Affichage des articles dont le libellé est Bao cấp. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bao cấp. Afficher tous les articles

mercredi 9 octobre 2024

Hà Phan - Có ai thích quay lại với thời bao cấp ?

Thỉnh thoảng thấy những bài hoài niệm thời bao cấp. Rằng khi đó thiếu thốn đủ thứ nhưng "đầy tình người", bà con thân thuộc xóm giềng đối đãi tử tế đùm bọc vui vẻ với nhau!

Tôi cũng từng sống qua thời ấy, từng chen nhau đến lòi cơm để giành mua từng miếng mỡ. Từng nịnh nọt mậu dịch viên bán gạo hơn chiều vong, từng mong sớm có điện để đêm đỡ dài thăm thẳm... nên thấm và ám ảnh những ngày đó lắm!

Tiếc rằng họ không nhắc nhiều đến những cực nhọc, khó khăn, khổ sở và cả cay đắng của "bóng ma" bao cấp. Thường chỉ ca tụng kiểu ăn mày dĩ vãng hay nghèo mà bình yên như quan chức, đại gia tiền chẳng biết làm gì nữa thích giảng đạo lý.

vendredi 4 octobre 2024

Nguyễn Thông - Vụn về Hưng Yên (8)


Ấy, đã nhắc Hưng Yên thì chớ quên nhãn. "Dừa ngon Bình Định, Vĩnh Long/Thanh trà xứ Huế, nhãn lồng Hưng Yên".

Hồi dạy chúng tôi văn học dân gian phần ca dao, thầy Chu Xuân Diên ví dụ câu "Hỡi cô cắt cỏ bên sông/Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây" rồi giải thích kiểu chơi chữ này chắc xuất phát từ vùng Hưng Yên bởi chỉ đất Phố Hiến cũ mới có nhãn lồng.

Nhãn lồng nức tiếng cả nước, nghe thiên hạ nói vậy, chứ ngay cả lúc há hốc mồm nghe thầy Diên giảng, tôi cũng chưa được ăn nhãn lồng bao giờ. Miền Bắc những năm thập niên 60 - 70 là thế, vùng miền có đặc sản, nhưng do chiến tranh, do đi lại khó khăn, nhất là nghèo không có tiền, nên cứ tự cung tự cấp, tự sản tự tiêu.

lundi 30 septembre 2024

Nguyễn Thông - Chuyện rửa chân đi ngủ


Đọc báo sáng nay thấy tin gió mùa đông bắc (người quê tôi gọi là gió bấc) đã về. Chợt thương bà con ngoài ấy vừa chịu nạn bão số 3 và lũ lụt, tan nát nhà cửa, mất cả quần áo chăn màn sắp đối mặt với cái rét. Thương lắm. Mình nghèo, không giúp gì được người nghèo, tủi thân.

Đang bị đau, cũng chả thể viết gì, nhà cháu đưa lại bài đã biên cách nay gần chục năm.

Thời hoa niên của những đứa trẻ nghèo trôi qua trong nghèo đói và chiến tranh thường đầy những chuyện buồn. Có những lúc muốn rứt phắt ra, không nhớ nữa, không cho nó nằm trong đầu nữa mà chả được. Có lẽ chúng đã ăn vào từng tế bào não mất rồi.

jeudi 22 août 2024

Nguyễn Thông - Vụn về Hưng Yên (3)

Thời thập niên 70 thế kỷ trước (thêm chữ thế kỷ vào nghe xa xôi quá nhưng thực ra cách nay mới hơn 50 năm), từ Hải Phòng quê tôi lên Hà Nội có hai cách (hai lối) là đường sắt và đường bộ (đường số 5).

Đường sắt, đi riết nhớ tên từng ga, nếu tính từ Hà Nội về Phòng qua các ga Hàng Cỏ, Long Biên, Gia Lâm, Phú Thụy, Như Quỳnh, Lạc Đạo, Cẩm Giàng, Cao Xá, Hải Dương. Qua một số ga trên đất Hải Dương nữa thì tới đất Phòng với Dụ Nghĩa, Chợ Hỗ, Vật Cách, Thượng Lý. Rồi đích cuối là ga Hải Phòng trên đường Lương Khánh Thiện, đường này từ thời Pháp dân quen gọi phố ga.

Trên đất Hưng Yên, tàu hỏa chỉ dừng ở hai ga Như Quỳnh, Lạc Đạo, mươi phút rồi lại xọc xạch xọc xạch đi, có nhẽ vì thế hiểu biết của tôi về vùng đất nhãn cũng chả được nhiều.

lundi 29 juillet 2024

Dạ Ngân - Đang rơi

Tôi nhớ đó là khoảng năm 1984. Nhớ rõ vì khi ấy tôi mới bắt đầu xin được cơ quan một máy chữ cũ và viết trên máy. Chiếc máy hiệu gì không nhớ nữa, tệ quá, máy nhỏ xinh, xách tay nhẹ nhàng, như laptop so với computer để bàn vậy.

Đã biết những ông bà lãnh đạo được thụ hưởng những tiêu chuẩn đương nhiên xứng với cương vị của họ. Ví như ô tô biển xanh. Ví như bảo vệ canh gác. Ví như nhà cao cửa rộng (còn gọi là nhà công sản). Ví như ăn uống không phải tự túc. Ví như chữa bệnh đã có Ban bảo vệ sức khỏe. Vân vân và vân vân.

Chúng tôi là số đông, một biển công nhân viên chức ăn lương. Họ cũng ăn lương và nếu lương có cao ngất thì họ cũng là số ít, chóp bu, như cái chóp nón lá, để ý làm gì. Và chúng tôi sạch thật dù có người thở dài tâm tư, dù không ít người ngước lên âm thầm bon chen, quẫy đạp.

samedi 29 juin 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Một chút về đào tạo luật sư thời trước 1975

Nhân dịp các bạn bàn về luận án tiến sĩ của ông thượng tọa, tôi tình cờ đọc được vài con số thú vị về đào tạo luật thời Việt Nam Cộng Hòa trong một cuốn sách của Cù Mai Công. Xin chia sẻ cùng các bạn như sau:

Năm 1970, có 13.000 sinh viên ghi danh học năm thứ nhứt tại Luật Khoa Đại Học Đường (thuộc Viện Đại Học Sài Gòn). Đến năm 1974, chỉ có 715 người (tức chỉ ~5 %) trong số đó tốt nghiệp. Nói cách khác, tỉ lệ rớt lên đến 94,5 %! 

Ấy vậy mà các sĩ tử vẫn tiếp tục ghi danh. Năm 1974-1975, có đến 58.000 người ghi danh theo học tại Luật Khoa Đại Học Đường!

mardi 30 avril 2024

Tiểu Vũ - Ký ức một thời bé dại

Thế hệ chúng tôi toàn những đứa sinh ra sau chiến tranh. Thời điểm 30 tháng Tư có đứa chỉ một vài tuổi hoặc vừa sinh ra. Chúng tôi lớn lên hồn nhiên như cây như cỏ giữa cảnh non nước thanh bình quê hương không có đạn bay súng nổ hỏa châu rơi...

Bốn mươi chín năm trôi qua, những đứa trẻ ngày ấy nay đã trở thành những gã trung niên nếm trải nhiều sự đời cùng và chứng kiến biết bao nhiêu thay đổi của thời cuộc. Tuổi thơ đã đi qua, nhưng ký ức thì còn giữ lại.

Tôi nhớ xóm tôi có một số người đi "học tập cải tạo" trên trại An Điềm, trại Tiên Lãnh. Ở nhà các bác gái dành dụm tiền mua đồ tiếp tế, một tháng đi thăm nuôi chồng một lần. Thế mà kiên trì thăm nuôi suốt nhiều năm ròng rã cho đến ngày các bác ấy ra trại rồi đi Mỹ theo diện HO. Bạn bè cùng tuổi tui cũng theo gia đình qua Mỹ. Trong đó thằng Kim, con Lộc, thằng Dũng, con Nga đến giờ tui vẫn chưa gặp lại. Mà nếu gặp lại thì chắc gì nhận ra nhau ngày xưa ở chung xóm.

lundi 11 mars 2024

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1981

(Nhật ký hậu chiến)

17/1

Ý Nhi kể con ốm nhiều ngày vì thiếu ăn. Ban ngày, cả nhà muốn bán ti vi, ban đêm, lại muốn giữ lại để xem. Ân thì đau bụng đi ngoài. Sau hai tháng ăn rau, giờ mua được 2 cân cá dầu bé tí để ăn – có thể đó là lý do chăng?

Ông Kiên kể vợ vừa phải mang bán mảnh vải định may quần.

Ông Nhị Ca bảo đời phải có ân oán chứ. Mấy chục năm nay, dân cán bộ khinh dân buôn bán, bây giờ đến lúc bọn buôn bán nhỏ nó khinh lại.

mercredi 28 février 2024

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1980 (3)

 

(Nhật ký hậu chiến)

Hai tàu thủy chạy đường Quảng Ninh-Hải Phòng trốn sang Hồng Kông. Thủy thủ + công an thông đồng với nhau. Nhiều hành khách bất ngờ được di tản với giá vé 1,2 đồng.

Trận bão số 6 năm 1980 ở Thanh Hóa, 6 huyện bị lụt, nhà cửa mất 80 %. Một cái cầu nhỏ, cầu Tào Xuyên, bị nước đe dọa. Người ta phải cho cả một toa tàu chở đá đến để giữ cầu.

Đột xuất kiểm tra xe ô tô Hà Nội-Hải Dương, khoảng 50 vé, thì 17 vé do nhà xe tuồn ra ngoài, bán lãi 15 đồng một vé.

lundi 26 février 2024

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1980 (2)

(Nhật ký hậu chiến)

16/6

Phổ biến một nghị quyết mới, có các nhận định :

- Người ăn lương đã đến mức không thể chịu được nữa.

- Chống tiêu cực, không chống nổi.

- Ta đầu tư vào xây dựng cơ bản quá nhiều. Nhiều công trình đắp chiếu nằm đấy, khi xong cũng đã lạc hậu.

- Sẽ gần như không chiêu sinh đại học thời gian tới. Học sinh hết lớp 10 chuyển về nông thôn, vào vùng B2 cũ, đi xuất khẩu lao động.

dimanche 25 février 2024

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1980 (1)

(Nhật ký hậu chiến)

8/1

Trứng 1 đồng một quả. Thịt 2,6 đồng. Tất cả các thứ đều lên giá. Giá vàng tăng từ 23,5 lên 30. Xe pơgiô khoảng 5,6 ngàn. Từ 1/1 nhà nước chỉ bán cho mỗi người trong gia đình một ký gạo một  tháng. Đầu năm chưa có phiếu, vợ Bằng Việt đẻ, con chưa được cấp phát gì hết.

Ở một khu phố ngoài bãi, điện đột ngột lên cao, hàng loạt nhà bị hỏng đồ điện. Không ai đặt vấn đề đòi bồi thường.

Đăng kể chuyện trên đơn vị: Cả B trưởng, A trưởng cũng trốn.

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1979

 

(Nhật ký hậu chiến)

Lời dẫn : Mấy năm 1979-1982 quả là đặc biệt trong đời sống xã hội, nên mặc dù chỉ quen ghi chép về các sinh hoạt trong giới văn học, trong năm ấy, đôi lúc - nghĩa là tùy hứng -  tôi cũng thường “vào sổ” các sự kiện hàng ngày được nghe được biết trong sổ tay.

Tôi ghi một cách thật gọn và không kèm theo bình luận. Còn chính xác đến đâu thì quả thật không biét và đến nay lại càng không biết.

 Lọc lại một số đoạn ghi năm ấy như bạn đọc sẽ đọc dưới đây, tôi hiểu mình thực ra vẫn chỉ làm việc theo hướng suy nghĩ lâu nay - mong từ cái nhỏ hiểu ra cái lớn và lấy quá khứ để giải thích hiện tại. 

dimanche 11 février 2024

Nguyễn Thông - Chuyện hộp mứt Tết (2)

 

Hóa ra có rất nhiều người bị ám ảnh bởi hộp mứt Tết thời phân phối ở miền Bắc.

Bằng chứng là nhà cháu sợ đưa bài dài thì mọi người ngại đọc nên cắt sang kỳ sau việc kể tỉ mỉ về ruột hộp. Thế là các cụ ông cụ bà có lẽ cùng độ tuổi “Đỗ Phủ” tranh nhau phanh phui trong nó gồm những gì những gì.

Thật đúng là, sung sướng thì dễ quên, chứ sự nghèo khó thiếu thốn nó bám chặt, chắc khừ trong não rồi, khó tẩy khó quên lắm.

Nguyễn Thông - Chuyện hộp mứt Tết (1)

Những ai sống ở miền Bắc từ nửa cuối thập niên 50 tới hết thập niên 80 chắc khó quên hộp mứt Tết.

Nó là sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của đời sống miền Bắc sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, đi theo đường lối cộng sản, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nó được sinh ra từ nền kinh tế tập trung, nhà nước quản lý toàn bộ mọi hoạt động, từ sản xuất tới phân phối, tiêu dùng. Người đời gọi bằng cái tên ngắn gọn: Thời bao cấp.

Gần giữa năm 1977 tôi vào nhận việc ở Sài Gòn. Ăn cái Tết đầu tiên đất phương nam, Tết Mậu Ngọ 1978. Lại thấy hộp mứt Tết giống như hồi mình còn ngoài kia. Cứ nghĩ rằng trong này làm gì có. Hỏi các thầy cô lưu dung dạy cùng trường, rằng miền Nam trước kia có hộp mứt Tết không. Các thầy cười, làm gì có, bánh trái ê hề, trăm nghìn loại, đủ kiểu sang trọng, đâu cần hộp mứt bình dân ấy làm chi. “Nhưng giờ thì có, do cộng sản nhà các anh đem vào”, thầy Hảo cười tủm tỉm.

lundi 22 janvier 2024

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (2)

 

Giờ thì khác, người ta sợ ăn mặn, dễ bị huyết áp cao, nên đài báo, tivi nhan nhản lời khuyên cần ăn nhạt để bảo vệ sức khỏe.

Tất nhiên kèm theo lời khuyên ấy thường là một vài thứ thực phẩm chức năng giá cực đắt rất cần cho người bị cao huyết áp hoặc bị bướu cổ, với lời đọc liến thoắng trên tivi, hay in chữ bé tí ti như con kiến trên báo, rằng “sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

Chả hiểu sao đám báo chí truyền thông quốc doanh công khai thủ đoạn bịp bợm, lừa đảo, dối trá như thế mà nhà cai trị, cụ thể là Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin - Truyền thông vẫn cứ mặc nhiên chấp nhận, không xử lý.

jeudi 11 janvier 2024

Nguyễn Thông - Chuyện uống chè (7)

 

Sinh thời thày (cha) tôi rất thích uống chè. Sở thích này có lẽ hình thành từ hồi trẻ làm thư lại (một dạng thư ký) ở phủ Kiến Thụy tỉnh Kiến An. Tỉnh này về sau được chính quyền mới sáp nhập vào Hải Phòng, giờ thị xã Kiến An cũ chỉ là một quận.

Nói gì thì nói, tôi vẫn thích cái địa danh “thị xã” để gọi những đô thị các tỉnh, chẳng hạn thị xã Lạng Sơn, thị xã Hồng Gai, thị xã Tây Ninh, thị xã Vĩnh Yên… giản dị, hiền lành, chứa đầy yêu thương.

Đạo diễn Đặng Nhật Minh con giai cụ Đặng Văn Ngữ nổi tiếng với bộ phim “Thị xã trong tầm tay” về Lạng Sơn thời đánh nhau với cộng sản Tàu năm 1979. Cứ thử nghĩ, nếu là “Thành phố trong tầm tay” thì nó chuồi chuội thế nào ấy, chắc chả được người đời yêu thích mấy.

mardi 2 janvier 2024

Nguyễn Thông - Chuyện uống chè (6)

Nhắc chuyện buôn chè của mấy ông sinh viên giỏi buôn hơn học, lại bần thần nhớ hồi bu tôi buôn chè, xé rào, bươn chải bằng mọi cách để sống sót trong một nền kinh tế ngày càng lụn bại những năm thập niên 70 - 80 ở miền Bắc.

Nhà tôi làm ruộng, đất đai bị trưng thu, góp hết vào hợp tác xã (thực chất là cướp, rồi mấy chục năm sau hợp tác xã tan rã vẫn không được trả lại một mét nào).

Sau năm 1975 nhà nước tiếp tục áp dụng cách cướp này ở nông thôn miền Nam, với tên gọi tập đoàn sản xuất (thay cho hợp tác xã đã quá nhiều tiếng xấu) để tiến lên nền nông nghiệp sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. May mắn thay, nông dân miền Nam không mặn mà với trò hình thức nên nó bị chết yểu.

dimanche 31 décembre 2023

Nguyễn Thông - Chuyện uống chè (5)

 

Mùa đông, rét như mùa đông năm nay Quý Mão 2023 ở miền Bắc chẳng hạn thì uống chè là một cái thú.

Đám sinh viên nghèo chúng tôi hồi xưa, trừ mấy tiết học bắt buộc phải trên lớp, thì thời gian cắm quán có khi còn nhiều hơn ở trong căn phòng chật chội khoảng 20 mét vuông nhét tới 6 cái giường tầng, vị chi chứa 12 “tù khổ sai” ký túc xá Mễ Trì.

Có những đứa, mua chén chè 5 xu khề khà ngồi nửa buổi. Nhiều thằng chúa chổm, vài xu cũng không tiền trả, uống xong ghi nợ. Chủ quán biết bọn này mặt dày này chẳng qua nghèo mới vậy nên thường hỉ xả, thể tất cho.

lundi 25 décembre 2023

Nguyễn Thông - Chuyện uống chè (3)

 

Miền Bắc, sống ở nông thôn, người ta uống nước vối quanh năm suốt tháng. Nếu mua được gói chè “ngon” loại 2, loại 3 như chè Đại Đồng, Phú Thọ chẳng hạn thì phải để dành phòng khi có khách.

Vối sẵn, hầu như nhà nào cũng trồng ít nhất một cây, góc vườn hoặc bờ ao. Uống lá tươi, cây nhiều lá quá thì bẻ cả cành vặt lá phơi nỏ cho vào bao uống dần. Nụ vối uống rất ngon, nghe nói chữa được cả bệnh liên quan tới thận, lợi tiểu, hợp với người bị bệnh đái dắt.

Hồi tôi còn bé thường ăn quả vối chín, chua chua ngòn ngọt, “xơi” xong mồm miệng trông cứ như hộp đựng thuốc vẽ, lòe loẹt xanh đỏ tím vàng. Trẻ con nhà quê thứ chi cũng ăn, quả thèn đen, quả mây, quả sắn, quả bom bóp… chẳng bổ béo gì nhưng bớt được sự thèm bánh kẹo.

jeudi 21 décembre 2023

Nguyễn Thông - Chuyện uống chè (2)

 

Cần nói ngay điều này: Người bắc quen uống nước chè, còn người nam chuộng cà phê. Chè mang tính cổ truyền, truyền thống, dân tộc đậm đà; còn cà phê văn minh, hiện đại, mới lạ. Chỉ đồ uống đã phần nào thể hiện chất người vùng miền.

Tôi cảm nhận được sự khác biệt ấy khi vào Sài Gòn nhận việc năm 1977. Hai miền tuy cùng một nước nhưng có lẽ do thời thế tác động nên quá nhiều sự khác nhau. Chẳng hạn, ngoài bắc mà mời ăn cơm thì nên hiểu đó là lời chào, còn trong nam đã mời là ăn, không phải mời “lơi”, đừng khách sáo từ chối.

Nhiều nét riêng vậy lắm, để thong thả tôi sẽ kể. Vì vậy, tôi nhắc “chuyện uống chè” thì bạn hãy hiểu rằng đang nghe chuyện bắc, từ một ký ức cũng chưa xa lắm.