Affichage des articles dont le libellé est Việt Nam. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Việt Nam. Afficher tous les articles

dimanche 28 avril 2024

Hoàng Linh - Kính thưa các đồng chí chưa bị lộ !

 

Các đồng chí có qua nổi con trăng này không?

- Phúc Sơn, Thuận An, Sài Gòn Đại Ninh và việc đấu thầu, thực hiện dự án...không đưa hối lộ, hoa hồng...thì đố mà trúng thầu. Có ăn thì có chịu thôi.

- Doanh nghiệp bây giờ luôn thủ con bài chứng cứ, quan có chối cũng không được. Thua thì chung (tù), mà chung nổi không khi tuổi đã cao mà án toàn 10 năm, 20 năm, chung thân...

Hoàng Tuấn Công - Đánh kẻ ngã ngựa?


Nhiều người gọi những lời chỉ trích, phẫn nộ của dân chúng dành cho mấy vị tai to mặt lớn vừa mới “xin thôi giữ các chức vụ” là “đánh kẻ ngã ngựa”.

Sự thực họ có phải là những “kẻ ngã ngựa” không?

Trên đấu trường hoặc chiến trường, hai bên sử dụng binh khí đấu nhau trên lưng ngựa. Một bên bị đối thủ dồn đến mức ngã ngựa. Tính mạng kẻ ngã ngựa lúc này hoàn toàn nằm trong tay kẻ ngồi trên ngựa.

Kim Văn Chính - Tác hại của kỷ luật nửa vời


Ai cũng biết, các ông Phúc, Thưởng, Huệ đã nhận hình thức kỷ luật rất nặng.

Tuy nhiên về hình thức, các ông đó không bị kỷ luật mà chỉ là đồng ý theo nguyện vọng cho nghỉ hết các chức vụ. Về luật pháp các ông ấy không có tội gì cả.

Xử lý vậy người ta cho là hay (đỉnh cao trí tuệ)...

Nhưng theo tôi nó chỉ giúp vài mục đích ngắn hạn. Về dài hạn rất bất lợi.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 28.04.2024


1. "Ông Hun Sen quyết tâm xây kênh đào Phù Nam Techo"- Vầng, làm gì ổng? "Ông Hun Sen nói thêm ông hy vọng phía Việt Nam sẽ hiểu được nhu cầu của Campuchia, vì kênh đào sẽ mang lại nhiều lợi ích về giao thông, thủy sản, nuôi trồng thủy sản, sinh kế và tránh lũ lụt ở một số tỉnh tây nam Campuchia"

- Mình cũng chủ động kiếm đoạn nào đấy thuận lợi rồi đào một nhát, có chi mô nơ? Nghe nói có mấy nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài đã nói chuyện này từ khá lâu nhưng chúng ta nghe như nghe chuyện... nước ngoài.

2. "Cảnh sát vẫn liên tục đóng cao tốc, xe cộ kẹt cứng tại nút giao An Phú"- Vấn đề là đóng nhưng không thông báo từ xa, để xe "chui vào rọ" rồi đóng thành ra phải tiến thoái lưỡng nan. "Theo một cán bộ túc trực tại chốt, lý do đóng cao tốc là do lượng xe ở trạm thu phí Long Phước, cầu Long Thành trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang ùn ứ nên cấp trên báo phải đóng lại".

Vũ Thế Thành - Cà phê Sài Gòn “nguyên chất dĩ vãng”


Tôi ra Hà Nội lần đầu vào năm 1980 gì đó, vào cửa hàng ăn uống gọi, à không, mua phiếu một ly cà phê đen. Tôi nhâm nhi, gật gù…đúng là cà phê nguyên chất. Nhưng xin lỗ,…mùi vị dở ẹc.

Dĩ nhiên tôi chỉ chê thầm, lỡ cô “mậu dịch viên” mà nghe được thì tôi tới số. Mậu dịch viên hồi đó là chúa tể, chứ không phải lèng phèng như mấy cô em cà phê Sài Gòn đâu.

Hồi đó cà phê bán ở Sài Gòn có loại hạt rang sẵn, cà phê Moka, cà phê Robusta,… bán tới đâu xay tới đó, mà mỗi lần mua chừng một trăm, hai trăm gram là nhiều. Xài hết ra mua tiếp, chẳng ai khoe cà phê nguyên chất cả. Cà phê là cà phê, thế thôi.

Hữu Phú - Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ

…Đang ngồi biên tập bài của một phóng viên cấp dưới, tôi nhận được điện thoại của một thằng bạn học chung thời phổ thông. Mở máy ra nghe thì thấy nó hốt hoảng:

“Phú ơi, mày chạy ra đường Tôn Đức Thắng coi đi, tụi nó đang cưa mấy cây cổ thụ hàng trăm tuổi trên đường nè. Đ.M, Sài Gòn còn có mấy con đường còn cây cổ thụ mà tụi nó chặt mẹ hết rồi, đau lòng quá!”.

Giọng thằng bạn nghe đau lòng thật, vì nó là người Sài Gòn, cũng như tôi, coi Sài Gòn như máu thịt, như người thân, như người yêu, như một nơi chứa đựng những gì tốt đẹp nhất tận sâu trong tiềm thức, những kỷ niệm của từng năm, từng tháng, từng ngày, từng giờ…

Từ Khắc Sơn - Tháng Tư nhớ cha


Ngày 27-4 là ngày giỗ ba tôi, 49 năm về trước, ngày 27-4-1975. Ba tôi mặc đồ lính lên đơn vị. Ông là Thượng sĩ thường vụ Liên đoàn 32 Biệt Động Quân đóng tại Gò Dầu -Tây Ninh, và từ đó cho tới ngày 30-4 ông đã không bao giờ về nữa!

Mẹ và anh tôi có đi lên hướng Củ Chi Tây Ninh tìm, nhưng không có tung tích, chỉ thấy hai bên đường xác chết rải rác...nhưng không có ba tôi.

Mãi tới hơn một năm sau, một người lính thân cận của ba tôi, sau khi đi học tập ba ngày (vì là lính trơn nên chỉ học ba ngày)về quê sinh sống, nay có dịp lên Sài Gòn, đã đến nhà báo tin rằng ba tôi đã chết (nhưng không tìm thấy xác). Từ đó gia đình lấy ngày ông ra đi 27-4  là ngày giỗ.

              THÁNG TƯ NHỚ CHA

Bùi Chí Vinh - Bài thơ cho một “người thua cuộc”


Đi tá Vit Nam Cng Hòa Nguyn Công Vĩnh

Trước 1975 là mt con người

D tic cùng v chng Tng Thng

Không khong cách nào gia vua chúa by tôi

         Trai thi lon trong quc gia thi lon

         Cm súng bo v quê hương là chuyn bình thường

         Bình thường k c khi ri bàn tic

         Có th rung đùi hát vng c ci lương

Lâm Bình Duy Nhiên - Hãy quên và hưởng thụ!


Có quá, quá nhiều người muốn quên những gì họ từng trải qua. Những thời khắc kinh hoàng khi sẵn sàng chấp nhận bỏ mình nơi biển sâu để tìm chút tia hy vọng, chút hơi thở tự do nơi xứ người.

Có nhà văn nào đó từng thốt lời tận cùng đớn đau khi nói về những cuộc vượt biên của đồng bào miền Nam sau biến cố 30 tháng Tư: Họ ra đi tìm Tự do trong cõi Chết!

Vài trăm ngàn người chết nơi đại dương sâu thẳm và lạnh lẽo, không chút khói hương. Nhiều tranh cãi và hoài nghi từ các phía, nhất từ chính quyền của “Bên thắng cuộc” nhằm hạ thắp con số nạn nhân. Dẫu bao nhiêu đi chăng nữa thì đó cũng là những con số khủng khiếp và không có gì có thể bào chữa cho thái độ trả thù nhỏ mọn của nhà cầm quyền, khi đã trực tiếp đẩy đưa chính đồng bào của mình vào cõi chết!

Nguyễn Thông - Quan và dân (2)


Chế độ này, mặc dù nó là kết quả của cuộc nổi dậy chống phong kiến, bài trừ, tiêu diệt phong kiến - thực dân, lập nên chính quyền nhân dân, nhưng về cơ bản nó vẫn theo mô thức cũ, thậm chí còn tệ hơn.

Xã hội vẫn bị chia thành đẳng cấp rõ rệt. Số ít nhưng nắm quyền cai trị được gọi tên chung là cán bộ, từ cấp phường xã trở lên tới trung ương cứ nằm trong bộ máy lãnh đạo đều là cán bộ. Có cán bộ, cán bộ trung cấp, cán bộ cấp cao, cán bộ cao cấp, cán bộ cơ sở, cán bộ địa phương, cán bộ trung ương.

Đó là dạng quan mới. Phong kiến bị chôn vùi, vua quan bị lật đổ, “rồng 5 móng vua quan thành bụi đất” thì nay là phong kiến mới, núp bóng nhân dân, vậy thôi.

samedi 27 avril 2024

Huy Đức - Thành cổ Quảng Trị nên được thờ như một Nghĩa Trủng Đàn


Vào thời Tự Đức mà một Trung nghị đại phu Phó đô ngự sử của nhà Nguyễn, ông Hoàng Hữu Lợi, có thể lập "Nghĩa Trủng Đàn" quy tập "hơn 1.000 hài cốt binh lính Tây Sơn" hy sinh khi cùng Quang Trung ra Bắc dẹp quân Thanh năm Kỷ Dậu [1789].

Thì trong thời đại ngày nay, mọi con dân người Việt sao lại không có một chỗ thờ phụng đàng hoàng. 

Theo báo Dân Việt, nước ta hiện có "3.200 nghĩa trang liệt sĩ và hơn 3.000 công trình ghi công liệt sĩ". Thế nhưng, 49 năm sau chiến tranh, linh hồn của những tử sĩ của Việt Nam Cộng Hòa vẫn gần như bơ vơ, phiêu dạt. Nghĩa trang Biên Hòa chưa một lần được chính thức tu sửa.

Võ Khánh Tuyên -Triệu người quen, có mấy người thân ?


Xác một cô gái chết khô đã hơn một năm (có thể là hai năm, căn cứ vào thời gian cô này xuất hiện) tại một chung cư Hà Nội được mọi người ví như..."Cô đơn trên Sofa".

Nhưng nếu xét cho cùng, có nhiều điều suy ngẫm trong cuộc sống hiện đại.

Khá nhiều người có lối sống tân thời đã rất khó chịu khi buộc phải sống trong những khu dân cư chung đụng. Họ không chịu được sự "soi mói" khi hàng xóm đi qua lại liếc nhìn vào nhà mình, mọi sinh hoạt lạ như giờ giấc đi về, khách khứa ghé lại đều bị tò mò hỏi thăm, dò xét. Chưa kể tình hình an ninh bất ổn, trộm thường xuyên xảy ra.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 27.04.2024


Nhà cháu vừa có một ngày từ Đồng Tháp sang Long An thăm hai đồn biên phòng và ngắm nghía Đồng Tháp Mười.

Xúc động đến rơi nước mắt khi vào cái đền Long Khốt viếng liệt sĩ, cả bốn mặt đền khắc chi chít tên liệt sĩ, thống kê có tới 8.247 liệt sĩ có tên trên bia. Đây là một nhánh của sông Vàm Cỏ Tây, có bến thả hoa, gần giống như Quảng Trị. Rồi sang đồn sông Trăng (nghe nói là trăn nhưng gọi ngọng quen thành trăng, và có nhiều địa danh gọi lâu thành đúng như thế, có điều kiện nhà cháu sẽ trở lại), biên giới là con sông đầy lục bình.

Nhưng giờ vẫn lắng lại để điểm tin phát.

Lê Học Lãnh Vân - Chuyến đi thử metro Bến Thành – Suối Tiên


Sáng 26/04/2024, một bạn thân nhà báo kiêm doanh nhân rủ đi thử metro.

Nhóm anh em đi chung có Việt kiều Mỹ, Pháp, Anh… và những bạn khác từng đi đây đó. Chúng tôi xuống ga ngầm tại gần bùng binh Quách Thị Trang, nơi nhìn qua bên kia đường thấy sừng sững tòa nhà xây dở dang của bà Trương Mỹ Lan. Metro khởi hành lúc khoảng 9 giờ 30 sáng, qua ba trạm ngầm dưới đất trước khi thấy ánh sáng mặt trời.

Khi metro trồi lên khỏi hầm, trời sáng bừng lên và các cao ốc phản chiếu ánh sáng, in lẫn nhau hình những cao ốc kế bên tạo cảnh huy hoàng sang trọng và diễm lệ. Chúng tôi đang đi ngang Vinhome Bason… Sông Sài Gòn uốn khúc, metro đi dọc xa lộ Hà Nội, dừng lại ở từng trạm cho thấy Thảo Điền Pearl, Vincom Megamall, Masteri, các tòa nhà Vista… 

Lưu Trọng Văn - Nên cân nhắc việc đặt tên đường quá lớn, quá dài cho các nhân vật lãnh đạo đương thời


Sài Gòn đang lấy ý kiến Dân về việc đặt một số trục đường lớn ở thành phố mang tên các ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu.

Quan điểm của gã là các nhân vật chính trị như Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu liên quan không chỉ đến lịch sử Đất nước trước 1975, mà liên quan đến rất nhiều những sóng gió của Đất nước sau 1975.

Vì vậy việc chọn những con đường quá lớn, quá dài từ 10 đến 20 km để đặt tên của họ như một sự tôn vinh quá cao, rất cần cân nhắc. 

Nguyễn Gia Việt - Lịch sử kỳ lạ từ những tên đường

 

Lại có kế hoạch "đặt" tên mới cho quốc lộ 1, quốc lộ 1K, quốc lộ 22, quốc lộ 50. Đọc xong biết sẽ đặt tên Đỗ Mười cho đoạn Xa Lộ Đại Hàn từ ngã ba Trạm 2 đến An Sương.

Cố tổng bí thư Đỗ Mười có một giai thoại ở Miền Nam. Trong "Bên Thắng Cuộc" có kể một câu chuyện "Đỗ Mười chứ Đỗ Mười Một cũng giữ" ở Vĩnh Long. Nhưng dân gian truyền miệng thì khác, dân vùng Long An-Tiền Giang nói rằng, cái trạm mà ông Đỗ Mười bị " dính" là trạm Tân Hương

Vậy là Xa Lộ Đại Hàn sau mấy chục năm bị đổi thành quốc lộ 1, rồi nay lại có tên. Trước đó xa lộ Biên Hòa bị đổi thành xa lộ Hà Nội, và bị cắt nửa khúc thành đường Võ Nguyên Giáp.

Lưu Trọng Văn - Lỗ hổng cơ bản của « đào tạo cơ bản »

Thông báo của Trung ương đảng cách nay ít bữa như sau:

“Ông Võ Văn Thưởng là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản…”

Thông báo của Trung ương đảng chiều qua 26.04 như sau:

“Ông Vương Đình Huệ là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản…”

Phạm Lưu Vũ - Đệ nhất ngoạn mục

Sự kiện tên đom đóm họ Vương bị phế một cách thần tốc, đại thần tốc là sự kiện ngoạn mục nhất, bằng vụ phế cả Phúc, Thưởng cộng lại.

Ngoạn mục ở chỗ nào?

Một tên tham quan, dâm loàn... đứng đầu cơ quan "đại biểu" của Dân, mà lớn tiếng dọa Dân: "Nhà nước chưa từng dọa ai, thì đừng có ai dọa Nhà nước..." thì quá mất dạy và hỗn láo.

Tạ Duy Anh - Trường hợp Vương Đình Huệ

Quan sát chính trường Việt thời gian gần đây, nếu muốn thì không thiếu chuyện nóng để bàn, không thiếu vấn đề cần thảo luận. Nhưng nếu bạn kiêu ngạo không thèm phí thêm lời nào trước đủ loại sự kiện, thì cũng chẳng ai có quyền trách bạn vô cảm. Cứ đụng chỗ nào là tóe loe ra đủ loại tiêu cực chỗ đó. Nghe tưởng mới, nhưng đó đã là suy nghĩ bình thường của người dân từ lâu lắm rồi.

Riêng trường hợp Vương Đình Huệ mất chức thì rõ ràng có nhiều điều khá đặc biệt, khác hẳn những gì đã xảy ra.

Với tôi, không thể không quan tâm.

Lâm Bình Duy Nhiên - Còn ai liêm khiết?

Ông Nguyễn Phú Trọng muốn đốt lò, chống tham nhũng, nhưng những nhân vật “lừng lẫy” bị trảm đều là các lãnh đạo cốt yếu của đảng và của chính phủ!

Nhân vật mới nhất, ông Vương Đình Huệ, mới được đồng ý cho thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch Quốc hội khóa 15, “theo nguyện vọng cá nhân”.

Nội bộ đảng thối nát và tham nhũng. Các “sân sau” của các quan chức thuộc hàng “tứ trụ” đều tham nhũng và tha hóa hay gọi bằng ngôn ngữ của người cộng sản là “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”.