Affichage des articles dont le libellé est Hải chiến Trường Sa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hải chiến Trường Sa. Afficher tous les articles

vendredi 15 mars 2024

Mạc Văn Trang - Không hiểu nổi !

 

Vợ tôi, Kim Chi dặn:

- Bữa trưa nay anh phải tùy nghi di tản. Chín giờ em đi họp mặt với các bạn học sinh miền Nam tập kết và liên hoan… 1954 - 2024, 70 năm rồi, mấy chục đứa vẫn gắn bó với bao nhiêu kỷ niệm. Toàn trên 80, U90, chắc gặp nhau được lần này.

Kim Chi chuẩn bị áo quần, quà cáp rất chu đáo, hớn hở ra đi như đứa trẻ! Chừng một giờ sau thấy quay về, mặt buồn bực:

- Chúng nó không cho đi! Hôm nay 14/03, nó tưởng mình đi thắp hương tưởng niệm 64 chiến sĩ hy sinh ở đảo Gạc Ma!

jeudi 14 mars 2024

Lưu Trọng Văn - Quảng Bình : Một con đường mang tên Trần Văn Phương, anh hùng Gạc Ma

Theo nhà văn Phạm Phú Thép, chủ tịch hội Văn học Nghệ thuật Ba Đồn và tường thuật của nhà báo Thanh Hiếu trên VOV:

“Tối qua 13/3, bên bờ sông Gianh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, Ban Liên lạc cựu binh Gạc Ma tổ chức lễ thả hoa đăng tưởng niệm 64 liệt sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền của đất nước tại các đảo đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao ngày 14/3/1988.”

Gã được biết đây là hoạt động hàng năm của các cựu binh Gạc Ma từ các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị. Họ cùng thân nhân các liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma quê Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị tưởng nhớ đồng đội và người thân của mình bị bọn cộng sản Trung Quốc thảm sát dã man khi bảo vệ đảo của tổ quốc.

Nguyễn Thông - Nửa sự thật vụ Gạc Ma

 

Trừ vài tờ báo kiên định lập trường như báo quân đội, báo nhân dân quyết không hó hé gì về ngày 14.3.1988 - trận chiến Gạc Ma, khá nhiều tờ quốc doanh đã nhắc tới sự kiện này.

Tờ nào cũng gào lên "vòng tròn bất tử", "nỗi đau bất tử"... thể hiện yêu thương tột cùng, căm giận tột cùng. Nhưng đọc từ đầu tới cuối vẫn không biết những người lính hải quân đáng kính trọng ấy hy sinh bởi kẻ nào. Chả nhẽ các anh chết do bão.

Ngay cả tờ Tuổi Trẻ, tờ báo được coi là thẳng thắn, có bài rất hoành tráng, nhưng giấu biệt kẻ đã giết các anh, nhưng người lính anh dũng của chúng ta. Tờ Tin tức của Thông tấn xã Việt Nam cũng rất dài, dài ơi là dài, cũng không một chữ.

mercredi 13 mars 2024

Kha Tiệm Ly - Văn tế tử sĩ Gạc Ma

 

Kính dâng 64 anh linh của những anh hùng hy sinh vì tổ quốc thân yêu tại Gạc Ma ngày 14/03/1988

Ôm hận thù biển cao sóng hờn căm,

Phủ tang tóc mây che màu u uất.

Giọt máu hồng làm mặn nước Biển Đông,

Khăn sô trắng phủ đau trời tổ quốc!

vendredi 19 janvier 2024

Vĩnh Quyền - Nhớ và nghĩ trong Ngày-Hoàng-Sa-của-chúng-ta

 

Năm 2008, vào một cuối chiều se sẽ sương thu, là thứ chẳng mấy khi chạm vào vùng tiểu khí hậu ven biển như Đà Nẵng, nhà văn Ngô Thị Kim Cúc từ Sài Gòn về quê, đến thăm nhà mới của tôi.

Cuộc trò chuyện ngẫu hứng giữa hai anh em văn nghệ biến thành bài phỏng vấn trên báo Thanh Niên sau đó. Tựa đề rút từ một câu trong cuốn nhật ký đi biển loằng ngoằng của tôi: "Hãy nhớ lấy những cái tên không được phép lãng quên". Là tên quần đảo Hoàng Sa đã bị cướp.

Cũng là lần đầu tiên trên mặt báo chính thống xuất hiện dòng chữ tưởng như đương nhiên từ buổi cha ông mình mở nước, "bởi quân xâm lược Trung Quốc".

vendredi 17 mars 2023

Sương Nguyệt Minh - Gạc Ma, xót thương nghiêng trời lệch đất

 

Có một vòng tròn bất tử Gạc Ma xót thương đến nghiêng trời lệch đất. Vòng tròn ấy bắt đầu từ thiếu úy Trần Văn Phương, bên cạnh là binh nhì Nguyễn Văn Lanh, tiếp theo là đồng đội đứng quây quanh lá cờ đỏ sao vàng. Như là cột mốc chủ quyền Việt Nam hiên ngang cắm trên bãi đá san hô đảo chìm Gạc Ma ngày 14.03.1988

Cái vòng tròn bất tử quây quanh quốc kỳ ấy không phải là vòng tròn trắng vô nghĩa, lại càng không phải con số không tròn trĩnh vô hồn. Cái vòng tròn bất tử ấy là vòng người lính giữ đảo và công binh xây đảo, với trái tim yêu nước rực lửa.

Có một sự thật xót thương nghiêng trời lệch đất đi đến vòng tròn bất tử là : Cuối năm 1987, Trung Quốc đưa nhiều tầu quân sự xâm nhập vào vùng biển Trường Sa của Việt Nam. Bằng cái nhìn tầm chiến lược và sự nhạy cảm chính trị, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nghĩ đến cuộc khủng hoảng Biển Đông, rất có thể các bãi san hô, đảo chìm Hải quân ta chưa kịp đứng chân sẽ là mục tiêu xâm chiếm của người phương Bắc.

Võ Hồng Ly - Cụ Hoàng Nhỏ, người cha của 64 tử sĩ Gạc Ma đã qua đời

 

Trong hình là Cụ Hoàng Nhỏ, cha của tử sĩ Hoàng Văn Túy và cũng là người làm đám giỗ cho 64 tử sĩ đã hy sinh trong trận Hải chiến Gạc Ma 1988 vào ngày 14/03 hàng năm.

Do tuổi cao sức yếu, cụ Hoàng Nhỏ đã mất ngày 30/01/2023 tức mồng 9 Tết Quý Mão, hưởng thọ 95 tuổi.

Ngày 14/03 năm ngoái, cụ Hoàng Nhỏ vẫn còn chia sẻ : "Cứ đến ngày giỗ của các con là tui và người nhà lại soạn mâm cơm với đủ 64 cái bát, đôi đũa, hướng về phía biển. Các con đã sống cùng nhau, hy sinh cùng nhau vì biển đảo quê hương nên ngày giỗ, tôi tin các con cũng sẽ cùng nhau về đây, bên mâm cơm này của ba".

Hiệu Minh - Thăm đảo Colin và nhìn Gạc Ma

 

Tháng 4-2016 tôi được tham gia đoàn tầu KN490 gồm 80 bà con Việt kiều đi thăm Trường Sa và DK (nhà giàn thực chất là cái chòi trên biển). Trong chuyến đi 10 ngày, mỗi ngày thăm một đảo thì chuyến thăm đảo Colin để lại cho tôi nhiều cảm xúc nhất.

Colin cách Gạc Ma khoảng 8 km, nhìn mắt thường vẫn thấy đảo Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm đóng sau khi tàn sát 64 chiến sĩ công binh chỉ có xẻng cuốc trên tay. Chiều ngày 28-4 khi về tới Bộ Tư lệnh Hải Quân ở Sài Gòn, tôi được giới thiệu một chiến sĩ sống sót ở Gạc Ma.

Trước đây Gạc Ma từng là đảo chìm (trong video quân Trung Quốc bắn các chiến sĩ công binh đang đứng trên đảo lúc đó vẫn chìm), hiện đã được Trung Quốc xây như một pháo đài, có nhà cao tầng, luôn có tầu chiến túc trực. Từ đó (2016) tới nay (2023) chắc còn nhiều thay đổi.

mardi 15 mars 2022

Huy Đức - Gạc Ma & Chiến tranh

 

Tối qua, 13-3-2022, tại biển Cửa Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, 27 cựu binh sống sót trong cuộc thảm sát Gạc Ma đã làm lễ thả đèn hoa đăng tưởng nhớ 64 đồng đội của mình hy sinh 34 năm trước. Thân nhân của 12 gia đình liệt sĩ Gạc Ma cùng có mặt. Sáng nay, 14-3-2022, lễ dâng hương tưởng niệm đã diễn ra trang trọng bên biển Thiên Cầm.

Gạc Ma là một thực thể địa lý bao gồm các rạn san hô nằm trong quần đảo Trường Sa, phần thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nửa đêm về sáng ngày 14-3-1988, tổ cắm cờ 5 người cùng khoảng 20 chiến sĩ công binh đang làm nhiệm vụ tại khu vực này thì 4 tàu chiến của Trung Quốc kéo đến, chĩa súng uy hiếp. Những người lính của chúng ta đã không rời vị trí dù họ gần như tay không.

Rạng sáng, Trung Quốc cho khoảng 50 lính có vũ trang đổ bộ, Chỉ huy cụm đảo ra lệnh cho các thủy thủ từ tàu HQ-604 xuống đảo hỗ trợ, họ cũng chỉ có xà beng, cuốc xẻng… Lính Trung Quốc nổ súng bắn chết thiếu úy Trần Văn Phương và bắn bị thương hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh trước khi rút đi để sử dụng súng máy từ các tàu, thảm sát những người lính Việt Nam giữ đảo… Chỉ có 39 người sống sót bao gồm cả 9 người bị Trung Quốc bắt làm tù binh.

lundi 15 mars 2021

Đặng Bích Phượng - Tưởng niệm Gạc Ma : Vòng tròn bất tử trên biển bằng những ngọn nến


(Kể chuyện đêm tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma tại Bến Nghiêng, Đồ Sơn, Hải Phòng 13.03..2013)

Rút kinh nghiệm từ những chuyện trước đây, bị “kẻ xấu cản phá” - như buổi nói chuyện về biển đảo của bác Nguyễn Nhã, buổi liên hoan mừng ngày 8/3, buổi đặt hoa tưởng nhớ những đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh trong chiến tranh biên giới năm 1979. Mấy anh chị em chúng tôi lẳng lặng làm một chuyến ra biển thả hoa đăng, tưởng nhớ 64 liệt sĩ hy sinh năm 1988 tại các đảo thuộc Trường Sa.

Đến việc tâm linh cũng không dám công khai rủ nhau trên mạng, sợ hỏng việc. Lựa chán rồi mấy anh chị em mới chọn Hải Phòng làm nơi thả hoa đăng, kết hợp thăm các gia đình liệt sĩ. Có người biết việc làm của chúng tôi, nhưng bận không đi được đều đóng góp ít nhiều. Mỗi người một việc, rốt cục chúng tôi cũng lên đường “Hải Phòng tiến” vào chiều 13/3.

Lưu Trọng Văn - Lề dân, lề đảng cùng gọi đích danh Trung Quốc là kẻ cướp Gạc Ma


Ngày 14.3 hôm qua có thể nói là ngày hội đồng Tâm, đồng Lòng của truyền thông Nhà nước và truyền thông Dân.

Các tin, bài, ảnh, clip tràn ngập về ngày cộng sản Trung Quốc cưỡng chiếm đảo Gạc Ma của chúng ta đến nỗi không còn phân biệt đâu là Lề Dân, đâu là Lề Chính quyền nữa.

Thế có phải cùng vui không nào?

Đỗ Cao Cường - Gạc Ma


Cách đây 33 năm, tức ngày 14 tháng 3 năm 1988, quân đội Trung Quốc nổ súng tấn công các chiến sĩ Việt Nam tại bãi đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Kết quả, 64 chiến sĩ hy sinh, người bị bắn, người bị lưỡi lê đâm. Trước khi chết họ kết chặt tay nhau, tạo thành vòng tròn bất tử, thiếu úy Trần Văn Phương kịp hô to lần cuối:

- Thà hy sinh, quyết không để mất đảo!

Có thể nói, vòng tròn đó vừa là vòng tròn huyền thoại, vừa là vòng tròn bi kịch, bởi đến ngày nay người ta vẫn chưa tìm thấy hài cốt các chiến sĩ. Oan hồn còn lênh đênh trên biển, vợ mất chồng, mẹ mất con, con mất bố. Gạc Ma chưa lấy lại được còn truyền thông, giới “sử gia” im bặt.

Nguyễn Xuân Diện - Thăm nhà một cựu binh Gạc Ma sống sót trở về


Chiều muộn 14/3/2018 nhờ nhân duyên qua nữ sĩ Trang Hạnh Nguyễn - tác giả bài Văn tế Chiến sĩ Gạc Ma - mà mấy anh chị em gồm Phương Bích, Phan Khang, nhà văn Trần Thanh Cảnh và tôi đến thăm một cựu binh Gạc Ma 14/3/1988 sống sót trở về. Hiện anh sống tại khu Niềm Xá, thành phố Bắc Ninh.

Anh là Nguyễn Sĩ Minh, sinh năm 1963, quê quán Thanh Chương, Nghệ An. Là bộ đội công binh trên tàu HQ-604, may mắn lặn xuống tránh được làn đạn của bọn Tàu rồi trôi dạt trên biển, và được tàu HQ-505 cứu vớt đưa về bệnh viện Phú Khánh.

Cuộc thảm sát kinh hoàng ấy đã là một sang chấn lớn khiến trí tuệ và tri giác của anh không còn bình thường nữa. Câu chuyện với anh phải chắp nối mới hiểu được đôi ba phần.

Lê Đức Dục - Xương cốt tử sĩ trong con tàu HQ-604 có còn ?


Bức hình đen trắng chụp con tàu HQ-604 trước chuyến đi cuối cùng và nằm lại Gạc Ma ngày 14-3-1988, chắc nhiều bạn đã biết.

Nhưng ít bạn biết bức ảnh màu kèm theo đây !


Đó là xác tàu HQ 604 chìm ở thềm đảo Gạc Ma, do một tay máy của Trung Quốc tên là Ngô Lợi Tân chụp khi thám sát tàu này năm 2008.

Văn Công Hùng - Thẳng đứng


1. Báo Tuổi Trẻ hôm nay có bài rất hay: Đi tìm chân dung thứ 64 trên bức tường Gạc Ma. Hết sức xúc động. Và mới thấy cay đắng, chỉ một tấm ảnh mà phải bao nhiêu năm mới tìm ra. Nhưng rồi, cũng đã tìm ra, ơn giời. Chúng ta còn nợ lịch sử, nợ nhân dân... rất nhiều.

2. Vụ ông Võ Hoàng Yên giờ thì chắc chắn là tay này lừa rồi. Lừa tổng thể toàn diện he he. Ngoài dân bị lừa, vợ chồng Dũng lò vôi bị lừa (nhà cháu vẫn nghĩ ông bà này cũng phải chịu trách nhiệm), thì tới cả một ủy ban huyện cũng bị lừa, mời tổ sư lừa này về chữa bệnh miễn phí cho nhân dân trong huyện.Trong vụ này, nhà cháu lại... bênh huyện. Họ có tâm với dân, có điều, tâm bị đặt nhầm chỗ. Vấn đề là, bao nhiêu năm ông tổ lừa này rầm rộ thế, được lăng xê ghê thế, nên huyện bị lừa cũng có thể thể tất, phỏng ạ?

3. Trở lại ngày này năm 1988, vụ Gạc Ma. Một thời gian dài chúng ta phải im lặng, thậm chí ai nhắc tới là phải mang họa, và có người đã mang họa. Năm 2013 nhà cháu làm bài thơ "Thẳng đứng" mà cũng vừa đăng vừa... hồi hộp, thì thà thì thụt.

Huy Hậu - Những người thợ lặn ở Trường Sa 1988

 


(Soha 14/03/2021) Ba ngày sau thông tin 64 chiến sĩ công binh ta bị Trung Quốc thảm sát tại Gạc Ma, tàu Đại Lãnh (thuộc Xí nghiệp liên hiệp trục vớt cứu hộ) nhanh chóng lên đường.

45 con người, bao gồm thuyền viên, thợ lặn và hải quân, ra đi với danh nghĩa tìm kiếm vết xác tàu HQ 605. Thế nhưng, còn một nhiệm vụ đặc biệt hơn mà tất cả người trong cuộc hôm ấy phải ngầm hiểu : Đại Lãnh sẽ thay thế tàu bị bắn chìm, tiếp tục canh giữ đảo.

23 ngày lênh đênh trên biển, tay không vũ khí, ngày ngày đối diện với họng súng quân Trung Quốc, họ vẫn quyết tâm mang được về cho đất liền những tư liệu, bằng chứng thép tố cáo tội ác kẻ thù.

Ngô Nguyệt Hữu - Gạc Ma và bát cơm chan nước !


1. Mấy ngày trước, báo Dân Trí có bài về cậu bé mười tuổi ở Đắk Nông. Con ở cùng bà, bố mẹ bỏ đi.

Nhà hai bà cháu tạm bợ bằng thân gỗ mục, chực chờ đổ.

Bữa ăn chỉ là mèn mén chan thêm nước lã cho dễ nuốt. Có ngày, hai bà cháu nhịn đói.

Trần Trung Hiếu - Gạc Ma, khúc tráng ca bất tử


(Vietnamnet 14/03/2021) 33 năm qua, lịch sử đang dần lùi xa, còn nỗi đau chưa bao giờ nguôi ngoai. Nhiều trăn trở và day dứt vẫn còn đó.

Đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa - một phần của lãnh thổ thiêng liêng từ thời các chúa Nguyễn xác lập chủ quyền và khai thác - đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Cần độc lập, tự chủ về kinh tế  

Nhắc lại sự kiện này không phải là chúng ta muốn khơi sâu nỗi đau trong nhân dân, khơi dậy mối thù hằn dân tộc làm ảnh hưởng đến đường lối đối ngoại chiến lược của Nhà nước ta với các quốc gia láng giềng. Với góc độ là giáo viên dạy sử đang trực tiếp giảng dạy cho học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước, tôi cho rằng việc nhắc lại sự kiện này có ý nghĩa:

dimanche 14 mars 2021

Lê Đức Dục - Đi tìm chân dung thứ 64 trên bức tường Gạc Ma


(TTO 14/03/2021) Một hành trình tìm kiếm miệt mài nhiều hướng, nhiều người diễn ra từ nhiều năm qua, để cái ô trống trong số 64 ô tạc chân dung những người lính hy sinh ngày 14-3-1988 trong trận chiến chống quân Trung Quốc cưỡng chiếm Gạc Ma, cuối cùng cũng được lấp đầy.

Tại khu tưởng niệm Gạc Ma (xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa), trên bức tường đá ở sảnh chính công trình có ghi đủ tuổi tên 64 người lính hy sinh ngày 14-3-1988 trong trận chiến chống quân Trung Quốc cưỡng chiếm Gạc Ma.

64 người hy sinh nhưng chỉ có 63 chân dung liệt sĩ được khắc lên. Còn một ô chân dung của liệt sĩ Trần Quốc Trị vẫn để trống, như niềm khắc khoải nhói đau vì hình ảnh của anh mãi không tìm được.

« Ô trống nhói đau trên bức tường Gạc Ma »

Nguyễn Đông - Nỗi đau Gạc Ma


(VnExpress 13/03/2021) Ngày Sự cùng 63 chiến sĩ Hải quân Việt Nam bị sát hại ở Gạc Ma, bà Lê Thị Muộn nằm chiêm bao thấy con mình, đầu bê bết máu.

Đó là hôm 14/3/1988. Hồi ấy liên lạc còn khó khăn, đất liền chưa ai biết tin dữ. Trung Quốc dùng vũ lực sát hại bộ đội Việt Nam, chiếm đóng phi pháp bãi đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa, chủ quyền Việt Nam.

Bà Muộn, mẹ của Phan Văn Sự đang ở trong bệnh viện ở Đà Nẵng chăm chồng. Ông Phan Văn Bé bị bệnh gan. Thấy ác mộng, linh tính của người mẹ biết có chuyện chẳng lành, nhưng bà không nói với chồng, sợ ông lo.