Affichage des articles dont le libellé est Ngụy biện. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Ngụy biện. Afficher tous les articles

mercredi 24 juillet 2024

Thái Vũ - Câu chuyện từ lạc hậu sang văn minh


Hình trên là cái "chạn" hay còn gọi là cái "gác măng dê"… là một dạng tủ đựng thức ăn giống như tủ lạnh nhưng nó không lạnh. 

Phải giới thiệu thế vì nhiều bạn trẻ có thể không biết nó là cái gì.

***

Có câu chuyện về một vị hiền triết Hy Lạp, ông chủ trương sống tối giản. Một hôm, cậu bé hàng xóm sang xin ông vài cục than nóng, ông vào bếp nhưng hỏi cậu bé: "Cháu không mang cái gì đựng thì làm sao mang than nóng về được?"

lundi 15 juillet 2024

Nguyễn Quốc Tấn Trung - Tủ lạnh, ăn tươi và văn minh


Nếu mọi người nhớ lại cách đây chừng một năm, Vietecera từng bị chỉ trích dữ dội vì quan điểm liên quan đến phát triển, tiết kiệm, tiến bộ, và “cố gắng sẽ thành công” trong một podcast với TS Chi Nguyễn (The Present Writer).

Tựu trung, có thể nói suy nghĩ của TS Chi Nguyễn nằm ở phổ “tiến bộ”, “tự do” (liberal), và “tân tự do” (neo-liberal).

Mình nghĩ rằng video mới của Vietcetera với Giáo sư Phan Văn Trường có thể cũng sẽ gặp những phản đối tương tự, nhưng nội hàm thì khác. Nhìn tổng thể, hầu hết các đoạn đối thoại trong video cho thấy GS Trường vẫn có xu hướng giống với TS Chi, tức phần nào chú trọng vào khả năng vượt nghịch cảnh, nhấn mạnh vào cố gắng cá nhân. Tuy nhiên, khi nói về mối quan hệ với văn minh phương Tây, có thể nói GS Phan Văn Trường lại nằm ở phổ “truyền thống bản địa”, “hậu hiện đại”, và “hậu thực dân/giải thực dân” (post-colonial/de-colonial).

Hoàng Quốc Dũng - Hạnh phúc

Tôi là con người của thường dân, hay viết về những gì diễn ra xung quanh mình bằng những từ ngữ đơn giản. Hôm nay, tôi sẽ cố gắng dùng những từ đơn giản để nói về một vấn đề tưởng như phức tạp mà lại thật là đơn giản.

Gần đây có vụ ông « giáo sư » Phan Văn Trường nói về hạnh phúc về tiêu chuẩn văn minh…

Giáo sư đã trở thành người nổi tiếng rầm rầm và cũng bị ăn rất nhiều gạch đá. Nhân vụ này, tôi mạo muội bàn về hạnh phúc một tí.

dimanche 14 juillet 2024

Thái Hạo - GS Phan Văn Trường: Có thế thôi đấy!

 

Thấy có một số bạn đang nêu quan điểm rằng, do nhiều người không nghe hết cuộc phỏng vấn mà chỉ trích ra một đoạn không đầu không cuối để phê phán giáo sư Phan Văn Trường, còn khi nghe trọn thì sẽ thấy rất thú vị và ý nghĩa, đại khái thế.

Cá nhân tôi đã nghe cuộc phỏng vấn này đến lần thứ ba. Lần đầu chỉ được một nửa  thì ngủ mất, lần hai thì cố mãi cũng xong. Lần 3 này thì cố gắng nghe kỹ để nắm từng chi tiết. Nhưng, thú thật, rất mệt, vì chán.

Cái đoạn có chữ “tủ lạnh” có lẽ nằm trong “thông điệp thứ 5 thứ 6 gì đấy” (như lời GS Trường nói), đoạn này bắt đầu từ 1:1:30 và kéo dài đến hết.

samedi 13 juillet 2024

Dương Quốc Chính - Chọn văn minh hay hạnh phúc

Cái video short Vietcetera tung lên là họ muốn viral cho video full podcast phỏng vấn ông giáo sư Phan Văn Trường thôi. Đại khái cắt một đoạn gây tranh cãi để câu view trước. Giáo sư Trường thì cũng muốn PR bán sách, nên cũng cần có view.

Mình thấy anh em chửi gắt quá cũng không hay, vì dù sao ông giáo sư cũng không nói gì quá đáng lắm để mà phải tấn công vậy.

Đại khái ông ấy kể chuyện thằng Mỹ chê Việt Nam là không có nổi cái tủ lạnh. Ông ấy cãi là nước tôi không cần tủ lạnh vì ăn toàn đồ tươi, rau và cá (rất là « heo thì » hơn Tây).

Lâm Bình Duy Nhiên - Đi tìm « hạnh phúc » tại Việt Nam

Các xứ sở văn minh và tiến bộ thì chính quyền luôn cố gắng làm sao cho người dân được hạnh phúc.

Dĩ nhiên, chẳng có xã hội nào được cho là tuyệt đối hoàn thiện, và khái niệm hạnh phúc vẫn là mục tiêu đạt đến của mọi xã hội văn minh. Lịch sử nhân loại là minh chứng cho sự phát triển vượt bật về mọi lĩnh vực, và những tiêu chí về hạnh phúc cũng được thay đổi và cải thiện theo thời đại.

Ông Phan Văn Trường là dân Tây học, có chức vụ trong các công ty Pháp nhưng đối với xã hội Pháp, ông chỉ là một công dân như bao công dân khác. Chẳng ai biết đến ông, ngoại trừ trong lĩnh vực chuyên môn hay giới du học tại Pháp thời Việt Nam Cộng Hòa.

Hoàng Bùi - Nơi có những trí thức không cần tủ lạnh


Chúng Tôi Không Cần Tủ Lạnh? Ồ, cũng như lãnh đạo chúng tôi được nhân dân tin yêu vậy!

Đi Chợ Nấu Ăn Trong Một Giờ? Đúng, nhưng...

Ở Việt Nam, bạn có thể ra chợ mua cá vẫn còn nhảy nhót, lươn vẫn bò ngoằn ngoèo. Bạn có thể dừng xe bên hè, chỉ một con gà còn sống và 10 phút sau nó sẽ sạch lông nằm trong túi của bạn với lòng mề tim gan đâu ra đó. Điều này hoàn toàn khả thi. Bạn có thể chạy vèo ra chợ, chọn vài món rau củ tươi ngon, vèo vèo về nhà và nấu một bữa ăn ngon lành trong vòng một giờ. Bất cứ thành phố, khu đông dân cư nào cũng có một cái chợ nằm đâu đó trong vòng 15 phút đi xe.

Thái Hạo - Tiêu chí nào cho hạnh phúc và văn minh ?

“Phải nói với thằng Mỹ rằng, tôi không cho phép bạn đo chúng tôi bằng tiêu chuẩn của các bạn. Và chúng ta đừng có nhất thiết phải chọn những cái tiêu chuẩn của những nước mà nó tự gọi là những nước văn minh. Hãy chọn tiêu chuẩn của những nước hạnh phúc”.

Không bàn về chuyện Việt Nam có cần tủ lạnh hay không, nhưng tôi đồng ý với câu trên đây của giáo sư Phan Văn Trường.

Nhưng đấy là đồng ý dựa trên mặt câu chữ thuần túy, tức là trên logic của ngôn từ. Một nước nào đó nếu tự cho mình là văn minh rồi áp đặt cho người khác thì tất nhiên ta “đừng có nhất thiết phải chọn”; tôi cũng thích tiêu chuẩn về hạnh phúc và việc theo đuổi một xã hội hạnh phúc. Nhưng lại phải làm rõ thế nào là “quốc gia hạnh phúc” trước khi kết luận nước ta có hạnh phúc hay không và hạnh phúc ở mức độ nào, theo khái niệm ấy.

Phạm Lưu Vũ - Áo gấm… rách

Tự dưng nhảy ra một giáo sư "tủ lạnh". Hạng như Hoàng Chí Bảo chỉ là tôm tép, so với vị này vang danh khắp bốn phương, từng được nước Pháp trao "Bắc Đẩu Bội Tinh" vì thành tựu... võ mồm.

Té ra nói như thể chân lý, là con đẻ của ông ta. Một phút "hùng biện" lâu đài sụp đổ.

Xưa có câu: "Dẫu làm nên công hầu, khanh tướng, mà không về làng, thì cũng như áo gấm đi đêm".

Tuấn Khanh – Lẽ ra…


Ông giáo sư nói không sai, quả có một bộ phận người Việt không cần những tiện nghi tối thiểu.

Họ đắp đổi bằng ý chí: Không nhà vệ sinh thì "chúng ta" có thể gói phân mang bỏ tạm ra đường.

Nhưng ai biết được. Có người bàn rằng có thể đằng sau câu nói "không cần tủ lạnh", là nỗi buồn ngút ngàn của một gia đình mỗi tháng phải đóng tiền điện quá sức thu nhập của họ đến trào nước mắt: Tổng công ty Điện lực EVN lại vẫn tiếp tục báo lỗ hơn 1 tỉ USD, dự báo 2024 lại bào sâu vào túi dân để bù lỗ.

jeudi 27 juin 2024

Dương Quốc Chính - Vài đánh giá về luận án tiến sĩ Luật của hòa thượng Thích Chân Quang

(Bài này mình viết từ ngày 03/01/2022, khi mới có tin ông Việt bảo vệ luận án tiến sĩ Luật. Vì hồi đó Facebook này bị khóa nên mình đăng bên page, nay đăng lại bên này cho mọi người đọc lại).

Mấy hôm trước mạng xã hội rộn ràng về sự kiện hòa thượng Thích Chân Quang bảo vệ luận án tiến sĩ Luật tại Đại học Luật Hà Nội. Mình cũng tò mò xem thử trên YouTube và có vài nhận xét cá nhân. Mình không học luật, cũng không thuộc giới hàn lâm, nên đánh giá như một bài review của độc giả một cuốn sách (luận văn).

Mình thấy có mấy người đã đánh giá về buổi bảo vệ này dựa trên clip trên YouTube. Trong đó có một clip rất đáng chú ý của một bạn đang nghiên cứu luật ở Canada. Nhưng mình thấy để đánh giá một luận văn thì nên đọc bản luận văn đó thì chính xác hơn là chỉ xem buổi bảo vệ, do ông Vương Tấn Việt (tên thật của vị hòa thượng) chỉ bảo vệ tóm tắt nội dung luận án.

mercredi 22 mai 2024

Mai Bá Kiếm - Biện pháp tu từ hay thủ thuật ngụy biện ?

Tiến sĩ Lê Kiên Thành viết một bài dài 85 chữ để hỏi “những người muốn và đang đi theo thầy Thích Minh Tuệ” bằng ba câu dạng tu từ (Ai sẽ là người trồng lúa để có gạo cho thầy dùng bữa? Ai sẽ dệt những tấm vải để có áo cho thầy mặc? Ai sẽ giữ bình yên trên con đường thầy sẽ đi?).

Và, giáo sư tiến sĩ Trương Nguyện Thành viết một bài ngắn 29 chữ bằng một câu hỏi cùng dạng tu từ: “Tự xưng là con, ‘không là tu sĩ’, ngủ màn trời chiếu đất, sống từ của người cho, cái tôi sĩ diện của người này ở đâu nhỉ?”.

Đối tượng được TS Thành hỏi là “những người muốn và đang đi theo thầy Minh Tuệ”, còn đối tượng được GS Thành hỏi là “100 triệu người Việt, trừ thầy Minh Tuệ”. Kết quả là hai vị khoa bảng này bị dư luận xã hội phản biện nặng lời. TS Thành bị hỏi câu tu từ “Nếu ai cũng đi theo chị em của TS Thành sang Liên Xô học thì còn ai ở Việt Nam đi đánh Mỹ?”. TS Thành không phản bác và lặng lẽ gỡ bài.

samedi 30 mars 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Whataboutism: Thói quen ngụy biện

 

Whataboutism là cách viết liền hai chữ what about và thêm ism cho nó ... oai. Whataboutism là một thói ngụy biện có thể hiểu 'Anh cũng vậy thôi.'

Hôm trước, thấy những người tức giận với ông Huấn luyện viên Philippe Troussier cố tình đọc tên ông ấy thành 'Trâu Dê', một anh bạn bình luận rằng viết và nói như vậy là kém văn minh.

Thế nhưng anh ấy lại bị những người khác chỉ trích là viết sai chánh tả tiếng Việt mà đòi sửa lỗi tiếng Pháp của người khác. Đây là một dạng whataboutism vậy: Người ta sai, nhưng anh cũng sai.

samedi 16 mars 2024

Lê Xuân Nghĩa - Quê em gọi đó là bọn mõm chó

 

- Mỹ nói không ngăn cản các nước EU đưa quân vào Ukraine thì chúng bảo “Thấy chưa, Mỹ sẽ đánh Nga đến người EU cuối cùng”. Nhưng nếu Mỹ ngăn cản thì chúng ngay lập tức leo lẻo rằng “Kiếp chư hầu của Mỹ nên cửa gì dám cãi”.

- Lính Ukraine đầu hàng thì chúng nói là “hèn”. Còn họ chiến đấu đến cùng thì chúng bảo là “thí mạng”.

- Mỹ và đồng minh lên tiếng ủng hộ Ukraine thì chúng bỉ bôi là “ủng hộ bằng mõm”. Cùng lúc đó thì chúng nhao nhao rằng “Ukraine ngay lập tức đầu hàng nếu Mỹ và đồng minh ngưng viện trợ”.

lundi 15 janvier 2024

Nguyễn Tiến Tường - Nghèo sinh con là bất lương ?

Câu nói của MC Đức Bảo bị phản ứng mạnh mẽ vì chữ "lương thiện" đã nâng vấn đề lên một cách hàm hồ. Bởi không ai nói nghèo sinh con là bất lương.

Nghèo thì không nên sinh con, đó là một quan điểm, nhất là quan điểm phổ biến của người trẻ đô thị.

Sinh ra một đứa con, ít nhất phải cung cấp cho nó điều kiện tối thiểu, có nơi ăn chốn ở cơ hội học hành đàng hoàng, bệnh tật ốm đau không phải chạy vạy thuốc thang.

Hoàng Tùng - Những tư tưởng phiến diện và độc hại cũng là loại không lương thiện

1. Việc làm bố mẹ là nhu cầu căn bản của con người, không phải đặc quyền của người giàu. Câu này tạo ra sự phân biệt và kỳ thị người nghèo.

2. Rất nhiều tỉ phú, khoa học gia, những người đóng góp nhiều cho xã hội nhiều hơn ba đời MC gộp lại mà mình biết xuất thân từ nghèo khó.

3. Câu trên có thể là sự xúc phạm với người nghèo lương thiện, tử tế (tôi gặp rất nhiều). Việc sinh con gắn với lương thiện càng chả ăn nhập gì với nhau. Tiền bạc khuếch đại tính cách chứ không tạo ra tính cách. Bạn có thấy cha con Dr Thanh giàu khủng nhưng vẫn lừa đảo và tàn nhẫn với người tố cáo con ruồi trong chai nước không?

dimanche 14 janvier 2024

Đoàn Bảo Châu - Ngụy biện rẻ tiền!

 

Thầy Thích Trúc Thái Minh uốn éo câu chữ, mập mờ để dẫn dắt đám đông.

"Cứ nghĩ là của phật đi, thầy chưa nói tới cái xá lợi tóc ấy là của phật hay không... nhưng cứ nghĩ với niềm tin là của phật đi, mình cung kính cảm thương thì đều sinh ra phước báu cho mình. Phật tử sau khi chiêm bái xá lợi xong thì được chuyển nghiệp..."

Thầy Minh dùng phép ngụy biện "bằng chứng qua giai thoại".

mercredi 20 septembre 2023

Nguyễn Thông - Văn hóa lùn

 

Nói ngay là tôi đã không định biên gì về những liên quan tới Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, bởi chuyện nhà chuyện đời với tôi bấy lâu đủ nhức đầu rồi, nhét thêm nữa thì vỡ mất. Tập thể hoặc cá nhân, ai chả có lúc sai. Ấy, cứ tặc lưỡi mềm lòng châm chước kiểu vậy.

Nhưng cái công văn của bộ đó do thứ trưởng Tạ Quang Đông ký như giọt nước tràn ly. Một điển hình của lề thói cai trị cầm quyền ở xứ này. Một dạng ngạo nghễ, kiêu ngạo cộng sản, thách thức tất cả. Tao cứ thế đấy, chỉ có đúng, không bao giờ sai, chúng mày cứ dờ thần hồn, v.v...

Rất nhiều người nhận xét công văn của Bộ Văn hóa điển hình cho thứ lý sự cùn. Cãi chày cãi cối, vòng vo quanh quéo, đổ này đổ nọ, không dám nhìn thẳng vào sự thật, cố tình không nhận cái sai của mình.

jeudi 17 août 2023

Lê Xuân Nghĩa - Đồng chí Putin luôn phản bội lại bò đỏ và Nga vàng

Khi đồng rúp vượt qua tỉ giá 100 rúp ăn 1 đô la Mỹ, thì quần thể bò đỏ và Nga vàng rủ nhau đồng thanh ca vang rằng, chẳng qua là do Nga điều chỉnh để hưởng lợi xuất khẩu thôi, chứ không phải vì đồng rúp mất giá.

Đã vậy lại còn được đồng chí Putin giải thích là như vậy “Nga sẽ có nhiều tiền rúp hơn”, và quần thể bò đỏ và Nga vàng lấy làm điểm tựa cho niềm tin tất thắng.

Chưa hết, Phó chủ tịch Duma phụ trách Ngân sách thì hùng hồn tuyên bố rằng “Không sao hết. Chúng tôi chỉ giao dịch bằng đồng rúp thì đâu có ảnh hưởng gì”.

Nguyễn Thông - Lý sự... cùn (2)

Trường hợp thứ hai liên quan tới tút (status) của một “nhà” khác. Nói cho công bằng, đây là người hiểu biết khá rộng, nhiều kiến thức, tư liệu phong phú, đa dạng.

Nhiều tút của anh này giống như một kiểu Gu gồ (Google) cho người đọc thêm hiểu biết, còn sự chính xác tới đâu thì tùy nguồn. Nhưng tới cái tút vừa rồi lại có vấn đề, copy lại tài liệu đăng trên trang của một hội đoàn quốc doanh.

“Nhà” đưa ra nhiều dẫn chứng về sự cai trị của Pháp đối với các nước thuộc địa, nhân vụ đảo chính ở Niger. Cũng không rõ “nhà” ủng hộ hay lên án phe đảo chính - lực lượng quân sự vừa lật đổ và bắt giam vị tổng thống dân cử. “Nhà” chỉ lý luận và phân tích rằng bọn Pháp từ xưa tới nay chả tốt đẹp gì, ở bất cứ xứ thuộc địa nào.