Vừa
mở mắt đã thấy đập vào thông tin Campuchia đặt tên Tập Cận Bình cho con đường
vành đai 3 ở thủ đô, dài 53 km,
từ vốn vay của Trung Quốc và do một công ty Trung Quốc thực hiện.
Quen
với truyền thống đặt tên đường, bỗng giật mình nghĩ Xi xếnh xáng sao lại ra đi
đột ngột như vậy. Vô lý, vừa mới khỏe mạnh thế kia mà! Nhưng hóa ra không phải.
Hú hồn! Chúc mừng ngài Xi, mong ngài bách niên giai lão.
Campuchia
có truyền thống đặt tên đường các nhân vật có ảnh hưởng lớn đến đất nước của họ.
Năm 1965, một con đường tại Phnompenh đã mang tên Mao xếnh xáng.
Gã phượt từ Phnom Pênh đến Shihanoukville
với Sophan, một trung tướng Campuchia. Vị trung tướng từng là sư trưởng một sư
đoàn nhiều năm đánh nhau với Khơmer Đỏ tại vùng Siêm Riệp, Biển Hồ.
- Ngày 17.2 ông nhớ là ngày gì không? Gã
hỏi.
- Ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam vì tức
giận Việt Nam đánh bọn Pol Pot cứu Dân tộc Khmer khỏi diệt chủng. Pol Pot và
Trung Quốc giết chết ba triệu người Campuchia đó, nếu không có bộ đội Việt Nam
thì dân tộc tôi còn ai?
Thế
giới này dù là châu Âu hay Bắc Mỹ, dù là Thái Lan, Singapore, hay Nhật Bản, Hàn
Quốc… còn đó một món nợ với người Việt Nam và người Campuchia, món nợ diệt
chủng Mao-Đặng-Polpot.
Bốn
mươi lăm năm trước, ngày này Phnom Pênh được giải phóng bởi bộ đội Việt Nam.
Nhưng cũng bắt đầu dằng dặc 10 năm máu bao chàng trai trẻ Việt tiếp tục đổ xuống
vì bè lũ cộng sản Trung Hoa-Khmer đỏ tàn ác, cùng cuộc chiến tranh 17.2.1979
của 60 vạn quân cộng sản Bắc Kinh man rợ.
Mười
năm ấy Mỹ và Pháp, Đức, Nhật, ASEAN…đều đứng về phe Khmer Đỏ, bảo vệ chiếc ghế
của chúng tại Liên Hiệp Quốc và bao vây cấm vận Việt Nam, theo tham vọng của
chúa tể Đặng Tiểu Bình.
Trở
lại chủ đề "Gọi tên gì cho cuộc chiến Việt Nam-Campuchia 1979" qua
bài phỏng vấn giáo sư (GS) Vũ Tường trên RFA. GS Tường cho rằng đây là một cuộc
chiến "xâm lược", qua ý kiến như sau :
"...Từ "xâm lược" thể
hiện trần trụi bản chất của cuộc chiến là một cuộc tiến công quân sự và chiếm
đóng của Việt Nam vào một nước khác có chủ quyền. Vì vậy đây là từ khách quan
nhất dù Việt Nam dĩ nhiên không thích nó."
Tôi
thấy GS Tường không nói gì về vai trò của Mỹ trong cuộc chiến này. Đây là một
thiếu sót lớn.
Mọi
khẩu hiệu “cao đẹp” sẽ trở thành giả nhân giả nghĩa nếu không bảo đảm quyền
được sống của cả một dân tộc.
/I/ "WE STAND BY ISRAEL"אנחנו עומדים לצד ישראל
Giáo
sư Alan Dershowitz thuộc Đại học Havard, nổi tiếng xuất chúng khi trở thành
giáo sư ngành luật lúc mới 28 tuổi (năm 1967), một trí thức gạo cội từng ủng hộ
Obama tranh cử tổng thống vào năm 2012, ủng hộ Hillary Clinton vào năm 2016.
Tuy nhiên, sau đó giáo sư Alan đã gây bất ngờ khi ông lên tiếng ủng hộ tổng
thống Trump – lúc đương nhiệm - trong chính sách bang giao với Israel.
Người
Nga tuyệt vọng tìm kiếm sự hỗ trợ cho tội ác của họ chống người dân Ukraine từ
bất kỳ quốc gia nào từng gọi Nga là bạn. Ít nhất được hỗ trợ theo một cách nào
đó, ít nhất là trong một cái gì đó.
Bộ
máy tuyên truyền của Nga đã tìm ra một hình thức thuận tiện cho sự hỗ trợ như
vậy, một sự hợp tác được cho là trung lập và một vỏ bọc rất hiệu quả – họ quyết
định sử dụng "văn hóa".
Câu
hỏi đặt ra là: Văn hóa Nga ngày nay trông như thế nào?
Một quốc gia muốn tồn tại trong thế giới
đầy cạnh tranh bạo lực, cá lớn nuốt cá bé này ngoài những yếu tố địa lý, vật chất
thì ký ức văn hóa là cực kỳ quan trọng.
Ký ức văn hóa làm nên "căn cước văn
hóa" của quốc gia đó. Ký ức văn hóa được truyền từ đời nọ sang đời kia bằng
hai hình thức: các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
Di sản phi vật thể như ca dao, truyền
thuyết, chuyện kể thần thoại... được truyền miệng từ đời nọ sang đời kia, ta
hãy khoan đề cập ở đây.Ta hãy đề cập đến
di sản văn hóa vật thể của một quốc gia, mà một phần cực kỳ lớn nó được lưu giữ
dưới dạng văn bản chữ viết.
Người Ukraine họ chế tạo được những
chiếc tàu thủy lớn như thế, những hỏa tiễn mạnh như thế. Nước Việt Nam mình có
làm được hay không?
Mỗi
năm, đến tuần lễ thứ tư tháng Mười Một, ngày Thứ Bảy, dân Ukraine lại thắp nến
đặt trên bờ cửa sổ. Nghi lễ này bắt đầu từ năm 1991 khi Ukraine tách ra khỏi
Liên bang Xô Viết. Mục đích là tưởng niệm những nạn nhân chết đói trong những
năm 1932, 1933 do chính sách bóc lột của Stalin gây ra.
Năm
nay, bộ Ngoại Giao Ukraine nhân dịp này đã tố cáo chính phủ Nga đang tái diễn
tội ác thời Xô Viết: “Cuộc chiến xâm lăng
diệt chủng hiện nay cũng nhằm những mục tiêu như thời 1932-1933: Tiêu diệt dân
tộc Ukraine!”
1. Nga có kế hoạch đưa hơn 20 nghìn trẻ
em ra khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine
Tương tự như những gì bọn Đức quốc xã đã
làm, các bác sĩ Nga đang tiến hành kiểm tra y tế bất hợp pháp cho trẻ em
Ukraine, sau đó quân đội Nga đưa chúng đi Siberia. Việc mở rộng các biện pháp
trừng phạt và cung cấp vũ khí kịp thời cho Lực lượng Vũ trang Ukraine là cách
duy nhất để ngăn chặn sự tội ác mới này của giới cầm quyền liên bang Nga.
Liên bang Nga tiếp tục thực hiện kế hoạch
trục xuất cưỡng bức người Ukraine về lãnh thổ của mình. Theo báo cáo của lực lượng
tình báo Ukraine, tính đến ngày 15 tháng 10, Liên bang Nga đã đưa trái phép khoảng
1,2 triệu người Ukraine khỏi đất nước của mình về lãnh thổ Nga, trong đó có 240
nghìn trẻ em. Chính quyền Nga cố tình tách trẻ em Ukraine khỏi cha mẹ chúng và
bắt cóc trẻ em từ các trại trẻ mồ côi, sau đó cho chúng làm con nuôi ở Nga.
Ủy hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc
(OHCHR) mới công bố hồ sơ về dân Uyghur ở tỉnh Tân Cương. Bản báo cáo tố cáo
Trung Cộng vi phạm nhân quyền, nhưng không nhắc chữ “diệt chủng” (genocide).
Người
Uyghur đang đứng trước mối lo bị người Trung Quốc đồng hóa, như người Việt 800
năm trước đây từng lo. Tập Cận Bình tìm cách xóa bỏ nền văn hóa của họ, như
Minh Thành Tổ đã ra lệnh thi hành ở nước Đại Việt vào đầu thế kỷ 15.
Ủy
hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) mới công bố hồ sơ về dân Uyghurs ở tỉnh
Tân Cương. Bản báo cáo tố cáo Trung Cộng vi phạm nhân quyền, nhưng không nhắc
chữ “diệt chủng” (genocide).
Hai quả lựu đạn trưa qua đã được ném vào đám đông đang quay về sau cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ, phản đối « Lực lượng Phòng vệ Nhân dân » - các dân quân thường xuyên có những hoạt động du kích nhắm vào quân đội.
Vụ
tấn công xảy ra vào lúc nhiều người Miến Điện âm thầm ngưng hoạt động
để phản đối chính quyền. AFP ghi nhận vào lúc 16 giờ (9 giờ rưỡi giờ
quốc tế), những tràng pháo tay nổ vang khắp Rangoon để kết thúc cuộc « đình công lặng lẽ », với nhiều cửa hàng đóng cửa, thành phố vắng lặng suốt ngày.
Thượng nghị sĩ Jeff Merkley và dân biểu James McGovern, hai đại biểu
Dân Chủ đứng đầu ủy ban về Trung Quốc tuyên bố, việc công khai bản báo
cáo trước khi Thế vận hội khai mạc ngày 04/02 sẽ tái khẳng định không có
quốc gia nào được đứng trên luật pháp quốc tế.
Vào giữa tháng 12/2021, một phát ngôn viên của Cao ủy cho biết bản báo cáo có thể được công bố « trong vài tuần nữa ». Nhưng
các nhà hoạt động nhân quyền đòi hỏi Liên Hiệp Quốc phải cứng rắn hơn.
Nhiều tổ chức nhân quyền tố cáo Trung Quốc giam giữ ít nhất một triệu
người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo ở Tân Cương, với những bằng
chứng cụ thể, nhưng Bắc Kinh vẫn nói rằng đó là các « trường dạy nghề ».
Năm
1984 nhà báo Pederson của Đan Mạch phỏng vấn bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ
Thạch - nhà chính khách hàng đầu của Việt Nam - kẻ thù của Hán đỏ.
Pederson:
"Sự hiện diện của quân đội Việt
Nam ở Campuchia đã trở thành cái cớ cho Mỹ và đồng minh áp đặt lệnh cấm vận
kinh tế chống lại Việt Nam. Người dân đất nước ngài đang phải trả giá đắt?"
Hôm nay 24/05/2021 là ngày nghỉ lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các báo Pháp đều nghỉ, chỉ có duy nhất tờ Le Figaro xuất bản với tựa trang nhất « Cảnh sát bất lực trước nạn đua xe ».Le Monde ra số đúp từ cuối tuần trước, với chủ đề « Covid làm 6 đến 8 triệu người chết, theo Tổ chức Y tế Thế giới ».
Về châu Á, trong bài « Tại Tân Cương, trong địa ngục trại cải tạo », một cựu giáo viên thuật lại với Le Monde những điều khủng khiếp mà Bắc Kinh buộc người Duy Ngô Nhĩ và người Kazakhstan ở vùng này phải chịu đựng.
Đến 2015, lần đầu tiên chuyển sang một chính phủ được bầu cử một cách
dân chủ, Tatmadaw (quân đội Miến Điện) vẫn là tổ chức do một giai cấp
tướng lãnh thống trị, coi thường chính quyền dân sự. Họ có thể tiến hành
những cuộc chiến tùy thích, cho đến khi nổi lên những vụ tàn sát người
thiểu số Rohingya năm 2017. Liên Hiệp Quốc tố cáo các tướng lãnh, đứng
đầu là tướng Min Aung Hlaing, « mưu toan diệt chủng ». Ngày nay chính vị tướng 64 tuổi này đang nắm trọn quyền hành tại Miến Điện.
Hôm 22/12/2020, tướng Min nhắc nhở Tatmadaw là « cần thiết cho nghĩa vụ bảo vệ Nhà nước »,
và mở rộng vai trò của quân đội : bảo vệ chính sách quốc gia, đạo Phật,
văn hóa truyền thống. Theo nhà nghiên cứu Amara Thiha của think tank
độc lập Myanmar Institute for Peace and Security, định nghĩa này quan
trọng vì « giới quân nhân không tự đặt mình cao hay thấp hơn Nhà nước, mà là một định chế song song, tập trung vào nghĩa vụ quốc phòng ».
Ủy ban về Trung Quốc (CECC), một ủy ban độc lập có nhiệm vụ giám sát
nhân quyền và phát triển pháp trị ở Trung Quốc, trực thuộc Quốc hội Hoa
Kỳ cho biết đã có những bằng chứng mới trong năm 2020 về các « tội ác chống nhân loại, và có thể là tội diệt chủng »
đã diễn ra tại Tân Cương. Ủy ban cũng tố cáo Trung Quốc quấy nhiễu
người Duy Ngô Nhĩ sinh sống tại Mỹ. Báo cáo kêu gọi Hoa Kỳ ra nghị quyết
về vấn đề này.
Ngoại trưởng Mike Pompeo trong những ngày cuối còn
tại vị tỏ ra kiên quyết trong hồ sơ trên, nhưng bối cảnh lộn xộn tại
Washington khiến khả năng loan báo một nghị quyết đã bị dời lại. Dân
biểu Dân Chủ Jim McGovern, đồng chủ tịch CECC coi các hành động chà đạp
nhân quyền của Trung Quốc là « gây sốc, chưa từng thấy », cổ vũ Quốc hội và chính quyền sắp tới của Joe Biden buộc Bắc Kinh phải trả giá.
Văn phòng chưởng lý Fatou Bensouda của Tòa án Hình sự Quốc tế có trụ
sở tại La Haye, Hà Lan, trong thông cáo nói rằng đó là những sự kiện xảy
ra trên lãnh thổ Trung Quốc, và Bắc Kinh không ký kết Quy chế Roma
thành lập CPI, nên việc điều tra là bất khả.
Theo CPI, do điều
kiện tiên quyết này không được đáp ứng nên không thể thụ lý đơn kiện của
cộng đồng Duy Ngô Nhĩ lưu vong. Ngoài ra, về việc trục xuất người Duy
Ngô Nhĩ sống ở Tadjikistan và Cam Bốt sang Trung Quốc, « hiện chưa có đủ yếu tố để mở điều tra ».
Bạn
đã nghe đến Định luật Godwin (Godwin's Law) chưa? Trong thời gian gần đây,
người ta hay so sánh giữa ông Trump với Hitler, và đó chỉ là một biểu hiện của
Định luật Godwin.
Định
luật này phát biểu rằng trong các diễn đàn internet khi một chủ đề được đem ra
thảo luận, và theo thời gian, sẽ có người so sánh với Hitler hay Chủ nghĩa Quốc
Xã (Nazism) [1].
Định
luật này do Luật sư Mike Godwin phát hiện. Qua tham gia vào các diễn đàn
internet, ông đi đến nhận xét rằng Hitler thuờng hay được đem ra so sánh khi
thời gian thảo luận kéo dài. Thời gian càng dài, xác suất đề cập đến Hitler
càng cao.
Sau khi một bản báo cáo về việc Trung Quốc cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ triệt sản được công bố, nhật báo Libération
đã gặp được một nữ giáo viên Duy Ngô Nhĩ tị nạn tại châu Âu. Là nạn
nhân bị triệt sản, người phụ nữ này cũng là nhân chứng vì từng làm việc
trong các trại « cải tạo » ở Tân Cương. RFI xin giới thiệu bài viết (đã
được lược bớt).
Cưỡng bức triệt sản phụ nữ
« Tất
cả các phụ nữ tuổi từ 18 đến 50 tại khu phố tôi ở Urumqi đều được triệu
tập ngày 18/07/2017 để « khám miễn phí » và bắt buộc. Vào lúc 8 giờ
sáng, hàng người đã rất dài trước bệnh viện. Khi đến lượt tôi, chẳng có
khám phụ khoa lẫn hỏi han gì cả. Họ bắt tôi nằm xuống, dạng chân ra và
đặt vào một vòng tránh thai. Một sự thô bạo khủng khiếp. Tôi bật khóc,
cảm thấy bị hạ nhục, bị tấn công cả về tính dục lẫn tâm lý. Nhưng tôi
làm việc trong một trại cải tạo, và biết những gì chờ đợi mình nếu cưỡng
lại. Có những cô gái rất trẻ. Tôi không thấy bất kỳ một phụ nữ người
Hán nào ».
Le Monde hôm nay chạy tựa « Châu Âu : Hậu trường một cuộc đàm phán ngoại hạng ». Le Figaro đặt câu hỏi « Có nên lo ngại Covid-19 dấy lên trở lại ? », Les Echos lo lắng với « Cú sốc của một mùa hè không khách du lịch ». La Croix quan tâm đến « Nguy cơ tân quốc xã tại Đức ». Riêng Libération dành trọn trang bìa và 7 trang báo khổ lớn bên trong để tố cáo nạn diệt chủng đang diễn ra đối với người Duy Ngô Nhĩ.
Sau
khi một báo cáo về việc Trung Quốc cưỡng bức triệt sản được công bố,
nhật báo thiên tả đã gặp một nữ giáo viên Duy Ngô Nhĩ lưu vong ở châu
Âu. Nhân chứng này đã kể lại những điều tai nghe mắt thấy trong trại cải
tạo ở Tân Cương : bắt giam hàng loạt, tra tấn, hãm hiếp, lao động khổ
sai…chứng tỏ chính sách đồng hóa của đảng Cộng Sản Trung Quốc đã ngả
sang hướng diệt chủng.