Affichage des articles dont le libellé est Chủ thuyết. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Chủ thuyết. Afficher tous les articles

dimanche 3 novembre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Trái đất mọc

 

Chuyến tàu vũ trụ Apollo 8 đã chụp được hình Trái Đất “mọc” lên từ đường chân trời của Mặt Trăng. Điều này cũng giống như người trên Trái Đất thấy Mặt Trời mọc buổi sáng từ đường chân trời của Trái Đất.

Khi con người đứng trên Trái Đất, lấy Trái Đất làm trung tâm, nói kiểu Toán học là lấy Trái Đất làm gốc tọa độ, thì con người thấy Mặt Trời mọc, Mặt Trăng mọc.

Thời xưa, con người chưa đủ tiến bộ về khoa học, kỹ thuật để có thể bay lên Mặt Trăng. Khi con người lên tới Mặt Trăng, cái nhìn của người đứng trên Mặt Trăng phải khác cái nhìn của người đứng trên Trái Đất! Trái Đất đã mất vị trí độc tôn là gốc tọa độ rồi!

lundi 10 avril 2023

Tạ Duy Anh - Đọc lại tuyên ngôn của đảng cộng sản

 

Hồi còn trẻ, tôi đọc toàn văn Tuyên ngôn của đảng cộng sản không dưới 10 lần. Đến mức tôi thuộc lòng từng đoạn dài. Chính vì thế mà cách nay khoảng chục năm, tôi nhanh chóng phát hiện ra "những lập luận sắc bén" của giáo sư Nguyễn Đức Bình về thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và thế giới, chỉ là do ông bỏ chút thời gian xào xáo lại nhiều đoạn trong Tuyên ngôn của đảng cộng sản.

Cái thứ văn triết luận hùng biện của Tuyên ngôn đã khiến tôi mê mẩn. Và tất cả các lập luận được trình bày, với tôi khi đó, đều mang tính chân lý…cuối cùng!

Chúng tôi đã mất rất nhiều thời gian tranh luận xem ai trong hai người Mác và Ăng-ghen, chấp bút cho bản tuyên ngôn. Giọng văn ấy chắc chắn của Ăng-ghen! Tôi quyết định như vậy.

vendredi 20 mai 2022

Lê Hồng Anh - “Madman Theory ” và cuộc chiến tranh Nga-Ukraine

 

(NCTG 20/05/2022) “Thể chế tư hữu có bản chất dân chủ bắt buộc phải tôn trọng nhân quyền - tức mạng người, vì thế nó hướng đến giảm thiểu mạng lính khi chế ra vũ khí chính xác hay huấn luyện lính công nghệ. (…) Vũ khí của bên tư hữu thường nhắm đến sự chính xác và ổn định (tức hiệu quả), còn thể chế cộng sản (hoặc tàn dư cũng vậy) chú trọng nhiều hơn đến sức mạnh, sao cho giết càng nhiều người càng tốt”.

Chiến tranh - những cột mốc của lịch sử

Lịch sử cận đại từ đầu thế kỷ 20 đến nay được hình thành bởi mạng lưới gần 200 quốc gia trên thế giới luôn xáo động, đánh dấu bằng các sự kiện lấy đi hàng loạt mạng người vô tội bởi các cuộc cách mạng, thiên tai và chiến tranh. Trong thế kỷ 20 và 21, tính từ năm 1910 đến nay, thế giới đã trải qua hơn 80 sự kiện như vậy, tương đương thời gian an bình trên toàn thế giới dồn lại không quá 20 năm, có vẻ ngắn nhất trong lịch sử nhân loại suốt hai thiên niên kỷ qua.

Cuộc đối đầu lớn nhất trong hơn 100 năm này còn là cuộc đối đầu ý thức hệ giữa dân chủ tập trung (chủ nghĩa cộng sản - CNCS) và dân chủ nhân quyền.

mercredi 3 novembre 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Bốn lý do để Việt Nam không cạnh tranh về chủ thuyết


1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NHÂN  TỐ ‘TRUYỀN THỐNG’

Trong bất cứ lĩnh vực nào,‘truyền thống’ luôn là một nhân tố quan trọng góp phần tăng xác suất thành công cho việc mở rộng lĩnh vực đó trong tương lai.

Chẳng hạn như ‘truyền thống’ chống giặc ngoại xâm mấy ngàn năm của người Việt cho phép tin rằng, nếu có giặc nước ngoài mang quân đến xâm chiếm nước Việt thì người Việt sẽ đánh bại. ‘Truyền thống’ được di truyền cả bằng đường “nội di truyền” và “ngoại di truyền”. “Nội di truyền” là máu mủ từ đời này qua đời khác. “Ngoại di truyền” là tác động của thế giới môi sinh bên ngoài, trong đó có các thành tố địa lý, văn hóa, xã hội…