tài chính, ngân hàng - công nghệ.

vendredi 22 juillet 2022

Bông Lau - Cây cầu chiến lược Antonovskiy

 

Ngày 18 tháng Bảy vừa qua FB Bông Lau có viết "Chỉcần một giàn phóng M142 hay M270 (vòng tròn màu vàng) là có thể pháo trúng tất cả vị trí của quân Nga ở Kherson, kể cả cây cầu tiếp vận chiến lược Antonovskiy và đập Kakhovka".

Hôm nay theo bản tin AP loan tải thì Kirill Stremousov, viên chức cao cấp thứ hai của chính quyền bù nhìn do Điện Cẩm Linh dựng lên sau khi chiếm Kherson cho biết:

Cây cầu chiến lược Antonivskyi Bridge vốn là huyết mạch tiếp vận cho quân Nga đang trấn giữ trong khu vực, đã bị giàn phóng lưu động M142 HIMARS của Ukraine pháo trúng làm cầu bị hư hại trầm trọng.