Affichage des articles dont le libellé est Tín ngưỡng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tín ngưỡng. Afficher tous les articles

samedi 25 mai 2024

Lê Nguyễn - Sức mạnh bão táp của Hạnh đầu đà

Những nhà tu “nửa mùa”, lợi dụng Phật pháp, chùa chiền để sống xa hoa bằng những đồng tiền cúng dường của người mộ đạo rất cay cú với hình ảnh đầu trần chân đất, thái độ khiêm cung và những lời lẽ chất chứa niềm tin vô hạn của một con người cô độc, sống cuộc đời không thể nào khổ hạnh hơn.

Tấm lòng kính ngưỡng của người mộ đạo thật sự dành cho sư Minh Tuệ là nhát cứa gây đau xót cho những kẻ giả tu. Họ phản ứng bằng nhiều cách, từ kiểu nói “ba trợn” của ông Thích Chân Quang đến sự “bảo vệ đạo pháp” của một kiều nữ trong thế giới giải trí.

Mới đây, phản ứng càng thô bỉ hơn với bài viết của một quán chay bị nghi ngờ là sân sau của một công ty chùa, hoặc ít ra cũng từ những kẻ cuồng tín, không còn phân biệt được sự phải trái ở đời. Bài viết của quán này có đoạn: “Hàng loạt các chùa có tiếng tăm hoảng hốt báo động vì không còn ai cúng dường, có chùa không đủ tiền đóng tiền điện. Khách vãng lai giảm hẳn, trả lời rằng vì thấy có các sư bên nước ngoài, rồi sư áo ghép kêu gọi đừng cúng dường chùa nữa... “ (hết trích).

dimanche 14 avril 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Hô mưa gọi gió : Xuống đi các ông ơi, ngã đau lắm đó!

 

Kể ra cái xứ mình cũng lắm điều vi diệu.

Hết đi đến tất cả các sao nào Thổ Tú, Thái Âm, Thái Bạch..., trong khi khoa học vũ trụ của thế giới mới chỉ đến được mặt trăng và mấy cái sao gần gần. Giờ lại tòi ra những vị nhân có thể hô mưa gọi gió, đòi gọi mưa về để chống hạn hán cho miền Nam.

Nếu thần thông quảng đại như thế, thì ngay và luôn, đến trung tâm Sài Gòn hô cho mưa rào về trong ngày mai đi. Cứ làm trước phát tâm cho bà con mát mày mát mặt. Rồi sau đó, muốn hô ở đâu muốn gọi ở đâu cũng được, chúng tôi tình nguyện kêu gọi vận động kinh phí cho đại vĩ nhân quái kiệt tha hồ đón mưa về nhé. Nhiêu bi nhiêu, chúng tôi cân hết nha!

vendredi 29 décembre 2023

Lê Học Lãnh Vân - Cọng lông trôi nổi cõi ta bà Việt

 

1) Sách Yên Đan Tử (cuối đời Tần) viết: “Có cái chết nặng tựa Thái Sơn, có cái chết nhẹ như lông hồng”.

Người đời xưa khi nói về ý nghĩa của cái chết và thái độ con người trước cái chết đã dùng hình tượng của một vật rất rất nặng là núi và một vật rất rất nhẹ : cọng lông. Ý câu ấy nói khi gặp việc đáng hy sinh, người ta xem cái chết nhẹ tựa lông hồng.

Lông hồng chỉ lông một loài chim, chim hồng, là lông vũ. Về mặt tiến hóa học thì người và chim có cùng tổ tiên, tách nhau cách nay khoảng sáu chục triệu năm. Lông của người, thuộc nhóm lông mao, có cùng nguồn gốc phát triển phôi sinh học với lông vũ. Nói tóm lại lông vũ (lông chim) và lông mao cùng nguồn gốc, chẳng xa xôi nhau chi!

lundi 27 novembre 2023

Ngô Nhân Dụng - Thầy Tuệ Sỹ trong ba ngàn thế giới

 

Tháng 9 năm 1988, sau bốn năm bị bắt giam, hai thầy Thích Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu bị tuyên án tử hình vì “hoạt động lật đổ chính quyền.” Người Việt Nam khắp thế giới đã kêu gọi các chính phủ nơi mình cư ngụ can thiệp, đòi phải xóa bỏ bản án.

Lời tâm sự đầu năm Tân Sửu, Phật lịch 2564, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ kể lại lời Đức Thích Ca dặn dò các đệ tử trước khi nhập Niết-bàn: “Mọi thứ đều vô thường, các con hãy không ngừng tinh tấn.”

Bây giờ, theo lý vô thường, Hòa thượng cũng về cõi tịch diệt, những người kính yêu Hòa thượng có thể nhớ lại lời Phật dạy trên đây, lấy làm phương châm: “Hãy không ngừng tinh tấn.” Thầy Thích Tuệ Sỹ đã viết nhiều, đã giảng dạy nhiều, nhưng điều đáng học hỏi, tu tập tinh tấn chính là con người, hành vi, thái độ thong dong mà vẫn thiết tha với cuộc sống của vị thiền sư nhập thế.

Nguyễn Thông - Tên đường (4)

 

Ở xứ này, mỗi tỉnh thành (hiện có 63 tỉnh thành, còn sắp tới gộp tách thế nào thì tôi không rõ, chứ trong đời mình tôi đã chứng kiến nhiều vụ khắc nhập khắc xuất rồi) đều có hội đồng đặt tên đường.

Ấy là tôi nói dưới chế độ đương thời. Đủ ban bệ, thành phần, cứ nghĩ con ruồi bay không lọt.

Cũng giống như những hội đồng xét giải thưởng (Hồ Chí Minh và nhà nước), xét danh hiệu (nhân dân và ưu tú), phong học hàm (giáo sư và phó giáo sư), giám khảo tinh những ông nọ bà kia, còn kết quả thế nào chắc thiên hạ đã rõ. Lúc nào rảnh, tôi sẽ biên mấy chữ về vụ bình chọn sắp đặt này.

dimanche 5 février 2023

Chu Mộng Long - Ngày rằm nói chuyện tín ngưỡng của người Việt

 

Thay vì đi chùa hay tụng kinh, trước đức Phật và vong linh tổ tiên, tôi viết bài này. Nội dung cơ bản thì tôi đã từng viết nhiều lần.

Có lẽ bắt đầu từ chuyện nhà tôi thực hiện phong tục cúng ông Táo. Hăm hai, tôi vâng lời vợ dặn ra chợ sắm đồ cúng đưa ông Táo. Thấy có chị bán sẵn chè xôi, tôi hỏi mua để vợ khỏi mất công nấu. Tôi chỉ hỏi mua mỗi thứ một ít, không cần tính toán.

Chị bán chè xôi chỉ dẫn: "Chú phải mua làm sao chia đều làm ba. Bởi vì có đến ba ông, mỗi ông một phần bằng nhau. Nếu không thì ba ông sẽ đánh nhau và gia đình lục đục!" Tôi phải bật cười: "Thần thánh mà tranh ăn đánh nhau thì tôn thờ làm gì?" Nói đoạn, tôi chợt nhớ chuyện dân gian đã kể, rằng không phải ba ông mà hai ông một bà, họ ghen tuông, đánh nhau và nhảy vào lửa tự thiêu. Ấy đấy, không chỉ tranh ăn mà còn tranh cả gái hay tình dục.

vendredi 4 février 2022

Thái Vũ - Từ vụ Cha Thanh bị sát hại, đến những con người với lý tưởng tận hiến

 

Một chi tiết nhỏ thấy trên Facebook về Cha Giuse vừa bị sát hại. Tôi copy và sửa lại chút cho dễ đọc

...Ai chưa đến nhà ông Cố, sẽ không biết cha Giuse được sinh ra trong gia đình rất khá giả. Ở Saigon mà gia đình cha có đến 2 héc ta đất, có hồ câu cá cho thuê làm điểm du lịch...

Vậy đấy, mà chàng thanh niên đẹp trai hiền lành lại chọn sống cuộc đời tận hiến cho Chúa, từ bỏ sự giàu sang để lên phục vụ nơi vùng cao nghèo khó.

samedi 27 février 2021

Dạ Ngân -Thụt lùi, quay lại hay nhích lên ?


Thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hầu như chúng tôi đã đi gần hết chùa - đình - đền - phủ ở Hà Nội và vùng đồng bằng Bắc bộ. Mỗi nơi một vẻ, thanh tịnh, nề nếp khiến đinh ninh rằng ấy mới là nguyên bản.

Dấu vết tàn phá thời đạp đổ và trưng dụng cho hợp tác hóa đâu, tôi hỏi chồng. “Tàn phá nặng nhất ở Khu Bốn, phía Bắc không có san bằng, chỉ có bị chiếm dụng làm kho và sân phơi hợp tác nhưng giờ em thấy đấy, mọi thứ đã dần trở lại”.

Nghe vậy thì biết vậy và tin. Chùa Kim Liên hàng ngàn năm tuổi, chùa Trấn Quốc vị thế đắc địa như mơ, đền Quán Thánh cho những người lần đầu biết thế nào là đền và tượng của đền. Chùa Thầy, chùa Trăm Gian, chùa Bút Tháp, chùa Đậu, chùa Thập Phuơng, chùa Keo… và những ngôi chùa gần như vô danh chỉ cho cư dân của làng của xã.

lundi 29 juillet 2019

Hoàng Nguyên Vũ - Người giàu Việt, Phật ngoại và tham sân si



Người giàu Việt Nam ôm tiền đi cúng "Phật ngoại" để khoe mẽ sự giàu có, về vẫn tham sân si như thường ! 

Ở Nepal, trong các tu viện, mỗi lần hành lễ trong một tu viện lớn tầm 500 chỗ được chia thành hai khu riêng biệt. Một khu dành cho tăng ni tụng niệm; một khu có ghi chữ "Vietnamese", tức là dành cho giới Phật tử Việt Nam. Thế mới thấy, người Việt Nam mình mê "Phật ngoại" đến mức nào !

"Phật tử Việt Nam" ở đây, nghiễm nhiên không có bóng dáng của những "người nghèo theo Phật". Đa số là những người giàu, đại gia, văn nghệ sĩ có thu nhập cao. Hàng năm, họ đi theo các tour "tâm linh", với chi phí không dưới 100 triệu đồng.

mardi 26 mars 2019

Tân Cương : Cứ 6 người dân, có 1 người bị đi cải tạo

Người Duy Ngô Nhĩ và các nhà hoạt động biểu tình trước tháp Eiffel, Paris ngày 25/06/2019 phản đối Trung Quốc vi phạm nhân quyền.

« Công lý cho người Duy Ngô Nhĩ », « Chấm dứt diệt chủng »…Sau cuộc biểu tình của người Tây Tạng hôm Chủ nhật, hôm qua thứ Hai 25/03/2019, ngày chủ tịch Trung Quốc bắt đầu chính thức viếng thăm nước Pháp, đến lượt khoảng mấy trăm người Duy Ngô Nhĩ xuống đường tại Paris để đòi hỏi vấn đề nhân quyền ở Tân Cương phải được nêu ra với ông Tập Cận Bình.

Tháng Năm năm ngoái, sau khi tiến hành một cuộc điều tra công phu trong một thời gian dài, ông Adrian Zenz, chuyên gia người Đức về Tân Cương, đã ước tính khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ ở « khu tự trị » phía tây Trung Quốc đã bị tống giam, trong khuôn khổ một chiến dịch « cải tạo về chính trị » được đưa ra vào năm 2017. Phân tích của ông được củng cố với nhiều nhân chứng.Ngay cả một số ngôi sao như Ablajan Awut (được coi là Justin Bieber của người Duy Ngô Nhĩ) và cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp Erfan Hezim cũng bị « mất tích ».

Tuần trước tại Genève, trong một cuộc hội thảo được tổ chức bên lề Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhà nghiên cứu Adrian Zenz đã lên tiếng cảnh báo về hiện tượng bắt người Duy Ngô Nhĩ đi cải tạo đã tăng lên rất nhanh trong năm 2018, cho rằng đây là một sự « diệt chủng về văn hóa ».

mardi 12 février 2019

Hoàng Hải Vân - Xây chùa để rửa tiền tham nhũng



Chùa Bái Đính của tập đoàn Xuân Trường được coi là "lớn nhất Đông Nam Á". Ảnh lấy từ Zing.vn. Chú thích của tác giả.
Khi Việt Nam đang hội nhập sâu vào thế giới, luật pháp đang minh bạch từng bước, nhiều luật lệ đang trong quá trình liên thông với quốc tế. Do đó, tiền tham nhũng mang ra tiêu dùng hay đầu tư sẽ khó dần, gửi ra nước ngoài thì không hề dễ nếu như không được rửa, chỗ có thể để trong nước thì đang thu hẹp. 

Nghe nói có một số quan chức biến tiền tham nhũng thành vàng thành kim cương rồi đào hầm trong nhà để cất, thỉnh thoảng xuống … ngắm. Thiệt là cực khổ cho các quan chức của ta, kiếm tiền thì dễ nhưng dùng tiền lại khó vô cùng. Nhưng, như người ta thường nói, cái khó ló cái khôn.

Những nỗ lực dùng quyền thế để thiết lập đường dây tham nhũng khép kín, ví dụ như sử dụng Tổng cục Tình báo Bộ Công an đưa các hoạt động cướp đoạt tài sản công vào vòng bí mật để cho luật pháp không thể sờ gáy, và dùng chính cơ quan siêu quyền lực kia để rửa tiền thông qua những công ty bình phong xem ra không thể là kế lâu dài được. Cho nên các vị phải tính những kế song song. Một trong những kế hữu dụng lâu dài nhất là đưa tiền tham nhũng vào chùa để rửa.

Mạnh Quân - Bái Đính, Tam Chúc...những ngôi chùa của đại gia "xôi thịt"



Có vẻ như mấy báo đang được đại gia Xuân Trường chi tiền để PR cái chùa Tam Chúc, vẫn đang được gấp rút xây dựng.

Quả thực là mấy cái chùa quy mô lớn như Bái Đính rồi đến chùa này, nó có cái hợp lý nhất định là đáp ứng được nhu cầu thăm nom, cúng bái của rất đông người dân. Cứ thử nghĩ xem, nếu không có mấy ngôi chùa này, những ngôi chùa cổ, nhỏ hơn rất nhiều như Vĩnh Nghiêm, Bổ Đà, Bút Tháp, chùa Hương, Yên Tử... còn quá tải đến mức nào?

Ông Trường thì ông ấy nhìn ra cái nhu cầu đó và liên tiếp thực hiện các đại dự án chùa chiền, tâm linh của ông ấy, thực chất là để kinh doanh, thì đó là quyền của ông ấy thôi. Người ta thích đến những ngôi chùa như Bái Đính, thì âu cũng là quyền của người ta, tôi không bàn.