Affichage des articles dont le libellé est Sản xuất. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Sản xuất. Afficher tous les articles

lundi 4 novembre 2024

Kim Hạnh - Khốc liệt ?


Trưa, tôi đang ngồi ăn trưa ở một nơi xa lắm, nước ngoài, thì tức thì nhận được một tin nhắn có vẻ thảng thốt. Cô cháu gái của tôi nhắn gấp một tin nóng:

 - Cháu vừa nhận được quyết định nghỉ việc, 70% nhân viên cty nghỉ việc đồng lọat dì ơi.

Hả... Tôi hơi rùng mình, hỏi ngay:

- Các nhân viên cũng bị nghỉ việc có phải cùng bộ phận thương mại như cháu hay sao ?

jeudi 31 octobre 2024

Mai Bá Kiếm - Nước tới trôn mới nhảy !

Ngày 26/10, trên trang cá nhân này, tôi viết bài "Lời ai điếu cho thị trường thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam’’, đưa tin thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thừa nhận: "Mạng TMĐT Temu đã vào Việt Nam không xin phép, bán hàng với giá rẻ không ngờ được"!

Từ đó, tôi đề nghị xem lại năng lực tiên liệu và ứng phó của Bộ Công Thương đối với 14 mạng TMĐT đổ bộ vào Việt Nam nhấn chìm hàng hóa trong nước ra sao, khi mà Bộ Công Thương có đủ các cục, vụ, thương vụ, ủy ban cạnh tranh quốc gia để bảo vệ hàng hóa trong nước?

Đồng thời, tôi cũng đặt vấn đề, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng hứa với Quốc hội: Năm 2020: 90 triệu người sẽ dùng mạng xã hội Việt Nam và mạng TMĐT của Việt Nam đã sẵn sàng để bà còn ship nải chuối, buồng cau! Từ đó, tôi kết luận "Thôi đành khóc cho phần số hẩm hiu hiu của hàng Việt Nam chất đống cao".

samedi 26 octobre 2024

Mai Bá Kiếm - Lời ai điếu cho thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam

Hôm rày, tôi định viết bài "Vắng hàng Việt Nam trong các chợ Việt tại Úc" (Footscray, Inala), trong khi đó chợ Campuchia ở Úc có nhiều hàng Miên! Hôm nay, các báo Việt Nam đồng viết bài: "Temu đại náo (thao túng) thị trường Việt Nam khi chưa có phép".

Riêng, Tạp chí Công thương "kể công" cho bộ cùng tên bằng tựa "Sau phản ảnh, Temu xin cấp phép hoạt động ở Việt Nam". Ý nói: Chiều 23/10, trong cuộc họp báo thường kỳ, thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết "Temu chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam, và Bộ giao cho Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (TMĐT&KTS) và Tổng cục Quản lý Thị trường đánh giá tác động của Temu". Chỉ nửa ngày sau (24/10), Temu vội vàng đăng ký với Bộ!

Tôi xin viết lời ai điếu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng "ma-de in Vietnam". Xin coi lại năng lực 'tiên liệu và ứng phó của Bộ Công Thương với "cơn sóng thần thương mại điện tử" nhấn chìm hàng hóa trong nước như thế nào?'

mardi 23 juillet 2024

Phúc Lai - Về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine : Câu chuyện vòng bi và những chuyện khác

 

1. “Người Nga không thể tự tay chế tạo hoàn toàn một máy bay thương mại chở khách.” – bài của chị Phạm Thị Minh, đã được biên tập lại.

Vụ 5 chiếc Ilyushin 76 nằm đất vì lắp vòng bi dỏm vào thiết bị cất hạ cánh đã chứng tỏ nhận định của tác giả PTM từ trước đây là đúng.

Một chiếc máy bay có tới hàng trăm ngàn thiết bị, được đòi hỏi gia công, chế tạo phức tạp và yêu cầu có độ chính xác, và nó phải có một hệ sinh thái công nghệ cao hoàn hảo, đáp ứng được tiêu chuẩn của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO. Nếu các thiết bị đó không được các tổ chức hàng không thương mại như Mỹ, EU chấp nhận thì các loại máy bay đó khó mà thực hiện khai thác thương mại toàn cầu.

jeudi 13 juin 2024

Phạm Công Luận - Bột ngọt trong bữa ăn miền Nam


Năm 1908, trong bữa ăn tối, một trong những nhà sáng lập ra Tập đoàn Ajinomoto là Tiến sĩ hóa học Kikunae Ikeda hỏi vợ của mình một câu đã làm thay đổi lịch sử của ngành thực phẩm: Thứ gì đã khiến cho món súp rau và đậu phụ của bà có hương vị đậm đà thơm ngon giống thịt như vậy?

Bà Ikeda chỉ tay vào rong biển khô kombu (hay tảo bẹ) mà bà đã dùng để chế biến món nước dùng dashi truyền thống của Nhật. Như được khai sáng từ khám phá này, tiến sĩ Ikeda bắt tay vào nghiên cứu.

Bằng cách làm bay hơi và xử lý nước dùng kombu của vợ mình, ông chiết xuất ra được một hợp chất kết tinh, chính là acide glutamique. Sau khi nếm thử, ông nhận ra một vị đặc trưng khác biệt và đặt tên cho vị này là umami, dựa trên từ umai (ngon) trong tiếng Nhật. Tiến sĩ Ikeda đã nhanh chóng nộp bằng sáng chế để chính thức sản xuất vị umami dưới hình thức dễ sử dụng: bột ngọt, hay gia vị umami.

samedi 30 mars 2024

Ngô Nhân Dụng - Kinh tế Mỹ đang lên mạnh nhất thế giới

Từ năm 2019 đến đầu năm 2024, Tổng Sản Lượng Nội Địa Mỹ đã tăng thêm 8 %, trong khi các nước Âu châu chỉ thêm được 3 %, Nhật Bản 1 % và Anh Quốc không lên được chút nào.

Ngày Thứ Năm 28 tháng Ba, Chỉ số S&P 500 của Thị trường Chứng khoán New York tăng thêm 0,1 % trên mức kỷ lục ngày hôm trước, cũng như Chỉ số Dow Jones. Ba tháng đầu năm nay S&P 500 tăng 10,2 %; Dow Jones tăng 5,6 % và Nasdaq 9,1 %.

Giới đầu tư lạc quan vì kinh tế Mỹ rất vững chắc. Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) tăng 3,4 % trong ba tháng cuối năm ngoái, sau khi đã tăng 4,9 % trong quý trước – trong một năm rưỡi luôn luôn ở trên 2 %. Trong năm 2023 mỗi tháng các xí nghiệp tạo thêm trung bình 251.000 công việc làm, qua năm nay mỗi tháng tăng lên 265.000.

jeudi 14 mars 2024

Lê Xuân Nghĩa - Võ sĩ Samurai bắt đầu ra tay hỗ trợ Ukraine

Nhật Bản, quốc gia có sức mạnh tuyệt đối trong sản xuất đạn dược, bắt đầu hợp tác với Mỹ và Anh để sản xuất đạn tên lửa phòng không Patriot và đạn pháo 155 mm.

Theo đó, Nhật Bản sẽ sản xuất tên lửa Patriot theo đơn đặt hàng của Mỹ nhằm bổ sung kho vũ khí dự trữ của quân đội. Từ đó, Mỹ sẽ chuyển tên lửa này từ quân đội Mỹ cho Ukraine.

Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia ngoài Mỹ duy nhất trên thế giới được cấp phép sản xuất Patriot.

vendredi 8 mars 2024

Trần Thanh Cảnh - Quảng nổ

 

Đó là danh hiệu được cư dân mạng đặt cho ông này từ lâu. Ổng sang bên kia biên giới, đặt họ làm linh kiện smartphone đem về ráp lại, dán nhãn Bphone! Rồi nổ: "Gần như là nội địa hóa"!

Chiêu này các "doanh nhân Việt" dùng nhiều: Anh Việt Á chẳng hạn.

Một số anh to hơn nữa, thậm chí còn đang kêu gọi cả "lòng yêu nước", để mua hàng của các ảnh!

mardi 2 janvier 2024

Mai Quốc Ấn - Chào 2024 đỉnh cao muôn trượng!

 

Tôi đã dự báo các năm trước rằng 2024 mới là đáy của khủng hoảng kinh tế, và nó nằm ngang 1 năm hay 3 năm thì cần xem chính sách tài khóa ưu tiên cho sản xuất ra sao.

Ai ôm bất động sản chờ tăng giá thì gần như chắc chắn… bất động theo nó.

Dự báo của tôi là nhóm cổ phiếu dịch vụ, mà cổ phiếu ngân hàng và xây dựng là tiêu biểu, sẽ đi xuống. Khi khủng hoảng đất đai phi thẳng… xuống đáy thì chắc chắn nó sẽ kéo theo những thứ liên quan.

vendredi 17 novembre 2023

Ngô Nhân Dụng - Tại sao lạm phát đang xuống?

 

Covid-19 đã đảo lộn kinh tế vì thay đổi cách người ta tiêu tiền. Tiền tiêu thụ tạo động lực thúc đẩy hai phần ba các hoạt động kinh tế ở Mỹ - một phần ba còn lại là do chính phủ tiêu và các công ty đầu tư.

Trong ngày Thứ Ba 14 tháng 11, Sở thống kê của bộ Lao Động ở Washington D.C. cho biết trong tháng Mười giá cả hàng hóa so với năm ngoái chỉ cao 3,2 phần trăm, sau khi đã tăng 3,7 % trong tháng Chín; giá các món hàng thông dụng chỉ tăng 0,2 phần trăm trong một tháng. Đây là dấu hiệu nạn lạm phát đang hạ thấp nhiệt độ; hy vọng sẽ trở lại bình thường như trước khi có bệnh dịch Covid.

Ngân Hàng Trung Ương Mỹ (Fed) không cần lo chống lạm phát nữa, có thể sẽ giảm lãi suất. Giá các trái khoán của chính phủ Mỹ tăng nhẹ và Chỉ số Dow Jones của thị trường New York tăng 1,4 % cho thấy giới đầu tư tin rằng lãi suất sẽ đi xuống.

mardi 22 août 2023

Ngô Nhân Dụng - Chuyện Mỹ - Trung: Tấn công quan thuế không hiệu quả

 

Khiếm hụt mậu dịch giữa hai nước không phải là một thước đo để so sánh kinh tế nước nào mạnh hơn. Món võ thuế quan rất khó sử dụng vì đường dây cung cấp trong thương mại quốc tế ngày càng phức tạp, nối kết lòng vòng, lại chặt chẽ rất khó tháo gỡ.

Từ tháng Bảy năm 2018, chính phủ Mỹ bắt đầu đánh thuế quan (tariffs) trên các món hàng nhập cảng từ Trung Quốc trị giá tổng cộng $300 tỉ mỗi năm, nhắm giảm bớt số khiếm hụt mậu dịch. Chính sách đó được tiếp tục cho tới bây giờ, địa vị của Trung Quốc đã bớt quan trọng.

Năm 2018, trong số hàng giá rẻ Mỹ nhập cảng từ các nước châu Á, hai phần ba (66 %) mua từ Trung Quốc; năm 2022 chỉ còn bằng một nửa (51 %), theo tạp chí Economist ngày 12 tháng 8. Trước đây Trung Quốc là nước giao thương nhiều nhất với Mỹ; từ đầu năm 2023 đến nay, Canada và Mexico đã vượt qua.

samedi 29 juillet 2023

Mai Quốc Ấn - Làm lỗ, vẫn cứ phá

 

Bạn tôi đi qua một ngọn núi xanh cách đây mấy năm.

Giờ lại đi qua chốn cũ, núi đã biến dạng xấu xí khác hoàn toàn cảnh cũ. Và có lẽ lần sau quay lại, núi sẽ biến mất.

Bạn nói: “Chưa thấy nước nào nhiều nhà máy xi măng như nước mình. Phá hết vẫn lỗ nghìn tỉ.”

dimanche 29 janvier 2023

Thọ Nguyễn - Cảm nhận quê nhà (3) Chủ nghĩa Tư bản Công nông

 

(Tiếp theo)

Cả 5 năm qua tôi đều hưởng Tết Việt Nam. Tết ta đã đổi hướng theo "bốn chấm không“. Thức ăn đa số được đặt về nhà. Đồ cúng, đồ biếu được bày bán đầy đường thành các suất to nhỏ như kim tự tháp tí hon bọc giấy bóng kính sặc sỡ.

Cá, chim phóng sinh được cung cấp, thu lại, quay vòng như đồ ve chai. Dân chúng đổ đến chùa chiền đang mọc lên như nấm để cầu an, phúng viếng. Tiền mừng, lì xì được đổi ở ngân hàng trước cả tháng, phải mất cả buổi để xếp vào các phong bì in sẵn…Chỉ có lời chúc tết đêm 30 trên TV thì vẫn như cũ.

Làn sóng công nghiệp hóa đang thay đổi mọi mặt của xã hội. Sau một thời gian dài chộp giật bằng lừa đảo, cướp đất, buôn cổ phiếu, bán tài nguyên, nhiều nhà tư bản đã bắt đầu đi vào chiều sâu. Thép Hòa Phát, lốp Caosumina, kính Chu Lai, cáp điện Trần Phú, nhựa Long Thành, ống nước Bình Minh… chỉ là một vài đơn cử. 

dimanche 11 décembre 2022

Ngô Nhân Dụng - Apple bắt đầu rút khỏi Trung Quốc

 

Đổi địa chỉ một nhà máy lắp ráp điện thoại di động tức là thay đổi cả hệ thống dây chuyền tiếp liệu nối liền nhiều quốc gia, rải rác khắp thế giới. Nhưng tư bản quốc tế cần rút khỏi Trung Quốc, hiện tượng này đang bắt đầu và “bất khả phản hồi.”

Tháng 11, Công ty Apple đóng cửa nhà máy lắp ráp điện thoại ở thành phố Trịnh Châu (Zhengzhou), tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, một thời gian không biết bao lâu, sau khi nhiều công nhân phải bỏ việc trở về quê, vì chính sách ngừa, chống bệnh Covid của chính quyền cộng sản Bắc Kinh.

Đây là một thất bại của Tập Cận Bình và giới lãnh đạo Trung Cộng, khi họ quá cứng rắn cố giữ tiêu chuẩn “Không Covid,” mà chính người Trung Hoa bình thường cũng phản đối. Sau các cuộc biểu tình tại các thành phố lớn, Tập Cận Bình đã phải bắt đầu buông lơi, cho phép các địa phương nới lỏng những biện pháp ngăn cấm và kiểm soát.

samedi 10 décembre 2022

Lê Xuân Nghĩa - Có phải phương Tây cạn kiệt vũ khí?

 

1/ Về cơ bản thì khi giải quyết bất cứ một vấn đề nào thì Mỹ, phương Tây, NATO và G7 đều tập trung nêu và giải quyết các vấn đề khó khăn. Tôi theo dõi báo chí và các phát ngôn của họ trong tất cả các vấn đề, chứ không riêng vấn đề Ukraine, thì gần như tuyệt nhiên không thấy họ nói về thuận lợi.

2/ Đúng là Mỹ, NATO và EU luôn đề cập và nói về việc phải bù đắp kho vũ khí thiếu hụt bởi viện trợ cho Ukraine, và họ giải thích rất kỹ vấn đề này. Tuy nhiên, vì lý do gì đó mà việc truyền thông chỉ túm lấy hai chữ “thiếu hụt” để cung cấp cho người xem, người nghe, người đọc, điều đó làm sai lệch bản chất vấn đề. Từ đó dẫn đến việc mất dần lòng tin của người dân đối với truyền thông.

Ta làm rõ vấn đề “thiếu hụt” này nhé:

lundi 5 décembre 2022

Ngô Nhân Dụng - Việt Nam may mắn hơn Ukraine?

 

Người Ukraine họ chế tạo được những chiếc tàu thủy lớn như thế, những hỏa tiễn mạnh như thế. Nước Việt Nam mình có làm được hay không?

Mỗi năm, đến tuần lễ thứ tư tháng Mười Một, ngày Thứ Bảy, dân Ukraine lại thắp nến đặt trên bờ cửa sổ. Nghi lễ này bắt đầu từ năm 1991 khi Ukraine tách ra khỏi Liên bang Xô Viết. Mục đích là tưởng niệm những nạn nhân chết đói trong những năm 1932, 1933 do chính sách bóc lột của Stalin gây ra.

Năm nay, bộ Ngoại Giao Ukraine nhân dịp này đã tố cáo chính phủ Nga đang tái diễn tội ác thời Xô Viết: “Cuộc chiến xâm lăng diệt chủng hiện nay cũng nhằm những mục tiêu như thời 1932-1933: Tiêu diệt dân tộc Ukraine!”

mercredi 6 octobre 2021

Hoàng Dũng - Nike rời Việt Nam như thế nào ?

 

Nike không đặt nhà máy nào tại Việt Nam. Tất cả các sản phẩm của Nike sản xuất tại Việt Nam đều do họ thuê các nhà máy khác gia công.

Tổng số nhà máy gia công cho Nike tại Việt Nam là 138, với số lượng công nhân khoảng nửa triệu người, tập trung chủ yếu tại khu vực. Khu vực là cụm từ chỉ 4 tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề vì cách chống dịch ngu dốt của Chính phủ: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An.

Nike rời Việt Nam giai đoạn này, tức là các đơn hàng gia công với 138 công ty kia đa số sẽ dừng lại, và chuyển nó sang các công ty khác ở nước ngoài để tiếp tục thực hiện.

Mai Bá Kiếm - « FDI không rời khỏi Việt Nam » : Lạc quan tếu hay hồ hởi sảng ?


Trước tháng Chín, báo chí hay dẫn ước tính khá dè dặt của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) là “18% số thành viên đã chuyển một số hoạt động sản xuất sang các nước khác để bảo vệ chuỗi cung ứng của mình, trong khi 16% khác cũng đang xem xét các động thái tương tự, dù chưa có doanh nghiệp nào rời khỏi Việt Nam”.

Nhưng ngày 27/9, Tạp chí Tài chính đăng tin rất phấn khởi: “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 9 tháng đầu năm của VN bất ngờ bật tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020 với tổng lượng vốn đạt 22,15 tỉ USD. Điều này cho thấy, những thông tin doanh nghiệp FDI rời khỏi Việt Nam "là chưa chính xác".

Ngày 29/9, báo Hải Quan hồ hởi khẳng định bằng tựa bài: “Không có chuyện các doanh nghiệp FDI rời khỏi thị trường Việt Nam”.

lundi 9 août 2021

Covid : Các thương hiệu lớn vận động tổng thống Mỹ viện trợ vaccin cho Việt Nam


Đăng ngày:

 

Olympic Tokyo kết thúc, ngọn lửa thế vận được chuyển sang cho Paris kể từ tối qua. Hôm nay nước Pháp bước vào ngày đầu tiên áp dụng thông hành dịch tễ, và hôm nay cũng vừa đúng một năm phong trào phản kháng nổ ra ở Belarus. Đó là các đề tài chính của báo chí Pháp ngày 09/08/2024.

Nỗi lo thiếu hụt giày thể thao vì biến thể Delta

Liên quan đến Việt Nam, Les Echos trong bài « Biến thể Delta sẽ làm thiếu hụt giày thể thao ? » cho biết đại dịch Covid đã làm hàng ngàn nhà máy ở Đông Nam Á phải đóng cửa, trong đó có những nước xuất khẩu quần áo và giày thể thao như Việt Nam, Indonesia, Bangladesh. Các thương hiệu lớn đang vận động viện trợ vaccin cho các nước này, đặc biệt là Việt Nam.

mardi 20 juillet 2021

Covid : Việt Nam vượt 60.000 ca nhiễm, Nga và Mỹ chuyển giao công nghệ vaccin


Đăng ngày:

Trong số 62.820 ca dương tính tại Việt Nam, số người bị nhiễm trong đợt dịch thứ tư (kể từ ngày 27/04 đến nay) chiếm đến 59.165 ca. Theo Bộ Y tế, riêng trong hôm nay đã có 4.795 ca dương tính mới, trong đó thành phố Hồ Chí Minh chiếm 3.322 ca. Một số thiết bị cần thiết như máy thở, máy lọc máu…đã được chuyển cho thành phố lớn nhất nước đang bị phong tỏa để chống dịch (mà Việt Nam gọi là « giãn cách theo Chỉ thị 16 »).

Việt Nam mong muốn gia tăng năng lực vaccin, và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi tháng Năm tuyên bố đang xem xét việc giao cho Việt Nam sản xuất vaccin chống Covid theo công nghệ mới ARN thông tin để trở thành trung tâm cung ứng ở Đông Nam Á. Theo Reuters, bộ Y tế Việt Nam cũng đang thương lượng với Nga để sản xuất vaccin Spoutnik V. Thông cáo của bộ Y tế nói rằng Việt Nam sẽ nhận được thêm 20 triệu liều vaccin ARN thông tin của Pfizer/BioNTech, nâng tổng số lên 51 triệu liều.