Affichage des articles dont le libellé est Ngô Thị Kim Cúc. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Ngô Thị Kim Cúc. Afficher tous les articles

vendredi 15 novembre 2024

Ngô Thị Kim Cúc - Thương tiếc cháu Hoài Phương

Cháu Hoài Phương, con gái duy nhứt của nhà văn Nguyên Ngọc vừa lìa đời sáng 14.11.2024, do bạo bệnh.

Cháu sinh năm 1975. Và như nhiều trẻ con có cha mẹ gốc miền nam tập kết, cháu được đặt tên Hoài Phương, giống như Hoài Nam, Hoài Hương..., hoặc tên một dòng sông/một địa danh nào đó ở miền nam.

Anh Nguyên Ngọc kể:

mercredi 26 juillet 2023

Ngô Thị Kim Cúc - Tiễn biệt anh, Hoàng Phủ Ngọc Tường

Vậy là anh đã lên đường, chưa tới hai mươi ngày sau khi chị Lâm Thị Mỹ Dạ - người bạn đời của anh ra đi. Gia đình vẫn nghĩ người đi trước sẽ là chị Dạ. Tuy chỉ bị Alzheimer nhưng sức khỏe của chị xấu đi nhiều và nhanh so với anh. Và đúng là như vậy .

Ngay lần tai biến đầu tiên vào năm 1998, khi đang thưởng thức World Cup cùng bè bạn, con người chỉ nặng hơn 40 ký là anh đã được bác sĩ đau buồn tiên lượng rằng khả năng qua được rất thấp. Vậy mà anh đã hồi phục một cách kỳ diệu, khiến tất cả mọi người kinh ngạc.

Trong một lần trò chuyện, anh đã kể với tôi rằng, khi đang trải qua cuộc phẫu thuật có một không hai trong đời, trong trạng thái lơ mơ giữa hai bờ hư thực/chết sống, anh nhìn thấy chen giữa những bác sĩ đồng phục trắng đang bận rộn bên anh còn có cả những người trong đồng phục bộ đội, những quân y sĩ.

lundi 27 février 2023

Ngô Thị Kim Cúc - Đã thiếu vắng Dương Tường

 

Vừa đọc thấy tin buồn trên Facebook của Phạm Xuân Nguyên: “Nhà thơ-dịch giả Dương Tường đã rời cõi tạm vào 20 giờ 08 phút hôm nay (24/02/2023) hưởng thọ 92 tuổi”, trong tôi một nỗi buồn vô hạn lặng lẽ dâng lên.

Con người này, khi sống không phải kẻ quảng giao, không quá nhiều bằng hữu. Nhưng tôi tin trong lòng mỗi độc giả Việt Nam vẫn giữ lại hình ảnh ông, con người tần tảo/tận tụy mang tới cho cuộc đời này nhiều nhứt có thể những gì tinh sạch đẹp đẽ trong chọn lựa của ông.

Tôi cũng không phải người quảng giao nhưng trong ký ức của tôi luôn có gương mặt buồn của ông, đôi mắt to và thăm thẳm của ông, trong một góc tối nào đó, cứ lặng lẽ nhìn ra, quan sát và cất giữ mọi thứ.

mardi 12 janvier 2021

Ngô Thị Kim Cúc - Truyền thông cánh tả thời tôi-sinh-viên


Lúc đó tôi đang học chứng chỉ năm đầu (SPCN/Lý Hóa Vạn vật) của Đại học Khoa Học Sài Gòn.

Tôi đã được báo trước rằng, các chứng chỉ dự bị của Đại học Khoa Học rất khó. Số lượng sinh viên ghi danh là nhiều ngàn, nhưng số đậu được qua hai đợt thi chỉ có vài trăm, không khác gì một cuộc thi tuyển. Với tôi, cô gái mười tám tuổi, mọi chuyện ở môi trường đại học còn quá mới mẻ, mông mênh để khám phá và học hỏi.

Vào một buổi chiều, sau khi rời phòng thực tập và khá mệt do bài hôm đó phải làm nhiều lần mới viết được tường trình, tôi đi một vòng sân trường để thư giãn. Ở hành lang dãy nhà nằm trên đường đi và ở chỗ dễ thấy nhứt, có một bảng tin do sinh viên thực hiện, thường đăng những thông tin cuộc chiến lấy từ báo chí phương tây. Rất nhiều hình màu cỡ lớn mới được dán lên đó.

dimanche 21 juin 2020

Ngô Thị Kim Cúc - Qua sông Bến Hải, ra Hà Nội làm báo



Phụ Nữ Việt Nam là tuần báo, "Tiếng nói của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam", tờ báo tôi làm việc từ giữa năm 1976, khi hai chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và "hợp nhất". "Hợp nhất" là từ dùng của thời điểm đó, tới nay thì ý nghĩa của từ này đã được hiểu theo cách mở rộng hơn nhiều rồi.

Lúc chuẩn bị giải thể cấp khu, thủ trưởng Hội Văn nghệ Giải phóng Khu Trung Trung bộ, nhà văn Nguyễn Chí Trung đã gợi ý cho tôi: Nếu muốn viết cho sâu sát, sâu sắc về đất nước lúc này thì hãy vào thanh niên xung phong, lên tây nguyên, thâm nhập thực tế cuộc sống…

Các nhà văn trẻ hơn trong cơ quan không nghĩ như anh. Anh Hoàng Hỡi (nhà thơ người dân tộc Tày, bí thư chi đoàn), và anh Nguyễn Khắc Phục bảo tôi: -Cúc đừng có nghe lời anh Trung. 

samedi 12 janvier 2019

Ngô Thị Kim Cúc - Không có Tết với người dân Lộc Hưng vong gia thất thổ



Những hình ảnh trên mạng xã hội giúp những người quan tâm tới việc “cưỡng chế” ở vườn rau Lộc Hưng- Tân Bình- Tp Hồ Chí Minh hình dung được chuyện gì đang xảy ra ở đó. Nó chẳng có gì khác so với những tỉnh vùng sâu vùng xa, nơi nhà cầm quyền toàn quyền làm tất cả những gì mình muốn, để thực hiện trót lọt những vụ việc sẽ được tính vào “thành tích” cuối năm.

“Thành tích” ở Lộc Hưng là nhà cầm quyền quận Tân Bình đã “cưỡng chế” thành công những nhà dân làm trên khu đất vườn rau Lộc Hưng, biến họ thành những kẻ vong gia thất thổ. Tiến trình việc cưỡng chế không có gì mới: người nhà nước bao vây, chốt chặn ở các ngả đường, để xe chuyên dụng có thể dễ dàng phá sập những căn nhà của người nghèo xây cất một cách không quá kiên cố.