Cô nàng xinh đẹp này (sinh năm 1990) từng
là cựu thị trưởng thị trấn Bamban thuộc tỉnh Tarlac của Philippines. Câu chuyện
của nàng không khác gì một bộ phim. Guo bị nghi ngờ vì có cha là người Trung Quốc,
một số người tin rằng bà là điệp viên.
Sau khi dính đến bê bối có quan hệ mờ ám
với các công ty cá cược trực tuyến tại Bamban thì gốc gác của bà Guo cũng bị
nghi ngờ.
Cục Điều tra quốc gia Philippines sau đó
xác định bà Alice Guo và người mang quốc tịch Trung Quốc Guo Hua Ping (Quách
Hoa Bình) là một.
Hôm nay, mùng 5 tháng Giêng, lễ hội gò Đống
Đa kỷ niệm sự kiện Hoàng đế Quang Trung- Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh.
Về mặt chính trị và ngoại giao của triều
Tây Sơn, có thể cần bàn bạc, thảo luận, nghiên cứu thêm. Nhưng võ công oanh liệt
đại phá quân Thanh- một trong những chiến công vĩ đại nhất của dân tộc Việt
trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc là không phải bàn cãi. Sử sách Việt về thời kỳ
này còn lưu lại khá nhiều, đọc kỹ chúng ta có thể hình dung ra tầm vóc vĩ đại của
chiến thắng này.
Nhưng bây giờ, ta hãy đọc sử sách của
phía bên kia, bên Trung Quốc xem họ viết về sự kiện này như thế nào. Tôi đã đọc
kỹ cả hai cuốn sách dịch của hai dịch giả rất uy tín là Cao Tự Thanh, với cuốn Lịch
sử Việt Nam qua chính sử Trung Hoa. Và Châu Hải Đường, với cuốn An Nam
truyện. Cả hai cuốn này đều dịch "Thanh sử cảo", phần nói về cuộc
xâm lược và thất bại của nhà Thanh khi tấn công sang nước ta.
Năm
1999, Trung Cộng đã bắt và xử tử Thiếu tướng Lưu Liên Côn (Liu Liankun, 劉連昆)
vì làm gián điệp cho Đài Loan.
Chủ
nhật vừa qua, chính phủ Thái Anh Văn đã phản đối Cộng sản Trung Quốc khi chín
chiến thuyền và 103 chiến đấu cơ hướng về phía Đài Loan, 40 máy bay đã vượt qua
lằn ranh giới tưởng tượng chạy giữa biển. Nhưng quân đội Đài Loan không được
đặt trong tình trạng báo động. Và dân chúng vẫn sinh hoạt bình thường.
Chính
phủ Đài Bắc không nao núng vì nếu Trung Cộng định tấn công Đài Loan thật, mọi
người sẽ biết trước, ít nhất là sáu tháng. Đó là thời gian tối thiểu để Trung
Cộng chuẩn bị đối phó với các vấn đề do chiến tranh gây ra.
Hôm qua thứ Năm các toán đặc vụ võ trang
của FBI sau hai ngày theo dõi đã bao vây và bắt giữ Hạ Sĩ Jack Teixeira, 21 tuổi,
thuộc Không Lực Phòng Vệ Quốc Gia của tiểu bang Massachusetts (Massachusetts
Air National Guard).
FBI với xe thiết giáp trang bị tận răng
tiến vào căn nhà mà Jack Teixeira đang trú ngụ. Jack Teixeira đang ngồi đọc
sách an nhàn trước hiên nhà, và đã đầu hàng ngay tức khắc nếu không muốn về chầu
diêm vương.
Jack Teixeira đăng lính năm 2019 hiện
mang cấp bậc hạ sĩ, là cấp cao thứ ba từ cấp thấp nhứt của Không Lực Vệ Binh Quốc
Gia. Hắn phục vụ trong một đơn vị tình báo của Liên Đoàn 102 Không Lực Phòng Vệ
Quốc Gia.
Nếu
giả thuyết này đúng thì Tập Cận Bình thực sự chưa nắm được toàn quyền; bị thả
một trái ba lông, đành chấp nhận, ngậm bồ hòn làm ngọt!
Trái
khinh khí cầu của Trung Cộng bay qua nước Mỹ có chiều cao tới 61 mét, mang theo
dụng cụ nặng hàng ngàn ký lô, lớn bằng cái xe buýt và có bộ phận điều khiển,
bay cao hơn 18 cây số, gấp đôi tầm cao của những máy bay chở hành khách. Không
ai có thể tin đó là một trái ba lông thăm dò khí tượng bay lạc đường, như Cộng
Sản Trung Quốc phân trần.
Trái
cầu bay vào vùng Alaska nước Mỹ ngày 28 tháng Giêng, 2023, bay qua Canada rồi
lại vòng xuống Mỹ. Người Mỹ biết tin tức khi nó bay trên tiểu bang Montana, nơi
có căn cứ không quân Malmstrom với những hầm chứa hỏa tiễn có thể mang bom
nguyên tử.
(AFP & Reuters 04/02/2023)Hôm nay, thứ Bảy, một phi cơ quân sự Mỹ
đã bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc từ nhiều ngày qua bay trên bầu trời Hoa Kỳ.
Tổng thống Joe Biden khen ngợi các phi công đã hoàn thành nhiệm vụ.
Theo Fox News và CNN, khinh khí cầu được
cho là gián điệp bị bắn hạ ở ngoài khơi bờ đông của Hoa Kỳ. Các video được chiếu
trên truyền hình cho thấy khinh khí cầu này rơi xuống theo chiều thẳng đứng.
Artem
Zinchenko 35 tuổi, sinh ở Petersbourg, là gián điệp của Nga được phái đến
Talinn - thủ đô của Estonia, một nước thành viên mới của NATO từ năm 2004.
Nhắc
lại là Estonia cũng đã bị Nga chiếm đóng và sau thất bại của Hitler, Estonia bị
Nga cho vào Liên Xô(1945-1991).
Dưới
vỏ bọc một doanh nhân thành đạt, Artem có nhiệm vụ chủ yếu theo dõi các hoạt
động của NATO ở Estonia. Sau nhiều năm hoạt động thành công, Artem bị lộ, bị cơ
quan phản gián Estonia bắt và bị bỏ tù năm 2017. Sau một năm, vào ngày
10/02/2018, nước Nga đề nghị trao đổi tù binh gián điệp. Vào ngày này hai bên
đã trao đổi gián điệp bị bắt trên một chiếc cầu giữa hai nước, cầu Puisa.
Mình
là người bình thường nên chỉ biết kể những chuyện của cá nhân mình và gia đình.
Mà trong đời sống của người bình thường thì những chuyện to tát đặc biệt có thể
kể ra lại không nhiều, mặc dù theo nhà thơ Xô viết Evghenhi Evtushenco thì " Mỗi số phận chứa một phần lịch
sử...".
Có
điều để phần lịch sử ấy được tái hiện, thì lại cần các chất xúc tác để ta liên
kết các sự kiện lại với nhau, rồi cho ra một bức tranh hoàn chỉnh hơn về giai
đoạn lịch sử ấy. Mình cho rằng mình đang sống giữa một biến cố lịch sử, mà nếu
loài người tránh được cơn thịnh nộ của Đấng tối cao, thì biến cố này có thể là
bước ngoặt lớn.
Bằng
giờ này tháng trước, mình và các con đang trên đường bỏ chạy khỏi Kiev. Bỏ chạy
khỏi những lần báo động liên miên, bỏ chạy khỏi những đồn đoán thất thủ hay
"nó" sẽ ném bom hủy diệt. Bỏ chạy khỏi hàng chục, thậm chí cả trăm
cuộc kêu gọi đào tẩu từ người thân cùng bạn hữu mỗi ngày.
Đối với bộ Ngoại giao Pháp, 35 nhân viên ngoại giao Nga bị trục xuất vì « những hoạt động đi ngược lại với lợi ích của họ ». Phía Đức loan báo trục xuất « một số lượng lớn » nhà ngoại giao Nga - mà theo AFP là 40 người - vì là « mối đe dọa cho những người đang tìm kiếm sự bảo vệ » của nước Đức, và « không thể tiếp tục dung thứ ». Được biết hiện có 300.000 người Ukraina đang tị nạn tại Đức. Matxcơva nói rằng hành động « không thân thiện » này sẽ làm « xấu đi » mối quan hệ với Nga, và đe dọa sẽ « đáp trả tương xứng ».
Cũng trong ngày hôm qua, Litva loan báo trục xuất đại sứ Nga nhằm « đáp trả việc xâm lăng quốc gia Ukraina có chủ quyền, và những hành vi man rợ của lực lượng vũ trang Nga ». Từ Litva, thông tín viên Marielle Vitureau cho biết thêm chi tiết :
Thông tín viên Pierre Bénazet tường trình từ Bruxelles :
Tại
Ailen, bốn nhà ngoại giao cao cấp của Nga đã được yêu cầu rời khỏi nước
này vì các hoạt động của họ « không phù hợp với các tiêu chí quốc tế về
ứng xử ngoại giao ». Bỉ và Hà Lan còn rõ ràng hơn. Ngoại trưởng Bỉ
thông báo trước Quốc hội việc trục xuất 21 nhà ngoại giao Nga có liên
quan đến « các hoạt động gián điệp và gây ảnh hưởng », đe dọa an ninh
quốc gia. Hà Lan tuyên bố trục xuất 17 nhà ngoại giao Nga bị coi là nhân
viên tình báo, là mối nguy cho an ninh quốc gia của Hà Lan.
Nhật báo La Croix hôm 22/03/2022 đặt câu hỏi : Phải chăng thượng phụ
Kirill cũng chỉ là một trong những « bộ trưởng » của Vladimir Putin ?
Một
tuần sau khi có bài giảng cứng rắn - coi vụ tấn công vào Ukraina là
hành động kháng cự trước chủ nghĩa tiêu thụ phương Tây và mưu toan áp
đặt các « gay pride », tuần hành của giới LGBT - người đứng đầu
giáo hội Chính thống giáo Nga 75 tuổi, xuất hiện trong chiếc áo choàng
lễ tại ca đoàn một nhà thờ ở Matxcơva. Bên cạnh ông và tượng Đức Mẹ là
Victor Zolotov, giám đốc Vệ binh Quốc gia Nga, cựu cận vệ của tổng thống
Vladimir Putin.
Trong thập niên 60, Jean Clémentin, một trong những ký giả cột trụ của tờ « Canard Enchainé »
(Con vịt buộc) mang bút danh Jean Manan, làm việc cho tình báo Tiệp
Khắc StB với mật danh « Pipa ». Clémentin gặp gỡ các nhân viên tình báo
Tiệp nhiều lần tại các nhà hàng khác nhau ở Paris, và đã trao gần 300
bản tin mật, từ tin tức về quân đội Pháp ở Đông Dương cho đến quan hệ
Pháp-Đức, sức khỏe của tổng thống De Gaulle. Không chỉ cung cấp thông
tin, đôi khi ký giả này còn tung tin giả do StB soạn thảo.
Theo yêu cầu
của nhà sử học Jan Koura, hiệu phó trường đại học Charles ở Praha, hồ sơ
trên 1.500 trang về « Pipa » được giải mật năm 2019, và tuần báo L’Obs đã nhờ dịch một số ra tiếng Pháp.
Theo báo cáo, Bắc Kinh ngày càng tiến hành « chiến lược thao túng toàn cầu có hệ thống ». Các
nhà nghiên cứu Pháp phải chịu áp lực và phải tự kiểm duyệt, các viện
nghiên cứu lệ thuộc vào tài chính của Trung Quốc, gây nguy hiểm cho tính
độc lập của họ. Báo cáo viên, thượng nghị sĩ André Gattolin kêu gọi lập
ra một quy tắc ứng xử và tăng tính minh bạch, « chấm dứt sự ngây thơ ».
Văn bản 240 trang nêu ra sự « thô bạo hóa» quan hệ quốc tế, các « mưu
toan lũng đoạn không còn giới hạn ở tình báo kinh tế mà trải rộng sang
lĩnh vực các quyền tự do trong giáo dục đại học và hội nhập khoa học ». Không
chỉ gây ảnh hưởng về văn hóa như ngôn ngữ, văn minh, người Trung Quốc
còn làm áp lực đối với những phát biểu, ngăn trở mở hội thảo về tình
hình người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, về Tây Tạng, Đài Loan, Hồng Kông.
Nước nào cũng có gián điệp và
tình báo ở bên ngoài lãnh thổ. Lãnh sự quán, Đại sứ quán thường là tiền đồn để
họ làm điều đó...Nhưng trong nhiều năm nay, Trung Quốc đã sử dụng các đại sứ
quán và lãnh sự quán của mình để làm những điều nhiều hơn hơn một mạng lưới
gián điệp.
Lập trường cứng rắn thời chính
quyền Tổng thống Trump còn đương nhiệm đối với các hoạt động bất hợp pháp ở các
lãnh sự Trung Quốc tại Mỹ, là một động thái cho thấy ông Trump thời đó muốn
công khai giải quyết Trung Quốc núp bóng ngoại giao để hoạt động tình báo tại Mỹ.Hành động của ông Trump cũng đẩy quan hệ Mỹ-Trung
trở nên căng thẳng suốt một thời gian.
Hồi giữa tháng 7.2020,Mỹ yêu cầu Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán ở
Houston để "bảo vệ tài sản trí tuệ và thông tin cá nhân của người Mỹ".
Đáp lại, chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô,
một cơ sở nằm ở vùng nội địa xa xôi của Trung Quốc.
Phần mềm gián điệp Pegasus của Israel được Maroc sử dụng để theo dõi
nhiều chính khách tên tuổi Pháp, trong đó tổng thống Emmanuel Macron
cũng có thể là mục tiêu. Pháp chạy đua với thời gian, tăng tốc tiêm
chủng để tránh một đợt dịch Covid thứ tư, thiên tai tại Trung Quốc. Đó
là các chủ đề chính của báo chí Paris hôm nay 22/07/2021. Le Monde nhấn mạnh « Emmanuel Macron trong tầm ngắm của Maroc ». Trang bìa Libération đăng ảnh tổng thống Pháp với hai chiếc iPhone trên tay, còn Le Figaro chạy tựa « Pegasus : Cú sốc chính trị và ngoại giao ».
Thế giới ảo làm nghề điệp viên hết thơ mộng
Le Figaro
nhận định, đã xa rồi cái thời mà những tạp âm trong ống nghe chứng tỏ
bạn đang bị nghe lén, một nhà báo tại một quốc gia nhạy cảm lịch sự nói « Xin chào những ai đang nghe tôi » …Ngày nay, sự thống trị của thế giới ảo đã tước đi mọi khía cạnh thơ mộng của nghề điệp viên.
Nhật báo Le Monde và Radio France - nằm trong nhóm 17 cơ quan truyền
thông được tham khảo danh sách do mạng lưới nhà báo Forbidden Stories và
tổ chức phi chính phủ Amnesty International cung cấp - hôm qua,
20/07/2021, đã tiết lộ thông tin nói trên.
Cụ thể, một trong những
số điện thoại của tổng thống Macron nằm trong danh sách những đối tượng
có thể bị theo dõi, nghe lén. Đồng thời, số điện thoại của cựu thủ
tướng Pháp Edouard Philippe và 14 thành viên chính phủ cũng « nằm
trong danh sách các số được một cơ quan an ninh của Nhà nước Maroc sử
dụng phần mềm gián điệp Pegasus chọn lựa, có thể là để theo dõi ».
Dân Úc phẫn nộ trước yêu sách 14 điểm của Bắc Kinh
Bài
điều tra chiếm hai trang báo khổ lớn kể lại cuộc gặp giữa nhà báo
Jonathan Kearsley của kênh truyền hình 9News và một nhà ngoại giao Trung
Quốc ngày 17/11/2020. Từ nhiều tháng qua, Kearsley rất muốn hẹn phỏng
vấn đại sứ Trung Quốc : quan hệ hai nước đột ngột xấu đi sau khi
Canberra vào tháng Tư đòi hỏi mở điều tra về nguyên nhân đại dịch Covid.
Nhà ngoại giao trao cho một tờ giấy có danh sách 14 điểm mà Bắc Kinh
tức giận đòi Úc sửa đổi, từ việc kêu gọi điều tra về con virus ở Vũ Hán,
can dự vào Hồng Kông, Tân Cương, Đài Loan cho đến « giọng điệu không
thân thiện » của truyền thông Úc. Nhà báo vô cùng ngạc nhiên vì sự thô
bạo của thông điệp.
Mối đe dọa Trung
Quốc nguy hiểm đến mức độ “sừng sững” ngay cho cả cường quốc số 1 thế giới là
Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã công khai rằng Trung Quốc là mối đe dọa số 1.
Với Hoa Kỳ và với
Châu Âu - khi phát hiện ra Trung Quốc là mối đe dọa số 1 thì đó cũng là lúc ung
thư ở giai đoạn “trưởng thành”. Trong muôn ngàn đe dọa từ Trung Quốc thì đe dọa
của gián điệp Trung Quốc là cực kỳ nguy hiểm. Nguy hiểm đến mức nhiều năm sau
vẫn chưa nhận biết hết được.
Họat động gián điệp
của Trung Quốc đã “tăng trưởng” đến mức “đại dịch toàn cầu”, trở thành mối đe dọa
kinh sợ cho bất cứ quốc gia nào. Ngay đến cường quốc số 1 thế giới là Hoa Kỳ,
không phải nhìn thấy, mà đã “lãnh đủ” nhiều đòn “choáng mặt” từ gián điệp Trung
Quốc.
Trong một tweet của
Dân Biểu Eric Swalwell ngày 28 tháng 3 năm 2019 trả lời tweet của Tổng Thống
Donald Trump đòi thu hồi “đặc quyền an ninh” (security clearances) của hai Dân
Biểu Eric Swalwell và Adam Schiff. Đặc quyền an ninh là quyền được phép biết
các chi tiết bí mật quốc phòng.
“I don’t have a security
clearance. I’m an elected Member of Congress from a SEPARATE BUT EQUAL branch
of government. Sorry, we don’t live in a kingdom. I won’t be silenced”.
Tạm dịch là: “Tôi
(Eric Swalwell) hổng có đặc quyền an ninh vì tôi là Dân Biểu Quốc Hội được dân
bầu lên có tư thế TÁCH RỜI VÀ BÌNH ĐẲNG với Hành Pháp. Xin lỗi, chúng tôi không
sống trong một vương quốc. Tôi sẽ không im lặng”.
Câu trả lời không
sai nhưng trịch thượng và vô
trách nhiệm.