Sau Ấn Độ, Brazil đã thông báo quyết định
không tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.
Thông báo được đưa ra bởi cố vấn đặc biệt
của Tổng thống Brazil về các vấn đề quốc tế Celso Amorim hôm 28/10.
Quan chức Bộ Kế hoạch và Ngoại giao
Brazil trước đó đã kịch liệt phản đối ý tưởng này. Và chỉ ra việc tham gia dự
án cơ sở hạ tầng hàng đầu của Trung Quốc không chỉ không mang lại bất kỳ lợi
ích thiết thực nào cho Brazil trong ngắn hạn, mà về dài hạn còn là nguy cơ, có
thể gây khó khăn cho mối quan hệ với chính quyền Mỹ trong tương lai nếu cựu Tổng
thống Donald Trump tái đắc cử.
Để đánh giá tình hình Bangladesh không hề
đơn giản.
Chính phủ của bà Hasina rõ ràng là có uy
tín và chính danh khi được bầu lên vào những ngày đầu. Uy tín của bà còn đến từ
nguồn gốc là con gái của vị cha già lập quốc, giống hệt bà Aung San Suu Kyi của
Miến Điện, sau khi người cha bị ám sát sau đảo chính.
Tuy nhiên, bà và cha mình vốn chịu ơn của
Ấn Độ trong việc dựng nước và điều hành đất nước nên bị phụ thuộc quá nhiều vào
nước này, dẫn tới sự bất mãn của phe quốc gia đối lập là đảng BNP. Ngoài ra, do
dùng các biện pháp cứng rắn, bắt bớ phe đối lập và gian lận bầu cử để duy trì
quyền lực, đã biến bà Hasina thành kẻ độc tài.
Trong
video của Công an Gia Lai về việc công dân Lê Anh Tú đi lấy căn cước công dân (CCCD),
có đoạn thấy nền phía sau có vật trắng trắng giống như rễ cây trong video của
VTV.
Từ
đó có thể suy đoán là đoạn video có gốc cây sơn trắng mà VTV đã phát là do Công
an Gia Lai cung cấp cho VTV. Có cắt ghép hay không không quan trọng nhé. Chỉ
biết là từ một nguồn thôi.
Vậy
nên khả năng lớn là Công an Gia Lai đang quản lý
thày Minh Tuệ. Quản cách nào thì không rõ, vì đoạn video lúc lấy CCCD thì rõ là
dàn dựng, dân ngồi chờ quá ít (chắc toàn công an cả!).
Cách
1:Trong clip nhận căn cước công dân tại trụ sở công an tỉnh Gia Lai, thầy
Minh Tuệ có mong muốn đi bộ sang Đất Phật.
Nếu
đi bộ, thì thầy qua các nước Lào, Thái Lan, Miến Điện, Bangladesh và Ấn Độ
(Bodh Gaya rồi đi bộ đến ba vùng đất linh của Phật giáo). Quãng đường dài
khoảng 4.000 km. Cách này sẽ khá vất
vả.
Cách
2: Thầy bay từ Việt Nam sang Mumbai
hoặc New Dehli, và đi bộ từ đó sang Bodh Gaya vàba vùng đất linh của Phật giáo.
Hôm
nay coi video của công an Gia Lai, sư Minh Tuệ trả lời phỏng vấn dưới gốc cây,
mình nghĩ đây là video gốc (có phóng viên hỏi, sư trả lời).
Như
vậy có thể ở chương trình ngày 08/06, Công an Gia Lai thực hiện phỏng vấn và
gửi cho VTV. Video đã được "ky" sẵn (chroma keys) nên em Liên Liên
không xử lý được nữa, chỉ có thể chèn hình ẻm vô dựng thành phỏng vấn giả.
Hồi
xưa mình đi làm cũng bị như vậy. Nghĩa là phóng viên VTV làm quen với một số phóng
viên đài tỉnh có tay nghề vững vàng chút, rồi điện thoại vô xin đề tài, xin
hình, thông tin, thậm chí cả bài viết, đem về chỉnh sửa làm hậu kỳ lại rồi phát
sóng.
Các chế độ độc tài thường tự bào chữa rằng
dân chúng còn chưa đủ khả năng tự quyết định chọn người cai trị, dân cần được
“lãnh đạo.”
Trong năm 2024, dân chúng 50 quốc gia
trên thế giới có dịp bỏ phiếu chọn người cai trị. Từ tuần trước, 970 triệu cử
tri Ấn Độ, lớn bằng một phần 10 dân số thế giới, đã bắt đầu bỏ phiếu chọn 543 đại
biểu quốc hội, gọi là Lok Sabha.
Quốc gia tự do dân chủ với số cử tri đông
hàng thứ hai là Indonesia (204 triệu cử tri) mới bầu lên một vị tổng thống mới;
nước Mỹ đứng hàng thứ ba (168 triệu) năm nay sẽ có cơ hội lựa chọn.
Kinh thành xưa thái tử Tất Đạt Đa họ
Thích Ca sinh ra và lớn lên hầu như không còn nữa. Cổng thành gạch nung nơi
thái tử từ bỏ ngai vàng, cung điện, quần thần, kẻ hầu người hạ ra đi giờ hầu
như chẳng còn dấu tích gì.
Cuộc ra đi này có nặng nề không? Theo gã
là rất nhẹ nhàng, vì cái mà ngài cần không có trong những gì ngài có. Vậy cái
gì Ngài cần? Sự Công bằng? Tự do? Lý tưởng? Con đường- Đạo? Hay bộ mặt thật của
trẻ thơ?
Gã luôn thích tưởng tượng ra ông Bụt của
riêng mình. Tuổi thơ của gã biết và thích ông Bụt trước khi biết ông Phật, mà
đâu biết rằng Phật chính là Bụt của người nhà quê xứ Việt gắn với chuyện cổ
tích ngày xửa ngày xưa xứ Việt. Gã như nhiều đứa trẻ Việt lớn lên với lời người
nhớn, khi thấy ai đó tử tế, thương người thì cho là: Có tâm Bụt- có tâm Phật.
Từ quê hương Phật, gã trở lại New Delhi
viếng Xá lợi Phật tại Bảo tàng Quốc gia New Delhi.
Đây là xá lợi xương của Phật…thật, và là
di sản quốc gia được chính phủ Ấn Độ bảo vệ cẩn mật.
Năm 1898 nhà khảo cổ học Anh William
Claxton Peppe đã phát hiện ra xá lợi Phật ở Ca Tì La Vệ do dòng họ Thích Ca lưu
giữ, và tổ chức khai quật được 15 viên xá lợi xương Phật đem về Anh.
Trên
đường phượt về Đất Phật ở phía bắc Ấn Độ, gã bất ngờ đến các trung tâm Phật
giáo, các thánh địa Phật giáo thấy nhiều trẻ em, đàn bà, người già Ấn Độ biết
tiếng…Việt.
Họ
rất giỏi, khi xe dừng nhận biết ngay người Việt để ùa tới. Sau đó là màn chào
đón nhiệt tình đến mức không chỉ chìa tay, vẫy tay mà còn cả sẵn sàng níu chân,
ôm chân.
“Kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh
suốt 4 thập niên, bây giờ chạy chậm hơn Ấn Độ. Rất khó cho họ nuốt giận!”
Vladimir
Putin không tới họp. Tập Cận Bình cũng xin kiếu. Ba ngày trước khi bắt đầu, Joe
Biden vẫn chưa nói tới hay không. Người chủ trì đứng mời, Narendra Modi, có thể
mất mặt. May mắn, cuối cùng Joe đã tới. Ấn Độ và Mỹ có cơ hội kết thân.
Những
người vắng mặt thường chịu thiệt thòi. Vladimir Putin có lý do bận họp một Diễn
Đàn Kinh tế ở Vladivostok và chuẩn bị gặp Kim Jong Un để xin mua vũ khí.
Ấn Độ đã nhận thấy sai lầm nghiêm trọng
khi không mời Tổng thống Ukraine Zelensky tham dự Thượng đỉnh G-20.
Ngoại trưởng Ấn vừa giải thích rằng Ấn Độ
không trung lập trong cuộc chiến ở Ukraine. Việc không mời Tổng thống Zelensky
tham dự Thượng đỉnh G-20 lần này, do Ấn Độ là nước chủ nhà chỉ là nhằm hàn gắn
sự chia rẽ giữa hai cực liên quan đến cuộc chiến tranh ở Ukraine
Rõ ràng là trước đó, quan điểm trung dung
của Ấn Độ về cuộc chiến tranh ở Ukraine là rõ ràng, không thể bao biện. Tất
nhiên, Ấn Độ cũng vì lợi ích quốc gia của mình nên muốn nhân dịp này thể hiện
vai trò nước nước lớn, với tham vọng kiến tạo hòa bình và hàn gắn thế giới, nhằm
gây tiếng vang và nâng cao vị thế của mình. Đặc biệt là mối quan hệ Ấn- Nga và Ấn-Trung.
Bản đồ chuẩn phiên bản 2023 do Trung Quốc
công bố gom cả phần lãnh thổ của Việt Nam, Nga và Ấn Độ.
Ở đó:
- Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ
“vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Chưa hết, nó còn có “16 chữ” (Việt Nam ta
thêm chữ “vàng” vào) và “4 tốt”. Cụ thể: "láng giềng hữu nghị, hợp tác
toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và “láng giềng tốt, bạn
bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
- Nga và Trung có mối quan hệ “không giới
hạn”, đứng chung Hiệp ước CSTO, Thượng Hải, BRICS và là láng giềng của nhau. Bên
cạnh đó là hai nước cùng chung một chiến tuyến chống lại cái gọi là “tư bản, đế
quốc” để đem lại cái gọi là “thế giới đa cực hòa bình và nhân ái”.
Mấy
ngày qua, ông Biden không dám phê bình ông Narendra Modi, về các thủ đoạn mị
dân và vi phạm quyền tự do ngôn luận. Ông Modi đề cao Ấn Độ Giáo, và không bảo
vệ đúng mức những người Hồi Giao thiểu số, nhiều người Mỹ đã lên án.
Cả
nước Mỹ, hành pháp và lập pháp, cả hai đảng Dân Chủ cũng như Cộng Hòa đều đồng
ý hợp tác với Narendra Modi rất có lợi trong khi đối đầu với Vladimir Putin và
Tập Cận Bình.
Trong
thời gian ở Washington, Thủ tướng Modi không nhắc đến tên Tập Cận Bình và
Vladimir Putin một lần nào. Nhưng ai cũng biết lý do chính khiến nước Mỹ muốn
cộng tác rộng rãi hơn và sâu đậm hơn với Ấn Độ chính là vì Nga và Trung Quốc.
Ngày hôm sau, trước khi đi gặp tổng thống
Mỹ, ông Modi đã đến tập Yoga trên sân cỏ tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, trong 35
phút, với hàng trăm người thuộc đủ các quốc gia. Ông Tập Cận Bình, chắc không
bao giờ “trồng cây chuối,” chúc đầu xuống bãi cỏ như vậy.
Ông Narendra Modi đã từng bị từ chối
không được cấp visa vào nước Mỹ. Vì ông thường hay khích động tình tự tôn giáo,
năm 2002 cầm đầu Tiểu bang Gujarat mà không chấm dứt một vụ tàn sát khiến 790
người Hồi Giáo và 254 Ấn Độ Giáo thiệt mạng.
Năm nay ông Modi sắp được nước Mỹ tiếp
đón trọng thể, sẽ dự một “quốc yến” ở Tòa Bạch Ốc. Hai viện quốc hội mời ông đọc
diễn văn, lần thứ nhì từ năm 2016. Rất ít nhà lãnh đạo quốc tế được vinh dự đó,
như Winston Churchill, Nelson Mandela, Benjamin Netanyahu, Volodymyr Zelenskyy.
Nước Mỹ may mắn nhất, vì dân vẫn còn
tương đối trẻ, lại được bù thêm với những tài năng khắp thế giới kéo vào, kể cả
các du học sinh từ Ấn Độ và Trung Quốc.
Hiện nay GDP, Tổng Sản Lượng Nội Địa của
Mỹ ($27 ngàn tỉ) và Trung Quốc ($19 ngàn tỉ) đứng hàng đầu thế giới, Ấn Độ
($3.7 ngàn tỉ) đứng hàng thứ năm.
Cuộc chạy đua kinh tế tương lai tùy thuộc
vào ba yếu tố: Số người làm việc, số vốn đầu tư, và sản năng lao động
(productivity) của mỗi người. Dân số Mỹ và Ấn Độ đang lên, trong khi Trung Quốc
bắt đầu xuống từ năm 2020.
Đến năm 2026 dân số Ấn Độ sẽ cao hơn
Trung Quốc. Nhưng quan trọng hơn nữa là dân Ấn Độ rất trẻ; một nửa dưới 30
tuổi. Phụ nữ Ấn Độ sinh sản nhiều hơn phụ nữ Trung Quốc, trung bình mỗi bà sanh
2,1 đứa con.
Đài
truyền hình ở Bắc Kinh và nhiều thành phố Trung Quốc mới chiếu một “phim bộ”
dài 24 hồi được cả guồng máy tuyên truyền đảng Cộng Sản Trung Quốc cổ võ, của
ba đạo diễn Khổng Sanh, Mao Lâm, và Vương Hoành.
Cuốn
phim Huyện Ủy Đại Viện (县委大院) kể chuyện một ông thư ký huyện ủy, đúng đầu một
huyện Quang Minh giả tưởng. Nhân vật Mai Hiểu Ca (梅晓歌) được diễn tả như một cán bộ
tài ba, hết lòng thương yêu hy sinh cho dân, thành khẩn đến nỗi nhiều người
nghe ông ta nói đã khóc vì cảm động.
Le Monde có bài phóng sự cảm động mang tựa đề « Trên những hoang tàn của Izyum, thành phố đau thương của Ukraina vừa được giải phóng ».
Một phái đoàn các nhà ngoại giao tận mắt chứng kiến các xà-lim hôi hám,
tối tăm dưới hầm một trụ sở cảnh sát, văn phòng bị biến thành nơi tra
tấn với những sợi dây điện ngổn ngang trên mặt đất. Tại Kharkov, tỉnh bị
quân Nga chiếm đóng sáu tháng qua, mỗi thành phố đều có địa điểm tra
tấn riêng, riêng Izyum có sáu. Trong một xà lim, tù nhân đánh dấu số
ngày bị giam trên vách rồi bỗng dừng lại với câu kinh « Lạy Cha chúng con ở trên trời… ». Lính Nga chạy trốn khi quân đội Ukraina phản công, lẹ đến nỗi những người tù có thể tự giải thoát.
Trên
đại lộ Soborna vốn sang trọng nhất, không giống một thành phố vừa được
giải phóng chút nào. Không có băng-rôn ở mặt tiền, không trẻ em nào reo
hò bên cửa sổ. Nhưng thực ra tất cả các tòa nhà đều bị hư hại, chẳng có
mặt tiền lẫn cửa sổ, thành phố bị phá hủy đến 80 %.
Nước
Anh đã thay đổi: Ông vua vẫn là người lãnh đạo Thiên Chúa Giáo, ông thủ tướng
theo Ấn Độ Giáo, đô trưởng thành phố London là tín đồ Hồi Giáo, và vị lãnh tụ
đối lập kết hôn với một người theo Do Thái Giáo.
Người
sau cùng thuộc một sắc dân thiểu số lên làm thủ tướng Anh là Benjamin Disraeli,
nhưng ông đã bỏ đạo gốc Do Thái từ trước.
Rishi
Sunak còn là một người Ấn Độ hay không? Rất khó nói, dù khi tuyên thệ nhậm chức
bộ trưởng tài chánh ông đã là người đầu tiên không đặt tay trên Kinh Thánh
Thiên Chúa Giáo mà dùng cuốn Bhagavad Gita, một Thánh thi Ấn Độ Giáo.