Affichage des articles dont le libellé est Hành chính. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hành chính. Afficher tous les articles

dimanche 17 novembre 2024

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (11)

 

KỲ XI - TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU VỚI KHU DINH ĐIỀN CÁI SẮN

Từ ngàn xưa, Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, công khai phá của cha ông là những nỗ lực không ngừng nghỉ. Để đến thế kỷ XX, nhiều vùng trên lãnh thổ, ruộng đất “cò bay thẳng cánh”, đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề xã hội nan giải.

Trong lúc tại miền Bắc, do kết quả sự phân chia ruộng đất trải qua nhiều thế hệ, đất trở nên manh mún, các bờ đê phân chia những mảnh ruộng chi chít chiếm mất một diện tích khả canh rất lớn. Thì tại miền Nam, do hậu quả của chính sách thực dân, đất đai thường rơi vào tay một thiểu số đại điền chủ sở hữu hàng ngàn hecta (hectare: mẫu tây), với số người làm công hay thuê mướn thật lớn.

Đến nửa sau thế kỷ XX, nhu cầu tái phân của cải trong cộng đồng dân tộc, tiêu biểu là ruộng đất, trở nên cấp thiết và được các chính quyền kế tiếp nhau tại hai miền Nam-Bắc thực hiện. Cuộc cải cách ruộng đất (CCRĐ) tại miền Bắc vào những năm đầu thập niên 1950 mang màu sắc cực đoan, dư âm còn vang vọng đến bây giờ.

mardi 12 novembre 2024

Hà Phan - Vài góp ý về việc tinh giản bộ máy


Tôi nghĩ muốn tinh gọn bộ máy thì cần sáp nhập các bộ có chức năng, nhiệm vụ na ná nhau kiểu như ban Đảng. Ví dụ Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ về luôn với Văn phòng Chính phủ thành Bộ Tổ chức.

Các bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Y tế, Thông tin Truyền thông, Giáo dục Đào tạo, Khoa học Công nghệ thành Bộ Khoa giáo. Ủy ban Dân tộc và Bộ Lao động Thương binh Xã hội thành Bộ Xã hội. Bộ Kế hoạch Đầu tư nhập vào Bộ Công Thương. Bộ Tài nguyên Môi trường và Xây dựng thành một.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nhập luôn với Bộ Tài chính.

Huỳnh Ngọc Chênh - Góp ý về chuyện tinh giản công chức

Làm mạnh, tổng tinh giản một lần thì chắc đảng không dám và không muốn làm rồi. Vậy tui chỉ góp ý làm nhẹ, làm từ từ từng bộ phận.

Trước mắt là bộ phận hội nhà văn và hội nhà báo. Đây là hai hội ngành nghề lớn nhất mà nhà nước phải bỏ ngân sách ra nuôi khá tốn kém.

Đối với đảng, hai hội này được lập ra để quản lý và kiểm soát nhà văn và nhà báo, để họ luôn đi đúng đường lối chủ trương của đảng, không đi lệch lạc để cho ra những tác phẩm sai ý đảng. Do vậy dù tốn kém ngân sách, nhà nước vẫn chi mạnh tiền ra nuôi bộ máy hai hội này từ trung ương xuống địa phương.

dimanche 10 novembre 2024

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (10)

 

KỲ X -  CHUYỆN BẦU CỬ TẠI CÁI SẮN

Trước khi đi vào chủ đề chính, xin nhắc lại một câu chuyện nhỏ về mối quan hệ giữa những viên chức chỉ huy cấp quận và các cố vấn Mỹ. Đó là mối quan hệ thẳng thắn và sòng phẳng, không như những đơm đặt vẫn tràn lan sau tháng 4.1975.

Trong một bài trước, mình đã kể lại mối bất đồng trầm trọng giữa thiếu tá Quận trưởng Kiên Tân Phan Bình Ngọc (tên đã đổi khác) và Cố vấn trưởng Chi khu, Thiếu tá Graham. Thượng cấp của hai bên đã vào cuộc, rút cục Graham đi trước, Thiếu tá Ngọc đi sau.

Sau Graham, sự hiện diện của Cố vấn trưởng tiếp theo là Thiếu tá Carr không có gì đáng nói. Đến viên cố vấn thứ ba thì một chút rắc rối đã xảy ra, lần này chính tôi là người trong cuộc. Anh ta là một viên chức dân sự, nói sõi tiếng Việt, khi tiếp xúc không cần đến các hạ sĩ quan thông dịch viên người Việt. Được biết rằng hầu hết những người như thế thuộc ngành CIA, trước khi đến Việt Nam, phải trải qua một khóa học tiếng Việt tại Mỹ kéo dài 9 tháng.

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (9)

 

KỲ IX - CÁC KHÓA QUÂN CHÁNH VÀ MỘT TÌNH CẢM BẠN BÈ HIẾM CÓ

Vậy là chỉ sau hơn một năm trời, tôi đã làm phó cho hai ông Quận trưởng ra đi trong những tình huống rất khác nhau.

Trong tình thế chiến tranh, chính quyền trung ương phải tạm thời đặt bộ máy hành chánh địa phương dưới sự kiêm nhiệm của các sĩ quan quân đội, với sự phụ tá của các viên chức hành chánh tốt nghiệp từ một học viện dạy về luật pháp và quản trị hành chánh.

Tại các cấp tỉnh và quận ở miền Nam trước năm 1975, sự bất đồng hay mâu thuẫn trong công vụ vẫn thường xảy ra giữa một cấp trưởng nhiều quyền hành nhưng hầu như không biết gì về hành chánh, với một cấp phó có đầy đủ hiểu biết trong lãnh vực này nhưng không có những quyền hạn tương xứng.

samedi 2 novembre 2024

Võ Khánh Tuyên - Từ tỉnh lên thành


Giai đoạn "hiện đại" hành chánh sau này, Việt Nam thiết lập các mô hình thành phố trực thuộc Trung ương. Ban đầu chỉ gồm có ba thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh.

Năm 1996, Đà Nẵng thoát ly ra khỏi tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, trở thành thành phố thứ tư trực thuộc Trung ương. Phần còn lại thuộc tỉnh Quảng Nam.

Năm 2004, Cần Thơ tách ra từ tỉnh Hậu Giang, trở thành thành phố thứ năm trực thuộc Trung ương. Phần còn lại thuộc tỉnh Hậu Giang.

jeudi 31 octobre 2024

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (8)

 

KỲ VIII : NGÓN ĐÒN TRÍ MẠNG CỦA CHA PHÚC

Cha Phúc không phải là mẫu người ưa gây sự trước. Ông luôn tỏ ra mềm mỏng với đủ hạng người trong xã hội, nhất là với những ai có ảnh hưởng đến các việc làm của ông. Sự mâu thuẫn ngấm ngầm giữa cha với Thiếu tá Huynh là việc ngoài ý muốn của cha, song do vị Quận trưởng tin tưởng ở sự hỗ trợ tinh thần của một thế lực khác chống lại cha, nên tìm sự dung hòa là điều không dễ.

Vậy mà có một hôm, ông Chủ tịch HĐND xã Trần Văn Sút, người đã được nhắc đến nhiều trong những bài trước, là một trong những người cật ruột nhất của cha Phúc, đến nhà thăm tôi, thông báo một “tin vui” là đã có sự hòa giải giữa cha và ông Quận trưởng. Ông Sút cũng cho biết là nhân dịp lễ Giáng sinh sắp đến, cha Phúc có nhã ý tặng ông Quận trưởng và tôi hai lồng đèn ngôi sao đẹp.

Hai ngày sau, thực tế đã diễn ra đúng như vậy. Ông Sút mang đến cho ông Quận và tôi hai lồng đèn ngôi sao khá đẹp. Tôi chỉ là kẻ ăn theo, vô tình hưởng lộc.

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (7)

KỲ VII : PHÁT PHÁO ĐẦU CỦA ÔNG TÂN QUẬN TRƯỞNG

Việc ông Quận trưởng Phan Bình Ngọc được thuyên chuyển khỏi quận Kiên Tân diễn ra khá bình thường. Chuyện nội bộ giữa hai ông chánh và phó, giữa ông cựu Quận trưởng với mọi thành phần xã hội tại địa phương không có gì đáng nói. Các nghi thức tổ chức lễ bàn giao được tiến hành bình thường, dưới sự chủ tọa của Tỉnh trưởng hay Phó Tỉnh trưởng.

Và cũng theo thông lệ từ lâu, ngay sau khi ông cựu Quận trưởng cùng bầu đoàn thê tử lặng lẽ ra đi thì các giới chức của tỉnh (tham dự lễ bàn giao) cùng tân Quận trưởng được cha Phúc mời dự bữa tiệc chào mừng.

Trong bữa ăn đó, tôi được xếp ngồi cạnh ông tân Quận trưởng, Thiếu tá Phạm Văn Huynh (tên đã được đổi khác), và đến nay, sau 55 năm, tôi vẫn nhớ như in một câu nói khá tế nhị của ông Huynh với cha Phúc:

dimanche 20 octobre 2024

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (6)

KỲ VI - VỊ THẾ CỦA CẤP QUẬN TRONG NỀN HÀNH CHÁNH VIỆT NAM CỘNG HÒA

Là người đã từng tham gia vào guồng máy hành chánh địa phương của miền Nam trước 1975, mình có thể khẳng định cấp quận là cấp nhục nhằn nhất.

Ty Tài chánh của tỉnh chỉ có hai phòng là Phòng Ngân sách tỉnh và Phòng Ngân sách xã (sau có thêm Phòng Ngân sách Xây dựng Nông thôn), không có “Phòng ngân sách quận”. Đơn giản vì cấp quận không hề có ngân sách riêng, mọi hoạt động đều phải do ngân sách tỉnh rót xuống.

Về nguyên tắc tổ chức, quận chỉ là cấp trung gian giữa tỉnh và xã, chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm soát việc các xã thực hiện công vụ trong phạm vi chức trách của xã. Nhất nhất mọi thứ cần thiết trong việc điều hành tại quận, Văn phòng quận đều phải xin tỉnh cấp, từ một cây chổi để làm vệ sinh đến lượng xăng dầu cần thiết cho việc di chuyển bằng công xa. Tình trạng này dẫn đến nhiều trường hợp cười ra nước mắt.

mardi 15 octobre 2024

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (5)

 

KỲ V – MỘT ÂN OÁN GIỮA CÁI SẮN VÀ BÁO CHÍ SÀI GÒN

Trong suốt thời gian Thiếu tá Ngọc tiếp tục giữ chức vụ Quận trưởng Kiên Tân, sự nhân nhượng của ông đối với cha Phúc về mặt bố trí nhân sự tại Chi khu là điều ai cũng rõ.

Song những gì mà cha Phúc làm lợi cho ông thường là vượt ra ngoài tầm hiểu biết của nhiều người ở quận. Đơn giản vì đó là những cuộc vận động hành lang ở cấp vùng hay trung ương. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa Phó Quận trưởng và Quận trưởng, giữa Phó Quận trưởng với cha Phúc cũng không có gì đáng nói.

Về mặt hành chánh, do sự thiếu thốn nhân sự - vấn đề bổ sung thuộc trách nhiệm của cấp tỉnh - việc có thêm một, hai quân nhân do Bộ chỉ huy Chi khu tăng cường cho Văn phòng quận (xuất phát từ sự nhân nhượng của ông Quận trưởng với cha Phúc) cũng giúp cho việc điều hành công vụ được thuận lợi hơn. Mặc dù về lâu về dài, không phải là việc này không có những hệ quả đáng xem xét.

vendredi 11 octobre 2024

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (4)

 

KỲ IV : BẤT ĐỒNG VIỆT-MỸ TẠI CÁI SẮN

Phải thành thật mà nhận rằng mặc dù với uy thế bao trùm từ Vùng xuống Tỉnh, từ Tỉnh xuống Quận, cha Phúc vẫn là người cư xử rất phải chăng, hòa nhã, vui vẻ với mọi hạng người mà cha gặp, không phân biệt địa vị xã hội. Ngay những ngày đầu tiên làm việc tại quận, mình đã có một bất ngờ lớn về điều này.

Tại Văn phòng quận, không biết từ bao lâu, có một anh Trung sĩ An ninh quân đội tên L. mặc quần áo dân sự, làm ở Ban Nội an-Quân vụ. Nghe đâu anh này là con nuôi cha Phúc. Ngay buổi chiều đầu tiên, trong lúc ở ngoài phòng làm việc của mình, tôi chứng kiến chuyện cãi vã sôi nổi giữa L. và một đồng nghiệp. Trong câu chuyện của họ, tôi có xen vào một câu, song có lẽ trong lúc quá say sưa, L. chừng như không nghe tôi nói gì. Tôi không hề để tâm đến chuyện đó và quên nó ngay.

Song, không ngờ chút tiểu tiết ấy, lại có người đi mách cha Phúc, với hàm ý rằng anh L. ỷ thế là con nuôi của cha mà xem thường ông tân Phó quận.

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (3)

 

(Từ đây, với những nhân vật chỉ nhắc thoáng qua trong một thời điểm nhất định, tác giả sẽ viết tắt tên thật của họ. Riêng với những nhân vật chính có mặt lâu dài hay xuyên suốt loạt hồi ức, để bạn đọc dễ theo dõi và dễ nhớ, người viết sẽ ghi đầy đủ họ tên đã được thay đổi hoàn toàn).

KỲ III – MỘT “CHÂN DUNG QUYỀN LỰC” TẠI CÁI SẮN

Một buổi trưa tháng 11 năm 1968, sau khi có Sự vụ lệnh của Tỉnh trưởng Kiên Giang tạm cử làm Phó Quận trưởng quận Kiên Tân (trong lúc chờ Nghị định hợp thức hóa của Bộ Nội vụ). Không cần xin công xa của tỉnh đưa xuống nhiệm sở mới cho có chút “bề thế”, mình âm thầm xách chiếc va li nhỏ gọn, leo lên một chiếc xe đò (bây giờ gọi là xe khách) cũng nhỏ gọn như thế, trực chỉ quận lỵ Kiên Tân, ở cách trung tâm tỉnh lỵ khoảng 30 km.

Dưới ánh nắng trưa gay gắt, khi tôi vừa đi bộ đến khoảng nửa quãng sân rộng của quận đường Kiên Tân (thời đó gọi là “Văn phòng Quận”), thì ông Trần Đ.M., Trưởng ban Hành chánh Quận đã kịp nhìn thấy chiếc va li lắc lư trên tay tôi. Đoán biết tôi là ai, ông chạy ra xách hộ chiếc va li, đưa tôi vào thẳng quận đường.

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (2)

 

KỲ II : NHỮNG BƯỚC CHÂN ĐẦU TIÊN TRÊN VÙNG CÁI SẮN

Vào những thập niên đầu thế kỷ XIX, ngoài những thủy lộ tự nhiên được người dân Gia Định sử dụng làm phương tiện đi lại giữa các trấn, chính quyền Gia Định Thành chỉ mới xây dựng ba con đường Thiên lý xuất phát từ trung tâm Sài Gòn, nối liền lãnh thổ của ta với nước Chân Lạp. Việc đào kinh và khai thông sông rạch vẫn chưa được chú trọng.

Mãi đến năm 1818, quan Trấn thủ Vĩnh Thanh là Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu) mới bắt tay vào việc mở mang các thủy lộ tại địa phương rộng lớn mà ông trấn nhậm, khởi đầu với việc đào vét, mở rộng con sông Tam Khê nối liền huyện Đông Xuyên (Long Xuyên) với đạo Kiên Giang (trấn Hà Tiên). Tiếng là sông, song đấy chỉ là những lạch nước nhỏ, bùn lầy, cây cỏ mọc um tùm, chỉ có thể di chuyển ghe xuồng vào mùa nước lớn.

Sau một tháng, với sự lao động cật lực của 1.500 nhân công, sông được hoàn thành với chiều dài khoảng 32 cây số, chiều rộng hơn 40 mét, chiều sâu hơn 7,2 mét (theo sách Đại Nam thực lục thì sông rộng hơn 10 trượng, sâu 18 thước, quy đổi theo cách phổ biến là 1 trượng bằng 4 mét, 10 thước bằng 1 trượng, tức mỗi thước bằng 0,40 mét).

dimanche 29 septembre 2024

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (1)

 

KỲ I

Những câu chuyện đầy kịch tính mà tôi đã chứng kiến trong hai năm làm việc tại quận Kiên Tân, tỉnh Kiên Giang (1968-1970), nơi chứa phần lớn khu dinh điền Cái Sắn, đủ để xây dựng thành một truyện dài với đầy đủ tính chất hỉ nộ ái ố của chúng.

Điều này có thể thành hiện thực hay không còn là một câu hỏi để ngỏ, song trước hết, xin kể lại phần cốt lõi của chúng như một hồi ức lụn vụn, khi trí nhớ vẫn còn đủ trung thành với người viết bài này.

Trong số những nhân vật được nhắc đến nhiều trong hồi ức này, có người đã qua đời cách nay gần 50 năm. Song nếu vì e ngại khi chạm đến lãnh vực tâm linh thì chẳng phải tôi đã chôn vùi những sự thật sinh động và rất ít người biết đến, vào một thời điểm đáng nhớ, tại một vùng đất đáng nhớ đó sao!

jeudi 26 septembre 2024

Nguyễn Thông - Địa danh (1)

 

Từ "địa danh" là từ Hán Việt nhưng đã lâu dân ta quen dùng như những từ thuần Việt.

Địa là đất, danh - tên/tên gọi, địa danh (tên đất) để chỉ vùng đất, nơi chốn, địa phương nào đó; ví dụ tỉnh, thành phố, làng... đều là địa danh. Đó là danh từ chung.

Tên gọi ấy có hệ thống rõ ràng, từ to tới nhỏ, từ trên xuống dưới: nước, vùng, tỉnh/thành, huyện/quận, xã, thôn/làng/bản/ấp/phường, hẻm/ngõ, kiệt... Thành phố Hà Nội, tỉnh Lào Cai, làng Trà, làng Lon, làng Nủ… là địa danh kết hợp danh từ chung và danh từ riêng.

vendredi 6 septembre 2024

Lê Nguyễn - Tổ chức thành phố Sài Gòn thời Pháp thuộc (1)


Ngày 17.02.1859 đánh dấu bước xâm lược đầu tiên của thực dân Pháp tại Sài Gòn, mở đường cho những bước xâm lược kế tiếp trên toàn cõi Việt Nam.

Mười giờ sáng ngày hôm ấy, họ lấy xong thành Gia Định. Tuy nhiên, do chưa đủ lực lượng để tổ chức canh phòng, mặt khác sợ triều đình Huế lợi dụng việc thiếu quân Pháp tại Đà Nẵng mà đánh úp nơi này, Phó Đô đốc Pháp Rigault de Genouilly cho rút phần lớn binh lính từ Sài Gòn về Đà Nẵng, chỉ để lại một ít hải quân và bộ binh (đó là lý do khiến cụ Nguyễn Tri Phương có thể lập đồn Chí Hòa dễ dàng).

Hai năm sau, ngày 24.2.1861, Pháp thực sự chiếm hữu Sài Gòn sau trận đánh ác liệt tại đồn Chí Hòa. Đến ngày 23.03.1862 thì cả ba tỉnh miền Đông Nam kỳ đã lọt vào tay Pháp.

mardi 2 juillet 2024

Nguyễn Gia Việt - Người dân đang ở vị trí nào?


Việt Nam, đất nước của những xáo động xã hội do chánh sách gây ra.

Làm căn cước công dân chờ mút mùa tới 3 giờ sáng chưa tới lượt. Rồi định danh cũng ngồi chờ. Lãnh bảo hiểm xã hội phải chờ từ nửa đêm. Đi đăng kiểm xe hơi cũng xếp hàng mút mùa. Mấy năm trước cây xăng cũng biển người.

Nghe đồn, báo chí mới nhá vụ bằng lái xe cũ mới thì trung tâm đổi bằng mới cũng nín thở.

jeudi 2 mai 2024

Mai Bá Kiếm - Ba bộ tranh quyền chết tía Cửu Long


Mấy tháng nay, báo chí và các nhà khoa học cho rằng vấn nạn “hạn mặn” ở Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau là hệ quả tất yếu của việc Trung Quốc, Lào, Thái Lan xây đập ở thượng nguồn sông Mêkông, và báo động viễn cảnh lưu lượng dòng chảy sông Tiền và sông Hậu sẽ cạn kiệt sau khi Campuchia đào kinh Phù Nam dẫn nước Mêkông ra vịnh Thái Lan.

Đáng tiếc, không có nhà khoa học hoặc chính khách nào xem lại Quốc hội Việt Nam từng thông qua các Luật Tài Nguyên nước, Luật Thủy lợi và Luật Quy hoạch, nhưng đã để lại những điều khoản chồng chéo nhau về quản lý nguồn nước sông.

Có lẽ gần 500 đại biểu Quốc hội chỉ chú tâm đến việc thường bỏ phiếu bầu hay bãi miễn chức danh Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội và coi đó là việc trọng đại. Còn việc nước sông ngọt hay mặn, lũ hay cạn là chuyện của nông dân, cứ nhắm mắt thông qua cho đủ luật, như đủ “tụ”.

dimanche 21 avril 2024

Nguyễn Đình Duy - Hành dân

 

Mười lăm năm trước, người bán đi công chứng cho người mua, người mua đóng thuế xong vô công an quận huyện đăng ký lấy biển số ngay.

Bây giờ muốn công chứng xe phải lên xin giấy xác nhận độc thân chừng hai ngày. Xong khai dịch vụ công đi rút hồ sơ, cán bộ hẹn hai ngày nhưng thực ra phải trên hai tuần mới có hồ sơ.

Khi đã có hồ sơ, người mua lại khai dịch vụ công xong đi đóng thuế.

dimanche 14 avril 2024

Trần Thị Sánh - Quỳnh Đôi + Quỳnh Hậu = Đôi Hậu


Đọc trên báo, xem ti vi mới thấy việc sáp nhập tên xã, phường, thôn xóm cực kỳ phức tạp, nhiêu khê. Không đơn giản như khi các vị ngồi trong phòng lạnh ra nghị quyết, ra văn bản.

Ví dụ như việc sáp nhập hai xã Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An), không xã nào chịu để mất tên xã của mình. Cuối cùng người ta đi đến phương án dung hòa là chọn hai cái tên ghép cơ học = Đôi Hậu, cái tên vừa không có ý nghĩa gì, vừa ngây ngô, vừa buồn cười.

Tương tự như thế sáp nhập xã Quỳnh Mỹ và Quỳnh Hoa, dự kiến tên xã mới là Hoa Mỹ. Sáp nhập xã Quỳnh Lương và Quỳnh Minh, dự kiến tên xã mới là Minh Lương. Sáp nhập xã Sơn Hải và Quỳnh Thọ, dự kiến tên xã mới là Hải Thọ. Sáp nhập xã Quỳnh Long và Quỳnh Thuận, dự kiến tên xã mới là Thuận Long…Nghĩa là chữ Quỳnh rất đẹp, gắn bó thân quen với người dân Quỳnh Lưu và các xã sẽ mất hẳn.