Affichage des articles dont le libellé est Thâm hụt. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thâm hụt. Afficher tous les articles

vendredi 12 mai 2023

Lê Xuân Nghĩa - Nếu không có “máu” để bù thì Nga chết chắc

 

Bốn tháng đầu năm 2023, Nga thâm hụt ngân sách 45,4 tỉ USD. Nó vượt xa giới hạn mà Chính phủ và Quốc hội Nga đặt ra cho cả năm là 37,6 tỉ USD

Về nguyên tắc, khi vấn đề ngân sách bị thâm thủng do các tác động ngoại cảnh đem lại, như: cấm vận, sụt giảm xuất khẩu, đình trệ sản xuất… là điều hoàn toàn bình thường cho một quốc gia trong một giai đoạn nhất định. Cách xử lý nó hiệu quả nhất chính là chính sách “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu chính phủ. Đồng thời phá vỡ thế bao vây cấm vận, gia tăng xuất khẩu, cơ cấu lại nền kinh tế sản xuất…

Tuy nhiên, Nga hiện lại đang đi ngược đường, ngược hướng của quy luật, khi thâm hụt 4 tháng đầu năm vượt dự kiến cả năm, nhưng lại gia tăng chi tiêu lên đến 24% so với cùng kỳ.

vendredi 15 mars 2019

Ngô Nhân Dụng - Không sợ thâm thủng mậu dịch



Nước Mỹ vẫn nhập cảng nhiều, nếu không mua từ Trung Quốc thì cũng mua của nước khác. Trong hình, một tàu container cập cảng tại Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Xuất cảng của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm 14.1% so với một năm trước đó. (Hình: Chinatopix via AP, File)

(Người Việt 08/03/2019) Kết thúc năm 2018, số khiếm hụt mậu dịch của nước Mỹ là $621 tỉ, tăng thêm $70 tỉ, tức 12.5% so với năm 2017. Khiếm hụt mậu dịch là khác biệt khi tổng số tiền chi ra mua hàng nhập cảng cao hơn tiền thâu vào nhờ xuất cảng.


Riêng với Trung Quốc, mức thâm thủng lên tới $419 tỉ, tăng thêm $44 tỉ. Chính phủ đánh đòn thuế quan và Trung Cộng trả đũa; nhưng số hàng Mỹ nhập cảng vẫn tăng thêm 11.3%, còn hàng bán qua Trung Quốc chỉ tăng 0.7%.

Trước những con số đó, nhiều người Mỹ lo lắng. Nước Mỹ đang thua nước Tàu trong cuộc chiến tranh thương mại này chăng?

Không có gì đáng lo. Người ta sẽ không lo sợ khi biết những lý do nào đưa tới khiếm hụt mậu dịch.