Affichage des articles dont le libellé est Tình người. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tình người. Afficher tous les articles

jeudi 26 septembre 2024

Lưu Trọng Văn - Vé số đây!

 

Giữa trưa gã tìm nhà trọ của cựu thương phế binh Lê Văn Trí, cụ già bán vé số mà gã gặp ở café Chạm. Cụ Trí bảo, chỉ có buổi trưa cụ mới về nhà trọ ăn cơm, còn tối vẫn đi bán vé số đến tận 11 giờ đêm khi các hàng quán vãn khách mới về.

Số 13/47/2E hẻm Vườn Điều đường số 10 phường Tân Quy quận 7, nhà trọ của cụ ở đó. Gã quần quần đến nửa tiếng chưa tìm ra nhà. Nhưng quyết tìm cho ra chứ gã không chịu bỏ cuộc. Cuối cùng, một ngôi nhà nhỏ trên sân có hơn 20 chiếc xe đạp cà rịch cà tang cùng một đống dép mòn vẹt gót.

Cụ Trí cười một răng đón gã. Tưởng chỉ có ba cụ ở chung trọ, cùng cựu lính xưa, cùng bán vé số, ai ngờ gần 40 cụ ông cụ bà. Tất cả đều hành đúng một nghề: Vé số. Và tất cả nằm sàn gạch, không đệm, cụ này sát cụ kia.

samedi 7 septembre 2024

Mai Quốc Ấn - Tình người trước bão

Một chủ kho bãi ở Hà Nội post lên diễn đàn rất dễ thương: “Chỗ em đậu được 500 xe, các bác cứ đến. Miễn phí nhé!”

Cũng ở Hà Nội, những chiếc xe ô tô, xe tải chạy chậm để dìu đoàn xe gắn máy trước những cơn gió khủng khiếp.

Ngoài đảo Cô Tô, nơi bão mạnh nhất, khách sạn đón miễn phí những người tránh bão. Gió giật, mưa gào khắp nơi…

jeudi 22 août 2024

Lê Diễn Đức - Tình người ở Sài Gòn

Tôi vẫn rất nhớ những năm 80, nghèo lắm, lương ba cọc ba đồng mà không có thu nhập gì thêm. Những quán ăn, quán cà phê vỉa hè là những nơi “cứu tinh” khi không có tiền trong túi, vì có thể ăn uống ghi sổ nợ.

Mỗi khi “trúng mánh”, hay đến kỳ lãnh lương thì lập tức thanh toán ngay để giữ uy tín. Nhưng cũng có khi để nợ tới cả một hai tháng! Mình kẹt tiền ghi sổ nợ là chuyện thường, đáng nói ở đây chủ quán là những người thuộc tầng lớp lao động nghèo!

Hồi đó chỉ mua một hai điếu thuốc Samit, 555, mua 6 điếu trở lên thì xin cái hộp đựng để nếu có mời ai đó cho oách!

mercredi 26 juin 2024

Bông Lau - Tình nghĩa con người

 

Dạo này bận rộn với công ziệc nên hỏng còn thời gian để viết những bài chính trị hay thời sự nữa, mà chỉ có những bài ngắn tâm tình zui buồn của cuộc sống viễn xứ.

Hôm qua bỗng nhiên nhận được email của một ông sếp cũ ân cần thăm hỏi. Ổng chào mừng vì người đồng nghiệp khùng đã tình nguyện phục vụ trong lực lượng viễn chinh đồng minh ở Trung Đông.

Ông này ngày xưa cách đây gần 2 năm đổi về làm sếp nhí, nhưng sau một thời gian ngắn được lên chức bự hơn. Một năm sau ổng lại xin chuyển đi nơi khác vì hỏng chịu nổi áp lực của đám quan chức chính khách mắc dịch ở thủ đô Washington DC.

mardi 30 avril 2024

Lê Nguyễn - Bài thơ cho ngày 30 tháng Tư


“Sa trường ai tiếc đời trai trẻ

Lính chiến ra đi bất phản hồi”

Cảm ơn Vũ Hồ Như, bạn tìm đâu ra một bài thơ và bức ảnh quá đỗi tuyệt vời như vậy? Mình nghĩ rằng những ai từng trải qua những ngày tháng Tư 1975, đọc xong bài thơ này, nhìn vào bức ảnh này, hẳn không cầm được nước mắt!

Với những câu chữ dung dị nhưng chất đầy cảm xúc, tác giả bài thơ đã vẽ nên một trong những bức tranh bi thương của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc chiến tương tàn, mà kẻ thất trận là cả một dân tộc - đã đánh mất hàng triệu sinh mạng để đổi lấy một tương lai đầy bất trắc.

dimanche 21 avril 2024

Thọ Nguyễn - Bà mẹ của Đặng Thùy Trâm và câu chuyện tình người xung quanh cuốn nhật ký

 

Sau tết Kỷ Hợi năm 2019 tôi đến thăm bà Doãn Ngọc Trâm, mẹ bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Quyển “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” đã khiến tôi bằng mọi cách gặp bà.

Ở Việt Nam sách này được bán ra 500.000 lần. Nó được dịch ra 16 ngôn ngữ và xuất bản trên 20 nước. Bản tiếng Anh có tên là: "Last night, I dreamed of peace” (Đêm qua em mơ thấy hòa bình). Người ta gọi cuốn sách này là “Nhật ký Anne Frank” của Việt Nam.

Khác với "Nhật ký Anne Frank“, những quyển sổ của Đặng Thùy Trâm được phát hiện, lưu giữ, và được trả về với gia đình bà Ngọc Trâm bởi những người lính từng là kẻ thù của chị. Những trang nhật ký tràn ngập lý tưởng cộng sản, hừng hực khí thế “căm thù Mỹ -Ngụy” được cả những người lính Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa trân trọng, nâng niu vì bên trong những lời lẽ bồng bột của tuổi trẻ là một tâm hồn trong sáng, bình dị và chân thật.

mercredi 7 février 2024

Dung Mèo - Tết đi mua vạn thọ, xin đừng trả giá

 

Chị em mình lớn lên với ký ức hơn mười năm trồng bông vạn thọ bán mỗi dịp trước Tết.

Nhiều năm rồi không làm nghề này nữa, nhưng cứ đến gần Tết, vào thời điểm này mỗi năm, miễn nhìn thấy khóm khóm bông vạn thọ người ta bày ra vỉa hè hoặc vườn hoa bán là lòng thấy thắt thắt, mắt cay cay.

Cha mình gieo hạt trước Tết hai tháng mấy. Rồi khi hạt nảy mầm đợi cứng cáp sẽ bứng ra chậu riêng. Hồi đó không có chậu nhựa màu đỏ màu đen như bây giờ mà là chậu đan xéo bằng tre, rồi lấy bọc mủ lót đáy chậu, quai bọc móc ra bên ngoài, sau đó đổ đất và trồng bông vào rồi chăm sóc trên những chậu đó.

Tiểu Vũ - Bô chừ mi dề…

 

Dân Quảng Nam - Đà Nẵng mình có một thói quen cực kỳ xấu cần bỏ gấp.

Cận tết ngày mô cũng liên tục điện thoại nhắn tin hỏi: "Bao giờ mi về?", "Hăm mấy mi dề?", "Răng bữa ni chưa dề?", "Chắc làm ăn không ra chi nên bữa ni chưa dề", "Mấy đứa dề hết trơn rồi, chỉ có mình mi là chưa về"...

Nhưng về quê rồi cũng chưa yên đâu, vì chắc chắn sẽ bị một loạt câu hỏi khác, trong đó phổ biến nhất là những câu: “Mi dề hồi mô rứa?”, “Răng dề sớm rứa?”, “Làm ăn có ra chi hông mà bữa ni đã dề rồi?", "Coi bộ năm ni trớt quớt mới dề sớm chứ người ta 28-29 mới về"...

mercredi 15 novembre 2023

Tôn Nữ Thu Dung - Người bạn lớn

 

Lần chia tay nào David cũng nói:

- Có thể đây là lần cuối cùng chúng ta ngồi bên nhau... Cheers up!

Ông làm một động tác cụng ly dù trên tay ông chẳng có cái ly nào!

Mỗi năm David một yếu đi, Ông gầy gò với râu tóc bạc phơ như ông già Noel hiền lành, đôn hậu. Tôi nói:

- Không đâu David, khi ông không thể đến cùng chúng tôi, chúng tôi sẽ đến với ông. Chúng ta là chiến hữu mà! Tôi hứa.

mercredi 12 avril 2023

Hoàng Nguyên Vũ - Sự lạnh lùng đáng sợ của nhà Dr Thanh

 

Cái lạnh của nhà Dr.Thanh trước tiếng khóc gọi cha của đứa trẻ tại phiên tòa năm ấy: sự không - cảm - xúc bẩm sinh thật đáng sợ!

Phiên tòa đó diễn ra vào tháng 12/2015, cũng đã gần 8 năm. Đó là một phiên tòa hình sự, gây nhiều tranh cãi. Bị cáo Võ Văn Minh, quê Tiền Giang, một đại lý của Tân Hiệp Phát, bị tuyên án 7 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản.

Nếu anh Minh thụ án tù 7 năm thì giờ này chắc chắn anh đã ra và đã hoàn toàn có một cuộc sống mới. Tôi chưa có nhiều thông tin về anh ta. Chỉ biết rằng, dù 7 năm đã đi qua, thì suy nghĩ của người dân về vụ việc của anh Minh và Tân Hiệp Phát vẫn ít thay đổi: Không hẳn anh Minh cưỡng đoạt tài sản, có chăng thì là tham lam thôi, và Tân Hiệp Phát là kẻ gài bẫy khách hàng của mình để tống họ vào tù.

mercredi 8 décembre 2021

Thái Hạo - Tất cả chúng ta thật lòng nói dối…

 

Tôi viết, “Khi một nhóm người ăn cướp để làm giàu thì phần còn lại sẽ phải ăn cắp để sống”, câu này được nhiều người hiểu một cách rất thô sơ “chắc nó chừa mình ra”, mà không tự thấy rằng, chính mình cũng là người ăn cắp. Thói gian dối tràn ngập khắp nơi.

Khi đi học, chúng ta ăn cắp bằng cách quay cóp trong những giờ kiểm tra; khi ra trường chúng ta ăn cắp bằng cách chạy chọt đút lót “xin việc” – đó là cách ăn cắp cơ hội của người khác. Khi đi làm chúng ta đối phó, làm việc cầm chừng, đi muộn về sớm. Chúng ta ăn cắp giáo án trên mạng, ta ăn cắp thành tích bằng cách cấy điểm cho học trò, ăn cắp bằng những bản báo cáo “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”…

Ăn cắp khắp nơi, ăn cắp tràn lan trong xã hội, ăn cắp từ trẻ tới già, từ nông thôn lên thành phố, từ ngoài đường vào công sở.

Đỗ Duy Ngọc - Những con hẻm của Sài Gòn

 

Sài Gòn có những con hẻm, có hẻm cạn chục nóc nhà, có hẻm sâu hun hút chạy ngoằn nghèo dẫn ta đi miết đến những xóm nhà khác nếu không quen sẽ khó tìm lối ra. Có hẻm giàu với những giàn hoa đẹp dưới nắng vàng và những ngôi nhà đóng cửa. Có hẻm nghèo bốn mùa nước đọng.

Cách đây hơn nửa thế kỷ có chàng trai tỉnh lẻ vào đất này kiếm chữ. Vì hoàn cảnh nên ở trọ trong những xóm nghèo của những con hẻm đó. Phương tiện di chuyển là đôi chân, nên anh chàng len lỏi trong hẻm mà đi, và nhờ vậy anh ta khám phá ta cái duyên của những con hẻm Sài Gòn.

Ở đó người ta chen chúc nhau trong những căn nhà nhỏ. Ở đó người ta sống ở ngoài ngõ nhiều hơn ở trong nhà. Sáng ngồi cà phê ăn gói xôi, tô cháo, ổ bánh mì, dĩa bánh cuốn...rồi tản đi kiếm cơm. Chiều chiều, tối tối tụ lại, bắt ghế ra ngồi tán bao nhiêu là chuyện.

mardi 7 décembre 2021

Đàm Hà Phú - Sài Gòn, những lá thơ trong hẻm

 

Đó là một con hẻm, ở quận Phú Nhuận. Nó lâu đời và bình thường như mọi con hẻm khác ở Sài Gòn, nơi người ta đã sống qua nhiều thế hệ, chứng kiến nhiều biến cố thời cuộc, của Sài Gòn.

Trong con hẻm lâu đời đó có hai căn nhà lâu đời như hẻm, hai căn nhà sát vách, họ đã làm hàng xóm của nhau hơn ba mươi năm. Một bên là một ông cụ già, sống một mình. Trước đây ông cũng sống cùng người thân nhưng rồi có lẽ người thân ông đã ra riêng nên chỉ còn mình ông. Ông cụ đã gần 90 tuổi, cũng đau yếu nhiều nhưng còn rất minh mẫn.

Cụ ông ít khi ra ngoài, chỉ đi ra ngoài khi đi ăn tiệm, mua đồ, đổ rác hoặc quét sân. Ông lúc nào cũng ăn vận lịch sự, đồ đạc cũ nhưng rất trang trọng.

mercredi 1 décembre 2021

Đàm Hà Phú - Đôi ba đồng bạc

 

Hẻm nhỏ, lại cụt, có 53 nóc nhà. Tuy 53 nóc nhà nhưng mà tới gần trăm hộ dân, do có mấy căn nhà cũ, hai ba gia đình cùng sống chung.

Trong hẻm cũng đủ loại người, có mấy người già ưa ngồi uống café sữa trong cái ly nhỏ xíu, đựng trong chén nước sôi giữ ấm, rồi gác chéo chưn nói chuyện đời xưa. Có mấy đứa thanh niên mua hàng vô tội vạ, shipper xanh đỏ ra vô hẻm liên tục. Có người làm hãng sở, sáng sơ mi cà vạt ra xe hơi đi làm như trong phim Hồng Kông. Hẻm có chó, có mèo, có gà ta, có gà tre, thậm chí có nhà còn nuôi cả gà đá.

Hẻm nhỏ nên mọi người đều biết nhau, có thể không biết rành hết mọi người, nhưng ai trong hẻm cũng phải biết bà Tư. Bà Tư nhà khá giả, có đội xe tải, lính của bả toàn lái xe và lơ xe tải, xăm trổ kín người, tuần nào cũng tụ về cái bãi xe cuối hẻm nhậu.

vendredi 15 octobre 2021

Thanh Thảo - Rơi nước mắt chuyện “vừa đi vừa đẻ”

 

(MTG 12/10/2021) Nếu có những em bé chào đời ngay trên đường cha mẹ các em chạy xe máy về quê, thì lòng nhân ái, những hình ảnh “lá lành đùm lá rách” theo nghĩa đen, cũng đã “sinh” ra, diễn ra suốt dọc đường thiên lý.

Cách đây khoảng dăm bảy năm gì đó có một bộ phim truyền hình chiếu trên VTV rất hút khách, có nhan đề “Vừa đi vừa khóc”. Tôi đã xem phim này, phim hay và vui, không có gì quá bi lụy như tựa đề phim.

Còn chuyện “vừa đi vừa đẻ” này, dĩ nhiên không phải phim truyền hình, nhưng khi nghe kể, nhiều người đã rơi nước mắt.

dimanche 10 octobre 2021

Lưu Trọng Văn - Hãy cúi đầu lắng nghe nước mắt !

 


Sự kiện hàng trăm ngàn người Dân lao động nghèo trong đó có trẻ thơ, phụ nữ mang thai tháo chạy về quê hàng ngàn cây số bằng xe máy và chân trần, rúng động lương tri những ai có lương tri, còn lương tri.

Nhiều nhà thơ của Dân và nhiều người Dân thương Dân không kìm được nước mắt đã tràn nước mắt trên từng câu thơ.

Gã biết Việt Nam mình rất nhiều quan chức cao cấp cũng làm thơ, sao chưa thấy câu thơ nào? Gã không tin nỗi đau của Dân, những giọt nước mắt trẻ thơ chưa đụng đến được thế giới thơ luôn ngạo nghễ "vần thắng vút cao" của các bác.

samedi 9 octobre 2021

Nguyễn Thông - Con chó và tình người

 

Tôi có đọc, thấy không ít lần trên mạng, cả Facebook lẫn báo điện tử, có những người chê trách bà con nghèo trốn dịch trốn đói về quê.

Rằng đã biết đường xa vất vả, chở vợ chở con cùng với đồ đạc trên chiếc xe máy là quá lắm rồi, lại còn đèo một, hai con chó làm chi. Sao không bán đi, cho đi, thịt đi...

Hỡi các nhà đạo đức, các vị chỉ nhìn nhận sự đời ở góc độ vô cảm, thực dụng, chai sạn, sắt đá. Các vị không hiểu được tâm hồn, đạo đức của những người nghèo ấy cao đẹp thế nào đâu.

samedi 11 septembre 2021

Nguyễn Thông - Tình sâu nặng

 

Suốt hơn trăm ngày Sài Gòn phong tỏa, cấm đoán đi lại, trong đó gần hai tháng trời lockdown (đóng cửa), gần như giới nghiêm, thứ thì chìm xuống, thứ lại nổi lên. Chỉ tiếc mình không phải nhà văn như cô Phan Thúy Hà viết ra cuốn sách dạng phi hư cấu, cứ người thực việc thực, đủ tạo được miếng ghép cho bộ sử sau này.

Chính phủ nhiều việc, lo đủ điều lớn nhỏ, tôi chả trách gì. Nhưng cứ phải nói thẳng, từ khi lockdown tới nay không hề thấy nhà chức việc héo lánh hỏi thăm, giúp đỡ, ban phát như thấy trên tivi. Vắng bặt, cả khu vực bình dân trong đó có nhà tôi, chứ không phải riêng hộ nào bị quên.

Nếu có tí ti chút hệ thống chính trị xen vào, thì chỉ là bà tổ trưởng lâu lâu lại đến dúi cho mấy cái phiếu kèm lời thông báo miệng chút nữa ra công viên tét (test) nhá. Đứa cháu nhà hàng xóm hỏi tét là gì hở bác, tôi bảo đi ngoáy mũi để bắt con cô vít, giống như hôm trước tao bắt con sâu lông trên cây vối ấy. Nó chết khiếp, xua tay cháu không tét, cháu không tét.

mercredi 1 septembre 2021

Võ Đắc Danh - Đồng đô la và giọt nước mắt


Anh Võ Cường ở Riverside cho hay đã vận động được một ít tiền cứu trợ, bảo tôi với Trương Công Khả tới nhận. Những người đóng góp đều yêu cầu không nêu tên.

Trong đó có một cô gái gởi anh 200 đô la nhưng toàn giấy một đồng. Nhìn một xấp 200 tờ đô la, có tờ còn mới, có tờ nhàu nát, nhăn nheo, bầm dập.

Những tờ đô la như một ngôn ngữ nhọc nhằn, như thấm đượm mồ hôi của người lao động, và trên hết, nó là thứ ngôn ngữ của tình người, ngôn ngữ của lòng nhân ái cách xa quê hương đến nửa vòng trái đất.

dimanche 29 août 2021

Trần Thu Hà - Sài Gòn chóng bình an nha !

 

Mình quê Ninh Bình, ba mẹ đều là người Ninh Bình cả. Mình lớn lên ở Thanh Hóa. Rồi đi học đại học ở Hà Nội, đi làm ở Hà Nội ba năm. Rồi bị thất vọng dập mặt, ôm nỗi đau bỏ vào vali đi vào Nam.

Ở lại Nha Trang đi dạy gia sư và tìm việc làm gần một năm. Nha Trang thì đẹp nhưng khó tìm việc quá, nên mình quyết định vào Sài Gòn.

Năm 2000 vào Sài Gòn, tài sản chỉ có một chiếc xe đạp, mình thuê phòng trọ ở ghép cùng với mấy bạn sinh viên.