Affichage des articles dont le libellé est An sinh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est An sinh. Afficher tous les articles

lundi 14 août 2023

Ngô Nhân Dụng - Tại sao kinh tế Trung Quốc trì trệ?

 

Tập Cận Bình đã nêu ra những khẩu hiệu chung chung, để không chịu trách nhiệm trước những thất bại; nhưng vẫn can thiệp vào sinh hoạt kinh tế, dù đó là trách nhiệm của vị thủ tướng.

Có một ông khách bên Trung Quốc mua tô mì ăn liền ở xe bán bên đường, nổi giận vì giá đắt quá. “Có thế này mà giá 14 đồng nguyên? Trong đó có cái gì nào?” Người chủ xe nói có một trái trứng và hai lá rau cải. Ông khách hỏi: “Sao bán đắt quá vậy?” Người bán lặng im; nhưng đứa con trai trả lời thay bố: “Không có tiền thì đi chỗ khác!”

Ông khách hàng bèn hỏi giá mỗi gói mì bao nhiêu; rồi ông rút tiền trong túi ra mua tất cả những gói mì còn lại, tổng cộng 850 đồng nguyên. Ông vứt những gói mì xuống lề đường, đạp chân cho nát! Câu chuyện xảy ra ở tỉnh Sơn Đông, theo báo South China Morning Post (Nam Hoa Tảo Báo) ở Hồng Kông.

mercredi 20 octobre 2021

Ngô Nguyệt Hữu - Không lẽ…

 

Bao nhiêu quan nhân ở Sài Gòn cũng như ở triều ca, lại có thể dửng dưng trước một phát biểu độc ác vô cảm của ông Lê Minh Tấn - Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh hay sao?

- Không lẽ các quan nhân không thấy, ông Tấn bịt mắt bịt tai trước nỗi đau của nhân dân Sài Gòn?

- Không lẽ các quan nhân không thấy, ông Tấn đứng ngoài cuộc chiến chống dịch. Bởi nếu trong hàng ngũ chống dịch, ông ấy đã không phát ngôn lạnh lùng đến độ đó.

Bùi Kiều Trang - Ông Lê Minh Tấn và Sở LĐTB&XH TPHCM!

 

Nếu ông Lê Minh Tấn không thấy ai đói, tôi sẽ chỉ cho ông hơn một Phường có dân bị đói. Cán bộ Phường ấy phải nhờ anh em chúng tôi xin gạo, xin rau, xin lương thực, thuốc men trong đợt dịch vừa qua.

Nếu ông Tấn không thấy ai khổ, tôi có thể chỉ cho ông một vài khu phố có những gia đình mẹ nhịn để con ăn, bà ăn cơm trắng dành vỉ trứng không vơi cho cháu ăn được mấy ngày.

Nếu ông Tấn nghĩ rằng ba đợt hỗ trợ của thành phố, chỗ ông quản lý đã đến tay người dân cả ba. Tôi có thể chỉ cho ông hơn mấy trăm hộ dân chỉ nhận được một lần duy nhất, ở đợt 3 này. Số tiền là 1 triệu đồng.

Lê Huyền Ái Mỹ - Ông Tấn nên xin lỗi!

 

Trước lời phủ nhận vào trưa nay, “Tôi không nói chưa có ai bị khốn khổ, khó khăn mà là không để ai bị thiếu đói, thiếu mặc, khốn khổ”, được rải khắp các tờ báo thành phố; chiều tối nay, báo Lao Động công bố bản ghi âm, minh định một lần nữa phát biểu của “chính chủ” mà tờ báo đã tường thuật ban đầu.

Khổ, không những một mà hai lần, giám đốc sở Lao động-Thương binh-Xã hội khẳng định “đến giờ này/ đảm bảo bà con thành phố/chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc, khốn khổ…”.

Tôi có mấy suy nghĩ sau:

lundi 11 octobre 2021

Ngô Trường An - Lòng dân

 

Trong đợt tháo chạy ra khỏi Sài Gòn, Bình Dương để về quê bằng phương tiện xe máy, xe đạp...của nhân dân lao động từ các tỉnh. Chẳng hiểu họ qua các địa phương khác thế nào, nhưng riêng địa phận tỉnh Quảng Nam của tôi đã xảy ra hai vụ tai nạn thương tâm, làm cho 3 người tử vong và 1 người bị thương nặng.

Ngày 04.10 mẹ con chị HTV bị tai nạn gần đèo Lò Xo thuộc huyện Phước Sơn. Cả hai đều tử vong. Hôm 08.10 tại địa phận huyện Thăng Bình  cũng xảy ra một vụ tai nạn làm một thanh niên chết tại chỗ và một người bị thương. Tất cả các nạn nhân trên đều từ Bình Dương về quê Nghệ An, Thanh Hóa bằng xe máy.

Người dân đổ ra đường quyết tâm về quê từ đêm 30.09. Họ quỳ lạy lực lượng chức năng để được về. Họ phá chốt, thậm chí còn đánh nhau với lực lượng cảnh sát cơ động để được về. Họ quyết tâm về quê bằng mọi giá khi thành phố vừa bỏ lệnh phong tỏa. Thế nhưng, mãi đến ngày 07.10 ông thủ tướng mới ban hành công điện cho các địa phương đưa đón người dân về quê !

Lê Minh Đức - Sài Gòn của ai ?

 

Cuộc tháo chạy của người dân rời Sài Gòn tứ hướng làm vỡ ra nhiều điều.

Một cô gái quê ở Quảng Ngãi nói đã cố gắng gượng bốn tháng rồi, giờ chịu hết xiết. Cô nói phải về thôi, trong này hết cách (sống) rồi.

Hết cách sống?

jeudi 7 octobre 2021

Lưu Nhi Dũ - Trọng điểm kinh tế phía Nam “mất” bao nhiêu dân?

Nửa triệu (500.000) dân hay hơn? Tôi nghĩ hơn, có thể lên đến 600.000 dân, hay cả triệu dân? Trong số họ những ai sẽ trở lại, là câu hỏi thiệt khó. Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh trọng điểm kinh tế phía Nam “mất” chừng ấy dân, thì sẽ như thế nào?

Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 có hai đợt biến động dân cư cực lớn. Đợt 1 (đầu dịch), người dân bỏ về quê, chủ yếu là dân các tỉnh Tây Nguyên, Nam - Bắc Trung bộ, một số tỉnh phía Bắc, có cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ước tỉnh mỗi tỉnh đón hơn 20.000 dân, tính tổng cộng có khoảng 300.000 dân về quê.

Đợt biến động dân cư lần thứ 2 khiến chính quyền nhiều địa phương bất ngờ nhất, vì đa số các tỉnh thành phố như thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trọng điểm kinh tế phía Nam đã bắt đầu, hoặc đang chuẩn bị các điều kiện để hoạt động trở lại. Đợt di-biến-động dân cư lần này chủ yếu là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, miền Trung và đặc biệt các tỉnh phía Bắc.

dimanche 3 octobre 2021

Nguyễn Thu Quỳnh- Những người không có tiếng nói

 

Đâu phải chờ đến cú sốc dịch bệnh chúng ta mới biết người bán vé số, bốc vác, hàng rong nơi đầu hẻm cuối chợ, công nhân trong những khu công nghiệp mênh mông - mà đa phần là những người di cư - phải ở trong những hộp tôn tồi tàn nhếch nhác mỗi người mấy mét vuông.

Không cần kể khổ nữa! Chúng ta biết, người sử dụng lao động biết, chính quyền biết tất cả những điều đó nhưng hầu hết không ai nghĩ đến việc phải thay đổi điều đó.

Đã bao lần đứng dưới chân những tòa tháp chọc trời đang xây, nhìn những người công nhân nguyên si quần áo đỏ ngầu bụi đất và chiếc thắt lưng bảo hiểm, mệt nhọc bước ra chợ cóc mua mớ rau miếng thịt không còn tươi rồi mất hút vào con ngõ hẹp tôn thấp tè, tôi tự hỏi trong lòng đô thị sầm uất này họ được định nghĩa là gì?

jeudi 16 septembre 2021

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 68


Tính đến hôm nay, con số tử vong vì đại dịch virus Vũ Hán ở Việt Nam đã lên đến 15.936 ca. Trong số gần 16 ngàn người chết đó đã để lại biết bao nỗi đau cho những người còn sống.

Đau đớn nhất là những đứa trẻ, cơn dịch đến và đem đi mất những người thân yêu nhất. Có những đứa trẻ mất cha, có đứa mất mẹ, có nhiều cháu bất hạnh hơn là mất cả cha lẫn mẹ. Nhiều gia đình mất luôn ông bà hay cô chú. Cũng có trẻ mất hết tất cả, chỉ còn một mình trơ trọi ở cõi đời.

Bi thương không kể hết được và tương lai, những đứa trẻ ấy phải biết sống làm sao? Chỉ trong vài tháng, thành phố đã có gần vài ngàn đứa trẻ trở thành trẻ mồ côi trong cơn đại dịch. Theo báo cáo của Sở Giáo Dục, đã có hơn 1.500 học sinh mồ côi vì cha, mẹ mất trong cơn dịch.

mardi 7 septembre 2021

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 61

 

Tối hôm qua, rất nhiều dân thành phố quan tâm đến chương trình livestream “Dân hỏi - Thành phố trả lời” với sự có mặt của Tân Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, đối thoại trực tiếp với người dân về những định hướng lớn của thành phố trong công tác phòng, chống dịch sau ngày 15.9.2021.

Câu hỏi được người dân Sài Gòn quan tâm nhất vẫn là khi nào thành phố nới lỏng giãn cách, tại sao giãn cách mãi và tại sao làm mãi mà chưa hết dịch? Câu trả lời của Chủ tịch thành phố cũng vẫn là chung chung, trên hai lý do khách quan và chủ quan.

Khách quan là do chủng Delta lây lan nhanh, ứng phó chưa kịp thời. Chủ quan là có một số địa bàn làm chưa nghiêm, hay các hoạt động xét nghiệm làm chưa tốt.

dimanche 5 septembre 2021

Nguyễn Đắc Kiên - Về kế hoạch mở cửa lại của quận 7 và vài thứ khác

1. Sáng nay, đọc bản tin trên báo Thanh Niên về kế hoạch "mở cửa" lại của quận 7, từ 20/9, với một số loại hình kinh doanh thiết yếu - kinh doanh đường phố.

Đang tính khen thì đọc được bài viết của anh bạn, một cư dân quận 7, cho biết anh mới vừa kiểm tra qua Zalo Connect. Vẫn có những người dân ở quận 7, là F0 cần trợ giúp, nhưng vẫn chưa kết nối được với phường sở tại, và chưa nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào.

Có nói trời nói biển gì, nhưng chỉ cần một người dân, một gia đình trên địa bàn cần hỗ trợ mà vẫn bị bỏ rơi, thì chính quyền ở nơi đó vẫn đang thất bại.

Đỗ Hùng - Sài Gòn từ đỏ tới xanh

 

Quận 7 nhà mình là quận đầu tiên ở Sài Gòn, theo tuyên bố của chính quyền, kiểm soát được dịch và sắp tới có lẽ sẽ hạ xuống 15+ chứ không 16+ nữa.

Nói nôm na thì là quận xanh. Mình ở hẻm xanh trong một quận màu xanh.

Nghe đầy tươi xanh phải không?

Cù Mai Công - Covid TPHCM tháng 9-2021 : « Bao giờ cho đến tháng 10 ? »

 

Ca nhiễm Covid-19 ở TP.HCM hôm qua 3-9 lên con số khiến nhiều người lo lắng: gần 8.500. Ca F0 cộng đồng trên tổng số 180.944 mẫu xét nghiệm, chiếm 4,7%. Thế nhưng số ca tử vong giảm mạnh so với những ngày trước: 200.

Tổng ca nhiễm Covid ở TP.HCM ghi nhận đến tối qua 3-9 là 241.084, một con số dễ gây “sốc” với nhiều người. Và con số tử vong ở TP.HCM đến giờ hơn 9.000 ca càng khiến nhiều người lo lắng.

Riêng với cá nhân mình, con số 241.084 không bất ngờ. Ngày 8-8, từ những dữ liệu/data thu thập, tôi mạo muội dự toán và mạn phép trình bày trên facebook cá nhân: đến 5-9, số ca nhiễm ở TP.HCM là 243.600 ca.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 59

 

Lại tiếp tục với mong đợi những tin tức về mũi vaccin thứ 2. Cũng như các tin khác về virus Vũ Hán, tin về vaccin cũng loạn cào cào. Đặc biệt là loại Moderna dành cho người trên 65 tuổi.

Được biết ở thành phố số người cao tuổi, người có bệnh nền đã chích mũi 1 là 691.358 người. Nhóm người này đã được tiêm mũi 1 từ cuối tháng 7 và đang ngóng chờ mũi thứ 2. Mong đợi của họ là được tiếp tục chích loại Moderna như trước, cũng như theo ý kiến của Bộ Y tế là các vaccin không thể thay thế cho nhau. Nếu đã sử dụng vaccin ngừa virus của Pfizer hoặc Moderna, sẽ được tiêm cùng một loại sản phẩm cho lần tiêm thứ hai.

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo chiều 4.9, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc khi nào TP.HCM triển khai tiêm vaccin Moderna mũi 2 cho người dân, bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc điều hành Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, đến nay TP.HCM chưa nhận được vaccin Moderna để tiêm cho người chưa tiêm mũi 2. Ngành y tế TP.HCM đang tính các giải pháp thay thế, phù hợp nguyên tắc về khoa học và chuyên môn.

vendredi 3 septembre 2021

Tâm Chánh - Đừng ngạo nghễ nữa với Sài Gòn

 

Đã lỡ ngạo nghễ chống dịch rồi thì đừng ngạo nghễ cho phép chung sống với dịch. Sài Gòn không thể nín thở chờ sai đâu sửa đó. Hồi phục lại cuộc sống của Sài Gòn cũng cấp bách và cần kịp thời như can thiệp thở với bệnh nhân suy hô hấp vậy.

Một kế hoạch hành động khả thi để hồi phục nhịp thở Sài Gòn chính là làm sao để các tầng lớp dân cư biết mình phải làm sao cho đúng, và nếu gặp khó khăn thì nhờ trợ giúp như thế nào. Kế hoạch ấy phải có lộ trình và phương pháp đo lường rõ ràng, dễ dàng kiểm soát được.

Lúc này không còn là lúc săn lùng, bóc tách mà phải thiết lập cơ chế để người dân dù ở trình độ nào cũng dễ dàng phát hiện mình có nguy cơ nhiễm bệnh và lây nhiễm, để nhanh chóng hợp tác với cơ sở y tế địa phương, bất kể công hay tư.

lundi 30 août 2021

Nguyễn Đắc Kiên - « Chú trả lời giùm tụi con, chứ tụi con cũng đói lắm rồi »


Đoạn hội thoại dưới đây tôi gỡ băng từ một video clip của một nhóm lao động (có tiếng của hai người phụ nữ) đến hỏi một ông tổ trưởng tổ dân phố về tiền hỗ trợ.

Sự việc được cho là xảy ra tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Chú ghi đặng họ hỗ trợ thất nghiệp đó chú.

- Mấy cái đó qua trực tiếp phường đi.

dimanche 22 août 2021

Mạc Văn Trang - Không có dân cứu nhau thì sẽ ra sao ?

 

Tìm hiểu về câu lạc bộ “Tâm Vui” do cô Đặng Thị Thu Huyền làm chủ nhiệm mới càng thấy người dân thương nhau, giúp nhau trong đại dịch quan trọng biết chừng nào.

1. Chủ nhà trọ nuôi người trọ

Cô Huyền có 28 cái nhà trọ cho hơn 80 công nhân trọ, trong đó có 20 công nhân vẫn còn việc làm, còn hơn sáu mươi công nhân mất việc đã 2 tháng. Hai mươi công nhân có việc làm thì “3 tại chỗ" ở xí nghiệp, còn hơn 60 công nhân “ở yên trong nhà là yêu nước"! Hơn 60 công nhân này từ ngày mất việc nằm nhà, mỗi người được hỗ trợ 10 kg gạo, mấy gói mì, mấy quả dứa.

dimanche 15 août 2021

Lưu Trọng Văn – Chống dịch, ông Nên cần loại ngay những kẻ bất tài vô cảm !

 

Hãy xốc lại đội ngũ, loại ngay những kẻ bất tài vô cảm và đưa ngay những Chiến binh tài năng, tâm huyết thực sự vào cuộc, thưa tổng tư lệnh Nguyễn Văn Nên!

Cuộc di tản lần thứ hai diễn ra ở Sài Gòn với hàng ngàn người - những người kiên nhẫn ở lại Sài Gòn mà không di tản như bao đồng hương của họ vì còn niềm tin và hy vọng nào đó vào chính quyền sẽ sớm dập dịch.

Bây giờ họ không còn niềm tin và hy vọng nào nữa. Họ quyết định phải tự cứu mình.

Tại sao hàng trăm ngàn người lao động nhập cư phải sa vào tình cảnh khốn khó đến cùng cực này?

Nguyễn Ngọc Chu - Đề nghị chính phủ có biện pháp hỗ trợ khẩn cấp vô điều kiện

 

1. Thành phố Hồ Chí Minh giãn cách thêm một tháng đã buộc hàng ngàn đồng bào phải tháo chạy vì không có miếng ăn.

Phải tiên lượng rằng giãn cách ở Thành phố Hồ Chí Minh còn có thể kéo dài. Không lương không việc làm thì lấy gì để sống?

2. Việc cứu trợ khẩn cấp đã đề nghị ngay từ đợt tháo chạy lần trước mà Thủ tướng phải ra lệnh chấm dứt từ ngày 01/8/2021. Nhưng từ đó, việc cứu trợ đã không được thực hiện một cách có hiệu quả. Khẩu hiệu “không để ai bị đói” của Chính phủ vẫn chưa được thực hiện.

Mai Quốc Ấn - "Thắt cổ chai"

 

Tôi đã viết về những dòng người rời khỏi Sài Gòn. Rằng đó là một cuộc "chảy máu" nguồn nhân lực đầy đau đớn.

Để ngăn chặn cuộc di tản ấy bằng các quyết định cơ học không khó. Đã thấy cửa ngõ thành phố đông nghẹt người và bị chặn lại. Chưa ai nghĩ đến đoàn người và xe đông nghịt (4 km) bị chặn bởi những khối bê-tông liệu có ca lây F0 nào chăng?

Vấn đề của thành phố trước hết là một chính sách lương thực đầy đủ và ngân sách an sinh để chủ nhà trọ có thể giảm tiền cho người thuê, để người thuê nhà ở lại. Gói ngân sách hỗ trợ người nghèo (1,5 triệu/người) mang màu sắc định giá nhà nước có lẽ chưa đủ tiền điện nước của 3,5 tháng bám trụ (từ tháng 5/2021).