Affichage des articles dont le libellé est Di cư. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Di cư. Afficher tous les articles

dimanche 17 novembre 2024

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (11)

 

KỲ XI - TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU VỚI KHU DINH ĐIỀN CÁI SẮN

Từ ngàn xưa, Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, công khai phá của cha ông là những nỗ lực không ngừng nghỉ. Để đến thế kỷ XX, nhiều vùng trên lãnh thổ, ruộng đất “cò bay thẳng cánh”, đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề xã hội nan giải.

Trong lúc tại miền Bắc, do kết quả sự phân chia ruộng đất trải qua nhiều thế hệ, đất trở nên manh mún, các bờ đê phân chia những mảnh ruộng chi chít chiếm mất một diện tích khả canh rất lớn. Thì tại miền Nam, do hậu quả của chính sách thực dân, đất đai thường rơi vào tay một thiểu số đại điền chủ sở hữu hàng ngàn hecta (hectare: mẫu tây), với số người làm công hay thuê mướn thật lớn.

Đến nửa sau thế kỷ XX, nhu cầu tái phân của cải trong cộng đồng dân tộc, tiêu biểu là ruộng đất, trở nên cấp thiết và được các chính quyền kế tiếp nhau tại hai miền Nam-Bắc thực hiện. Cuộc cải cách ruộng đất (CCRĐ) tại miền Bắc vào những năm đầu thập niên 1950 mang màu sắc cực đoan, dư âm còn vang vọng đến bây giờ.

dimanche 10 novembre 2024

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (10)

 

KỲ X -  CHUYỆN BẦU CỬ TẠI CÁI SẮN

Trước khi đi vào chủ đề chính, xin nhắc lại một câu chuyện nhỏ về mối quan hệ giữa những viên chức chỉ huy cấp quận và các cố vấn Mỹ. Đó là mối quan hệ thẳng thắn và sòng phẳng, không như những đơm đặt vẫn tràn lan sau tháng 4.1975.

Trong một bài trước, mình đã kể lại mối bất đồng trầm trọng giữa thiếu tá Quận trưởng Kiên Tân Phan Bình Ngọc (tên đã đổi khác) và Cố vấn trưởng Chi khu, Thiếu tá Graham. Thượng cấp của hai bên đã vào cuộc, rút cục Graham đi trước, Thiếu tá Ngọc đi sau.

Sau Graham, sự hiện diện của Cố vấn trưởng tiếp theo là Thiếu tá Carr không có gì đáng nói. Đến viên cố vấn thứ ba thì một chút rắc rối đã xảy ra, lần này chính tôi là người trong cuộc. Anh ta là một viên chức dân sự, nói sõi tiếng Việt, khi tiếp xúc không cần đến các hạ sĩ quan thông dịch viên người Việt. Được biết rằng hầu hết những người như thế thuộc ngành CIA, trước khi đến Việt Nam, phải trải qua một khóa học tiếng Việt tại Mỹ kéo dài 9 tháng.

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (9)

 

KỲ IX - CÁC KHÓA QUÂN CHÁNH VÀ MỘT TÌNH CẢM BẠN BÈ HIẾM CÓ

Vậy là chỉ sau hơn một năm trời, tôi đã làm phó cho hai ông Quận trưởng ra đi trong những tình huống rất khác nhau.

Trong tình thế chiến tranh, chính quyền trung ương phải tạm thời đặt bộ máy hành chánh địa phương dưới sự kiêm nhiệm của các sĩ quan quân đội, với sự phụ tá của các viên chức hành chánh tốt nghiệp từ một học viện dạy về luật pháp và quản trị hành chánh.

Tại các cấp tỉnh và quận ở miền Nam trước năm 1975, sự bất đồng hay mâu thuẫn trong công vụ vẫn thường xảy ra giữa một cấp trưởng nhiều quyền hành nhưng hầu như không biết gì về hành chánh, với một cấp phó có đầy đủ hiểu biết trong lãnh vực này nhưng không có những quyền hạn tương xứng.

jeudi 31 octobre 2024

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (8)

 

KỲ VIII : NGÓN ĐÒN TRÍ MẠNG CỦA CHA PHÚC

Cha Phúc không phải là mẫu người ưa gây sự trước. Ông luôn tỏ ra mềm mỏng với đủ hạng người trong xã hội, nhất là với những ai có ảnh hưởng đến các việc làm của ông. Sự mâu thuẫn ngấm ngầm giữa cha với Thiếu tá Huynh là việc ngoài ý muốn của cha, song do vị Quận trưởng tin tưởng ở sự hỗ trợ tinh thần của một thế lực khác chống lại cha, nên tìm sự dung hòa là điều không dễ.

Vậy mà có một hôm, ông Chủ tịch HĐND xã Trần Văn Sút, người đã được nhắc đến nhiều trong những bài trước, là một trong những người cật ruột nhất của cha Phúc, đến nhà thăm tôi, thông báo một “tin vui” là đã có sự hòa giải giữa cha và ông Quận trưởng. Ông Sút cũng cho biết là nhân dịp lễ Giáng sinh sắp đến, cha Phúc có nhã ý tặng ông Quận trưởng và tôi hai lồng đèn ngôi sao đẹp.

Hai ngày sau, thực tế đã diễn ra đúng như vậy. Ông Sút mang đến cho ông Quận và tôi hai lồng đèn ngôi sao khá đẹp. Tôi chỉ là kẻ ăn theo, vô tình hưởng lộc.

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (7)

KỲ VII : PHÁT PHÁO ĐẦU CỦA ÔNG TÂN QUẬN TRƯỞNG

Việc ông Quận trưởng Phan Bình Ngọc được thuyên chuyển khỏi quận Kiên Tân diễn ra khá bình thường. Chuyện nội bộ giữa hai ông chánh và phó, giữa ông cựu Quận trưởng với mọi thành phần xã hội tại địa phương không có gì đáng nói. Các nghi thức tổ chức lễ bàn giao được tiến hành bình thường, dưới sự chủ tọa của Tỉnh trưởng hay Phó Tỉnh trưởng.

Và cũng theo thông lệ từ lâu, ngay sau khi ông cựu Quận trưởng cùng bầu đoàn thê tử lặng lẽ ra đi thì các giới chức của tỉnh (tham dự lễ bàn giao) cùng tân Quận trưởng được cha Phúc mời dự bữa tiệc chào mừng.

Trong bữa ăn đó, tôi được xếp ngồi cạnh ông tân Quận trưởng, Thiếu tá Phạm Văn Huynh (tên đã được đổi khác), và đến nay, sau 55 năm, tôi vẫn nhớ như in một câu nói khá tế nhị của ông Huynh với cha Phúc:

dimanche 20 octobre 2024

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (6)

KỲ VI - VỊ THẾ CỦA CẤP QUẬN TRONG NỀN HÀNH CHÁNH VIỆT NAM CỘNG HÒA

Là người đã từng tham gia vào guồng máy hành chánh địa phương của miền Nam trước 1975, mình có thể khẳng định cấp quận là cấp nhục nhằn nhất.

Ty Tài chánh của tỉnh chỉ có hai phòng là Phòng Ngân sách tỉnh và Phòng Ngân sách xã (sau có thêm Phòng Ngân sách Xây dựng Nông thôn), không có “Phòng ngân sách quận”. Đơn giản vì cấp quận không hề có ngân sách riêng, mọi hoạt động đều phải do ngân sách tỉnh rót xuống.

Về nguyên tắc tổ chức, quận chỉ là cấp trung gian giữa tỉnh và xã, chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm soát việc các xã thực hiện công vụ trong phạm vi chức trách của xã. Nhất nhất mọi thứ cần thiết trong việc điều hành tại quận, Văn phòng quận đều phải xin tỉnh cấp, từ một cây chổi để làm vệ sinh đến lượng xăng dầu cần thiết cho việc di chuyển bằng công xa. Tình trạng này dẫn đến nhiều trường hợp cười ra nước mắt.

mardi 15 octobre 2024

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (5)

 

KỲ V – MỘT ÂN OÁN GIỮA CÁI SẮN VÀ BÁO CHÍ SÀI GÒN

Trong suốt thời gian Thiếu tá Ngọc tiếp tục giữ chức vụ Quận trưởng Kiên Tân, sự nhân nhượng của ông đối với cha Phúc về mặt bố trí nhân sự tại Chi khu là điều ai cũng rõ.

Song những gì mà cha Phúc làm lợi cho ông thường là vượt ra ngoài tầm hiểu biết của nhiều người ở quận. Đơn giản vì đó là những cuộc vận động hành lang ở cấp vùng hay trung ương. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa Phó Quận trưởng và Quận trưởng, giữa Phó Quận trưởng với cha Phúc cũng không có gì đáng nói.

Về mặt hành chánh, do sự thiếu thốn nhân sự - vấn đề bổ sung thuộc trách nhiệm của cấp tỉnh - việc có thêm một, hai quân nhân do Bộ chỉ huy Chi khu tăng cường cho Văn phòng quận (xuất phát từ sự nhân nhượng của ông Quận trưởng với cha Phúc) cũng giúp cho việc điều hành công vụ được thuận lợi hơn. Mặc dù về lâu về dài, không phải là việc này không có những hệ quả đáng xem xét.

vendredi 11 octobre 2024

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (4)

 

KỲ IV : BẤT ĐỒNG VIỆT-MỸ TẠI CÁI SẮN

Phải thành thật mà nhận rằng mặc dù với uy thế bao trùm từ Vùng xuống Tỉnh, từ Tỉnh xuống Quận, cha Phúc vẫn là người cư xử rất phải chăng, hòa nhã, vui vẻ với mọi hạng người mà cha gặp, không phân biệt địa vị xã hội. Ngay những ngày đầu tiên làm việc tại quận, mình đã có một bất ngờ lớn về điều này.

Tại Văn phòng quận, không biết từ bao lâu, có một anh Trung sĩ An ninh quân đội tên L. mặc quần áo dân sự, làm ở Ban Nội an-Quân vụ. Nghe đâu anh này là con nuôi cha Phúc. Ngay buổi chiều đầu tiên, trong lúc ở ngoài phòng làm việc của mình, tôi chứng kiến chuyện cãi vã sôi nổi giữa L. và một đồng nghiệp. Trong câu chuyện của họ, tôi có xen vào một câu, song có lẽ trong lúc quá say sưa, L. chừng như không nghe tôi nói gì. Tôi không hề để tâm đến chuyện đó và quên nó ngay.

Song, không ngờ chút tiểu tiết ấy, lại có người đi mách cha Phúc, với hàm ý rằng anh L. ỷ thế là con nuôi của cha mà xem thường ông tân Phó quận.

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (3)

 

(Từ đây, với những nhân vật chỉ nhắc thoáng qua trong một thời điểm nhất định, tác giả sẽ viết tắt tên thật của họ. Riêng với những nhân vật chính có mặt lâu dài hay xuyên suốt loạt hồi ức, để bạn đọc dễ theo dõi và dễ nhớ, người viết sẽ ghi đầy đủ họ tên đã được thay đổi hoàn toàn).

KỲ III – MỘT “CHÂN DUNG QUYỀN LỰC” TẠI CÁI SẮN

Một buổi trưa tháng 11 năm 1968, sau khi có Sự vụ lệnh của Tỉnh trưởng Kiên Giang tạm cử làm Phó Quận trưởng quận Kiên Tân (trong lúc chờ Nghị định hợp thức hóa của Bộ Nội vụ). Không cần xin công xa của tỉnh đưa xuống nhiệm sở mới cho có chút “bề thế”, mình âm thầm xách chiếc va li nhỏ gọn, leo lên một chiếc xe đò (bây giờ gọi là xe khách) cũng nhỏ gọn như thế, trực chỉ quận lỵ Kiên Tân, ở cách trung tâm tỉnh lỵ khoảng 30 km.

Dưới ánh nắng trưa gay gắt, khi tôi vừa đi bộ đến khoảng nửa quãng sân rộng của quận đường Kiên Tân (thời đó gọi là “Văn phòng Quận”), thì ông Trần Đ.M., Trưởng ban Hành chánh Quận đã kịp nhìn thấy chiếc va li lắc lư trên tay tôi. Đoán biết tôi là ai, ông chạy ra xách hộ chiếc va li, đưa tôi vào thẳng quận đường.

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (2)

 

KỲ II : NHỮNG BƯỚC CHÂN ĐẦU TIÊN TRÊN VÙNG CÁI SẮN

Vào những thập niên đầu thế kỷ XIX, ngoài những thủy lộ tự nhiên được người dân Gia Định sử dụng làm phương tiện đi lại giữa các trấn, chính quyền Gia Định Thành chỉ mới xây dựng ba con đường Thiên lý xuất phát từ trung tâm Sài Gòn, nối liền lãnh thổ của ta với nước Chân Lạp. Việc đào kinh và khai thông sông rạch vẫn chưa được chú trọng.

Mãi đến năm 1818, quan Trấn thủ Vĩnh Thanh là Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu) mới bắt tay vào việc mở mang các thủy lộ tại địa phương rộng lớn mà ông trấn nhậm, khởi đầu với việc đào vét, mở rộng con sông Tam Khê nối liền huyện Đông Xuyên (Long Xuyên) với đạo Kiên Giang (trấn Hà Tiên). Tiếng là sông, song đấy chỉ là những lạch nước nhỏ, bùn lầy, cây cỏ mọc um tùm, chỉ có thể di chuyển ghe xuồng vào mùa nước lớn.

Sau một tháng, với sự lao động cật lực của 1.500 nhân công, sông được hoàn thành với chiều dài khoảng 32 cây số, chiều rộng hơn 40 mét, chiều sâu hơn 7,2 mét (theo sách Đại Nam thực lục thì sông rộng hơn 10 trượng, sâu 18 thước, quy đổi theo cách phổ biến là 1 trượng bằng 4 mét, 10 thước bằng 1 trượng, tức mỗi thước bằng 0,40 mét).

dimanche 6 octobre 2024

Tiểu Vũ - Nhớ về bài thơ Năm cửa Ô của Tạ Tỵ

 

Nhìn tấm ảnh ai đó chụp cái mô hình cửa ô Cầu Giấy ở Hà Nội... Không hiểu người ta lấy cơ sở gì để dựng một cái cửa ô như vậy nhỉ? Thấy hoắc lạ hươ quá chừng.

Năm cửa ô Hà Nội đã đi vào nhạc của Văn Cao viết trong bài "Tiến về Hà Nội": "Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về/ Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào…”.

Tự dưng nhớ đến bài thơ "Thương về năm cửa ô xưa" của nhà thơ - họa sĩ Tạ Tỵ.

dimanche 29 septembre 2024

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (1)

 

KỲ I

Những câu chuyện đầy kịch tính mà tôi đã chứng kiến trong hai năm làm việc tại quận Kiên Tân, tỉnh Kiên Giang (1968-1970), nơi chứa phần lớn khu dinh điền Cái Sắn, đủ để xây dựng thành một truyện dài với đầy đủ tính chất hỉ nộ ái ố của chúng.

Điều này có thể thành hiện thực hay không còn là một câu hỏi để ngỏ, song trước hết, xin kể lại phần cốt lõi của chúng như một hồi ức lụn vụn, khi trí nhớ vẫn còn đủ trung thành với người viết bài này.

Trong số những nhân vật được nhắc đến nhiều trong hồi ức này, có người đã qua đời cách nay gần 50 năm. Song nếu vì e ngại khi chạm đến lãnh vực tâm linh thì chẳng phải tôi đã chôn vùi những sự thật sinh động và rất ít người biết đến, vào một thời điểm đáng nhớ, tại một vùng đất đáng nhớ đó sao!

lundi 22 juillet 2024

Mạnh Kim - 70 năm sự kiện di cư 1954


Bảy mươi năm đã trôi qua kể từ cuộc thiên di vĩ đại nhất Việt Nam đương đại. Gia đình ông nội tôi là một trong những gia đình có mặt trong cuộc di cư lịch sử. Khi mẹ mang bầu tôi thì ông nội tôi mất. Bố tôi mất sớm nên tôi cũng không có cơ hội hỏi ông về những gì xảy ra vào năm 1954.

Tôi chỉ biết rằng, khi vào Nam, một trong những nơi đầu tiên mà ông nội tôi lập nghiệp, cùng bà vợ trẻ và đàn con nheo nhóc gần 10 người, là Tây Ninh. Sau đó ông đưa cả nhà về Phú Nhuận. Đến khi tôi trưởng thành, căn nhà gỗ một tầng mà ông dựng lên vẫn còn và đó vẫn là nơi mà con cháu luôn tề tựu mỗi năm vài lần, vào dịp Tết nhất và dịp giỗ ông.

Lúc còn sống, bà nội kể với tôi, khi ông bà dọn về đây – trước 1975 gọi là đường Nguyễn Huệ và sau 1975 đổi thành Thích Quảng Đức – khu vực này vẫn còn hoang vắng. Chung quanh đều là rừng. Cỏ lau ngập đầu người. Thú hoang vẫn còn đầy khắp. Tối ngủ có khi còn nghe cọp rống. Lưa thưa mới có vài căn nhà. Hầu hết là dân Bắc di cư 54 cả. Nhắc đến bà, tôi nhớ như in hình ảnh một bà nông dân Bắc Bộ truyền thống. Răng nhuộm đen, nhai trầu bỏm bẻm, chít khăn mỏ quạ, thỉnh thoảng “nhạt mồm” hát ư ử vài câu Quan họ.

dimanche 21 juillet 2024

Đỗ Duy Ngọc - Di cư 1954

 

Ngày này cách đây 70 năm, gia đình tôi chuẩn bị di cư vào Nam. Hồi đó nhà tôi ở Đồng Hới, di cư bằng máy bay chứ không đi tàu há mồm như những người ở miền Bắc.

Trong trí nhớ của tôi, chẳng có một hình ảnh nào của chuyến bay đó vì lúc đấy tôi còn nhỏ, chỉ mới có mấy tuổi. Bay vào Quảng Trị, sau đó vào Huế rồi vào Đà Nẵng ở đó mấy chục năm.

Hồi mới lớn, tôi thấy trong tủ sách của Ba tôi có một tờ báo với một bài phóng sự của một phóng viên người Pháp, trong đó có một đoạn phỏng vấn ba tôi kèm hình chụp gia đình tôi cạnh chiếc phi cơ. Ba tôi mặc veste trắng, anh tôi và tôi đội chiếc mũ phớt, mặc áo khoác màu sáng. Mẹ tôi mặc áo dài và chị tôi mặc đầm chân mang sandale. Hình ảnh đó chứng tỏ chuyến đi được chuẩn bị rất chu đáo chứ không có gì gấp gáp.

jeudi 18 avril 2024

Nickie Tran - Những Tô Phở Tìm Đường Vượt Biển


Hôm trước đăng bài review phở, có bạn vô chỉ ra tô phở 54 và tô phở 75 khác nhau như thế nào. Tự nhiên cả đêm nghĩ về những con số đến độ không ngủ được.

Còn nhớ lúc mới qua Mỹ, thành phố nhỏ xíu miền Mid West gần như vắng bóng người Việt.  Nghe bạn bè trong trường kể có chị Việt Nam nào đó mở nhà hàng ở gần trường. Gần đây là 4 miles ; 0.6 mile là 1 cây số. Thế là đứa con nít để dành tiền đi bộ gần 7 cây số để đi tìm tô phở như phở nhà bà Hải bắc kỳ hồi nhỏ má hay dắt đi ăn. Đến nơi mới biết chị đó người Việt nhưng lại bán đồ Tàu phiên bản Mỹ. Đến giờ còn nhớ khuôn mặt ngạc nhiên của chỉ khi bước vô nhà hàng thì thầm : Chị bán em tô phở.

Rồi sau đó ăn đủ thứ phiên bản của phở. Phiên bản miền Bắc (Mỹ) lạt lẽo loe hoe vài cọng rau giá. Phiên bản miền Nam (Mỹ) ê hề thịt và mùi vị quê hương đến mức mà nhiều tô phở mình thấy còn ngon hơn ở xứ Việt. Rồi lại ăn tô phở quận 13 của Paris hay tô phở gà lạc lõng ở quận 8, xa hẳn cộng đồng người Việt nhưng lại đúng vị đậm đà điểm xuyết thêm tí lá chanh.

lundi 25 décembre 2023

Nguyễn Thông - Hang đá

 

Hôm nay đúng ngày 24.12, tối nay có lễ trọng của người theo đạo Thiên Chúa - lễ Noel.

Cứ theo lịch sử Thiên Chúa giáo (còn gọi là đạo Gia Tô) thì Đức Chúa Jesus (Giê Su) sinh ngày 25.12, cách nay 2023 năm. Ngày sinh của ngài đã được cả nhân loại thừa nhận là khởi thủy, mở đầu cho công lịch, dù rằng thế giới cũng tồn tại song song Phật lịch (Phật đản) hoặc lịch Hồi giáo (ngày của thánh Muhammad)…

Dẫu trong đám chúng ta theo hay không theo đạo Gia Tô, không thờ Đức Chúa Jesus thì đạo của ngài vẫn gắn bó với mỗi người. Ít nhất là ngày tháng năm sinh được ghi trong giấy khai sinh, chứng minh thư, thẻ căn cước, hộ chiếu, lý lịch, v.v...đều căn theo lịch tính ngày tháng năm liên quan tới ngày sinh của ngài.