Các thanh tra của AIEA trong vài ngày nữa sẽ thay thế các đĩa cứng
cũng như các camera bị phá hoại hồi tháng Sáu. Từ Teheran, thông tín
viên Siavosh Ghazi cho biết thêm chi tiết :
« Iran dường như
đã nhân nhượng một phần các đòi hỏi của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử
Quốc tế. Tân giám đốc chương trình nguyên tử của Iran đánh giá cuộc thảo
luận với Raphael Grossi là tích cực. Ông nói thêm, thương thảo còn tiếp
tục và tổng giám đốc AIEA sẽ phải quay lại Teheran để bàn bạc tiếp.
Hoa Kỳ hôm 22/02/2021 cổ vũ Iran nên « hoàn toàn » đặt dưới sự kiểm soát
của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA), sau khi đạt thỏa thuận
tạm thời với cơ quan này. Cũng trong hôm qua, giáo chủ Khamenei cảnh
báo Iran có thể làm giàu uranium đến 60% nếu cần.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price hoan nghênh tổng giám đốc
AIEA trong chuyến đi Teheran đã đạt một thỏa thuận « tạm thời » để duy
trì việc giám sát các hoạt động nguyên tử của Iran, trong khi chờ đợi
các bên tiếp tục thương lượng.
Theo thỏa thuận song phương mang
tính kỹ thuật này, có thời hạn ba tháng nhưng cũng có thể bị ngưng bất
kỳ lúc nào, số lượng thanh tra AIEA tại chỗ không thay đổi và vẫn có thể
kiểm tra không báo trước.
Dưới áp lực của Mỹ, Iran đã phải cho phép AIEA vào một trong hai địa
điểm nguyên tử, bị nghi ngờ là đã có hoạt động mà không khai báo trong
quá khứ. Các thanh tra đã lấy mẫu, kết quả phân tích phải chờ ba tháng
nữa.
Báo cáo thứ nhất của AIEA cho biết sẽ thanh tra địa điểm
nguyên tử thứ hai trong tháng Chín, vào thời điểm thỏa thuận với Iran.
Còn theo báo cáo thứ hai, số lượng uranium làm giàu ở mức thấp mà
Teheran tích trữ cho đến cuối tháng Tám lên đến 2.105,4 kg, trong khi
hiệp ước Vienna chỉ cho phép trữ 202,8 kg. Trong báo cáo trước đó vào
tháng Sáu, trữ lượng là 1.571,6 kg.
Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran và tổng giám đốc AIEA Rafael Grossi họp báo, 25/08/2020.
Đăng ngày:
Từ Teheran, thông tín viên Shiavoz Ghazi cho biết thêm chi tiết :
« Chuyến
thăm của ông Rafael Mariano Grossi diễn ra vào thời điểm quan trọng.
Hoa Kỳ đang cố gắng tiếp tục áp đặt trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối
với Iran, mặc dù hầu như toàn bộ các thành viên Hội đồng Bảo an đều phản
đối.
Tổng giám đốc AIEA, Rafael Grossi trong cuộc họp báo tại Vienna ngày 15/06/2020.
Đăng ngày:
Đây là nghị quyết chỉ trích Iran đầu tiên kể từ năm 2012, được các
nước tham gia hiệp ước Vienna là Đức, Pháp, Anh soạn thảo. Trung Quốc và
Nga bỏ phiếu chống. Tuy chỉ mang tính biểu tượng, nhưng đây có thể là
bước đầu trước khi chuyển lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để trừng
phạt.
Cơ quan tình báo Mỹ và Israel, cũng như AIEA đều cho rằng
Iran đã tiến hành một chương trình vũ khí nguyên tử bí mật, và đã ngưng
lại vào năm 2003, nhiều năm trước khi ký thỏa thuận 2015, nhưng Teheran
bác bỏ cáo buộc đó.