Affichage des articles dont le libellé est Lào. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lào. Afficher tous les articles

dimanche 12 mai 2024

Trần Kiên Cường - Những nẻo đường đất Lào (4) : Như một lời kết, simply beautiful

 

Đã định thôi, nhưng không hiểu sao trong đầu vài ngày nay vẫn vấn vương về đất Lào, nên quyết định viết nốt những gì còn lại mà mình và các bạn cùng đoàn cảm nhận và suy nghĩ về con người và vùng đất này.

Hãy bắt đầu bằng cái slogan của du lịch Lào, đó là: “Simply beautiful”.

Cái slogan không thể đơn giản hơn. Và không thể chính xác để hơn lột tả mảnh đất, tính cách con người, văn hóa, tôn giáo và lịch sử của họ.

Trần Kiên Cường - Những nẻo đường đất Lào (3) : Có trò gì lạ tại Lào đáng chơi ?

 

Trước khi sang Lào tôi cũng chỉ nghĩ sang đó chắc chỉ đi xem chùa chiền và ngồi nhậu là chính, chứ đất Lào có gì mà chơi. Chùa chiền thì họ có đến gần một ngàn rưỡi cái, tha hồ mà lễ và …thiền!

Vậy mà chính đất Lào là nơi duy nhất bạn có thể trải nghiệm những trò chơi “có một không hai” đấy. Tôi thật may mắn khi được đi cùng một nhóm “ham chơi”, vốn là dân bị bệnh thích dã ngoại và mê phượt kinh niên. Nên chỉ sau khi sang đất Lào vài ngày, tôi đã hiểu một điều đơn giản: Lào có một số điểm ăn chơi “khét lèn lẹt”, được coi là party town “không giống ai” của thế giới.

Đó là Vang Viêng, một “Miami trên núi”, với những bữa tiệc thâu đêm của đám dân phượt backpacker đến từ khắp mọi ngóc ngách của thế gian. Bọn họ lăn ra ngủ luôn ở bar, pub thậm chí là trên lề đường. Và khi tỉnh dậy, lại tiếp tục những bữa tiệc ban ngày bên dòng sông Nam Song trong xanh với âm nhạc, đồ uống, với những trò chơi mạo hiểm như trượt ống, nhảy cầu, đu dây…

Trần Kiên Cường - Những nẻo đường đất Lào (2) : Dân Lào là dân nào ?

...Cửa phòng bật mở, Sun Thong lôi xềnh xệch cậu bạn vào phòng tôi: “Anh Cường, thằng Đông này ngu lắm!”. Nó nói liền một hơi. “Sao vậy?” – Tôi hỏi lại.

“Anh biết không – Sun Thong kể lể - Hôm nay chúng em đi thi, bà giáo gọi hai đứa lên, giao cho làm chung một đề (lại được các thầy cô thương rồi). Xong hai đứa lên trả lời vấn đáp. Khi bọn em nói xong, bà giáo im lặng một tí rồi hỏi, như vậy nhận điểm 3 hay là…Thì thằng Đông này vội gật đầu nói lia lịa: ba, ba, ba…mà bà giáo đang nói dở là nhận điểm 3 hay điểm 4?

Nó ngu mà lại hấp tấp, thế là bọn em bị 3 điểm, mà em nó đã dặn nó là cứ từ từ, bà giáo này tốt mà, không đánh trượt mình đâu!”

Trần Kiên Cường - Những nẻo đường đất Lào (1) : Cung đường thứ nhất

 

Ông em vừa chạy xe máy qua Lào một tuần về, càu nhàu: “Đất nước gọi là Triệu Voi, bây giờ Voi bỏ đi hết rồi, chỉ còn lại triệu cái Ổ Voi ở trên đường thôi”.

Rồi đệm thêm: “Đi Lào chán lắm, đường xấu, vất vả mãi mới đến Cánh đồng Chum, mà cũng chỉ thấy mấy cái chum”.

Với những lời cảnh báo như vậy tôi hạ cánh xuống đất Lào. Sân bay quốc tế Wattay của Viêng Chăn tựa tựa giống sân bay Vinh. Cảnh quan trên đường đến trung tâm thành phố cũng giống ở đất ta.

jeudi 2 mai 2024

Dương Quốc Chính - Kênh Phù Nam và Liên bang Đông Dương

Kênh Phù Nam Techo rút bớt lưu lượng nước sông Mêkông không quá nhiều như nhiều người đồn đoán. Nếu tính một cách tương đối về diện tích mặt cắt dòng sông, thì kênh Phù Nam có độ rộng trung bình khoảng 80-100 mét ở trên và khoảng 50 mét ở dưới (mặt cắt hình thang), độ sâu nước trung bình 4,5-5 mét.

Trong khi sông Hậu (kéo dài của sông Bassac mà kênh Phù Nam đấu vào), có độ rộng nhỏ nhất tầm 450 mét, độ sâu khoảng 15 mét. Vì mặt cắt sông tự nhiên biến đổi rất nhiều (chỗ rộng nhất có thể tới 4,5 kilomet, sâu 50 mét ở hạ lưu), nên mình tạm tính chỗ nhỏ nhất.

Như vậy suy ra lưu lượng nước của Phù Nam chỉ tối đa 1/10 của sông Hậu, chưa tính sông Tiền là nhánh trên. Lưu ý là kênh Phù Nam đấu cả vào hai nhánh sông của Campuchia (xem bản đồ).

mardi 30 avril 2024

Huy Đức - « Bác » và « Tháng Tư » ở Đông Dương


Chỉ là tình cờ khi đến Udon Thani vào đúng ngày 30-4, lại vừa đọc cuốn "Quân Tình Nguyện Việt Nam ở Chiến Trường Hạ Lạo và Đông Bắc Campuchia".

Suy nghĩ, rất suy nghĩ. Cộng đồng người Việt ở Udon rất cách mạng và rất nghèo.

Người trông coi Khu tưởng niệm Hồ Chí Minh ở Udon rất tự hào là cộng đồng người Việt ở đây vẫn rất cách mạng. Anh nuối tiếc là không kịp hồi hương hồi thập niên 1960s vì ở lại Thái người Việt bị coi như kẻ thù. "Chúng tôi chỉ mới được tự do khoảng 20 năm nay. Trước đó Thái Lan không cho học lên, vì học lên là giàu lên lại lấy tiền nuôi cách mạng". Cho đến cuối thập niên 1990s, người Việt ở Udon không được phép lên Bangkok.

samedi 22 février 2020

Lưu Trọng Văn - Ngửa cổ kêu giời, giời có thấu?


Thế lực thù địch là đây, thưa ngài chủ tịch Trọng!

Chỉ còn hai tháng nữa là hết hạn tiến trình Tham khảo Trước (10.2019 – 4.2020) cho dự án thủy điện Luang Prabang. Nếu chính phủ và người Dân Việt Nam không có phản ứng quyết liệt nào trong hai tháng tới để ngăn chặn dự án ngăn dòng Mêkông này, thì lễ động thổ khởi công xây con đập Luang Prabang sẽ diễn ra vào tháng 4.2020.

Theo các chuyên gia về sông Mêkông, thì cùng 11 con đập ở Trung Quốc ngăn nước Mêkông với đập tại cố đô Lào này sẽ càng tạo nên thảm họa cho đồng bằng Cửu Long của Việt Nam. Hàng triệu hecta lúa, cây trái cùng kế sinh nhai của 20 triệu đồng bào chúng ta sẽ bị hủy diệt vì cạn nguồn nước ngọt và nguồn phù sa.

mardi 18 février 2020

Mạnh Kim - Mêkông đang chết, Việt Nam chọn gì ?


Bức không ảnh chụp ngày 28-10-2019 cho thấy dòng Mêkông cách đập Xayaburi hơn 185 dặm (297 km) trong tình trạng khô nước nghiêm trọng (National Geographic).
Tình trạng hạn hán hạ lưu Mêkông ngày càng nghiêm trọng. Việc chặn dòng Mêkông với vô số con đập đã được cảnh báo liên tục nhưng sự bức tử Mêkông không ngừng diễn ra. Trong năm nay, đập Luang Prabang tại Lào sẽ được khởi công, với sự tham gia của… Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang rền rĩ câu vọng cổ thoi thóp chắc chắn trở nên bi thảm hơn một khi đập Luang Prabang ra đời…

Những ngày cuối cùng của dòng Mêkông hùng mãnh

New York Times (15-2-2020) cho biết, với khoảng hơn 10 con đập trong kế hoạch nằm rải rác hạ lưu Mêkông cùng hàng trăm con đập khác tại các phụ lưu, đường sống của 60 triệu người đang bị bóp nghẹn. Không chỉ đối với nông dân, ngư phủ mà cả người giàu và những kẻ quyền thế thu lợi từ thủy điện. Sự cạn kiệt phù sa và tình trạng dòng chảy bất thường khiến nông dân dùng nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu hơn càng gây nên vô số nguy hại cho môi trường lẫn con người.

mardi 21 janvier 2020

Trung Quốc dòm ngó sông Mêkông để tìm đường ra Biển Đông

Đập thủy điện Xayaburi có chiều dài 820 mét nằm trên đoạn sông Mêkông chảy qua Lào.
Đăng ngày:


Trên đoạn sông này, Trung Quốc muốn phá đi các ghềnh thác, nạo vét lòng sông cho sâu hơn để cho các tàu chở hàng khổng lồ có thể đi qua, thậm chí cả các chiến hạm. Mục tiêu là nối tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với vùng Biển Đông đang bị tranh chấp quyết liệt, bằng cách tăng cường kiểm soát « Mẹ của các dòng sông » - vốn từ cao nguyên Himalaya đổ xuống Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam. 

Với khẩu hiệu « Chia sẻ dòng sông, chia sẻ tương lai », Bắc Kinh biện minh không có ý định bành trướng, khẳng định các công trình lớn của mình chỉ nhằm phát triển bền vững cho dòng sông dài 5.000 kilomet. Nhưng dân địa phương và các nhà bảo vệ môi trường cảnh báo về các dự án nạo vét của Trung Quốc. 

mardi 14 janvier 2020

Ngô Thế Vinh - Thư gửi 92 Đại Biểu Quốc Hội 13 tỉnh Miền Tây


THỦY ĐIỆN LUANG PRABANG, THÊM MỘT THẢM HOẠ MÔI SINH CHO ĐBSCL VIỆT NAM VÀ LƯU VỰC

Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

NGÔ THẾ VINH

      Chỉ còn hơn ba tháng nữa là hết hạn tiến trình Tham khảo Trước [10/ 2019 –4/ 2020] cho dự án Luang Prabang. Nếu không có hành động tức thời và chuyển biến quyết liệt từ phía Việt Nam, lễ động thổ - ground breaking khởi công xây con đập Luang Prabang sẽ diễn ra vào tháng 4/2020. Đó sẽ là một ngày tang tóc cho toàn thể 20 triệu cư dân 13 tỉnh Miền Tây, mà vòng khăn tang đó lại do chính Nhà Nước Việt Nam tự quấn lên đầu người dân mình.
       Với một Đồng bằng Sông Cửu Long đã và đang bị tổn thương như hiện nay, chúng tôi nhận định và cả với niềm xác tín rằng: dự án đập Luang Prabang do Việt Nam là chủ đầu tư, không những không có lợi lộc gì cho dân cho nước mà hoàn toàn có hại, khiến cho cả một vùng châu thổ là ĐBSCL ngày càng bị tổn thương trầm trọng hơn.

mardi 22 octobre 2019

Tưởng Năng Tiến - Người Nhật, Người Lào, Người Việt



Từ Paris, nhà báo Từ Thức vừa kể cho độc giả một câu chuyện (làm quà) về xứ Anh Đào:

Loạng quạng, đánh rơi cái ví (portefeuille), trong đó có thẻ kiểm tra (ID/carte d’identité), carte bleue (credit card), 250 euro và một số tiền Nhật mới đổi. Ra bót cảnh sát đầu đường. Nhân viên cảnh sát có vẻ mừng rỡ vì có việc làm.

Thường thường, cảnh sát Nhật ngồi buồn tênh, đi ra đi vào, không có ai thưa gởi gì, không có ẩu đả, ăn trộm, ăn cướp, ăn cắp, lừa đảo. Thỉnh thoảng vớ được một bà già té xỉu, chở tới bệnh viện. Hay đưa một ông cụ qua đường (đưa thực, không phải dìu ông già trước máy quay phim, quay phim xong đá đít ông già), hay chỉ lối cho một du khách tới một địa chỉ không có tên đường.

Một ông cảnh sát mở computer, coi danh sách những đồ vật lượm được trong thành phố. Một bà gọi điện thoại tới phi trường. Người thứ ba đứng coi, sẵn sàng phụ tá hai đồng nghiệp. Họ hơi thất vọng vì không tìm thấy gì, khuyên nên trở lại buổi chiều. Chiều, trở lại, họ đã tìm được cái ví. Có người lượm được dưới ghế một xe bus, đưa cho tài xế. Giấy tờ, tiền bạc còn y nguyên. Xứ sở gì kỳ cục.

mardi 7 août 2018

Bóng dáng Trung Quốc phía sau vụ vỡ đập thủy điện ở Lào

Một bé gái dùng tấm nệm làm phao chống chọi với nước lũ sau khi đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy ở tỉnh Attapeu bị vỡ. Ảnh chụp ngày 26/07/2018.

Nếu nhìn sơ bề ngoài thì Trung Quốc chẳng liên quan gì đến vụ vỡ đập ở Lào, các công ty Trung Quốc không dính vào dự án thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy. Nhưng thảm họa này có thể khiến chính phủ Lào và các nước Đông Nam Á khác phải suy nghĩ lại về chính sách phát triển thủy điện. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến những dự án nhiều tỉ đô la của Trung Quốc.

Hôm 23/07/2018, vào khoảng 20 giờ (13 giờ GMT), đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy tại tỉnh Attapeu đã bị sụp đổ, khiến 500 triệu tấn nước đổ ụp xuống bảy ngôi làng. Một khu vực kéo dài hàng mấy chục cây số đã bị nước lũ tràn ngập, thậm chí tràn sang cả nước Cam Bốt láng giềng. Theo loan báo mới nhất vào hôm qua 06/08/2018 tức hai tuần sau thảm họa, chỉ mới tìm được 31 xác, và vẫn còn 130 người mất tích.

lundi 6 août 2018

Vụ vỡ đập ở Lào: Chính quyền đưa ra số nạn nhân ở mức thấp

Một khu vực ở tỉnh Attapeu, Lào, bị nước nhấn chìm sau khi đập Xe-Pian Xe-Namnoy bị vỡ, ngày 24/07/2018.

Hai tuần sau thảm họa vỡ đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy, hôm qua, 05/08/2018, chính quyền Lào đưa ra bản tổng kết mới nhất về số nạn nhân: Chỉ có 130 người mất tích, và lực lượng cứu hộ cho đến nay mới chỉ tìm được 31 xác.
Ông Ounla Xayasith, phó chủ tịch tỉnh Attapeu, nơi xảy ra thảm họa, đã thông báo số liệu trên cho báo chí. Tuy nhiên theo AFP, con số chính xác về các nạn nhân rất khó ước tính, do nhiều lý do: Địa thế hiểm trở không vào được tận nơi trong mùa mưa, chính phủ Lào thiếu minh bạch và đất nước này thiếu vắng báo chí độc lập để đưa tin. 

samedi 28 juillet 2018

Lào : Hơn 1.100 người mất tích trong vụ vỡ đập thủy điện

Một chú chó bơ vơ trong dòng nước lũ khi đập thủy điện Xe-Namnoy bị vỡ tại Attapeu, 26/07/2018.

Chính quyền Lào cho biết số người mất tích trong vụ đập thủy điện bị vỡ đã lên đến trên 1.100 người. Đội ngũ cứu hộ ngày 28/07/2018 vẫn đang chiến đấu với bùn và nước lũ để tìm kiếm những người sống sót.
Phó bí thư tỉnh Attapeu, bà Meenaporn Chaichompoo, khẳng định : « Chúng tôi vẫn đang tìm kiếm 1.126 người bị mất tích. Công việc rất phức tạp, ở nhiều vùng tàu, xe không thể vào được, và thiếu thốn trang bị tại chỗ ».

mercredi 25 juillet 2018

Vỡ đập tại Lào : Thảm họa được báo trước

Dân làng phải trú tạm trên nóc nhà khi đập thủy điện ở tỉnh Attapeu (Lào) bị vỡ. Ảnh chụp ngày 24/07/2018.

Năm tỉ mét khối nước đã đổ ập xuống, làm chìm ngập ít nhất bảy ngôi làng ở miền đông nam nước Lào tối thứ Hai 23/07/2018 làm hàng trăm người mất tích. Cho đến hôm nay, hàng chục thi thể đã được tìm thấy.
Cụ thể là bao nhiêu người đã bị mất tích tại tỉnh Altapeu ? Chính quyền Lào không thể trả lời được câu hỏi này của báo Le Monde. Chỉ biết rằng vào khoảng 20 giờ tối thứ Hai 23/7, đập Xe-Pian Xe Nanmoy đã bị vỡ. Dòng nước hung dữ đã cuốn đi nhiều căn nhà, người dân phải leo lên nóc những công trình còn đứng vững để trú ngụ, hoặc đeo bám trên cây.

Hôm qua 24/7, hãng thông tấn nhà nước KPL chỉ mơ hồ : « Hàng trăm người bị mất tích ». Tại vùng đất hẻo lánh của đất nước nhiều đồi núi này, và chính quyền không có thói quen minh bạch, tổng thiệt hại khó thể biết được. Đến sáng nay, lãnh sự quán Thái Lan tại Lào mới cho biết con số 19 xác nạn nhân tìm được (và nay đã là 26).

mardi 6 septembre 2016

Tổng thống Mỹ thăm Lào, hỗ trợ giải quyết hậu quả chiến tranh Việt Nam

Tổng thống Mỹ Obama xuống sân bay quốc tế Wattay ở Vientiane ngày 05/09/2016.

Trong chuyến viếng thăm lịch sử ngày 06/09/2016 tại Vientiane, tổng thống Mỹ Barack Obama đã nêu ra « nghĩa vụ tinh thần » đối với Lào, đất nước gánh chịu nhiều trận bom trong chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ sẽ viện trợ 90 triệu đô la để tháo gỡ bom mìn chưa nổ trên đất Lào và hỗ trợ các nạn nhân.
Là tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên công du Lào, ông Barack Obama tuyên bố : « Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ có nghĩa vụ tinh thần phải giúp đỡ nước Lào hàn gắn các vết thương ». Ông loan báo viện trợ 90 triệu đô la trong vòng ba năm, thêm vào số 100 triệu đô la mà Washington hỗ trợ từ 20 năm qua để rà soát, phá hủy bom mìn còn sót lại.

mardi 24 juillet 2012

Lào : Casino, ma túy và xác chết bên bờ Mêkông


Khu vực Tam giác vàng
(Le Point 19 -25/07/2012) Nằm ngay giữa khu Tam giác vàng, bên bờ phía Lào của dòng sông Mêkông, casino mới toanh Kings Romans thuộc đặc khu kinh tế nhượng cho Trung Quốc với các khách sạn, sòng bài sang trọng, cũng là bức bình phong cho các giao dịch ma túy.

Tiếng ầm ì của các công trường đối nghịch với vẻ duyên dáng của những ngọn đồi xanh rì hiền hòa của miền bắc nước Lào. Con đường gập ghềnh bỗng biến thành một đại lộ bê-tông vắng vẻ, hai bên chạy dài những cột đèn đường với những bóng đèn hình thiên nga bằng nhựa.

Chúng tôi đang trên đường vào đặc khu kinh tế Tam giác vàng, vương quốc của một casino khổng lồ còn mới toanh của Trung Quốc : Kings Romans. Tại đây, đồng kíp của Lào không có giá trị sử dụng, người ta thanh toán bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, đồng bạt của Thái hay bằng phỉnh nhựa. Những bảng hướng dẫn được viết bằng tiếng Hoa hay tiếng Anh, còn đồng hồ thì chỉ giờ Bắc Kinh.

Casino Kings Romans bên dòng Mêkông trên đất Lào, ảnh do một du khách chụp.
Từ khi mở cửa vào năm 2009, casino Kings Romans, nằm ở bờ phía Lào bên dòng sông Mêkông, ngay trung tâm khu Tam giác vàng huyền thoại, đã thu hút sự chú ý của toàn vùng. Phức hợp với chiếc vương miện khổng lồ thô kệch ngự trị bên trên có thể nhìn thấy được từ bờ sông phía Thái Lan. Cách đó khoảng vài trăm mét về phía thượng lưu, cảnh vật bên Miến Điện dần dần hiện rõ. Bên trong khu vực này là cứ địa của các xưởng chế tạo ma túy tổng hợp lậu để đưa sang Thái Lan, có doanh thu hàng tỉ euro. Casino đã khéo chọn địa điểm xây dựng.

« Bạn muốn tìm hiểu thêm về những gì diễn ra ở Kings Romans à ? Chúng tôi cũng muốn biết lắm ». Cách đây vài tuần, một nhân viên của Cơ quan chống ma túy và tội phạm Liên Hiệp Quốc đã thở dài nói với chúng tôi như thế, trong một quán cà phê sang trọng ở Bangkok.

Phải nói rằng trường hợp trước đó của Golden Boten City (đọc tại đây) nằm ở miền bắc nước Lào đã không làm cho những người thiếu thực tế lo lắng mấy. Casino này đã phải đóng cửa vào tháng 4/2011 dưới áp lực của công an Trung Quốc : bọn đầu gấu ở đây có thói quen đáng ngại là đánh đập, tra tấn và thậm chí sát hại các khách hàng không chịu trả nợ cờ bạc. Thành phố « Laos Vegas » phù du đã trở thành một thành phố ma : đội ngũ gái điếm đông đảo đã bỏ đi, du khách Trung Quốc không còn đến nữa, các công trường xây dựng không bao giờ hoàn thành. Một chuyên gia khu vực nhận xét : « Họ đã phạm sai lầm là ở quá gần biên giới Trung Quốc ».

« Tôi thực sự không ưa chỗ này, quá nhỏ, là một cái làng thì đúng hơn ». Bing, một nhân viên người Miến Điện làm việc cho một trong các khách sạn của Kings Romans bày tỏ như thế. Toàn bộ lãnh địa Trung Quốc ở Ton Pheung hiện nay mới trải dài khoảng vài trăm mét. Những dự án quy mô được loan báo (xây dựng một sân gôn, các khu dân cư, một đường băng sân bay…) có thể đã hình thành. Những tòa nhà mênh mông nhái theo kiến trúc Hy Lạp – La Mã với những pho tượng đường bệ cũng là hàng nhái, kiêu hãnh đứng ở mặt tiền. Casino tỏ ra tương phản với nét đẹp của thôn quê Lào xung quanh.

Ở bên trong, những sảnh lớn tráng lệ bày ra hàng chục bàn chơi bài baccara hay black jack chỉ đầy được chừng phân nửa, với những con bạc giàu có người Thái hay người Hoa. Một số tay chơi đeo headphone, chăm chú lắng nghe lệnh của ông chủ đang chỉ đạo từ xa. Tại Kings Romans, nền nhà được lát đá cẩm thạch, các hàng cột bằng cẩm thạch giả, thang cuốn thì đang bị hư. Vài khách sạn sang trọng, các salon mát-xa với các áp-phích quyến rũ (bảo đảm là phê đến nơi đến chốn), một câu lạc bộ luôn hoang vắng như sa mạc, với một nhúm hàng quán của người Trung Quốc lấp đầy khung cảnh.

Theo Bing, thì đa số nhân viên khu này là người dân tộc Shan ở Miến Điện, bên kia bờ sông. Một bức điện ngoại giao của đại sứ quán Mỹ ở Vientiane đề ngày 22/02/2010, bị WikiLeaks tiết lộ, cho biết việc tuyển dụng hàng loạt người Miến Điện là để đổi lấy việc ngưng tấn công các con tàu vận chuyển vật liệu xây dựng cho Kings Romans. Hơn nữa, khúc sông Mêkông này là lãnh địa của Naw Kham, thủ lãnh chiến tranh người Miến Điện chuyên cướp bóc các tàu hàng trên sông. Người Trung Quốc nắm lấy kinh tế khu vực, dành phần lao động trên các công trường cho người Lào và việc chia bài cho hồ lỳ người Miến Điện. Món giải trí đặc thù ngay trung tâm một vùng đất nghèo khó của Lào.

Rửa tiền

Người ta không biết đầy đủ về Kings Romans, hoặc là biết quá nhiều. Tô giới này thuộc quyền sở hữu của một công ty bí mật đăng ký ở Hồng Kông là Kings Romans Group Ltd (Dokngiewkham), mà các chi tiết được các nhà đầu tư giấu kỹ. Chỉ biết là chủ tịch tập đoàn này, nhà đại tư bản Zhao Wei, xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở Hắc Long Giang thuộc vùng địa đầu phía đông bắc Trung Quốc, đã từng có kinh nghiệm ở Mong La.

Tại thành phố trên đây, thuộc bang Shan của Miến Điện giáp giới với Vân Nam, một loạt các casino đã bị ngưng hoạt động, vì Trung Quốc không thú vị lắm khi thấy các công dân mình bị các cơ sở chuyên rửa tiền thu được từ ma túy ở Miến Điện vặt lông. Tiếng đồn công khai là Lin Mingxian (tên thật là Sai Leun) - ông trùm ma túy và là thủ lãnh Mong La, cựu chỉ huy quân đội trong cái Đảng Cộng sản đã quá cố của Miến Điện, nay là người đứng đầu lực lượng dân quân thân cận với chính quyền Miến Điện - đã bỏ ra một phần trong số nhiều tỉ đô la cho vương quốc Kings Romans.

Đêm đến, màn sương phủ lên các tòa nhà một vầng hào quang nhiều màu sắc của hàng ngàn ánh đèn néon. Vào giờ này, một số nhân viên casino giải khát với một núi bia Trung Quốc tại Piaget Club, sàn nhảy disco duy nhất trong khu vực. Ngay lối vào, một cô gái mại dâm mặc chiếc váy đỏ đang ngồi xổm. Leo, một người phụ trách truyền thông khoảng ba mươi tuổi đang đứng chống tay ở quầy bar vắng ngắt. Mua nhà ở Trung Quốc, rồi việc làm, lương bổng, các câu chuyện trao đi đổi lại nhàm chán trong tiếng nhạc đinh tai.

Cũng giống như hầu hết các nhân viên người Trung Quốc, Leo từng phục vụ nhiều năm tại một casino trong khu vực Mong La. Nhưng chỉ cần nhắc sơ đến nạn buôn lậu ma túy là đủ để biến người thanh niên hoạt bát thành một pho tượng đá. Tại Kings Romans, nếu một số biết tường tận mọi việc, người ta vẫn không lắm lời. « Tối qua các ông có đến câu lạc bộ uống bia với một trong các nhân viên của casino » - hôm sau một người quản lý của Kings Romans Group nói với chúng tôi như thế, rõ ràng là rất thạo tin.

Không cần visa

Zheng Wenxin, phó chủ tịch của Kings Romans Group tại đây tiếp chúng tôi ở văn phòng, nằm trên tầng một của cơ quan nhập cư tráng lệ với mái vòm dát vàng nhìn ra sông Mêkông. Ở tầng dưới, những khách chơi đến từ Thái Lan hay Miến Điện được đóng cho một con dấu đặc biệt cho phép tạm trú trong khu vực. Ông ta khoảng năm mươi tuổi, trán hói, hai tay thọc trong túi áo blouson bằng da, đôi chân ngọ nguậy.

Tuyên bố của ông về nạn buôn lậu ma túy được mài dũa hoàn hảo : « Chúng tôi đến đây để tạo công ăn việc làm, chúng tôi muốn thay đổi. Việc vận chuyển ma túy trong khu vực đã là một truyền thống mang tính lịch sử, chúng tôi cố gắng làm những gì tốt nhất để chấn chỉnh cách nghĩ và cách làm ».

Để chứng minh, ông cho biết Kings Romans sẽ xây dựng một công viên giải trí chuyên đề về khu Tam giác vàng và việc trồng thuốc phiện, nhằm gầy dựng ý thức cho dân địa phương và các khách vãng lai. Nhà quản lý khẳng định, không có đồng vốn nào từ Miến Điện cả. « Đầu tư của chúng tôi được ước tính khoảng 1,2 tỉ đô la trong mười năm đầu. Tiền bạc đầu tư là từ các hoạt động thương mại và hậu cần của chúng tôi ở Macao ».

Một hoạt động sinh lợi nhiều cho đến nỗi trên danh thiếp của tập đoàn chỉ ghi « Bắc Kinh – Thiên Tân – Côn Minh – Vientiane – Bangkok » chứ chẳng hề ghi Macao. « Làm gì có chuyện số tiền đó là từ Macao ! » - một người sành sõi về nạn buôn lậu bác ngay.

Sát nhân

Tam giác vàng phiên bản 2012 không giống như thời xưa nữa, nhưng vẫn còn những dư âm đáng kể. Ngày 26/09/2011, lực lượng Trung Quốc và Lào trong một cuộc tập kích đã phát hiện được hai bao đựng ma túy tổng hợp trị giá 1,5 triệu đô la ở ngay phía trước casino.

Nhâm nhi ly cà phê đá trong một trung tâm thương mại ở ngoại ô Chiang Mai, miền bắc Thái Lan, một người thông thạo đã thẳng thừng nêu ra sự phức tạp của vấn đề : « Casino được dùng làm điểm hẹn của bọn buôn lậu và cũng có thể được sử dụng làm địa điểm giao hàng. Nhưng cũng khó thể nói là ban quản lý của Kings Romans có can dự trực tiếp ».

Một xác thủy thủ Trung Quốc bị giết. Ảnh của một tờ báo địa phương Thái Lan.
Dù sao với vị trí địa lý thuận tiện và các phòng khách VIP sang trọng, Kings Romans là nơi lý tưởng để hoàn tất việc giao dịch thương mại một cách kín đáo nhất. Ngày 05/10/2011, tức mười ngày sau cuộc đột kích, mười ba thủy thủ Trung Quốc đã bị sát hại thô bạo chỉ cách đó có vài trăm mét, trên các chiếc tàu chở đầy ma túy tổng hợp.

Về mặt chính thức, thì vụ giết người này là do lầm lẫn của một đơn vị tinh nhuệ trong quân đội Thái Lan. Nhưng chẳng một ai tin cả, vì đầy những mâu thuẫn và câu hỏi không lời đáp, như tạp chí chuyên ngành Asies đã nhấn mạnh. Nếu liên hệ giữa các tàu trên với Kings Romans nhanh chóng được xác lập, thì nơi cung cấp và điểm đến của những chiếc tàu chở ma túy mà những kẻ sát nhân, kinh ngạc thay, đã bỏ lại, thì ít rõ ràng hơn.

Xác chết của các thủy thủ Trung Quốc những ngày sau đó đã được dòng sông Mêkông cuốn đi – dòng sông luôn giữ kín những bí mật của mình.

Nguồn lợi béo bở của Tam giác vàng

Là vùng sản xuất ma túy đứng thứ ba trên thế giới (sau Nam Phi và Afghanistan), Tam giác vàng là vùng đất gồm một phần đông bắc Miến Điện, tây bắc Lào và bắc Thái Lan. Đây là nơi những tàn quân thuộc sư đoàn 93 Quốc dân đảng Trung Quốc còn sống sót chạy đến đây sau thất bại của Tưởng Giới Thạch, đã tung hoành một thời gian dài, cùng với ông trùm ma túy nổi tiếng Khun Sa.

Hiện nay được sản xuất chủ yếu tại Miến Điện, ma túy được vận chuyển về phía nam bằng đường bộ và đường thủy. Nếu thuốc phiện lâu nay vẫn là loại ma túy được ưa chuộng, thì giờ đã phải nhường chỗ cho méthamphétamine, một loại ma túy tổng hợp dễ sản xuất hơn. Sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất tại Đông Nam Á. Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc, méthamphétamine hiện chiếm từ 80 đến 85% thị trường khu vực.


Các đặc khu « Trung Quốc »

Nhằm hạn chế ảnh hưởng của Thái Lan trên lãnh vực kinh tế, chính quyền Vientiane đã từ năm 2003 đã cho thành lập các « đặc khu kinh tế » để thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc. Những khu đất này được nhượng lại cho nhà đầu tư với thời hạn có thể lên đến 99 năm, với ý định phát triển các vùng du lịch xung quanh casino. Những đặc khu này còn mang ý nghĩa chiến lược, vì nằm trên trục R3A, con đường dự định nối liền Bangkok, thủ đô Thái Lan với Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc trong tương lai, và trở thành trục đường thương mại huyết mạch tại Đông Nam Á.

vendredi 20 juillet 2012

Lào : Thành phố casino trở nên thành phố chết


Khu vực Boten, thành phố casino Trung Quốc trên đất Lào.

(Le Monde) Đó là một dự án vàng được bọn mafia ưa thích. Boten Golden City, một phức hợp casino, khách sạn sang trọng, nhà hàng, cơ sở mát-xa ra đời vào năm 2004, trên diện tích 1.640 hecta rừng nhiệt đới, trong một « đặc khu kinh tế » nằm cách biên giới Trung Quốc vài trăm mét.

Casino bị cấm tại Trung Quốc, và để thỏa mãn đam mê tội lỗi, người Trung Quốc phải đốt các đồng nhân dân tệ trên các tấm thảm xanh của các quốc gia giáp ranh. Tại Miến Điện, tại Lào, các « địa ngục cờ bạc » mọc lên như nấm - những vùng đất phi luật lệ do bọn mafia kiểm soát, với sự đồng tình của chính quyền địa phương.

Đó là một dự án vàng, nhưng nay thì đã chấm dứt. Năm 2011, chính quyền tỉnh Vân Nam đã phải kết thúc các hoạt động của « thành phố vàng » này. Không gian kiến trúc xấu xí trộn lẫn gu thẩm mỹ tồi kiểu Hoa hiện nay – các tòa nhà màu vàng nhạt, hồng, xanh hay màu phân ngỗng, những cây cột nhái kiến trúc Hy Lạp, kích thước không cân xứng – nay đã trở thành một thành phố bị bỏ hoang.

Nguyên nhân của thất bại rất cổ điển : các tay chơi phá sản tự sát hay mất tích, các con nợ không trả nổi bị tay sai của bọn mafia thanh toán. Khammay, một hướng dẫn viên trẻ người Hoa nói : « Đôi khi cứ mỗi ngày người ta lại tìm thấy một xác chết ». Anh vừa nói, vừa dùng đũa đảo nhanh tô mì, tại một trong những quán ăn hiếm hoi còn mở cửa.

Hồi tháng Ba, chính quyền Lào đã chính thức loan báo việc đóng cửa các casino, và từ nay cấm mở thêm các casino khác, vì lý do an ninh. Theo Vientiane Times, nhật báo tiếng Anh của Lào, thì Boten sẽ được chuyển đổi thành trung tâm thương mại.

Khi dạo chơi trên những con đường hoang vắng của một thành phố vốn chưa bao giờ thực sự là một thành phố, người ta có cảm giác đang dạo qua cảnh trí của một bộ phim. Một casino thảm hại hãy còn mở cửa. Những tên đầu gấu mặc áo sơ-mi, miệng ngậm thuốc lá, thẩy ra những đồng phỉnh được các hồ lỳ đến từ Trung Quốc gom lại. Hai thợ cắt tóc người Hoa vẫn bướng bỉnh theo nghề, cũng như một vài cửa hàng bán quần áo. Biểu tượng châm biếm của một Trung Quốc lạc thú : một sex shop sừng sững ở mặt tiền một con đường lớn dẫn đến đồn canh biên giới.

Đó là những tàn tích cuối cùng của một thành phố, nơi mà người ta nói tiếng Tàu, tất cả đều được viết bằng chữ Hoa, và tất cả đều được trả bằng đồng tiền Trung Quốc.

Mời đọc thêm :

samedi 14 juillet 2012

Lào : Cỗ xe khổng lồ Trung Quốc lắm khi gây ngờ vực và thù ghét


Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong ngày 11/07/2012.

(Le Monde) Chính tại một đất nước đang bị ảnh hưởng Trung Quốc đè nặng, mà bà Hillary Clinton đã viếng thăm chớp nhoáng hôm thứ Tư 11/07/2012. Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên đến Lào kể từ chuyến viếng thăm của John Foster Dulles năm 1955, có thể ước lượng tại chỗ quyền lực của Bắc Kinh.

Trung Quốc đã đầu tư khoảng 4 tỉ đô la, trở thành một trong những đối tác chủ chốt của Lào, cùng với Việt Nam và Thái Lan. Từ năm 2011, Trung Quốc đã soán ngôi Việt Nam, tiến lên ngôi vị hàng đầu về đầu tư nước ngoài tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, chế độ cộng sản độc đảng lên nắm quyền từ sau chiến thắng của « cách mạng » năm 1975.

Nhưng sự xuất hiện của Trung Quốc, mà Washington không thể không nhận ra, cũng gây ra ngờ vực, thậm chí đôi khi là sự thù địch không che giấu. Điều này cũng minh họa cho sự nhập nhằng trong quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á khác, bị giằng xé giữa sự cần thiết phải giao thương với Bắc Kinh và phản xạ cảnh giác tự nhiên trước sự gần gũi đáng ngại về địa lý.

Tại Lào, Trung Quốc đè nặng lên đôi vai gầy của một quốc gia nằm lọt thỏm bên trong, thưa dân và đa chủng tộc. Ở thủ đô Vientiane, một trí thức không ưa mấy những chú « con trời », đã giễu cợt : « Khi người Tàu đi tiểu trên sông Mêkông, thì chính chúng tôi bị lụt… ». Khá căng đây!

Một trong những dự án lớn gây rất nhiều tranh cãi liên quan đến người Trung Quốc, là việc xây dựng một tuyến đường tàu cao tốc nối liền Côn Minh - thủ phủ tỉnh Vân Nam với Bangkok, chạy xuyên qua Lào. Tuyến đường này cho phép miền tây nam Trung Quốc có thể nhanh chóng nối với Malaysia và Singapore.

Đây là một dự án khổng lồ : phần nằm trên lãnh thổ Lào sẽ được Trung Quốc tài trợ 70%, khoảng 7 tỉ đô la. Tuyến đường này dài 480 km, trong đó có 200 km chạy qua các đường hầm và những cây cầu. Tuy vậy dự án này vào năm 2011 đã bị chính quyền Vientiane hoãn lại vô thời hạn. Có thể giải thích quyết định này qua những đòi hỏi của người Trung Quốc : họ đòi quyền sử dụng hàng trăm mét, thậm chí hàng chục kilomet đất tính từ hai bên đường tàu (trên suốt tuyến đường).

Mục đích của yêu sách này là lấy đất dùng cho nông nghiệp hay bất động sản, một thủ đoạn để thu hồi lại vốn bằng cách bóc lột trên lưng người Lào ! Hơn nữa, công trường xây dựng kéo theo việc hàng ngàn công nhân Trung Quốc tràn ngập vùng ngoại ô Luang Namtha, thủ phủ của một trong những tỉnh nằm gần biên giới.

Tại vùng giáp ranh Trung Quốc, một số nông dân đã biết được số phận đang chờ đợi họ một khi công trình xây dựng bắt đầu : « Tuyến đường sắt chạy ngang qua làng tôi, rồi con đường đằng kia sẽ chạy xuyên qua núi qua một đường hầm ». Bác Kumpan vòng tay diễn tả bao quát con đường nhựa, đồi núi với rừng rậm bao phủ xung quanh : « Nó sẽ đi xuyên qua đây, và chúng tôi sẽ phải di dời ».

Người Lào này là thành viên sắc tộc Khmou (11% dân số Lào), một người đàn ông 66 tuổi nhỏ thó. Ông sống ở Ban Guen, một ngôi làng nhỏ bé nép mình trong một thung lũng, sống bằng nghề làm muối. Kumpan tỏ ra lạc quan : « Người ta nói rằng chúng tôi sẽ được tái định cư ở bên kia, phía sau ngọn núi. Đối với tôi thì như vậy là ổn, cuối cùng tôi cũng được sống cùng gia đình trong một căn nhà chắc chắn… »

Luang Namtha
Tại Luang Namtha, các nhà buôn Trung Quốc đã có mặt đông đảo, làm chủ các cửa hàng trong một phần ngôi chợ nằm gần con đường chính, mang lại cho thành phố phương đông này dáng vẻ của một ngôi làng vùng Viễn Tây. Tại các thành phố trong khu vực, mặt tiền những cửa hiệu đầy những pa-nô chữ Hoa. Thip, một phụ nữ Lào đang coi tivi trong quầy hàng bán áo thun nhỏ bé nói : « Có cả một làn sóng các nhà buôn từ Trung Quốc sang, họ bán hàng điện tử, tivi, máy tính, điện thoại di động. Tôi vẫn chưa bị cạnh tranh nhiều, cho dù nhiều người Trung Quốc nhập khẩu một lượng lớn quần áo made in China ».

Ở khu vực « Tàu » trong chợ, các vị « thiên tử » đang ở đó, hàng chục vị. Trong một dãy các cửa hàng bán dụng cụ điện san sát nhau, ông Liu cho biết mình đến từ Hồ Nam, một tỉnh miền tây Trung Quốc. Với giọng pha thổ âm của quê hương Mao Trạch Đông, một chút ngờ vực trước người khách tò mò, ông ta nói : « Vâng, làm ăn được lắm… »

Vùng này đã bùng nổ công nghiệp cao su, và các công ty Trung Quốc hầu như là độc quyền. Một sự phát triển mà người dân địa phương không mấy ác cảm, cho dù một số chuyên gia lên án sự tham lam của các công ty Trung Quốc : họ buộc người Lào - thường không rành giá cả thị trường - bán mủ cao su cho họ với giá do họ ấn định.

Sen, một phụ nữ người Hmong (8% dân số Lào) 31 tuổi, sở hữu 1.000 cây cao su tại dãy đồi gần đó nói : « Người Trung Quốc đến đây và mua đủ mọi thứ, còn chúng tôi thì mua được hàng hóa Trung Quốc giá rẻ. Họ mang đến sự thịnh vượng ».

Kế hoạch khu vực của chính phủ Lào – theo như chuyên gia Danielle Tan ở Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đương đại (IRASEC) viết, thì nhằm « cố tình ve vãn Trung Quốc để tiết chế sự vượt trội của Thái Lan trong nền kinh tế Lào, và làm đối trọng trước sự lệ thuộc truyền thống về chính trị đối với Việt Nam ». Sự ủng hộ của Hà Nội, đồng minh của cách mạng Pathet Lào trong « cuộc kháng chiến chống Mỹ », mang tính quyết định trong sự sụp đổ của chính phủ Hoàng gia.

Chùa That Luang, nơi lưu giữ một sợi tóc được cho là của Đức Phật.
Tại thủ đô Vientiane, sự bùng nổ hiện diện của người Trung Quốc cũng làm dấy lên những làn sóng. Năm 2007, chính quyền ký hợp đồng với một tổ hợp quy tụ ba công ty Trung Quốc. Các công ty này sẽ xây dựng xung quanh một vùng đất sình lầy gần ngôi chùa nổi tiếng That Luang, biểu tượng của quốc gia, một phức hợp gồm nhà ở sang trọng, thương xá và nhà hàng. Vụ này gây dư luận ầm ĩ ngay cả trong một đất nước không có luật biểu tình - một số khu đất là sở hữu của các cán bộ đảng. Hậu quả là năm 2009 chính phủ đã phải hủy bỏ dự án.

Một doanh nhân Lào tâm sự : « Có những người đã bắt đầu nói rằng một số thành viên trong đảng đang bán rẻ đất nước cho người Tàu ». Một viên chức cao cấp cười ngất, bảo rằng : « Khi nghe nói về một China Town ở Vientiane, người ta chẳng ưa chút nào, chẳng ưa chút nào ! Nhưng chúng tôi sẽ tái thúc đẩy dự án, chỉ đơn giản không gọi nó là China Town nữa mà thôi ! »