Affichage des articles dont le libellé est Hồ Cẩm Đào. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hồ Cẩm Đào. Afficher tous les articles

mercredi 20 mars 2024

Đặng Sơn Duân - Đoàn phái

 

Trung Quốc có hai thế hệ Đoàn phái có ảnh hưởng đáng kể trong chính trường. Thế hệ thứ nhất có thủ lĩnh là Hồ Diệu Bang, người từ bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn leo lên thành tổng bí thư trước khi bị ép từ chức. Đám tang của ông sau này châm ngòi sự kiện Thiên An Môn.

Thủ lĩnh thế hệ thứ hai là Hồ Cẩm Đào, người cũng từ bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn trở thành chủ tịch, tổng bí thư. Năm 1982 Hồ chỉ mới là bí thư tỉnh đoàn Cam Túc nhưng nhờ được Tống Bình, bí thư tỉnh ủy Cam Túc sau là trưởng ban tổ chức, phát hiện, bồi dưỡng nên được đưa về Bắc Kinh làm bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn.

Được Hồ Diệu Bang và Đặng Tiểu Bình nâng đỡ, Hồ trải qua thử thách địa phương ở các vị trí bí thư Quý Châu và Tây Tạng trước khi về Bắc Kinh vào thường vụ Bộ Chính trị năm 1992, khi 49 tuổi, giữ chức thường trưc ban bí thư. Tại thời điểm đó Hồ đã được xác định là người kế nhiệm thuộc thế hệ lãnh đạo thứ tư.

vendredi 23 décembre 2022

Trung Quốc : ''Người cầm lái vĩ đại'' Tập Cận Bình từ nay độc tôn thiên hạ


Đăng ngày:

Tập Cận Bình tăng thêm sức mạnh sau Đại Hội đảng Cộng Sản Trung Quốc, căng thẳng giữa Pháp và Anh, chiến tranh Ukraina là thời sự quốc tế được các báo Pháp chú ý nhiều nhất hôm nay.

Toàn bộ ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị là người của Tập Cận Bình

Les Echos nhận định « Tập Cận Bình cai trị Trung Quốc, quyền lực hơn bao giờ hết ». Ông ta đã tống khứ được tất cả các đối thủ, và chung quanh ông Tập bây giờ chỉ toàn những người được tin tưởng từ lâu. 

dimanche 30 octobre 2022

Ngô Nhân Dụng - Bí ẩn Hồ Cẩm Đào

 

Hình ảnh Hồ Cẩm Đào bị sỉ nhục ngay trong đại hội đảng cho thấy Tập Cận Bình đã củng cố địa vị vững chắc, không còn lo bị các “lãnh tụ kỳ cựu” quấy phá nữa.

Cộng sản Trung Quốc đã từng dùng đại hội đảng làm cơ hội thanh trừng nội bộ; không những cất chức mà còn cố tình làm nhục các cán bộ lãnh đạo cao cấp.

Năm 1959, đại hội đưa ra một nghị quyết lên án Bành Đức Hoài là “phần tử phản cách mạng theo chủ nghĩa sửa đổi (tu chính chủ nghĩa).” “Bành Nguyên Soái” từng được suy tôn là anh hùng khi chỉ huy quân đội Trung Cộng trong cuộc chiến tranh Hàn Quốc 1952, nhưng đã “phạm tội” phản đối chính sách kinh tế “Bước Nhảy Vọt” của Mao Trạch Đông. Trong thời Cách Mạng Văn Hóa hỗn loạn, từ 1966, Tập Trọng Huân, thân sinh của Tập Cận Bình, cũng bị tố là một “phần tử phản đảng” và bị đầy đọa nhiều năm.

dimanche 23 octobre 2022

Lưu Trọng Văn - Thấy gì qua hình ảnh Hồ Cẩm Đào...

 

Hình ảnh Hồ Cẩm Đào 79 tuổi, nguyên lãnh đạo tối cao của Trung Quốc bị xốc dậy đưa ra khỏi Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc gây chấn động dư luận thế giới.

Đáng sợ, không bởi một nguyên thủ quốc gia lừng lẫy một thời bị xốc đi, mà đáng sợ bởi sự lạnh lùng, không bất cứ một biểu hiện cảm xúc nào của các lãnh đạo đảng ngồi xung quanh. Không bất cứ ai thèm nhìn theo ông Hồ dù chỉ để gật đầu chào.

Vì sao?

Dương Quốc Chính - Tấm gương Trung Quốc

 

Việt Nam luôn là cái bóng của Trung Quốc, tất nhiên không học được hết những cái hay của họ đâu. Vì đâu phải cái gì cũng học được.

Ví dụ về cái hay của Trung Quốc mà Việt Nam không học được, đó là việc loại bỏ doanh nghiệp quân đội, Trung Quốc làm 20 năm rồi mà Việt Nam vẫn chịu. Quân đội  Việt Nam vẫn là một thế lực về kinh tế. Có lẽ là vì vai trò lịch sử của quân đội Việt Nam cao hơn nhyều so với quân đội Trung Quốc, là do Việt Nam có chyến tranh (vệ quốc) lâu hơn, công lao của quân đội lớn hơn, nên kiêu binh phải nhiều hơn.

Nhưng dù sao, Trung Quốc vẫn là một tấm gương sáng cho Việt Nam noi theo. Hơn nữa, TQ còn là thiên đường, là niềm tin và hy vọng của anh em cán bộ công chức, là nền tảng ný nuộn của anh em dư luận viên và bò đỏ.

Thọ Nguyễn - Nga là cơn bão, Trung Quốc là biến đổi khí hậu (2)

 

Hôm qua thứ Bảy 22.10.22, trong phiên đại hội đảng được tường thuật trực tiếp, cả thế giới chứng kiến cảnh Hồ Cẩm Đào, bậc thầy của Tập Cận Bình bị hai nhân viên bảo vệ đưa ra khỏi hội trường.

Ông Hồ tranh luận khá lâu với hai nhân viên này nhưng không kết quả, ông quay sang Tập Cận Bình ngồi ghế bên, nhưng chỉ nhận được cái nhìn lạnh lùng. Cuối cùng họ xốc nách đưa ông ra ngoài.

Ai cũng biết Hồ Cẩm Đào, người đã đưa Tập lên chức Tổng Bí Thư vào năm 2012, cũng là người đề cao nguyên tắc "Lãnh đạo tập thể“ và điều lệ "Hai nhiệm kỳ“. Rất có thể việc điệu ông thầy ra khỏi đại hội chính là hành động dằn mặt của Tập Cận Bình trước khi đại hội "nhất trí“ bầu ông ta vào chức Tổng bí thư nhiệm kỳ 3 và tiến tới suốt đời.

Nguyễn Ngọc Chu - Vài kết luận nhãn tiền rút ra từ Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc

 

Hôm nay Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc (BCHTƯ ĐCSTQ) khóa 20 sẽ có phiên hội nghị thứ nhất để bầu Tổng bí thư, 25 Ủy viên Bộ Chính trị và 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.

Chưa bầu cũng biết ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục là Tổng bí thư và Chủ tịch Trung Quốc nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp, bất chấp điều khoản giới hạn 2 nhiệm kỳ mà các Tổng bí thư tiền nhiệm Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào phải tuân thủ. Xa hơn nữa, Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc mở đường cho ông Tập trở thành lãnh tụ trọn đời, vượt qua cả Đặng Tiểu Bình, có quyền lực lớn nhất kể từ Mao.

Muốn hay không muốn, các nước láng giềng, và cả bàn cờ chính trị thế giới, phải đối mặt với ông Tập Cận Bình trong 5 năm nữa. Vì thế, từ cách hành xử và vị thế của ông Tập Cận Bình trong Đại hội 20 ĐCSTQ, nên rút ra các biện pháp đối phó.