Affichage des articles dont le libellé est Nguyễn Tiến Hưng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nguyễn Tiến Hưng. Afficher tous les articles

vendredi 15 septembre 2023

Nguyễn Tiến Hưng - Quan hệ Mỹ-Việt: Hoa Kỳ vào Việt Nam ‘lần hai’ và các bài học cho hôm nay

 

Sau khi Nhật lật đổ Pháp tại Đông Dương, ngày 11/03/1945 Đại sứ Nhật Masayuki Yokohama đến gặp Hoàng Đế Bảo Đại và đệ đạt: “Tâu Hoàng Thượng, đêm hôm qua chúng tôi đã chấm dứt chủ quyền của nước Pháp trên đất nước này. Tôi được trao nhiệm vụ dâng nền độc lập của Việt Nam cho Hoàng Thượng.”

Ngày hôm sau, vua Bảo Đại mời ông Yokohama tới để trao một bản tuyên ngôn độc lập: “Chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia…”

Hành động ngoại giao đầu tiên của ông Bảo Đại trong tư cách lãnh đạo một nước Việt Nam độc lập và thống nhất là gửi một công hàm cho Tổng thống Mỹ Harry Truman để giao hảo với Mỹ và yêu cầu ngăn chận Tướng De Gaulle đưa Pháp trở lại Đông Dương.

lundi 25 octobre 2021

TS Nguyễn Tiến Hưng - Một vài kỷ niệm về phu nhân Tổng Thống Thiệu

 

(NV 22/10/2021) Mùa Đông năm 1976, chúng tôi bay sang London, Anh, để thăm ông bà cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Trước khi đi, chúng tôi viết thư cho ông biết ngày giờ tới phi trường Heathrow và số chuyến bay. Ông trả lời là sẽ có người ra đón. Tới nơi thì vừa ra cửa đã thấy ông đứng ngay ở đó vẫy tay chào. Thật là cảm động gặp lại ông sau hơn một năm trời và sau bao nhiêu biến cố.

Sau khi bắt tay nhau thật chặt và trao đổi mấy lời thăm hỏi, ông tự lái xe đưa chúng tôi về nhà. Đây là một căn nhà nho nhỏ, xinh xinh nằm ở vùng Surrey, ngoại ô London. Một cái bảng treo trên cửa với mấy chữ khá lớn “The White House.” Chúng tôi hỏi ông là bảng này vẫn có từ trước hay ông treo vào? Ông nói villa bên này hay mang tên cho dễ nhận, và cái bảng này là của chủ cũ để lại. Ông tự tay xách giúp cái valise và đưa chúng tôi lên một phòng trên lầu hai, vặn hộp sưởi điện cho ấm, rồi dặn là nếu thấy vẫn còn lạnh thì cứ vặn thêm cái hộp sưởi thứ hai.

Buổi chiều hôm ấy ông nói nên đi ngủ sớm cho đỡ mệt sau chuyến bay dài từ Washington, DC và nói là sáng hôm sau thì cứ thủng thẳng lúc nào dậy cũng được.

mercredi 1 mai 2019

Nguyễn Tiến Hưng - ‘Việt Nam Hóa’ và những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa


Cuộc họp Weyand. (Hình: Nguyễn Tiến Hưng cung cấp)

(Người Việt 29/04/2019) Trời đã về khuya, tôi nóng lòng ngồi chờ Eric. Eric Von Marbod (Đệ nhất Phó Phụ tá Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ) là một thành viên của phái đoàn Tướng Fred Weyand do Tổng Thống Gerald Ford gửi sang Sài Gòn để thẩm định tình hình. Hôm ấy là ngày 28 Tháng Ba, 1975.

Tôi đã để sẵn trên bàn mấy chai 33 – loại bia ông ưa thích nhất. Vừa tới, ông uống liên tục hai chai rồi trao đổi với tôi về tình hình tuyệt vọng ở Đà Nẵng vì hết quân để tiếp viện cho Tướng Ngô Quang Trưởng. “Bây giờ tôi mới thực sự cảm nhận việc Tổng Thống (TT) Thiệu gửi anh đi thuyết phục ông Schlesinger giúp trang bị thêm hai sư đoàn làm lực lượng trừ bị.” Đây là ông nhắc lại hai lần chúng tôi gặp Bộ Trưởng Quốc Phòng James Schelesinger (ông thầy dạy tôi gần bảy năm tại Đại Học Virginia). Lần nào cũng nghe ông trả lời là không thể được vì Quốc Hội đã cắt quân viện.

Ngày 31 Tháng Ba, 1975 (chỉ một tháng trước khi sụp đổ) một buổi họp với phái đoàn Weyand dưới sự chủ tọa của TT Thiệu tại Phòng Tình Hình Dinh Độc Lập vào lúc 5 giờ chiều. Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc và chúng tôi cùng tham dự.

Đây là buổi họp Việt-Mỹ cuối cùng sau 30 năm người Mỹ dính líu vào Việt Nam.

jeudi 8 mars 2018

Nguyễn Tiến Hưng - Siêu mẫu hạm Mỹ vào Đà Nẵng: Bốn bước ngoặt của bang giao Việt-Mỹ


Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson tại cảng Đà Nẵng ngày 05/03/2018.
Khi nghe tin hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson vào Đà Nẵng tháng Ba, 2018, tôi tự hỏi: tại sao không phải Cam Ranh mà là Đà Nẵng, và tại sao lại tháng Ba?

Nhìn lại lịch sử thì ta thấy cái địa danh Đà Nẵng hay gắn liền với những bước ngoặt của chiến lược Mỹ tại Biển Đông.

Mà kể cũng lạ, những bước ngoặt ấy lại có một sự trùng hợp: đó là nó thường hay xảy ra vào tháng Ba:

dimanche 8 octobre 2017

Nguyễn Tiến Hưng – “The Vietnam War” và khi Hoa Kỳ vào VN


“Phim muốn "kể câu chuyện từ nhiều phía…rất nhiều trải nghiệm của người Việt Nam trong cuộc chiến" nhưng đã phỏng vấn rất ít người từ phía VNCH, mà cuộc chiến xảy ra căn bản là ở Miền Nam Việt Nam.”
(BBC 25/09/2017) Năm 1958, từ Đại học Virginia ở Charlottesville, chúng tôi đã theo dõi cuộc chiến Việt Nam từ lúc khởi sự thời Eisenhower tới lúc Mỹ đưa quân vào thời Kennedy, rồi leo thang thật nhanh, thời Johnson.
Chúng tôi cũng đã xem và tham gia phim Cuộc Chiến Mười Ngàn Ngày (The Ten Thousand Day War) của Michael Maclear được chiếu năm 1980.
Bộ phim 26 giờ đó còn dài hơn phim 18 giờ của Ken Burns và Lynn Novick.