Giờ
mới có thời gian có thời gian nghe phần trao đổi giữa Tổng bí thư, chủ tịch
nước Tô Lâm với các sinh viên Đại học Columbia do bà Liên Hằng làm mod đêm qua.
Tạm
gác qua những nghi vấn về việc có sắp đặt trước hay yêu cầu nào khác hay không,
thì đây có vẻ là màn trình diễn khá thành công
của ông Tô Lâm.
Bản
thân việc ông chấp nhận có mặt ở đó, như bà Hằng nói là một khung cảnh lịch sử -
khi ông là nhà lãnh đạo cộng sản đầu tiên xuất hiện trong cuộc đối thoại như
thế ở Columbia - cũng là điều đáng hoan nghênh rồi.
Ai
từng đọc truyện phong thần Tây Du Ký đều biết Động Yêu Quái, nơi Tôn Ngộ Không
thường xuyên vào giải cứu Đường Tăng. Bọn yêu quái thích uống máu người, đặc
biệt chúng tìm mọi cách ăn thịt Đường Tăng để được trường sinh bất lão.
Với
những tội ác chiến tranh kinh hoàng mà bạo chúa Putin gây ra tại Ukraina, khiến
Putin, nói theo tổng thống Mỹ Joe Biden, là tên Đồ Tể, nói theo Tây Du Ký, là
một động chủ yêu quái, nên điện Kremlin lúc này chẳng khác gì động yêu quái.
Hôm
qua thủ tướng Áo đến động yêu quái thăm động chủ. Trước đó thủ tướng Áo đã đến
Kyiv thăm tổng thống Zelensky của Ukraina, đến những nơi mà động chủ yêu quái
sai bọn tiểu yêu lạm sát dã man thường dân Ukraina.
Reuters cho biết, trong tuyên bố đầu tiên về cuộc khủng hoảng đã bắt
đầu từ sáu tuần qua, Putin tỏ ra thách thức. Trong cuộc họp báo chung
với thủ tướng Hungary Viktor Orban, một trong nhiều lãnh đạo các nước
NATO cố gắng can thiệp, Putin khẳng định « những quan ngại căn bản của Nga đã bị phớt lờ ». Ông nêu ra khả năng Ukraina được gia nhập NATO và sau đó toan chiếm lại Crimée - lãnh thổ đã bị Nga sáp nhập năm 2014.
Vladimir
Putin tố cáo Mỹ sử dụng Ukraina như một công cụ để khống chế Nga, tuy
nhiên ông cũng mở đường cho đối thoại. Từ Matxcơva, thông tín viên
Anissa El Jabri cho biết thêm chi tiết :
Loan báo trên đây được đưa ra sau khi cố vấn an ninh Nhà Trắng Jake
Sullivan và người đứng đầu về ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì, họp
kín tại Zurich (Thụy Sĩ), lần đầu tiên lãnh đạo ngoại giao hai bên đối
thoại sau hội nghị đầy sóng gió hồi tháng Ba ở Alaska.
Joe Biden
và Tập Cận Bình đã điện đàm hôm 09/09 sau bảy tháng không liên lạc, đôi
bên hứa tạo điều kiện cho đối thoại, trong bối cảnh đối đầu chiến lược
và bất đồng trên nhiều vấn đề.
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí
Minh Phan Văn Mãi đã lên sóng trả lời trực tiếp các câu hỏi về kế hoạch đối phó
với đại dịch, trong chương trình live stream do Trung tâm báo chí TP Hồ Chí
Minh tổ chức vào 8 giờ tối qua.
Mặc dù những câu trả lời còn
chung chung, chưa rõ ràng nhưng đây là một thái độ đáng ghi nhận trong việc thực
hiện trách nhiệm giải trình của
chính quyền. Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo thành phố tham gia đối thoại với
người dân trên nền tảng Facebook. Một thái độ rất hiếm khi xảy ra trước đây.
Tôi hy vọng hình thức giải trình này sẽ được nhân rộng đến
lãnh đạo các tỉnh thành khác, ngay cả Trung ương. Đây là trách nhiệm tối thiểu trong vai trò công bộc nhà nước, mà quý vị đã
làm ngơ trong thời gian dài.
AI ĐONG ĐƯỢC HẾT NƯỚC MẮT? AI
“SAO KÊ” NỔI YÊU THƯƠNG?
Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu
thực hiện giãn cách với Chỉ thị 10 và 15 từ 31-5-2021, rồi 16, rồi 16+, 12 rồi
giãn cách nghiêm với hàng vạn bộ đội vào cuộc, tới tối 7-9 hôm nay đúng 100
ngày.
100 ngày, dài hơn cuộc chiến
Quảng Trị 1972 khốc liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam 1954-1975. Tổng số ca
tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến tối 7-9 là 13.701 ca, chiếm tỉ lệ
2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỉ lệ tử vong do Covid trên
thế giới (2,1%).
Riêng số bệnh nhân Covid ở
TP.HCM không qua khỏi tới giờ cũng đã hơn 10.000 ca, hơn
một sư đoàn, nhiều hơn số tử trận mỗi bên ở Quảng Trị 1972. Có thời điểm,
mỗi ngày TP.HCM có 300-400 người ra đi, bằng một tiểu đoàn. Như hồi chiến
tranh. Ra đi không một người thân bên cạnh.
Theo Kyodo, ông Erywan Yusof, đặc phái viên của ASEAN, đã đưa ra đề
nghị trên với ngoại trưởng Miến Điện Wunna Maung Lwin trong một cuộc họp
video, và đã được quân đội Miến Điện chấp nhận.
Ông Erywan tuyên bố : « Đó không phải là cuộc ngưng bắn mang tính chính trị, mà nhằm bảo đảm an toàn cho các nhà hoạt động nhân đạo » trong nỗ lực phân phối viện trợ. Ông cho biết cũng đã gián tiếp chuyển đề xuất này cho các bên chống lại chính quyền quân sự.
Hãng tin Kyodo cho biết tham dự hội nghị tại Tokyo, có thứ trưởng
Ngoại giao Nhật Takeo Mori và các đồng nhiệm Mỹ Wendy Sherman, Hàn
Quốc Choi Jong Kun.
Chính quyền Joe Biden coi hợp tác ba bên là
yếu tố then chốt trong việc thúc đẩy an ninh ở châu Á, hy vọng cải thiện
được quan hệ giữa hai đồng minh quan trọng ở châu Á là Tokyo và Seoul,
vốn đang ở mức thấp nhất, do các vấn đề lịch sử từ thời quân Nhật chiếm
đóng bán đảo Triều Tiên.
Đây sẽ là cuộc bỏ phiếu đầu tiên kể từ cuộc bầu cử Quốc hội năm 2020
và bầu tổng thống năm 2018, cả hai đều bị đối lập tẩy chay và ông
Nicolas Maduro tái đắc cử.
Theo AFP, lãnh tụ đối lập Juan Guaido,
được 58 nước trong đó có Hoa Kỳ công nhận là tổng thống lâm thời, hôm
thứ Ba 11/05 đã đề nghị với chính quyền Maduro là sẽ đứng ra thương
lượng dỡ bỏ cấm vận, đổi lấy « một lịch trình cho các cuộc bầu cử tự do và công bằng ». Ông Guaido cũng đòi hỏi « một thỏa thuận để cứu vãn đất nước ».
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình :
« Trước
hết là giọng điệu báo chí Trung Quốc đã thay đổi. Từ bài xã luận cho
đến những trang Ý kiến, kể từ nhiều tuần qua báo chí chính thức đã sử
dụng lại những từ ngữ của Tập Cận Bình.
Trần Quốc Hương,
ông trùm tình báo Việt Nam, người chỉ huy trực tiếp các nhà tình báo chiến lược
Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Ngọc Thảo từng bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa
bắt. Biết ông Hương là cộng sản thứ thiệt, chính Ngô Đình Nhu đã bay từ Sài Gòn
ra Huế không phải để phỏng vấn tra hỏi mà để... đối thoại.
Sau cuộc đối
thoại đó, Ngô Đình Nhu còn nhiều cuộc gặp Trần Quốc Hương để lắng nghe tiếng
nói phía đối nghịch. Ông Nhu nói với ông Hương: tôi
đang viết chính đề cho Việt Nam Cộng Hòa, tôi sẽ đưa một số ý kiến của anh vào.
Đó là những gì
Trần Quốc Hương kể cho các nhà văn ở trại viết Đà Lạt, người ghi lại là Nguyễn
Hồng Lam.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu về tầm nhìn chiến lược châu Âu tại Học viện Quân sự, Paris ngày 07/02/2020.
Đăng ngày:
Sau khi Anh ra khỏi Liên hiệp Châu Âu, Pháp trở thành cường quốc
nguyên tử duy nhất trong số 27 quốc gia thành viên, nước duy nhất sở hữu
tàu ngầm hạt nhân trang bị hỏa tiễn đạn đạo. Pháp cũng là thành viên
duy nhất có được chiếc ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp
Quốc. Tổng thống Macron muốn tăng cường quốc phòng châu Âu, một đề nghị
chưa hẳn là ưu tiên đối với các nước thành viên khác.
Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Bénazet tường trình :
Như mọi
người đều biết, một chiến dịch quy mô lớn với một lực lượng hùng hậu được chuẩn
bị chu đáo đến từng chi tiết nhằm tập kích vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm đã xảy
ra vào rạng sáng 09/01/2020 gây bất ngờ đến ngỡ ngàng cho tất cả mọi người.
Kết quả
đau lòng đã để lại cho cả hai bên: Cụ Lê Đình Kình bị sát hại bằng nhiều phát đạn
ngay tại nhà riêng của mình, và ba chiến sĩ cảnh sát cơ động hy sinh do “trượt
chân ngã xuống giếng trời sâu 4 mét...”.
Vậy
đâu là lý do và nguyên nhân chủ yếu cho cuộc tập kích bất ngờ của chính quyền
vào xã Đồng Tâm. Hay nói một cách khác là, cuộc tập kích trên nhằm mục đích gì
và để đạt mục tiêu gì là chính?
Vài lời nói thêm: Tôi có vài sai sót định danh trong
bài viết này được bạn bè góp ý, tôi đã sửa chữa. Xin lỗi vì ăn gạo nhà nước nấu
bằng nồi điện Trung Quốc nên thi thoảng răng cũng vỡ sạn.
Tôi không quan niệm mình đang thực hiện vai trò nhà
báo khi viết bài. Tôi chỉ cố gắng từ các lập luận của phía tôi tạm định nghĩa
là chính thống, để tìm kiếm một cách tiếp cận khác về vụ việc mà tôi gọi là
cuộc tấn công làng Hoành. Bám sát mục tiêu đó, tôi không có ý trình bày cách
nhìn về vụ tranh chấp, mà cốt yếu đề cập đến tính hợp pháp và tính chính đáng
của phía thực thi công vụ. Chỉ là góp vào một góc nhìn, một cách nhìn. Còn tranh
chấp đất đai, tôi nghĩ nó là một vấn đề khác, có thể phải nhìn vụ việc ấy sau.
Chỉ là vậy thôi ạ. Tôi viết trên ipad nên xuất hiện một số từ đúng là buồn
cười, mong bạn bè hiệu chỉnh cho.
Pháp quyền đã bị
đẩy lui trong vụ trấn áp bằng vũ trang ở thôn Hoành.
Ảnh vệ tinh ngày 12/05/2018 phát hiện điều được cơ quan Sáng kiến
Minh bạch Hàng hải Châu Á AMTI (CSIS) cho là triển khai các loại vũ khí
mới tại căn cứ quân sự của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) ở
Biển Đông.
Trung Quốc hôm 16/10/2019 lại kêu gọi đối thoại hòa bình, sau khi bị Việt Nam tố cáo vi phạm chủ quyền tại Biển Đông.
South
China Morning Post và Global Times dẫn lời phát ngôn viên bộ Ngoại giao
Trung Quốc Cảnh Sảng trong cuộc họp báo hôm qua cho biết : « Chúng
tôi hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục giải quyết bất đồng trên biển thông qua
đối thoại và thương lượng, nhằm duy trì hòa bình và ổn định tại Biển
Đông qua các hành động thiết thực ».
Tuyên bố hôm qua của
Bắc Kinh được đưa ra sau khi tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong
cuộc tiếp xúc cử tri tại Hà Nội ngày 15/10 đã khẳng định Việt Nam sẽ « không bao giờ nhân nhượng » trong vấn đề chủ quyền, tuy nhiên cũng cần « một môi trường hòa bình »
để duy trì sự phát triển. Cũng theo ông Trọng, việc xử trí mối quan hệ
giữa hai nước không hề đơn giản, nhưng không có nghĩa là nhượng bộ bất
cứ thứ gì một cách vô nguyên tắc.
Trưởng đặc khu Hồng Kông, Lâm Trịnh Nguyệt Nga họp báo vào sáng ngày 17/092019 kêu gọi đối thoại.
Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga
(Carrie Lam) hôm nay 17/09/2019 loan báo sẽ mở ra các phiên đối thoại
với người dân ngay từ tuần tới, đồng thời nhắc nhở cần chấm dứt bạo lực.
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nói với báo chí : « Xã hội Hồng Kông đang chồng chất nhiều vấn đề kinh tế, xã hội và cả chính trị », và bà hy vọng các hình thức đối thoại khác nhau sẽ làm dịu bớt tình hình. Trưởng
đặc khu đề cập đến vấn đề nhà ở tại Hồng Kông, một trong những thành
phố có mật độ dân cư đông nhất thế giới. Đặc biệt lớp trẻ vô cùng bất
mãn trước giá địa ốc cao ngất ngưởng tại đây. Tuy nhiên bà Lâm nhấn mạnh
« đối thoại không có nghĩa là không trấn áp, diệt trừ bạo lực luôn là ưu tiên ».
Hôm
qua 16/9, cảnh sát Hồng Kông thông báo câu lưu 89 người vào cuối tuần,
sau vụ tấn công bằng bom xăng và gạch vào hai cảnh sát tối Chủ nhật. Kể
từ khi khởi đầu phong trào phản kháng, đã có gần 1.500 người bị câu lưu,
theo Reuters.
1. Tôi
hoàn toàn tán thành những ý kiến rất xác đáng , thẳng thắn và có tính thuyết
phục của tác giả Vũ Ngọc Hoàng ("Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông"). Đã đến
lúc chúng ta cần có rất nhiều những bài viết như thế này được công bố công
khai, rộng rãi.
Đây
cũng có thể là bước đầu tiên như kiến nghị tha thiết của ông Nguyễn Trung("Xin mỗi chúng ta cùng nhau chia sẻ mối lo: Tổ quốc đang bị thách thứcnghiêm trọng!"): ĐCSVN phải vượt qua chính mình và toàn
dân phải có trách nhiệm, để cứu nguy dân tộc. Hãy lên tiếng, đừng sợ, để góp ý
cho đảng cầm quyền "vượt qua
chính mình" bằng cách nào? Và hướng dẫn quần chúng thể hiện trách nhiệm
của mỗi người bằng cách nào?
2. Ba
nút thắt liên quan đến vấn đề Biển Đông Nam Á (Biển ĐNÁ) hiện nay, như được
vạch ra trong bài của ông Vũ Ngọc Hoàng là: Kiện Trung Quốc ra tòa án Luật pháp
quốc tế, Ký Hơp tác chiến lược (thực lòng, thực chất) với Hoa Kỳ - nước duy
nhất "bênh" Việt Nam trên Biển ĐNÁ, và Hóa giải "chính sách ba
không" hoàn toàn bất lợi trong tình hình mới.
Những người đấu tranh dân chủ Hồng Kông biểu tình ủng hộ các nhân viên của hãng hàng không Cathay Pacific, ngày 28/08/2019.
"Chủ nhân một công ty quốc tế lớn tại Hồng Kông từ
50 năm qua xác nhận, hiện nay giới chủ phải vô cùng thận trọng. Một
nhận định, thậm chí một câu nói đùa nhiều nghĩa cũng đủ để trở thành mục
tiêu bị Bắc Kinh tấn công".
Tình
hình Hồng Kông vẫn chưa thấy lối ra, cuộc đối đầu giữa thủ tướng Boris
Johnson và Nghị Viện Anh, cực hữu thắng thế tại khu vực Đông Đức cũ, nạn
bạo hành gia đình ở Pháp, bão Dorian hoành hành ở Bahamas, đó là những
chủ đề chính trên các báo Pháp hôm nay.
Đồng nghiệp bắt đầu nghi ngờ nhau như thời Cách mạng văn hóa
Mùa
nhập trường khởi đầu với các cuộc bãi khóa, đình công : những hỗn loạn
trong mùa hè vừa qua lại tiếp diễn. Trong bối cảnh căng thẳng này, và từ
khi hãng hàng không Cathay Pacific bị Bắc Kinh cưỡng ép, nhiều công ty
lớn ở Hồng Kông lo sợ rằng những sơ suất có thể làm cho báo chí nhà
nước, blogger Hoa lục tức giận, thậm chí trực tiếp từ chính quyền trung
ương, như trường hợp Cathay.
Gần đây tôi được một nhóm trí thức cử làm đại diện
nhằm trao đổi với các cơ quan có thẩm quyền của Đảng CSVN để bàn việc tổ chức
đối thoại. Nhóm này gồm trên mười trí thức hoạt động cho công cuộc dân chủ hóa
đất nước, được các anh Chu Hảo, Phạm Xuân Đại và tôi vận động đồng tình.
Tôi đã viết văn bản ĐỀ NGHI ĐỐI THOẠI,
gửi ông Võ Văn Thưởng, trưởng Ban Tuyên giáo ĐCSVN vào ngày 20 tháng 7-
2019. Văn bản được gửi bảo đảm qua Bưu điện và mang đến tận văn phòng. Cả hai
nơi đều có biên nhận. Sau vài ngày tôi gửi tiếp cho ông Nguyễn Xuân Thắng, chủ
tich Hội đồng lý luận. Cả hai văn bản có yêu cầu được trả lời (trước
ngày 20 tháng 8 với ông Thưởng, trước ngày 27/8 với ông Thắng).
Thế nhưng cho đến ngày 30 tháng 8, tôi không nhận được
một thông tin gì từ phía các ông. Họ không trả lời, dù một câu qua điện thoại,
rằng đã nhận được đề nghị. Tại sao vậy? Quá bận chăng. Có lẽ chỉ có thể giải
thích bằng thái độ kiêu ngạo cộng sản. Kiêu ngạo này là của cá nhân hay là một
chủ trương của Bộ Chính trị mà các ông phải chấp hành. Dù sao thì đây cũng là
biểu hiện thiếu tôn trọng, thiếu lịch sự, thiếu văn hóa.