Affichage des articles dont le libellé est Tương trợ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tương trợ. Afficher tous les articles

jeudi 7 novembre 2024

Lâm Bình Duy Nhiên - Ukraine sẽ không bao giờ đầu hàng


Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Trump có thể sẽ ngưng giúp đỡ và viện trợ cho Ukraine.

Nhưng Châu Âu sẽ vẫn phải tiếp tục giúp đỡ và trang bị cho quân đội Ukraine trong cuộc chiến vệ quốc chống quân xâm lược Nga.

Quân đội Nga vẫn bế tắc và lạc hậu trong cuộc xâm lược Ukraine. Putin vẫn cậy nhờ các chế độ độc tài khác giúp đỡ thì đe dọa Liên Minh Châu Âu cho vui thôi chứ thực lực có gì, ngoài vũ khí hạt nhân hù dọa, mà đòi tấn công nước khác!

mardi 24 septembre 2024

Hà Phan - Hai cách giáo dục tình tương thân tương ái

 

Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông M.V. Lômônôxốp, Hà Nội khuyến khích học sinh tham gia quyên góp hỗ trợ đồng bào bị bão lũ, nhưng không được ủng hộ quá 30.000 đồng!

Trường này thông báo rõ : "Giáo dục cho học sinh truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của dân tộc ta, khuyến khích động viên học sinh tham gia ủng hộ với tinh thần tự nguyện (không quá 30.000 đồng/học sinh).

Các em học sinh khó khăn không nhất thiết tham gia ủng hộ".

mercredi 14 février 2024

Cù Mai Công - Tết qua như chưa Tết bao giờ…

An lành chắc hẳn chiếm tỉ lệ cao nhất trong các lời chúc Tết, chúc năm mới, nó bao hàm cả sức khỏe lẫn hạnh phúc.

Hôm nay 14-2-2024, mùng 5 Tết Giáp Thìn. Không rõ nơi khác ra sao, nhưng với dân Sài Gòn và miền Tây, đây là một ngày kỵ húy khai trương, động thổ, mưu sự… này nọ. Vô tình mùng 5 năm nay lại trùng với Valentine’s day 14-2. Và cũng trùng với ngày thứ tư lễ Tro - ăn chay bên Công giáo 14-2-2024, khởi đầu mùa Chay 40 ngày.

Nghĩa là cả đạo - đời lẫn thông lệ ông bà, ngày này cần sự an lành, tịnh tâm. Cũng như Tết, chúng ta dễ nức nở, hào hứng nói về tưng bừng, náo nhiệt “người ta đông quá, giời ôi chen” mà quên rằng Tết là thời điểm dừng lại cần thiết sau một năm quay cuồng với cuộc mưu sinh.

jeudi 28 septembre 2023

Đỗ Duy Ngọc - Mặt trận Tổ quốc giữ tiền sao không trao lại sớm cho dân

 

Vụ cháy nhà ở phố Khương Hạ (phường Khương Đình, Thanh Xuân) bị cháy khiến 56 người chết, 37 người bị thương đã xảy ra trong đêm 12.09.

Theo báo cáo của Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, có nhiều tổ chức, cá nhân ủng hộ nạn nhân vụ cháy ở quận Thanh Xuân. “Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đã nhận được 110 tỉ đồng tiền hỗ trợ các nạn nhân”.

Câu hỏi đặt ra là đã hơn nửa tháng rồi mà người dân chưa nhận được đồng nào hỗ trợ từ MTTQ. Tổ chức này giữ tiền lại để làm gì khi các nạn nhân của vụ hỏa hoạn đang cần sự trợ giúp để ổn định cuộc sống?

vendredi 22 juillet 2022

Ukraina: Hệ thống hậu cần Nga bị rối loạn vì hỏa tiễn Himars của Mỹ


Đăng ngày:

 

Himars, khắc tinh của các kho đạn Nga

Lo sợ các cơ sở ở Crimée sẽ bị tấn công, cựu tổng thống Nga Dimitri Medvedev vào Chủ nhật 17/07 đã phải đe dọa « ngày phán xử cuối cùng » cho Ukraina. Trước đó một hôm, đại diện tình báo quân đội Ukraina, Vadym Skibitsky tuyên bố cầu Crimée (được xây dựng bốn năm sau khi Nga chiếm) và các mục tiêu khác trong vùng cần phải bị tiêu diệt vì an toàn của người dân, do Crimée « được sử dụng làm hậu cứ cho việc vận chuyển vũ khí của Nga » sang miền nam Ukraina. Kiev hứa hẹn sẽ tái chiếm bán đảo, và Skibitsky nhấn mạnh sắp tới sẽ có được các hỏa tiễn Mỹ MGM-140 ATACMS có tầm bắn đến 300 km. Khu vực mà quân đội Ukraina kiểm soát gần nhất hiện cách cầu Crimée 270 km.

mercredi 1 décembre 2021

Đàm Hà Phú - Đôi ba đồng bạc

 

Hẻm nhỏ, lại cụt, có 53 nóc nhà. Tuy 53 nóc nhà nhưng mà tới gần trăm hộ dân, do có mấy căn nhà cũ, hai ba gia đình cùng sống chung.

Trong hẻm cũng đủ loại người, có mấy người già ưa ngồi uống café sữa trong cái ly nhỏ xíu, đựng trong chén nước sôi giữ ấm, rồi gác chéo chưn nói chuyện đời xưa. Có mấy đứa thanh niên mua hàng vô tội vạ, shipper xanh đỏ ra vô hẻm liên tục. Có người làm hãng sở, sáng sơ mi cà vạt ra xe hơi đi làm như trong phim Hồng Kông. Hẻm có chó, có mèo, có gà ta, có gà tre, thậm chí có nhà còn nuôi cả gà đá.

Hẻm nhỏ nên mọi người đều biết nhau, có thể không biết rành hết mọi người, nhưng ai trong hẻm cũng phải biết bà Tư. Bà Tư nhà khá giả, có đội xe tải, lính của bả toàn lái xe và lơ xe tải, xăm trổ kín người, tuần nào cũng tụ về cái bãi xe cuối hẻm nhậu.

samedi 9 octobre 2021

Võ Nhật Thu - Đà Nẵng tôi ơi!

Trong những ngày qua, xem những đoàn người ùn ùn rời bỏ Sài Gòn, Bình Dương về quê chạy dịch mà xót lòng.

Tui cứ hỏi: Răng rứa? Răng đời công nhân cùng khổ đến rứa? Khi họ làm việc, mưu sinh, đóng thuế thì tổ chức này, hội đoàn nọ luôn ra rả là đại diện của giai cấp công nhân, là đại diện của người lao động. Vậy trong cơn đại dịch khóa cửa ba, bốn tháng đẩy người lao động vào cảnh tuyệt vọng, thì tại răng không đưa ra quyết sách kịp thời  hỗ trợ tối thiểu để giữ chân công nhân ở lại chờ cho giãn dịch?

Không có kinh phí ư? Quỹ Bảo hiểm Thất nghiệp nghe nói kết dư đến 90 ngàn tỉ đồng kia mà? Tại răng không sớm ban hành quyết định tạm ứng cho công nhân bị khóa cửa vì dịch khoảng ba hay bốn tháng lương thất nghiệp, để họ được sinh tồn mà ở lại?

vendredi 17 septembre 2021

Nguyễn Gia Việt - Xóm làng công bằng, ai cũng như ai


Có một ngày mọi người tự dưng sáng bảnh mắt ra ai cũng bị buộc hai cái chưn trong nhà hết ráo, cấm ra đường. Hàng vạn chốt chặn lập và và "xét giấy đi đường" được phát huy tối đa.

Chuyện thiệt kỳ lạ, chợ đóng hết, và cấm dân vô siêu thị, cửa hàng mua hàng hóa cần thiết.

Tỉ dụ nhà bạn có kế bên siêu thị, đối diện cửa hàng chỉ 5 bước chưn bạn cũng không thể mua được. Mọi người phải theo "quy định" là mua vòng, đăng ký và gọi điện thoại, mấy ngày sau có người "mua hộ" sẽ giao cho bạn. Trong thời gian ba bốn ngày "chờ" đó thì ráng "nhịn". Tất tần tật từ miếng rau, con cá, cọng hành, băng vệ sinh, thuốc đau bụng đều phải đi qua cái cửa "mua hộ" đó.

samedi 11 septembre 2021

Nguyễn Thông - Tình sâu nặng

 

Suốt hơn trăm ngày Sài Gòn phong tỏa, cấm đoán đi lại, trong đó gần hai tháng trời lockdown (đóng cửa), gần như giới nghiêm, thứ thì chìm xuống, thứ lại nổi lên. Chỉ tiếc mình không phải nhà văn như cô Phan Thúy Hà viết ra cuốn sách dạng phi hư cấu, cứ người thực việc thực, đủ tạo được miếng ghép cho bộ sử sau này.

Chính phủ nhiều việc, lo đủ điều lớn nhỏ, tôi chả trách gì. Nhưng cứ phải nói thẳng, từ khi lockdown tới nay không hề thấy nhà chức việc héo lánh hỏi thăm, giúp đỡ, ban phát như thấy trên tivi. Vắng bặt, cả khu vực bình dân trong đó có nhà tôi, chứ không phải riêng hộ nào bị quên.

Nếu có tí ti chút hệ thống chính trị xen vào, thì chỉ là bà tổ trưởng lâu lâu lại đến dúi cho mấy cái phiếu kèm lời thông báo miệng chút nữa ra công viên tét (test) nhá. Đứa cháu nhà hàng xóm hỏi tét là gì hở bác, tôi bảo đi ngoáy mũi để bắt con cô vít, giống như hôm trước tao bắt con sâu lông trên cây vối ấy. Nó chết khiếp, xua tay cháu không tét, cháu không tét.

mercredi 8 septembre 2021

Mai Quốc Ấn - Mọi việc đã có Đảng và Nhà nước ?

 

“Mỗi tháng tôi chỉ còn nhận được khoảng 6 triệu đồng, thu nhập đã giảm khoảng 40%. Gần đây, chúng tôi vượt qua khó khăn là nhờ nguồn thực phẩm hỗ trợ từ các mạnh thường quân.

Nếu không có họ giúp sức thì chẳng biết làm sao để trang trải trong tình cảnh khó khăn, thu nhập giảm sâu.

Tuy nhiên, các khoản thiện nguyện tài trợ cũng chỉ có mức độ, đến nay các mạnh thường quân cũng đã đuối sức, các nguồn quỹ đã gần cạn nếu Nhà nước không chăm lo thì sẽ rất khó khăn cho y bác sĩ”, chị Lê Thanh Tình (công tác tại Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức) tâm sự.

mercredi 11 août 2021

Đỗ Ngọc - Sài Gòn đau

 

Bạn nơi xa inbox hỏi “Chị ơi, chị ổn không, Sài Gòn ổn không? Sáu ngày không thấy chị viết gì, em lo…”.

Trả lời, chị chưa sao giữa một Sài Gòn vẫn chưa ổn. Đúng hơn, Sài Gòn đau thương. Không thể dùng từ nào khác. Sự nghiệt ngã, sinh tử không còn chỉ là “nghe nói”, mà đang xảy ra đây đó, xảy ra quanh ta, trong các gia đình.

Các bệnh viện quá tải, nhân viên y tế vất vả, nhiều áp lực. Người bệnh chết tại nhà, gọi xe cấp cứu trong vô vọng. Người chết chậm được mang đi, người thân chết không tiền mai táng, không có người thân ở nhà để lo hậu sự…không còn là chuyện đẩu đâu, gây ngạc nhiên nữa.

jeudi 22 juillet 2021

Nguyễn Tập - Thắp một que diêm

 

Tôi lật lại danh sách người mù từ năm ngoái. Những hàng chữ lướt qua, từng gương mặt quen dần hiện lên. Tháng 4/2020, trong đợt giãn cách đầu tiên ở Sài Gòn, họ gọi chúng tôi kêu cứu...

**

Đó là  gia đình cô Trương Thị Tuyết Anh, 58 tuổi, bị mù, chân yếu nên hầu như nằm một chỗ gần 20 năm nay. Người anh thứ của cô bị tâm thần. Mọi gánh nặng đè lên vai người anh cả là Nguyễn Văn Phước, 67 tuổi.

Để nuôi thân, nuôi hai em bệnh tật, ông Phước chỉ biết dựa vào nghề chạy xe ôm và hơn 1 triệu Nhà nước hỗ trợ cho hai người em khuyết tật. Mà chạy xe ôm truyền thống thì bữa đói, bữa no. Hôm nhiều được trăm mấy, hai trăm, hôm ít được vài chục, có khi mấy ngày liên tục không có cuốc nào. Căn phòng nhỏ 12 mét vuông là chốn nương náu quý giá nhất của ba anh em.

Lê Học Lãnh Vân - Phong trào


Sài Gòn bệnh là cả miền Nam đau!

Hổm rày, những câu chuyện người thật việc thật cứ làm nhói lòng và ấm lòng.

Anh thầy giáo chạy như con thoi mua gạo cho người thiếu gạo. Anh bán rau bán giá rẻ mà “ai sin thì cho”. Bà nhà góc đường đặt cái thùng bánh mì trước cửa nhà để ai cần lấy ăn “mỗi người lấy một ổ, ai đói quá lấy hai ổ”. Rồi những thùng nước đá lạnh rất dễ thấy ở những ngả tư, những thùng khẩu trang cho kẻ qua đường. Mấy ông bà khác lập chuỗi quán cơm hai ngàn đồng. Các chị thức khuya dậy sớm gom thức ăn ngoài chợ nấu hàng trăm, hàng ngàn suất cơm từ thiện…

mercredi 21 juillet 2021

Ngô Trường An - Ve chó !


Đành rằng dịch bệnh kéo dài gây suy kiệt kinh tế cho toàn xã hội. Nhưng, trong đó cũng có các ngành nghề phát đạt nhờ có dịch. Có các ngành nghề không ảnh hưởng gì, và cũng có các ngành nghề chỉ bị tác động nhẹ không đáng kể.

Chẳng hiểu nghề nhà văn, nhà thơ bị thiệt hại cái gì mà ban chấp hành hội kêu gọi nhà nước, nhân dân đóng góp ủng hộ cho các nhà văn, nhà thơ?

Đúng ra, dịch bệnh kéo dài như thế này, và nhiều tỉnh thành bị giãn cách, phong tỏa thì hội nhà văn phải bán được nhiều sách hơn chớ, thu nhập phải nhiều hơn chớ. Bởi, người dân họ nằm khểnh cả ngày, không đọc sách thì làm gì cho hết thời gian.

dimanche 11 juillet 2021

BS Phan Xuân Trung - Lời kêu gọi khẩn thiết


Thưa quý đồng nghiệp,

Hiện nay do lockdown toàn thành phố, nhiều cơ sở y tế đóng cửa khiến cho người bệnh bị bỏ rơi.

Tôi kêu gọi quý đồng nghiệp vì danh dự và trách nhiệm của Thầy Thuốc hãy sẵn sàng đến nhà giúp bệnh nhân.

dimanche 4 juillet 2021

Hoàng Linh - "Mắc kẹt" giữa Sài Gòn


Người đàn ông nhìn thật an nhiên này thật ra đang rối bời.

Đang làm bảo vệ cho một cửa hàng, Covid-19 ập tới khiến ông Vinh mất việc. ‘Kẹt cứng ngắc’ giữa Sài Gòn, trụ hết nổi, ông làm một việc mà cả đời chưa bao giờ nghĩ tới: ‘để lòng tự trọng qua một bên mà đi… ăn xin’.

Báo Thanh Niên kể:

"Giao lộ Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Võ Thị Sáu (Q.3, TP.HCM) có người đàn ông luống tuổi mặc đồ bảo vệ ngồi bên đường. Ông dựng xe ở một góc, trên xe có một tấm bảng nhỏ: “Không tiền về quê tránh dịch. Xin vui lòng giúp đỡ. Cảm ơn!”.

mercredi 23 juin 2021

Hoàng Nguyên Vũ - Không chỉ mấy quả vải Bắc Giang mới cần « giải cứu »


Đến cả số phận chúng ta lúc này cũng cần “giải cứu”, chứ nói gì mấy quả vải, thưa mấy ông quan chức Bắc Giang!

Vầng, mấy ông nói vải Bắc Giang “không cần giải cứu” và “đá bát” luôn cái nghĩa cử của đồng bào đang hướng về nông dân Bắc Giang những ngày đại dịch ở đây.

“Giải cứu nông sản” từ lâu không chỉ là một phong trào, mà còn là sự sẻ chia, kết nối, đùm bọc và tương trợ. Những gì tốt đẹp chứa đựng trong cụm từ đó, một lần nữa đến với các vườn vải đang chín đỏ ở Bắc Giang, giản đơn thôi là ở đó, bà con đang kẹt vì giãn cách xã hội.

lundi 21 juin 2021

Nguyễn Gia Việt - Sài Gòn bị tổn thương rất nặng


Một Youtuber đã thảng thốt trong một clip phát đồ ăn cho người lang thang, lao động nghèo giữa những đại lộ thinh thang vắng hoe người của đất Sài Gòn rằng :

"Các bạn ơi! Lần này Sài Gòn bị tổn thương nặng lắm".

Tuần thứ ba giãn cách, mọi thứ như ngừng lại hết ở đất Sài Gòn. Nhà nhà đóng cửa, hàng quán dẹp, công ty không cho nhân viên đến sở. Ngoài đường vắng tanh,chỉ còn người bán vé số,vài ông xe ôm già,vài người ve chai,lang thang vật vờ ngơ ngác nhìn thành phố.

samedi 19 juin 2021

Nguyễn Huyền Trang - « Tôi đói !»


Dịch bệnh đẩy người dân vào cảnh cùng cực. Người có một chút của để dành cũng đã rất lo lắng giữa trăm bề khốn khó. Huống chi là những người buôn thúng bán bưng, bán vé số, lượm ve chai, ăn xin… và bới rác – là “những người đang trôi bên bờ vực thẳm của đói khát và dịch bệnh”.

Đặc biệt, là những người ăn xin và bới rác, họ vẫn phải miệt mài đi vào hang cùng ngõ hẻm của đường phố để thu gom, lượm nhặt. Bám víu vào những gì còn sót lại ở vỉa hè, cho cuộc sống qua ngày bất kể trời nắng hay mưa.

“Tôi đói quá. Cho tôi xin thêm hộp cơm nữa được không? Hai ngày nay, chưa có gì để ăn. Tôi đói lắm”. Giọng bà lí nhí kẽ qua hai đôi môi run run nứt nẻ. Khuôn mặt đói lử, da bà nhăn nhúm như quả dưa leo héo vàng, che giấu dưới chiếc nón lá cũ mèm.

vendredi 18 juin 2021

Hoàng Linh - “Ôi em tôi Sài Gòn không buổi tối”


Một siêu đô thị ngày náo nhiệt, đêm không ngủ như Sài Gòn giờ trở thành một thành phố không buổi tối, khi mà mọi hoạt động vui chơi, giải trí đều ngừng lại.

Người Sài Gòn mất vui, mất đi nếp sinh hoạt quen thuộc, còn nền kinh tế thì tổn thất quá nặng nề.

Trên các báo, mấy hôm nay, người ta hay dùng khái niệm “Sài Gòn bị “bệnh”, “Sài Gòn “làm mệt” và nói với nhau nhau hãy vững vàng vượt qua đại dịch, rồi dịch sẽ qua, cuộc sống sẽ trở lại như xưa.