Hôm trước ông Sĩ Dũng có đăng bài ca ngợi
ông 3X là nhân cách lớn.
Tất nhiên đánh giá ai thế nào là quyền của
mỗi người thôi. Nhưng phát ngôn hay cách hành xử của mỗi người nó thể hiện nhãn
quan chính trị, kiến thức, nhận thức và tư cách của người đó. Cách đánh giá
cũng phụ thuộc vào nhận thức của người đọc.
Ông Sĩ Dũng là một cựu quan chức, nên việc
ăn cây nào rào cây ấy, thì không có gì lạ. Nên cũng chả trách được. Chỉ có điều
là có thể bị đánh giá về nhận thức, như bên dưới.
Cách đây vài hôm, tôi có đăng trên Facebook
của mình dòng trạng thái khẳng định nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một
nhân cách lớn. Nhận định của tôi được rất nhiều bạn ủng hộ, nhưng số bạn phản đối
cũng không ít. Một số bạn còn xúc phạm cá nhân rất nặng nề.
Văn hóa cư xử như vậy thật đáng buồn!
Nhưng những đánh giá trái chiều nhau là hoàn toàn dễ hiểu, lý do là vì chúng ta
được tiếp cận những nguồn thông tin khác nhau và có điều kiện để biết về sự thật
khác nhau.
Tuy nhiên, có hai sự thật mà tất cả chúng
ta đều biết. Xin được phân tích về hai sự thật này để các bạn tham khảo.
Bác
3X dường như đang trỗi dậy thành một "nhân cách lớn" (Nguyễn Sĩ
Dũng), sau một thời gian dài làm người tử tế. Thế thì Việt Nam bỗng dưng lại có
hai nhân cách lớn ở thế đối nghịch nhau là bác Trọng và bác 3X?
Mình
rất hóng ý kiến chỉ đạo của anh em tuyên giáo, đặc biệt là team để tang bác mấy
hôm trước. Không chơi đi hai hàng nhé! Tóm lại nhân cách nào lớn hơn?
Anh
em bò đỏ là chúa hay chửi bọn phản động là xét lại. Vậy thì pha rũ bùn đứng dậy
sáng lòa này có được tính là xét lại hay không?
Sáng qua, một vị tướng lão thành từng giữ
một vị trí đầy quyền lực trong ngành công an điện thoại nói chuyện rất lâu sau
khi đọc bài của tôi. Ông cho rằng, nếu như tinh thần xây dựng một nhà nước pháp
quyền từng thắng thế trong thập niên 2000s thì nay, tinh thần đó đã bị bóp chết.
Trước Hiến pháp 1992, nhà nước của chúng
ta là nhà nước chuyên chính vô sản. “Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị
hay lực lượng cầm quyền”. Cho dù không tuyên bố thì sau Hiến pháp 1992, từ hình
luật, dân luật cho đến các luật chuyên ngành khác đều được Việt Nam xây dựng
trên tinh thần hướng tới nhà nước pháp quyền. Đặc biệt, Quốc hội đã phải sửa
hàng trăm điều luật cho tương thích dần với các quốc gia mà ta làm ăn với họ
[BTA với Mỹ, WTO, TTP…].
Sáng 01-01-2010, đại biểu Quốc hội Nguyễn
Minh Thuyết khẳng định: Vinashin thực sự đã sụp đổ mặc dù “có thể dùng từ ngữ
nhẹ nhàng hơn theo truyền thống tu từ của mình”.
Theo ông: Sự sụp đổ đó “đã trút lên
vai đồng bào món nợ khổng lồ không dưới 100.000 tỉ đồng. Món nợ mà một tỉnh thu
nhập cỡ 1.000 tỉ đồng một năm phải làm quần quật không mua sắm, ăn uống, may mặc
gì suốt một thế kỷ mới trả nổi...”.
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đã trân trọng
đề nghị: “Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức để Quốc hội biểu quyết thành lập
ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm của các thành viên Chính phủ. Trên cơ sở
đó, vào thời gian cuối kỳ họp bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viên
Chính phủ có liên quan. Để tạo điều kiện cho công tác điều tra của ủy ban lâm
thời, tôi đề nghị Quốc hội tạm đình chỉ chức vụ của các vị cần được điều tra”.
Báo
Người Lao Động đưa tin và hình ảnh chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng “Đoàn công
tác Trung ương” - gồm ba cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang,
Nguyễn Xuân Phúc và cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - dâng hương Nhà lưu niệm Tôn
Đức Thắng.
Có
mấy điều giới săn tin chính trường Việt Nam khó thể không chú ý:
1.
Lần đầu tiên công khai một “đoàn công tác trung ương” gồm nhiều cựu chủ tịch
nước đến vậy. Đặc biệt đoàn công tác này lại có cả người từng là thủ tướng
quyền lực nhất Việt Nam xưa nay Nguyễn Tấn Dũng.
Cho dù rất kính trọng Phó thủ tướng Vũ
Khoan, trong bài viết này, tôi không nói về tài đức của cá nhân ông mà xin nói
về trường hợp của ông như một điển hình về công tác cán bộ.
Theo ông Phan Văn Khải, khi thăm dò
ý kiến chuẩn bị nhân sự cho Đại hội X, các ban ngành đánh giá ông
Vũ Khoan cao hơn Nguyễn Tấn Dũng. Một trong những “ban, ngành” nhiệt
tình ủng hộ ông Vũ Khoan là Ban Nghiên cứu của thủ tướng.
Chưa
thấy UBND huyện Nhà Bè và Sở Xây dựng trả lời báo Tuổi Trẻ vụ việc sông Rạch
Đĩa - Phước Long Nhà Bè bị “chủ một biệt thự lớn” dùng xà lan và xe ben đổ đất,
lấn chiếm hàng nghìn m2, dù báo Tuổi Trẻ Online đã đăng bài phản ánh từ tháng trước
[13-11-2022].
Theo
một cán bộ địa phương thì ngay cả sau khi báo Tuổi Trẻ lên tiếng, Chính quyền
vẫn chỉ quan sát từ phía sông chứ không thể vào bên trong khuôn viên của tòa
biệt thự.
Thăng
trầm của gia tộc ông Nguyễn Tấn Dũng không chỉ là chuyện một gia đình, mà còn
ẩn chứa nhiều chuyện thú vị.
Từ
chỗ phải "từ quan" lui về ở ẩn theo kiểu "làm người tử tế"
chứ không phải chế độ cố vấn hay đại nguyên lão, anh Ba Dũng giữ thái độ của
một người chấp hành, sống lặng lẽ tại thành phố Hồ Chí Minh.
Các
con anh Ba, đồn đoán là sẽ "bít cửa" chuyện quan trường, và những
động thái tiếp theo cũng cho thấy như vậy.
Giờ
mà nói về vị thủ tướng mới tại nhiệm 2 tháng thì chưa đủ dữ liệu. Thường thì
báo chí Mỹ chỉ bàn về tân tổng thống Mỹ sau 100 ngày cầm quyền. 100 ngày đó có
thể dự đoán nhiều điều cho một nhiệm kỳ 4 năm, nhưng cũng rất dễ lầm lẫn.
Ở
Việt Nam, khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cầm quyền được 200 ngày (100 ngày chưa
đủ dữ liệu) tôi bắt chước báo Mỹ, làm một chuyên đề về 200 ngày của Dũng trên
tờ Tuổi Trẻ của mình. Chuyên đề này sau đó được trao giải nhất báo chí TP HCM.
Nói thật tình dù rất khiêm tốn, lúc ấy báo chí cả nước chưa ai có ý tưởng làm
một chuyên đề như vậy về một đương kim thủ tướng của Việt Nam.
Oái
ăm thay, cũng vì chuyên đề đó mà sau này, khi ông Dũng thất bại, tôi đã bị một
số đồng nghiệp đá đểu vì...dự đoán sai.
Lê Trương Hải
Hiếu đã bị loại khỏi tham vọng ‘thành ủy viên’. Trước Đại hội XII, khi bố đang
nắm quyền điều hành Đại hội thành phố, Hiếu cũng đã bị các đại biểu Sài Gòn
đánh rớt. Nhưng, sau đó Đinh La Thăng đã rất... chính trị với "anh
Hai" bằng cách xin cho Hiếu một phần đặc cách.
Khi chỉ định Hiếu
bổ sung Thành ủy viên, Ban Bí thư đương nhiệm đã có một thỏa hiệp đi ngược với
chính trị địa phương.
Trước Đại hội XI,
Lê Thanh Hải cũng chỉ đắc cử Ban chấp hành áp chót. Thay vì với uy tín ở địa
phương thấp như thế, Trung ương phải điều ông Hải đi. Nhưng, khi Nguyễn Tấn
Dũng đang mạnh thì Trung ương khó mà đụng tới Lê Thanh Hải. Cái thế lực giữ Lê
Thanh Hải ở lại Sài Gòn làm Bí thư đã khiến cho những ung nhọt của Thành phố
này càng thêm khó chữa.
Ngày 2.6.2015,
Thủ tướng Dũng trực tiếp ký quyết định 752/QĐ-TTg sáp nhập Đài truyền hình kỹ
thuật số VTC thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông do bộ trưởng Son quản lý vào
VOV-Đài Tiếng nói Việt Nam.
VOV chuyên nói,
bỗng dưng chả mất xu nào lại có cả phương tiện truyền thông... hình VTC.
Sáu tháng sau
ngày 14.12.2015, Lê Mạnh Hà, con trai của đại tướng Lê Đức Anh thay mặt Văn
phòng Chính phủ ký công văn số 2678 công bố ý kiến cũng của Thủ tướng Dũng,
nhưng lần này là cho phép Tổng công ty viễn thông
MobiFone cũng của bộ Thông tin và Truyền thông, tức là cũng thuộc quyền quản lý
của bộ trưởng Son, mua AVG để làm... truyền hình.
Tòa án không thể
triệu tập ông Nguyễn Tấn Dũng để làm rõ thực hư chỉ đạo của thủ tướng cho phép
Mobifone mua lại AVG.
Đó phải là câu
hỏi chất vấn chánh án tòa án tối cao, chất vấn trưởng ban chỉ đạo cải cách tư
pháp.
Nhất là trong các
bản án chống tham nhũng vừa qua, thường không xem xét hành vi thanh toán, giao
dịch tàng trữ ngoại tệ trong các gia đình quan chức tham nhũng.
Trung
tướng Hữu Ước kể gã nghe, một ngày đẹp giời 5 năm trước đại tướng Đại Quang gọi
lên rồi lệnh: bàn với AVG mở kênh truyền hình An ninh. Trung tướng phải tuân
lệnh đại tướng là đương nhiên.
Tại
sao đại tướng Đại Quang trăm công ngàn việc lại quan tâm ưu ái đến vị thế một
công ty tư nhân như AVG như thế, để tạo điều kiện cho AVG có cả một kênh truyền
hình An ninh rất quyền uy?
Qua giờ, về việc xe biển số trắng (30F-)
với chủ đăng kiểm Trương Tuyết Nhung, vợ nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa,
đang đang chạy trên đường Phùng Hưng, Hà Nội bất ngờ úm ba la hô biến thành xe
biển xanh (80B -) rẽ vào cổng Bệnh viện Quân Y 103, làm dậy sóng dư luận. Các
bài báo đưa tin sau đó cũng nhanh chóng gỡ sạch!
Nhiều người đang hỏi nhau, Tô Huy Rứa đã
về hưu nhưng quyền lực thế nào mà xem thường pháp luật!?
(Viet-Studies 06/05/2019)Tính toán sơ bộ, có 9/16 ủy viên Bộ
Chính trị ủng hộ cho Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư lên ngôi vương. Nếu
không có phép mầu nào xuất hiện thì “phe đối lập” chỉ còn cách chấp nhận an
bài.
Phép mầu trông chờ ở ma quỷ, hay Trời sẽ
hiển linh?
Ma quỷ trong cung đình Việt là điều đã được
lịch sử nghìn đời ghi nhận. Không phải tiện miệng mà Trần Bình Trọng trước khi
bị giặc Tàu chém, lại nói, “ta thà làm quỷ đất Nam còn hơn làm vương đất Bắc”
(?!)Mỗi khi thời loạn, âm khí lại tràn ngập ở
cái đất nước trải qua quá nhiều cuộc chiến tranh thảm khốc, đau thương.
19 ủy viên Bộ Chính trị của nhiệm kỳ Đại
hội khóa 13, chưa qua nửa nhiệm kỳ đã rụng 3, rụng một cách ly kỳ chưa từng có
trong lịch sử.
16 vị còn lại, mỗi khi ngồi trên chiếc ghế
của mình, có lẽ đều chungcảm giác rờn rợn
vì không biết có bóng ma nào cùng ngồi trên đó hay không. Lúc này, các ông, bà
nào cứ xì xụp hương khói là tự mình hại mình, có mưu sâu kế hiểm nào sẽ đều ra
lộ cả theo làn khói hương.
Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tiếp quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah tại Hà Nội ngày 27/03/2019.
Trên Asia Times, có bài viết mang tựa đề « Có phải nhà lãnh đạo Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đang hấp hối ? ».
Tác giả David Hutt đặt vấn đề, nếu tin này được xác nhận thì có ý nghĩa
như thế nào đối với một đất nước chia rẽ về chính trị, vốn thường giữ
bí mật, trong khi sự kế thừa quyền lãnh đạo cho năm 2021 vẫn chưa được
quyết định ?
Các mạng xã hội tại
Việt Nam trong tuần lễ vừa qua sôi sục với thông tin tổng bí thư kiêm
chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã được đưa cấp tốc vào
bệnh viện hôm 14/04/2019. Cho đến nay vẫn chưa thấy ông xuất hiện trước
công chúng.
Cơn bão tin đồn
Một số bài đăng
trên mạng cho biết nhà lãnh đạo quyền lực nhất Việt Nam chỉ bị sốc
nhiệt vì cảm nắng, số khác nói rằng ông bị xuất huyết não hay đột quỵ,
và hiện đang hấp hối.
Trong cơn bão tin đồn, một số còn cáo buộc
những người ủng hộ địch thủ của ông Trọng là cựu thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng đã ám hại ông. Đó là do lúc ông Trọng đi công cán Kiên Giang, căn
cứ địa của ông Dũng, thì ông mới ngã bệnh.
Nguyễn Xuân Sơn ra tòa trong vụ Đinh La Thăng. Ảnh TTXVN
Từ ngày 6 -10/7/2015, Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng
viếng thăm Hoa Kỳ. Tháp tùng, có Nguyễn Xuân Sơn, Chủ tịch Hội đồng thành viên
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (gọi tắt chủ tịch PVN) là “đệ ruột” của bộ trưởng
Giao thông Vận tải Đinh La Thăng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Lúc đó mạng xã hội bình loạn... xạ. Phe ủng hộ ông Trọng nói, ông cho Sơn đi
tháp tùng là thua Ba Dũng rồi. Phe Ba Dũng thì ngạo nghễ cho rằng Sơn lãnh
trọng trách ký kết với các tập đoàn dầu khí của Mỹ, mang ngoại tệ về cứu ngân
sách.
Nguyễn Xuân Sơn là ai? Hắn là Tổng giám đốc OceanBank (tháng 12/2008 - 11/2010)
được Đinh La Thăng (chủ tịch PVN) đem 800 tỉ đồng (36 triệu USD) của PVN đầu tư
vào OceanBank rồi mất trắng.
Nhìn hình các đồng chí ấy chúc Tết nhau sao cứ nhớn nhác?
Chỉ lác đác vài báo đưa tin chuyến thăm chúc Tết các lãnh
đạo chính phủ và nhà nước ở Saigon và Bình Dương của ngài Mai Tiến Dũng.
Và trong số đó chỉ Dân Việt của Hội Nông dân Việt Nam là rút
cái tít dành cho đồng chí X trang trọng thế này, trong khi ngài bộ trưởng thăm
cả nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Nguyễn Minh Triết.