Affichage des articles dont le libellé est Việt Nam Cộng Hòa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Việt Nam Cộng Hòa. Afficher tous les articles

dimanche 13 avril 2025

Bùi Chí Vinh - Vài suy nghĩ về chuyện Thích Nhất Hạnh được đặt tên đường ở Mỹ

 

Tình cờ trên mạng thấy thành phố New York chính thức có đường Thích Nhất Hạnh. Vậy là sao ?

Vậy là tôi "nể" nước Hoa Kỳ quá chứ sao. Còn nhớ trước 1975, không ai khác mà chính là Thích Nhất Hạnh đã bô bô lan truyền ra thế giới chuyện quân đội Mỹ ném bom giết gần hết xứ Bến Tre, với con số 300.000 nạn nhân trong Tết Mậu Thân (trong khi thời điểm năm 1968 đó thì thị xã Bến Tre chỉ có 70.000 dân).

Ấy thế mà Thích Nhất Hạnh không hề xin lỗi, không hề đính chính như bất cứ một người nào có liêm sỉ và lòng tự trọng. Thậm chí hôm nay Hoa Kỳ còn tri ân ông ấy bằng cách đặt tên đường. Tổng Thống cao bồi Trump chắc không biết chuyện này, chứ còn lâu ông mới giang tay đại lượng trước một kẻ vu khống trơ tráo như vậy.

vendredi 11 avril 2025

Trung Dũng – Tháng Tư, những câu ngắn


1.

Ba tao đã thng ba mày

Bây gi bi trn c mày ln tao

Đn bom, gươm súng tha nào

Vn còn mc kt trong bao t mình.

Vũ Thế Thành - Thị xã Quảng Trị, nỗi buồn đã mất

Tôi đến thị xã Quảng Trị hai lần. Lần đầu vào năm 2018, cách nay 7 năm, và lần hai vào đầu năm nay (2025). Hai lần, hai cảm giác khác nhau về thị xã.

Thị xã Quảng Trị trước đây là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị. Sau năm 75, thủ phủ tỉnh dời qua thành phố Đông Hà, cách thị xã khoảng 15 km về hướng (Tây) Bắc. Trong thị xã này có một cổ thành xây từ thời nhà Nguyễn. Năm 1972 nơi đây xảy ra trận đánh ác liệt, giành giật cổ thành, mà chu vi chỉ khoảng 2.000 mét.

Đầu tháng 4/72, Bắc quân vượt sông Bến Hải đánh xuống phía Nam, và một cánh quân khác từ phía Tây (Hạ Lào), đánh qua con đường số 9. Nam quân rút lui về sông Thạch Hãn (nơi có cổ thành), rồi tiếp tục lui quân từ thị xã về phía nam sông Mỹ Chánh (cực nam của tỉnh Quảng Trị). Chỉ trong vòng tháng 4/72, hầu hết tỉnh Quảng Trị rơi vào tay Bắc quân.

mercredi 9 avril 2025

Võ Ngọc Sỹ - "Phồn vinh giả tạo"

"Thập niên đầu sau thống nhất, lần đầu tiên trong lịch sử, người dân Sài Gòn phải ăn cơm độn, từ khoai sắn đến bo bo...".

Đây là câu mở đầu của báo VnExpress. Ủa, báo chí chính thống gọi từ thống nhất vì trong ngữ cảnh này không thể dùng từ giải phóng hay sao vậy? Chứ thấy các kênh khác còn ra rả giải phóng à nha.

Trong ảnh là một số hàng hóa tiêu biểu được sản xuất ở Sài Gòn trước 1975.

lundi 7 avril 2025

Trương Thanh Liêm - Giải phóng Miền Nam và giải phóng nước Mỹ


Thị trường chứng khoán Mỹ hôm nay giống y chang Miền Nam Việt Nam năm 1975.

Ban đầu mất từng tỉnh, còn nghe ngóng xem Quốc Hội Mỹ có thay đổi … viện trợ trở lại ?

Y như mỗi ngày chứng khoán mất 1 ngàn điểm, chờ phản ứng của Quốc Hội Mỹ.

samedi 5 avril 2025

Bông Lau – Giá trị Mỹ


Các chính khách Mỹ đã phản bội đồng minh Việt Nam Cộng Hòa, dẫn đến cái chết đau thương của một chính thể dân chủ. Nhưng những người Mỹ có lương tâm, nhân ái hào hiệp và yêu lý tưởng tự do còn rất nhiều.

Họ là biểu tượng của giá trị Mỹ có từ thời lập quốc cách đây mấy trăm năm, khi cha ông họ cũng trốn chạy từ những vùng đất bất hạnh khắp nơi trên thế giới. Để thành lập một quê hương thứ hai có tự do dân chủ cho đến bây giờ. Quê hương yêu quý này có tượng Nữ Thần Tự Do, là biểu tượng ánh đuốc soi sáng lý tưởng và giá trị Mỹ.

Khi bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa, người Mỹ không buộc phải cứu vớt người tị nạn Việt Nam ở thời điểm 30 tháng 4 năm 1975 và sau đó là những thuyền nhân “boat people” sau năm 1975. Nhưng vì trách nhiệm, lòng hào hiệp, và nhân đạo.

vendredi 4 avril 2025

Bùi Chí Vinh - Nghĩ về bài nhạc "Rừng lá thấp" của Trần Thiện Thanh

 

Đây là bài nhc lính Vit Nam Cng Hòa

Nhưng hi b đi chúng tôi ca liên tc

Chúng tôi thiếu nhc tình, nhc nói v s tht

V cuc sng chúng tôi gia rng núi sình ly

mardi 1 avril 2025

Từ Thức - Trịnh Công Sơn và những ngày Văn khoa

(Gởi những người bạn Sài Gòn ngày xưa)

Những người muôn năm cũ, Hồn ở đâu bây giờ ? (VĐL)

Một ngày đầu tháng Tư (2001), tôi lên phi trường Charles de Gaulle đón một người bạn từ Việt Nam qua. Trên xe về Paris, anh ta hỏi : Cậu có nghe tin về Trịnh Công Sơn (TCS) ? Tôi gật đầu : mấy hôm trước, có người gọi dây nói cho hay Sơn vừa từ trần.

Anh bạn nói đám tang Sơn rất đông. Người ta ở đâu đổ về như kiến, chật cả đường phố. Quen có, lạ có. Không đủ chỗ đặt vòng hoa phúng điếu. Tôi nói với ông bạn : Như vậy, cái xứ của ông vẫn còn văn minh, vẫn còn thuốc chữa.

Đó là cái tin lạc quan nhất về Việt Nam mà tôi được nghe từ nhiều năm nay. Dostoievski nói : Cái đẹp sẽ cứu vãn nhân loại. C’est la beauté qui va sauver le monde. Bỏ công ăn việc làm , đến tiễn đưa một thi sĩ - TCS trước hết là một thi sĩ, tác phẩm TCS là những bài thơ phổ nhạc - chứng tỏ người ta còn nghĩ đến cái đẹp, người ta còn có tâm hồn.

Phạm Công Luận - Bà Tư quáng gà và gánh chè đêm

 

Nửa thế kỷ trước, món chè của bà Tư Từ như một huyền thoại của đám con nít ở Phú Nhuận.

Dù nó chẳng mắc mỏ gì, cũng chỉ là món ăn vặt của người bình dân thôi mà hôm nào ăn được món chè thơm ngon đó thì thật là sung sướng. Có lý do để luôn thèm luôn tiếc là bà thường đi qua xóm rất nhanh, mới nghe tiếng rao đã biến mất nên dễ bị hụt ăn. Có khi thấy bà dừng bước trước nhà, chạy vô xin người lớn mua cho thì bà đã đi đâu mất. 

Khi tôi nhắc về món chè của bà Tư Từ, chị Yến con của bà rơm rớm nước mắt. Câu chuyện khiến chị nhớ gánh chè của má chị quá chừng quá đỗi. Lâu nay tuy được nghe nhiều những lời khen về gánh chè hồi xưa đó, mỗi lần như vậy chị lại cồn cào nhớ người mẹ đã khuất bóng từ lâu. Món chè đó tuy đơn sơ giản dị thôi nhưng được mẹ chị nấu bằng sự tận tụy của một phụ nữ mê làm bếp, đã nấu thì phải làm sao cho thật ngon.

vendredi 28 mars 2025

Dương Quốc Chính – Phạm Ngọc Thảo có phải Việt Cộng không ?

Mình mới xem video phỏng vấn tướng Nguyễn Chí Vịnh trên YouTube của kênh M21. Kênh này chắc có người nhà với bên quân đội, thấy địa chỉ ở Lý Nam Đế, mà phỏng vấn được nhiều nhân vật quan trọng.

Ông Vịnh kể lại chuyện do ông Ba Quốc, tình báo Cục 2 nằm vùng ở tình báo Việt Nam Cộng Hòa, kể lại chuyện thời còn hoạt động. Đoạn nói về ông Phạm Ngọc Thảo, chính ông Quốc chỉ ngờ ngợ ông Thảo là người của "ta", đến năm 85 mới kể cho ông Vịnh như vậy.

Sau này nhà nước có truy tặng huân chương cho ông Thảo, nhưng mình không thấy có bằng chứng gì cho thấy là ông Thảo là người của cộng sản. Theo mình thì ông ấy chỉ là cảm tình viên, đại khái là người có tinh thần dân tộc, ông ấy cũng rất thân thiết với anh em ông Diệm và được tin cậy.

samedi 22 mars 2025

Lê Huy Lượng – Việt Nam Cộng Hòa thời tổng thống Diệm cứu trợ người tị nạn Tây Tạng

Đúng 60 năm trước, người dân Tây Tạng đã nổi dậy đòi độc lập, sau 9 năm "chung sống hòa bình" với Trung Cộng. Cuộc nổi dậy - từ 10 đến 23/03/1959 - đã bị quân đội chiếm đóng của Trung Cộng đàn áp đẫm máu.

Để tránh bị bắt cầm tù, lãnh tụ của dân Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt Ma đã phải chạy trốn khỏi thủ đô Lhasa. Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu cuộc hành trình gian lao nguy hiểm bằng đường bộ, từ ngày 17/03 và đã đến Ấn Độ an toàn vào ngày 30/03.

Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, dười thời tổng thống Ngô Đình Diệm, đã tức tốc gửi gạo và hiện kim đến Ấn Độ để cứu trợ những người Tây Tạng đào thoát đến đây. Tổng cộng, chính Việt Nam Cộng Hòa là một trong những quốc gia gửi cứu trợ nhiều nhất cho người tị nạn Tây Tạng, chỉ sau Hoa Kỳ và Ấn Độ. Một phái đoàn đại biểu của người dân và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng đã sang tận nơi để vấn an đức Đạt Lai Lạt Ma...

jeudi 20 mars 2025

KD - Mặt trận Tiểu khu Darlac 10/3/1975

Nguyễn Ngọc Chính : Tôi nhận được email của Nguyễn Văn Hoa, người bạn đồng môn trường Trung học Ban Mê Thuột ngày xưa. Anh Hoa có viết một câu thật cảm động: “Hôm nay, một tuần sau ngày giỗ 50 năm thị xã Ban Mê Thuột và tỉnh Darlac gục ngã, tôi vừa khóc vừa đọc lại bài "Mặt trận Tiểu khu Darlac 10/3/1975" do một người ký tên tắt KD trích lại.  Xin được chia xẻ với quý đồng môn Ban Mê Thuột ”.

Xin đăng lại nguyên văn những dòng dưới đây của tác giả KD để gửi đển các thân hữu và đồng môn “hồi ức” một ngày tang tóc của xứ “Buồn Muôn Thuở” 50 năm về trước. Những hình ảnh đi kèm do NNC sưu tầm trên mạng.

Từ 9 giờ 30 sáng ngày 10 tháng 3 năm 1975, các mũi tiến quân của Cộng quân từ hướng bắc và hướng tây bắc đã hoàn toàn tràn ngập trung tâm thành phố và tập trung nỗ lực tấn công Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu nằm trên đại lộ Thống Nhất.

Dương Công Quan – Ngày này tháng này

* Quá khứ là một phần của lịch sử.  Quá khứ là những thân cây mà hiện tại là chiếc lá. Nếu có chiếc lá phủ nhận những thân cây kia thì chẳng khác nào phủ nhận một phần thân thể đã tạo ra.

* 20/03 là ngày sinh nhật của Thu Ba. Cách đây 50 năm, khởi đầu là ngày 20/03/1975 những chiếc xe đò chở chật cứng người từ Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi chạy vào Nam đã chạy ngang qua thị trấn Bình Định là nơi tôi đang trấn giữ. Ngày bà xã tôi Thu Ba tròn 20 tuổi đang mang bầu đứa con đầu lòng của chúng tôi. Tin tức trên báo chí trên đài phát thanh nghe được là Tổng Thống Thiệu sẽ bỏ từ đèo cả Tuy Hòa.

Không khí ngộp thở bao trùm, người dân của thị trấn cũng đã lục đục gồng gánh nhau đu theo những chiếc xe đò chạy loạn. Họ chỉ biết chạy về hướng Nam. Chạy và chạy mà không biết sẽ chạy về đâu khi phía sau lưng là chiến tranh rượt đuổi. Hai vợ chồng tôi cũng vậy. Tôi không thể đi vì nhiệm vụ phải ở lại. Tôi đưa Thu Ba lên một chiếc xe đò theo đoàn người chạy loạn để về Ninh Hòa. Dù sao đó ở đó có còn nhà ba má của tôi.

lundi 17 mars 2025

Nguyễn Ngọc Chính - Chuyện dài chiếc radio tại Việt Nam


Ngày còn bé tôi vẫn thầm tự hỏi tại sao con người có thể thu nhỏ để chui vào trong một chiếc hộp nhỏ xíu, để từ đó phát ra đủ thứ âm thanh mà mọi người (từ ông già bà cả cho đến trẻ ranh như tôi) phải nghe một cách chăm chú đến như vậy?

Không phải chỉ có một người mà có đến rất đông người chờ sẵn trong đó. Chỉ cần chờ một động tác là họ thay nhau thay đổi từ ca hát cho đến nói chuyện bao gồm cả đàn ông lẫn đàn bà, một cách bí ẩn.

Lớn hơn chút nữa tôi mới khám phá cái hộp đó chính là chiếc “radio” chạy bằng đèn điện nhỏ có cái tên Philips. Nhỏ xíu nhưng lại rất huyền diệu, lúc nào cũng chờ người trong nhà bật lên để nghe những gì mình thích…Từ ca nhạc giải trí cho đến tin tức thời sự khắp mọi nơi!

samedi 15 mars 2025

Kalynh Ngô - Người lính già xa quê hương

Quan Dương : Bài viết trên Việt Báo Daily News số ra ngày 14/03/2025 của Kalynh Ngô. Cô nhà báo này thuộc thế hệ thứ hai lớn lên tại Mỹ sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Trong lịch sử thế giới, Việt Nam là dân tộc đã trải qua một cuộc nội chiến với kết quả là bản án tử kết thúc chế độ tự do dân chủ miền Nam ngày 30/4/1975.

Hơn ai hết, những người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) năm xưa hiểu rõ cảm giác “bị lừa dối” hoặc “bị phản bội” từ bản Hiệp Định Paris do Henry Kissinger và Lê Đức Thọ thỏa thuận sau lưng chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, với sự ủng hộ của Tổng Thống Richard Nixon lúc đó.

Vì thế mà kể từ khi Putin phát động cuộc tấn công xâm lược Ukraine ba năm trước, người dân Việt Nam luôn tỏ rõ lập trường cùng với các lãnh đạo Châu Âu đứng về phía dân tộc và đất nước Ukraine, trừ chính quyền cộng sản Việt Nam đã hai lần bỏ phiếu trắng nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

mardi 11 mars 2025

Đặng Đình Mạnh - Chiến thắng ngày 30 tháng Tư để làm gì ?

Chiến thắng ngày 30 Tháng Tư để làm gì rồi phải ca ngợi hoặc thực hiện những điều mà chính thể Việt Nam Cộng Hòa đã từng thực hiện cách nay 50 năm?

Tương tự như vài video với nhân vật chính là ông Tô Lâm, trong đó, ông bày tỏ sự tiếc nuối về thành tựu trong thập kỷ 60 của Sài Gòn, đô thành một thời của chính thể Việt Nam Cộng Hòa trước đây. Theo lời ông Tô Lâm trong video, lân bang khi ấy như Tân Gia Ba đã nhìn về Sài Gòn với sự ngưỡng mộ như thế nào…

Vài bạn đã gởi cho tôi các video ấy, nay lại hồ hởi gởi cho tôi thông tin Bộ Chính trị của đảng Cộng Sản trong nước quyết định miễn học phí giáo dục, từ mầm non đến hết trung học với ngụ ý đầy tích cực.

lundi 10 mars 2025

Trần Hoài Thư - Quán đợi hoàng hôn

Lời tác giả: Truyện ngắn này được viết từ Quán La Souris Blanche, ngã tư đường Y Jút và Ama Trang Long (Ban Mê Thuột)

Khi lên thị trấn miền núi này vào một ngày cuối năm, tôi đã mang theo hình bóng cô độc in trên những con đường rét run hơi lạnh.

Đây là một thị trấn lạ.  Những vách nhà gỗ thông, những bức tường vôi còn hoen ố bụi bùn đỏ, những người Thượng hay Kinh, những con đường phượng khô hay những con đường thiếu ánh nắng, tất cả như mờ đi trong đôi mắt mỏi. Và bụi đỏ, lớp lớp phủ đầy trời đất và những khóm hoa sứ trắng nõn như những bông tuyết. Tôi đã có mặt, một thân, một bóng, cô độc trùng trùng.

Võ Như Quốc - Những ngày cuối cùng ở Ban Mê Thuột


Rạng sáng ngày 10 tháng Ba, đạn pháo bắt đầu nổ. Trong phòng, một vài thương bệnh binh thức giấc bật dậy xầm xì: “Việt Cộng pháo kích!”. Hình như tiếng pháo đâu hướng cầu 14, trại Mai Hắc Đế, hay trung tâm huấn luyện sư đoàn gì đó.

Ở xứ cao nguyên này, chuyện Việt Cộng pháo kích không còn là lạ. Một vài anh thương binh nặng tiếp tục ngã lưng tìm giấc ngủ. Tôi đếm xem lần này Việt Cộng pháo bao nhiêu trái để sáng mai ra câu lạc bộ uống café có “số liệu” tán dóc.

Pháo vẫn nổ, tiếng pháo ngày càng nghe gần và dồn dập hơn, tôi không còn đếm nổi nữa, linh cảm đây là điều bất thường. Ngoài sân, y tá, lính cơ hữu của Quân Y Viện lăng xăng chạy tới lui. Trong phòng, không còn một ai có thể yên tâm nằm tiếp, mọi người tụ tập ngoài sân theo từng nhóm nghe ngóng tình hình. Tiếng súng cá nhân bắt đầu nổ đủ mọi hướng, tiếng AK nghe rõ mồn một.

Nguyễn Ngọc Chính - 10.3.1975, khởi đầu từ Ban Mê Thuột


Ông bà ta thường nói: “Vạn sự khởi đầu nan” để diễn tả sự phức tạp và khó khăn trong việc bắt đầu một công việc, một dự án hoặc một cuộc sống mới. Bài viết này không những mang hàm ý đó mà còn ở một quy mô lớn hơn, có tầm ảnh hưởng đến cả một đời người, lại còn mang ý nghĩa đến đời con, đời cháu.

Trong chiến tranh Việt Nam, ngày 10/3/1975 Ban Mê Thuột thường được mệnh danh là “sự khởi đầu của một kết thúc”. Tất cả được bắt đầu từ xứ “Buồn Muôn Thuở”, một cái tên đầy thi vị nhưng cũng đầy bi thương dẫn đến sự sụp đổ ngày 30/4/1975 tại Sài Gòn.

Đó cũng là “cột mốc đổi đời” hiểu theo cả hai nghĩa đối với người Việt. Với người (tạm gọi là “lạc quan”) đó là ngày “thống nhất đất nước”. Còn đối với “người bi quan” thì đó lại là “xuất phát điểm” của cuộc “di tản chiến thuật” từ một đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh sang những vùng đất mới.

Uyên Vũ –Ban Mê Thuột thất thủ ngày 10 tháng Ba, Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu sụp đổ

Đúng 50 năm trước, ngày 10/3/1975, Ban Mê Thuột thất thủ, khởi đầu cho sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa.

Những ngày tháng đó, tôi đang học lớp 9, đã ý thức được hoàn toàn sự khủng khiếp và tang thương của chiến tranh, đã biết lo âu vì tương lai... Nhưng cùng với đám bạn học, chúng tôi vẫn đùa cợt để giảm nỗi căng thẳng đang đè nặng trên từng gia đình.

Ngày 28/3/1975 hai anh em tôi cùng với đoàn người chạy loạn từ Bảo Lộc đi ngược lên hướng Đà Lạt, vì Quốc lộ 20 về hướng Sài Gòn đã bị cắt đứt ngay Định Quán, để tìm đường về Sài Gòn.