Affichage des articles dont le libellé est Bi kịch. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bi kịch. Afficher tous les articles

jeudi 26 septembre 2024

Võ Xuân Sơn - Bi kịch

 

Nhiều người đề xuất cả nước chỉ nên dùng một bộ sách giáo khoa, và sách phải được sử dụng nhiều năm.

Có lẽ các đề xuất ấy xuất phát từ chỗ các nhà kinh doanh giáo dục bày ra nhiều chiêu trò để bào tiền. Sau khi vụ chủ tịch nhà xuất bản ăn hối lộ hàng chục tỉ đồng của nhà cung cấp giấy, các đề xuất này lại được nhắc lại.

Thực chất thì không chỉ nhà xuất bản, mà nhiều nhà biên soạn, một số quan chức trong các cơ quan chức năng của Bộ Giáo dục Đào tạo... đều "đồng tình bóp vú con tôi".

mardi 17 septembre 2024

Hoàng Linh - Xuyên tạc bi kịch Làng Nủ, chủ kênh bị công an làm việc


Ngày 17/09, theo nguồn tin của Báo Công Thương, chủ tài khoản YouTube "Những bài học nhỏ" đã bị lực lượng công an mời lên làm việc, sau khi tài khoản này đã đăng tải một đoạn video gây phẫn nộ trên không gian mạng.

Cụ thể, vào tối 16/9, kênh YouTube "Những bài học nhỏ" với hơn 324.000 người theo dõi đã đăng tải một video với ảnh đại diện kèm tiêu đề "Quả báo Làng Nủ Lào Cai".

Đáng nói, xuyên suốt video với thời lượng 42 phút này là những đoạn phim hoạt hình nhằm giáo dục trẻ em, nhưng không hề nhắc đến Làng Nủ.

mercredi 8 mai 2024

Nguyễn Đình Bổn - Bi kịch của một người lính Nga!

Trung sĩ Yury Galushko, 57 tuổi vừa bắn chết 6 sĩ quan và lính Nga trong sư đoàn của mình ở Donetsk bị chiếm đóng, và tẩu thoát.

Sinh ra ở Kharkiv (Ukraine), cha là một cựu chiến binh Thế chiến 2 đã qua đời năm 2011. Sau đó ông chuyển đến Belgorod (Nga) để kết hôn với Natalia vào năm 2013 và trở thành công dân Nga. Họ hiện đã ly hôn.

Yury Galushko bị cườm mắt nặng, bác sĩ chẩn đoán nếu không phẫu thuật có thể bị mù nên ông đã liều lĩnh đăng lính để kiếm tiền chữa bịnh.

mardi 30 avril 2024

Đỗ Trung Quân - Tháng Tư, lời muộn phiền của người 69 tuổi


ta mang tui hai mươi vào rng tám năm

bn năm nhng vùng kinh tế mi

ba năm lòng h Du Tiếng – chiến khu Dương Minh Châu

mt năm chiến trường biên gii K

máu và không chc còn nước mt

tr xong món n lý lch dù không con sĩ quan

dù không nhà đa ch

thân thế ngay trên vai, mái tóc dài

hippie choai choai

ta tr n xong mt phn “tiu tư sn th thành”

Cù Mai Công - Mười sáu cái chết thảng thốt trong ngõ Con Mắt chiều 30-4-1975

Ngõ Con Mắt (nay là hẻm 766 Cách Mạng Tháng Tám, phường 5, Tân Bình, TP.HCM) - khu trung tâm Ông Tạ là một con hẻm dài gần 300 mét, cách nhà tôi 200 mét. Xưa tôi hay đến ngõ này chơi, vớt cá ở ruộng rau muống An Lạc - nơi nhà thơ Đỗ Trung Quân thả diều thời thơ ấu.

Ngõ này như một khu làng nhỏ với nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi: Đỗ Trung Quân, Đàm Vĩnh Hưng, Tập “lùn” (đóng loạt phim “bất đắc dĩ” trước 1975 với Thẩm Thúy Hằng), MC Đại Nghĩa, Tóc Tiên, giáo sư Trần Đình Thọ (nhóm chủ biên tập san Sử Địa trước 1975), đào Múi (đoàn Kim Chung - Chuông Vàng Thủ Đô) …

Nhiều sĩ quan cao cấp của Việt Nam Cộng Hòa cũng ở đây và cũng là những cây bút uyên thâm: Vũ Hữu San - hạm trưởng HQ 4 Trần Khánh Dư hiện đại nhất Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, tham chiến Hoàng Sa 19-1-1974, bắn cháy hai tàu Trung Cộng. Đại tá Trần Khắc Kính - phó tư lệnh Lực lượng đặc biệt tung biệt kích, gián điệp ra ra Bắc;  trung tá Nguyễn Văn Nhã; thiếu tá Nguyễn Công Luận…

Lê Nguyễn - Bài thơ cho ngày 30 tháng Tư


“Sa trường ai tiếc đời trai trẻ

Lính chiến ra đi bất phản hồi”

Cảm ơn Vũ Hồ Như, bạn tìm đâu ra một bài thơ và bức ảnh quá đỗi tuyệt vời như vậy? Mình nghĩ rằng những ai từng trải qua những ngày tháng Tư 1975, đọc xong bài thơ này, nhìn vào bức ảnh này, hẳn không cầm được nước mắt!

Với những câu chữ dung dị nhưng chất đầy cảm xúc, tác giả bài thơ đã vẽ nên một trong những bức tranh bi thương của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc chiến tương tàn, mà kẻ thất trận là cả một dân tộc - đã đánh mất hàng triệu sinh mạng để đổi lấy một tương lai đầy bất trắc.

mercredi 24 avril 2024

Lê Học Lãnh Vân - Người đi, kẻ ở...

 

Một bạn thân cũng là nhà báo nhắc ngày hai mươi mốt tháng tư bốn mươi chín năm trước, tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu từ chức ra đi. Hình trong bài mượn từ trang Phây của bạn.

1) Năm giờ rưỡi chiều hôm đó Vương từ trường Khoa Học Sài Gòn về nhà, lòng còn vương vấn giọng nói nhẹ êm dưới vành nón lá. Cành phượng cổng trường xanh lá trong nắng chiều, gió bay tà áo tím, cô bạn đứng đó đợi chỉ để cho nhóm bạn học gần gũi biết rằng ba cô không đi.

Ba tui nói từ nay người Việt không còn giết người Việt, Cộng Sản, Quốc Gia cũng đồng bào. Từ nay người Việt sống với nhau, đất nước thống nhất chắc phải tốt hơn chia hai, sẽ mau chóng giàu mạnh… Ba cô là trung tá Việt Nam Cộng Hòa, dân Bắc di cư năm 1954.

jeudi 30 novembre 2023

Võ Khánh Tuyên - Nỗi đau thực sự hậu Covid

 

Thi thoảng đi trên đường, thấy những cơ sở hồi hai năm trước được trưng dụng làm các Bệnh viện dã chiến nay hoang tàn, thấy rợn người trong ký ức.

Như chỗ Bệnh viện Dã chiến Trung tâm triển lãm Tân Bình, rồi Bệnh viện Điều trị Covid Quận 5 ở Đường Trần Phú Q.5, tự hỏi: Sau cơn mê, sao người ta không chịu tháo bảng, dọn dẹp mặt bằng trả lại công năng cũ, để bỏ phế như những vết sẹo khó lành trong Thành phố.

Rồi lại nhớ đến những gì mà thảm họa Covid gây ra cho con người, giờ không hiểu con virus giết nhiều người hơn hay con người ác hơn?

vendredi 11 août 2023

Nguyễn Đình Bổn - Chiến tranh, Tình yêu, Bi kịch!

 

Vào tháng Hai năm nay, Diana đã đến thăm người yêu, có biệt danh là "Toreto" đang đóng quân ở vùng tiền tuyến Donetsk, Ukraine.

Cô bất ngờ bị bịt mắt, bị dẫn giải ra một khu rừng. Và khi được tháo băng cô thấy sốc khi quỳ trước mặt mình cùng một bó hồng lớn đỏ thắm là Toreto với lời cầu hôn. Xung quanh là những chiến binh.

Diana đã gật đầu trong nước mắt! Họ đính hôn sau đó.

samedi 15 juillet 2023

Trần Quốc Quân - Hệ lụy từ những chuyến bay "Ngạo nghễ bay vào vùng dịch giải cứu công dân"

Tháng 11/2021, sau hơn một năm về Việt Nam tránh dịch Covid-19, tôi bay sang Ba Lan. Hai hôm sau, vợ tôi đi chợ về kể cho tôi câu chuyện thương tâm vừa xảy ra ở ngay cổng "Chợ Hoa", chợ của người Việt Nam tại Warszawa thủ đô Ba Lan.

Anh biết không? Lúc nãy, trước khi bước qua cổng "Chợ Hoa" em thấy một cậu thanh niên chừng 20 tuổi mặt buồn rười rượi, pha chút ngượng nghịu, ngửa mũ xin tiền những người Việt Nam đi qua đi lại. Em thấy lạ, vì trước nay trên toàn lãnh thổ Ba Lan chưa từng có người Việt Nam ăn xin, đằng này lại là một cậu thanh niên sức dài vai rộng, khá là khôi ngô. Em bèn đứng lại hỏi chuyện cậu ta.

- Sao cháu lại làm việc này trên đất khách quê người? Ở đây có rất nhiều việc kiếm tiền thích hợp hơn với cháu. Đừng làm thế, cháu ạ! Đừng đánh mất hình ảnh người Việt Nam trong lòng dân Ba Lan!

lundi 15 mai 2023

Nguyễn Hữu Nghĩa - Ngày hiền mẫu

 

Ô! Sực nhớ ra tôi cũng có mẹ như ai, nhưng mẹ tôi bị đầu độc chết lúc tôi vừa tròn 7 tháng. Bà ngoại thay mẹ tôi nuôi tôi từ ngày đó.

Khi tôi bắt đầu có trí khôn, bà nói cho biết: chính cha tôi là người ra lệnh ám sát mẹ tôi khi mẹ tôi bế tôi bỏ chiến khu trốn về Sài Gòn.

Bà không dạy tôi trả thù (hay tha thứ). Bà không cấm tôi đi gặp cha tôi, khi tôi được 12 tuổi. Bà chỉ nói (không khóc): "Đi rồi về nghe con!" Tôi "Dạ!" và tôi giữ lời.

vendredi 28 avril 2023

Ngô Nhân Dụng - Kể từ ngày 31 tháng Tư

 

Vương Hồng Sển đã mô tả các hành động gọi là “Giải phóng.” Sau khi kể chuyện cà kê Kép Tư Út hát bài Anh Khóa đời xưa, tiếp đến chuyện bây giờ ngôi nhà Tổng Đốc Phương bị tháo gỡ bán qua Đài Loan, bỗng nhiên cụ Vương viết...

Xin nói ngay, không có ngày 31 tháng Tư trong dương lịch, được Giáo Hoàng Gregory XIII áp dụng từ ngày 24 tháng Hai năm 1582.

Nhà văn Vương Hồng Sển là người sáng tác ra câu “ngày 31 tháng Tư năm 1975,” trong hồi ký Nửa Đời Còn Lại. Cụ tự giới thiệu là người “máu Hoa pha máu Việt đã bốn đời không nói được tiếng Phước Kiến” (trang 21, Văn Nghệ, California, 1995). Cụ mang tên Hán Việt là Vương Hồng Thạnh (hay Thịnh), nhưng khi làm giấy khai sanh viết thành Sển theo cách nói tiếng Phúc Kiến.

dimanche 3 juillet 2022

Lưu Trọng Văn - Những vết thương rách nát

 

Năm 1972 tại Sài Gòn, chàng trai 24 tuổi Phan Ni Tấn viết bài thơ "Bài hát Học trò" mà mỗi chữ, mỗi câu tứa ra từ bi kịch thời đại: Chiến tranh - Thân phận người Việt.

Hãy đọc thật chậm và lắng ngân:

"Kính thưa thầy đây bài chính tả của con

bài chính tả viết về nước Mỹ

con viết hai lần sai chữ America

con viết hai lần sai chữ Communist

dimanche 1 mai 2022

Lâm Bình Duy Nhiên - Bi kịch của một dân tộc

 

30/4 là một ngày lẽ ra chính quyền không nên tổ chức ăn mừng, diễn binh, ca nhạc, pháo bông, dâng công, và nhất là khơi dậy lòng hận thù của một cuộc chiến đã khép lại từ 47 năm qua.

Thật vậy, chừng ấy thời gian dường như vẫn chưa đủ để hàn gắn vết thương nhức nhói trong lòng dân tộc. Hân hoan làm gì khi thành quả của cái gọi là “giải phóng” hay “thống nhất” đất nước, trớ trêu thay, lại chia rẽ một cách đáng sợ cả một dân tộc.

“Giải phóng” đồng nghĩa với tước đoạt Tự do của hàng trăm ngàn viên chức của “chế độ cũ”, những kẻ được cho là “ngụy quân, ngụy quyền”. Họ bị áp giải vào những trại học tập cải tạo, thực chất là những nhà tù khốc liệt và tàn bạo, nơi mà rất nhiều đã phải gởi tấm thân tàn nơi rừng thiêng, nước độc. Có những người vĩnh viễn ra đi, không một lần được gặp lại cha mẹ già hay vợ và những đứa con thơ!

vendredi 11 mars 2022

Nguyễn Thông - Phỗng (2)

 

Trước hết phải nói về phỗng có chức danh rất oách: Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres. Bấy lâu nay, tổ chức tên nghe kêu như mõ này dường như chả làm được trò gì, ngoài cái giá trị ảo mà nó cứ tưởng thật.

Nói không quá, chợ chả ra chợ, chốn tôn nghiêm chẳng ra chốn tôn nghiêm, phường chèo cũng không giống phường chèo. Nó đã vậy, nên đứng đầu cầm đầu nó cũng chỉ như anh bung xung, có cho vui, không có cũng chả chết ai. Và có lẽ vốn biết thân biết phận, thiên hạ thấy anh tổng thư ký (tổng nào chả là tổng, lại chả giống nhau) lâu lâu ló ra một tí, nói dăm ba câu, ngó chỗ này dòm chỗ khác, rất chi là vô thưởng vô phạt. Nếu không thế, thì ai biết tới mình, có khi lại bị quên béng mất.

Trong vụ quân phát xít Nga xâm lược nước Ukraine độc lập chủ quyền, gã Putin độc tài nó lờ Liên Hiệp Quốc đi, coi chẳng giá trị xu teng nào, còn tổng thư ký nó chỉ hé nhìn nửa con mắt. Vậy mà cả Liên Hiệp Quốc không dám làm gì thằng côn đồ.

mercredi 1 décembre 2021

Đàm Hà Phú - Đôi ba đồng bạc

 

Hẻm nhỏ, lại cụt, có 53 nóc nhà. Tuy 53 nóc nhà nhưng mà tới gần trăm hộ dân, do có mấy căn nhà cũ, hai ba gia đình cùng sống chung.

Trong hẻm cũng đủ loại người, có mấy người già ưa ngồi uống café sữa trong cái ly nhỏ xíu, đựng trong chén nước sôi giữ ấm, rồi gác chéo chưn nói chuyện đời xưa. Có mấy đứa thanh niên mua hàng vô tội vạ, shipper xanh đỏ ra vô hẻm liên tục. Có người làm hãng sở, sáng sơ mi cà vạt ra xe hơi đi làm như trong phim Hồng Kông. Hẻm có chó, có mèo, có gà ta, có gà tre, thậm chí có nhà còn nuôi cả gà đá.

Hẻm nhỏ nên mọi người đều biết nhau, có thể không biết rành hết mọi người, nhưng ai trong hẻm cũng phải biết bà Tư. Bà Tư nhà khá giả, có đội xe tải, lính của bả toàn lái xe và lơ xe tải, xăm trổ kín người, tuần nào cũng tụ về cái bãi xe cuối hẻm nhậu.

vendredi 19 novembre 2021

Tưởng niệm 23.000 nạn nhân Covid-19: Vết sẹo khó lành, tình người xoa dịu!


(DT 19/11/2021) Covid-19 đã lấy đi tính mạng của hơn 23.000 người Việt. Không thể đong đếm nỗi đau của người ở lại. Mỗi người vẫn phải mạnh mẽ bước tiếp, cùng vết sẹo không bao giờ lành với cả nhân loại.

"Covid nhẫn tâm đến mấy cũng nên để lại bố hoặc mẹ!"

Đầu mùa hè năm nay, chỉ cách đây vài tháng, cậu học trò lớp 9 Lê Đức Tùng (tên nhân vật đã được thay đổi), học sinh một Trường THCS ở Quận 10, TPHCM vẫn đang sum vầy trong mái ấm gia đình, trong vòng tay ba mẹ. Tùng là con hiếm muộn, từ nhỏ được bố mẹ chăm chút cẩn thận, kỹ lưỡng.

Con nhớ mẹ và em quá!

 

(Zing 17/11/2021) Không đợi ba nhắc, đúng 10h30, Thiên Vũ xới 2 chén cơm, 1 tô canh, 1 dĩa cá rồi đặt lên bàn thờ cúng mẹ và em gái. Bị ảnh hưởng chất độc da cam (dioxin), cơ thể anh Vũ chỉ cao bằng một cậu học trò lớp 9 dù năm nay đã 45 tuổi. Anh đi đứng khó khăn, thính giác kém và nói năng không tròn tiếng.

Bước chân xiêu vẹo, người đàn ông cẩn thận đem từng món đặt lên bàn. Thắp một nén nhang, anh Vũ ngồi lặng bên hai hũ tro cốt, phía trên tường là di ảnh của mẹ và em gái treo cạnh nhau.

Chạm nhẹ vào hũ tro cốt, anh Vũ cất tiếng gọi:

vendredi 5 novembre 2021

Bùi Chí Vinh - Một nén nhang cho cố tổng thống Ngô Đình Diệm

 

Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị giết một cách tàn bạo trong cuộc chính biến quân sự 1-11-1963. Nhân ngày kỷ niệm sự đau buồn này, tôi xin trích đoạn hồi ký GIAI THOẠI CỦA THI SĨ phần liên quan của gia đình tôi về Tổng Thống, và thắp nén nhang thương tiếc ông qua một bài thơ định mệnh.

Chế độ Ngô Đình Diệm luôn dành sự ưu việt của nền giáo dục thời đó cho trẻ em nghèo. Tuy đất nước trong thời chiến, nhưng những đứa trẻ con chúng tôi mỗi buổi sáng đến trường không cần phải lấy tiền của cha mẹ, bởi trước khi vào lớp đều được nhận một phần ăn bánh mì phô mai và ly sữa bột nóng miễn phí. Đứa nào trốn xếp hàng nhận phần ăn sẽ bị cấm vào lớp học.

Chính vì thế con nít thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm hầu như không có chuyện thiếu dinh dưỡng bị còi xương. Thanh niên trưởng thành đều phát triển chiều cao sức khỏe đúng tiêu chuẩn khoa học, hợp với câu thành ngữ “Một tinh thần minh mẫn trong một thân xác khỏe mạnh”.

dimanche 17 octobre 2021

Đỗ Duy Ngọc - Tại sao Thành phố Hồ Chí Minh có số người tử vong vì dịch cao đến thế?

 

Từ khi thành phố bùng phát dịch vào đầu tháng 5.2021, tôi cứ thắc mắc hoài về con số tử vong vì dịch bệnh. Con số người mắc bệnh ở thành phố cho đến nay là 416.665 người, nhưng con số tử vong đã lên đến trên 18.000

Trong khi đó ở Bình Dương số người nhiễm là 224.877, tức khoảng hơn một nửa Sài Gòn nhưng số người chết chỉ hơn 2.000 người.

Nếu so sánh với thế giới như Mỹ có 44.900.000 người nhiễm và số người chết là 724.000 người. Ấn Độ có 34.100.000 nhiễm và chết 452.000 người, Brazil có 21.600.000 nhiễm và tử vong 603.000 người. Việt Nam có 861.000 người nhiễm và 21.131 tử vong. Toàn thế giới có 219.000.000 người nhiễm dịch và số tử vong là 4.550.000 người.