Mohammed Diab Ibrahim muốn thế giới nhớ lại,
nhắc nhở bằng những hành động tàn ác, phi nhân đạo, mong Netanyahu sẽ ra tay trả
đũa cho tương xứng. Ông Netanyahu không thể bị đánh bẫy.
Mục đích chính của nhóm Hamas là gì, khi
đột kích tàn sát hàng ngàn thường dân Israel? Để bắt con tin? Để trả thù? Để
gây sợ hãi, khủng bố? Hay chỉ giết, để thỏa lòng khát máu? Hoặc tất cả những động
cơ kể trên?
Cuộc tấn công hầu như không nhắm mục tiêu
quân sự nào. Không tìm cách phá hủy các trại lính, các phi trường, các giàn hỏa
tiễn hoặc đại pháo. Không chiếm đất. Không tìm cách giết hết những người cầm
súng bên địch.
Tuần trước Không Quân Nga đã gia tăng áp
lực lên căn cứ Al-Tanf có khoảng 200 Biệt Kích Mỹ đồn trú ở đông nam Syria cách
biên giới Iraq và Jordan 24 km.
Ngày 14 tháng 7 một máy bay trinh sát
Antonov An-30 của Nga bay qua lại trên căn cứ Al-Tanf rất lâu để thiết kế bản đồ.
Máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ đã không tới kịp, vì đường bay rất xa và cần các
máy bay tiếp tế nhiên liệu trên không. Giới chức quân sự Mỹ lo ngại trước sự vi
phạm và đe dọa của Nga gia tăng. Nhưng vẫn không tin máy bay Nga sẽ oanh kích
các căn cứ của Mỹ ở Syria.
Ngày 17 tháng 7, một máy bay chiến đấu
SU-35 của Nga bay lấn ép trước mặt một máy bay trinh sát MC-12 Liberty của Hoa
Kỳ, gây nhiễu loạn không khí làm hướng bay của chiếc MC-12 bị chao đảo mất an
toàn. Hoa Kỳ phản đối Không Lực Nga đã có hành vi thiếu chuyên nghiệp khi bay
và làm tánh mạng của 4 nhân viên phi hành Mỹ bị đe dọa. Theo luật bay thì các
máy bay phải tránh xa nhau tối thiểu là 3 dặm hải lý.
Nhiều
người cảm thấy thất vọng về sự thiếu chuyên nghiệp của quân lực Liên Bang Nga,
nhân cuộc chiến xâm lược Ukraine vừa qua. Tuy nhiên nếu theo dõi tin tức thường
xuyên về các hoạt động của quân đội này, thì sẽ không ngạc nhiên trước bản tính
ngông nghênh ấu trĩ đã có từ lâu.
Sự
thiếu chuyên nghiệp này có thể là để che giấu mặc cảm tự ti trước uy thế của
binh lực và kỹ thuật quân sự của Hoa Kỳ, NATO và các đồng minh của họ. Quân Đội
Nhân Dân của Tàu Cộng Red China cũng có cùng một căn bịnh thích chứng tỏ, để
che giấu một sự bất ổn bên trong.
Ngày
10 tháng 02 năm 2017, khu trục hạm USS Porter của Hải Quân Hoa Kỳ sau khi thực
tập với Hải Quân NATO và đang di chuyển ở hải quận quốc tế của vùng Biển Đen
Black Sea, bỗng có nhiều máy bay chiến đấu SU-24 của Không Lực Nga xuất hiện và
bay nhiều vòng sát mũi của chiến hạm này để đe dọa.
Đây là công hàm mới nhất trong số trên 200 kháng thư mà Philippines
đã gởi đến Trung Quốc trong thời gian qua, và là sự cố thứ tư xảy ra
trong vòng 10 tháng.
Reuters dẫn lời cố vấn an ninh quốc gia
Philippines, ông Hermonenes Esperon nhấn mạnh nguy cơ va chạm trên Biển
Đông, và khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Đại sứ quán
Trung Quốc tại Manila không trả lời hãng tin Anh.
Nhiều
năm nay nước Úc vẫn bị xem là phụ thuộc khá nhiều vào Trung Quốc về kinh tế. Và
thực tế là như thế, nên họ thường hay nhún nhường trước Bắc Kinh, lảng tránh
những cuộc đối đầu mà họ cho là không đáng đánh đổi.
Tuy
nhiên, kể từ khi dịch Covid 19 bùng phát, Úc mới bắt đầu cảm thấy nỗi cay đắng
của việc bị phụ thuộc. Khi Bắc Kinh phun thẳng vào mặt họ sự thật trần trụi đó,
sau khi Úc trở thành ngọn cờ đầu kêu gọi điều tra nguồn gốc đại dịch hay tích
cực định hình Bộ tứ kim cương.
Người
Úc cảm thấy bị xúc phạm khi Trung Quốc phô trương cơ bắp kinh tế, và đối xử với
họ về ngoại giao không khác mấy cách đối xử với một chư hầu. Đỉnh điểm là vụ
phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên công khai sỉ nhục nước
Úc trên Twitter vào ngày hôm qua 30.11, với sự che chở của Trung Nam Hải.
Đôi lời : Triệu Lập
Kiên là « chó sói » mới nổi trong « ngoại giao chiến lang »
của Trung Cộng, trâng tráo hơn cả Cảnh Sảng (nhờ vậy mới lên chức) !
Chưa
bao giờ tôi thấy ông thủ tướng Úc giận dữ như ngày hôm nay, khi ông đòi Tàu
phải xin lỗi Úc về một tấm hình ngụy tạo.
Xuất
hiện trên đài truyền hình quốc gia, bằng một giọng nói rất giận, ông yêu cầu
nhà cầm quyền Tàu cộng phải xin lỗi Úc về tấm hình mà một viên chức ngoại giao
của Tàu photoshop nhằm nói xấu lính Úc.
Hy
vọng rằng qua vụ này nhiều người Úc (và giới khoa bảng Úc) sẽ sáng mắt ra dã
tâm của anh bạn khổng lồ.
Đại dịch corona là trọng tâm chính của các tuần san kỳ này, bên cạnh đó là mối đe dọa từ Trung Quốc. L’Express dành 30 trang báo cho việc « Tìm lại chỗ đứng »,
nói về cuộc chiến gay go trên lãnh vực kinh tế sau khi bị con virus từ
Vũ Hán phá hoại. Trong đó nước Pháp có nhiều ưu thế, với điều kiện có
chọn lựa đúng đắn, có lòng can đảm và phải tiến hành ngay lúc này. Le Point giải thích về mặt khoa học virus corona di chuyển trong không khí như thế nào, với hàng tựa « Những gì chúng ta đang hít thở thực sự ».Courrier International đặt vấn đề « Nếu chúng ta thay đổi cuộc sống » sau thời kỳ phong tỏa.
Bức màn sắt đã phủ xuống Hồng Kông
Riêng tuần báo L’Obs
có ảnh bìa đỏ chói với một con rồng màu đen đang cuộn mình, ẩn trong đó
những khuôn mặt Donald Trump, cảnh sát và người biểu tình Hồng Kông,
người Duy Ngô Nhĩ, Tập Cận Bình và những con virus corona…với hàng tựa
lớn : « Trung Quốc, siêu cường tự do tung hoành ».
Xếp hàng mua khẩu trang chống dịch tại một pharmacie ở Đài Bắc, 18/03/2020.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Trong đêm đen, những chiến đấu cơ F-16 của quân đội Đài Loan đã khẩn
cấp bay lên, sẵn sàng ngăn chận các đối thủ đang lao đi với vận tốc siêu
thanh trên bầu trời eo biển Formose.
Lần đầu tiên, nhiều phi cơ
tiêm kích J-11 của Trung Quốc cộng sản tiến sát vùng nhận diện phòng
không của Đài Loan, trong đêm tối mịt mùng ; gây lo ngại về ý đồ của Bắc
Kinh khi Tập Cận Bình năm 2019 đã từng đe dọa dùng vũ lực xâm chiếm Đài
Loan. Rốt cuộc các phi công Hoa lục đã đổi hướng sau khi Đài
Loan phát lời cảnh cáo qua làn sóng điện. Hôm thứ Hai 16/03/2020 bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết như trên.
Hình ảnh drone theo dõi hàng không mẫu hạm Mỹ, từ video do Iran công bố.
Ngoại trưởng Iran, ngày hôm qua, 28/04/2019, tuyên
bố Teheran có thể rút ra khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân
TNP, do Hoa Kỳ tăng cường trừng phạt Iran, nhắm bóp nghẹt xuất khẩu của
nước này.
Trên website kênh
truyền hình Irib, được Reuters trích dẫn, lãnh đạo ngành ngoại giao Iran
cho biết, nước Cộng hòa Hồi giáo Iran có nhiều lựa chọn. Việc « rút ra khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt
nhân là một trong những lựa chọn » đang được chính quyền xem xét.
Trước đây,
chính quyền Teheran đã đe dọa rút ra khỏi TNP sau khi tổng thống Mỹ
Donald Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định hạt nhân Iran.
Máy bay tiêm kích SU-27 của Trung Quốc trên không phận Biển Hoa
Đông. Ảnh chụp ngày 24/05/2014 và được Bộ Quốc phòng Nhật công bố.
Tân Hoa Xã hôm qua 30/01/2018 bình luận, vào lúc
quan hệ Trung-Nhật gần đây có nhiều tiến triển, Tokyo cần biến lời nói
thành hành động nếu muốn cải thiện quan hệ. Thế nhưng về phía Bắc Kinh
thì lời nói có gắn liền với hành động hay không ? Tác giả Ben Brimelow
trên tờ Business Insider tố cáo « Quân đội Trung Quốc đang chuyển sang chiến thuật hung hăng hơn với Nhật Bản trên Biển Hoa Đông ».
Theo
tác giả, các hành động khiêu khích của Bắc Kinh trên Biển Đông lâu nay
thì đã quá rõ. Trung Quốc dùng đủ mọi biện pháp để tranh giành chủ quyền
các hòn đảo tại đây với năm quốc gia khác, còn việc tranh chấp
Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản tại Biển Hoa Đông tương đối ít gay gắt
hơn.
Thế nhưng tình hình bây giờ bắt đầu đổi khác. Bắc Kinh muốn
thay đổi nguyên trạng, trực tiếp đe dọa Tokyo. Bên cạnh đó, Nga cũng
muốn xây dựng hạm đội Thái Bình Dương trở thành lực lượng đáng kể trong
khu vực.