Affichage des articles dont le libellé est Nguyễn Chương. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nguyễn Chương. Afficher tous les articles

mercredi 30 octobre 2024

Nguyễn Chương - Cẩn thận với « Halloween » biến tướng


Ngày 31/10, "All Hallows Eve" = Ngày vọng Lễ Các Thánh. Nên cẩn thận với "Halloween" biến tướng: Mở cánh cửa tâm hồn/linh hồn rước quỷ vào, mà không hay biết!

1/ Trong tiếng Anh cổ thì "Hallows" là "Saints" (các Thánh). "All Hallows Eve" => "Hallowe'en" - The eve of All Saints' Day (ngày vọng/ ngày hôm trước của Lễ Các Thánh).

"All Hallows Eve" (Halloween) được mừng cách đây khoảng 1.200 năm, nằm trong chuỗi "Tam Nhựt" trong Ki-tô giáo: Halloween (31 tháng 10) - ngày Lễ Các Thánh (1 tháng 11) - ngày Lễ các linh hồn (2 tháng 11).

lundi 8 avril 2024

Nguyễn Chương - Lẽ nào "sính Tàu", "sính Tây" rồi quên mất ... tiếng Việt ?

 

1/ Một người tôi quen ở ngoài Hà Nội, có lần thắc mắc, "Bấy lâu nay cứ gọi "mì chính". Nhưng, "mì"? Đây đâu phải bánh mì cũng chẳng phải sợi mì. Tôi thưc sự không hiểu". 

Này, "mì-chính" là tiếng Tàu, ồ, bây giờ gọi ... "tiếng Trung"!

Chất monosodium glutamate (gọi tắt MSG), người Trung Quốc chuyển dịch thành (âm Hán-Việt "vị tinh") => Tiếng Hoa Bắc Kinh đọc /wèi jīng/. hao hao "wầy-chíng", tiếng Hoa Quảng Đông đọc /mì-chíng/!

mercredi 13 mars 2024

Nguyễn Chương - Ngày mốt 15/03/2024 : Lễ giỗ Hai Bà Trưng lần thứ 1981

 

(Nhằm ngày 6 tháng Hai âm lịch năm 2024, cách đây 1981 năm Hai Bà Trưng tuẫn tiết: 6 tháng Hai âm lịch, năm 43)

1/ Hôm 8 tháng Ba (ở nước Việt Nam đời nay gọi là mừng ngày Quốc tế phụ nữ), tôi cảm thấy nặng lòng. Chuyện gì nên nỗi? Rảo trên mạng, trên Facebook, tôi thấy những dòng viết như sau: "Kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng nổi lên khởi nghĩa: 8 tháng 3 năm 40"!

Thấy gì? Hậu quả nhãn tiền của việc lắp ghép "Kỷ niệm 8/3 với Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng", trộn lại với nhau.

jeudi 7 mars 2024

Nguyễn Chương - Bùng binh : Duyên nợ phương Nam

Ta nói, ở Sài Gòn này, gặp khá nhiều bùng binh.

Như bùng binh hằm giữa hai đại lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi, bùng binh ngã sáu Phù Đổng, bùng binh chợ Bến Thành, bùng binh Cây Gõ, bùng binh trước bưu điện Chợ Lớn, bùng binh ngã bảy Lý Thái Tổ, bùng binh ngã tư giữa đường Hùng vương (trước 75: Hồng Bàng) và đường Châu Văn Liêm (trước 75: Tổng đốc Phương) v.v...

"Bùng binh" là gì vậy?

1/ Nhiều người từng biết đến câu chuyện về Bùng binh Bồn Kèn, vào thập niên 20 và 30 của thế kỷ XX. Bùng binh này nằm phía trước Tòa Thị chính (nay là UBND TPHCM), giữa hai đại lộ Charner (sau đổi tên: Nguyễn Huệ) và Bonard (sau này: Lê Lợi).

vendredi 1 mars 2024

Nguyễn Chương - Mắc cười đến vậy, không ngờ cũng viết cho bằng được !

 

Tôi thường chú tâm vào những chữ nghĩa nào gây hiểu lầm về căn tính của TIẾNG VIỆT. Thỉnh thoảng, mới đưa lên mấy chữ đi quá xa của sự khôi hài, gọi là giải sầu chơi. Như cái chữ "chuẩn đoán".  

(1) Tôi nghe đồn rằng có tour du lịch này kia ghi hai chữ "thăm quan", cứ nghĩ chuyện hài hước, nói dóc chơi. Trên mạng, phần lớn ghi "tham quan" (không "thăm").

Ai dè, ngay Hà Nội kinh kỳ, lại rất "kỳ" bởi cách dùng chữ thật "kinh": xe buýt to đùng treo băng-rôn ghi "... khách THĂM QUAN Hà Nội"!

lundi 18 décembre 2023

Nguyễn Chương - Ngớ ngẩn mà đòi lòe bịp !

 

Ai muốn học thứ tiếng, thứ chữ gì, thuộc quyền cá nhân, đây không bàn.

Nhưng có những kẻ biện minh cho thói tôn sùng "chữ Hán", "tiếng Hoa" như ri: Hiện tại người Hàn, Nhật vẫn sử dụng chữ Hán song song với hệ thống chữ viết của họ sáng tạo ra / ở Malaysia, quốc ngữ hiện tại của họ là tiếng Hoa, Anh, Hindu...

Ai biểu nói ra (đại loại như trên), nên thiên hạ biết tỏng là "dốt mà đòi nói chữ"! 

Cần phải phân định "văn tự chính thức" dùng ở cấp quốc gia, với tiếng nói / chữ viết của các tộc người sống ở quốc gia đó.

mardi 5 décembre 2023

Nguyễn Chương - Tiếng "Trung" không phải là "ngôn ngữ toàn cầu"

Ở Việt Nam chúng ta nghe quá nhàm tai trước việc khua chiêng gióng trống học “tiếng Trung” - tức là tiếng nước Giữa (trung quốc).

Bao đời nay, người Việt gọi một cách bình thường như "phố Tàu", có ai nói "phố Trung" không? Không. Gọi "món ăn Tàu", có ai nói "món ăn Trung" không? Cứ nói giản dị là "Tàu", và ngôn ngữ của người Tàu, ta gọi là tiếng Tàu.

Luận điệu gióng trống khua chiêng cho rằng “tiếng Trung là một ngôn ngữ toàn cầu” (?). Đây là cách giải thích rất hàm hồ. Xin mời đọc thủng thẳng phần giải ảo dưới đây.

mercredi 29 novembre 2023

Nguyễn Chương - Hãy cùng nhau yêu tiếng Việt hơn

(Xin mượn chuyện trong nhà tôi để nói lai rai nhiều thứ khác)

Con gái tôi hiện nay đã đi làm cho một công ty nước ngoài. Trước đây cháu theo học trường RMIT (The Royal Melbourne Institute of Technology), điểm IELTS 8.0, ghi vậy để biết cháu không xa lạ gì với việc nói năng bằng tiếng Anh.

Một lần, cách đây mấy năm, khi tôi hỏi: "Con học ngành design thấy sao...". Chưa hỏi dứt câu thì nó nói ngay: "Ba, nói tiếng Việt đi ba! Sao ba không nói "thiết kế" mà phải chêm tiếng Anh "design" vô làm gì?". May là bị con gái mình sửa lưng, chớ không phải người ngoài, nên tôi cũng đỡ "quê".

Nhưng kể từ đó trở đi, tôi ráng rèn giũa ý thức về tiếng Việt: người Việt thì phải hiểu, phải biết tiếng Việt!

mardi 28 novembre 2023

Nguyễn Chương - Nạn chêm tiếng Anh ba rọi

 

Nhiều người ở ngoài Bắc, hoặc các em các cháu sinh ở miền Nam sau 1975 đã KHÔNG biết sự thật như sau:

Ở Miền Nam Việt Nam trước 1975, trên phần lớn báo chí đều DÙNG TIẾNG VIỆT, không chêm tiếng Anh ngang xương. Nên nhớ: miền Nam hồi đó người Mỹ, lính Mỹ đầy nhóc - NHƯNG chớ hề "hội nhập" theo kiểu lai căng, ba rọi như hiện nay!

Hiện nay, thấy gì? Nói, viết một câu, một đoạn tiếng Việt thể nào cũng phải "chêm" vài chữ tiếng Anh. Cái lối chêm như rứa, người miền Nam, người Sài Gòn trước 1975 gọi là "Anh ba rọi", "Mỹ bồi".

dimanche 5 novembre 2023

Nguyễn Chương - Câu chuyện Do Thái : Kiên cường giành quyền được sống

 

Mọi khẩu hiệu “cao đẹp” sẽ trở thành giả nhân giả nghĩa nếu không bảo đảm quyền được sống của cả một dân tộc.

 /I/ "WE STAND BY ISRAEL"  אנחנו עומדים לצד ישראל

Giáo sư Alan Dershowitz thuộc Đại học Havard, nổi tiếng xuất chúng khi trở thành giáo sư ngành luật lúc mới 28 tuổi (năm 1967), một trí thức gạo cội từng ủng hộ Obama tranh cử tổng thống vào năm 2012, ủng hộ Hillary Clinton vào năm 2016. Tuy nhiên, sau đó giáo sư Alan đã gây bất ngờ khi ông lên tiếng ủng hộ tổng thống Trump – lúc đương nhiệm - trong chính sách bang giao với Israel.

jeudi 14 juillet 2022

Nguyễn Chương - Bóng tròn, nhựt trình, cải lương

Dân miền Nam nói chung, và đặc biệt là dân Sài Gòn hồi trước, có ba món bất ly thân: bóng tròn, nhựt trình, cải lương.

Sáng sáng nơi quán cà phê hẻm, cà phê lề đường, vừa uống ly xây chừng vừa đọc nhựt trình, mới đúng điệu.

Giấc tối, dắt gia đình đi coi hát cải lương.

lundi 14 février 2022

Nguyễn Chương - « Phóng sinh » hay « sát sinh » ?


* Cái gọi là "tập tục" phóng sinh, như đang thấy ở Việt Nam, kỳ thực không phải là tập tục bản địa của người Việt! Về thực chất, việc này mang lại cái chết của chúng sinh (hằng hà sa số chim, cá...).

* "Được phước", chỉ là cảm giác mình tự lừa mình.

Thượng tọa Thích Chơn Không đã minh giải như sau (trích từ bài gốc trên website Phật giáo, quý bạn có thể đọc đối chiếu:

vendredi 11 février 2022

Nguyễn Chương - « Vía Thần Tài » mùng 10 Tết, thủ đoạn xóa bỏ một truyền thống nước Nam ?


1) Quý bạn có biết: tục thờ "vía Thần Tài" là tục của Tàu Bắc Kinh, diễn ra vào mùng 5 Tết. Ở đây, tôi không bàn tục lệ này, gọi là tôn trọng phong tục mỗi dân tộc.

Đây, không đề cập những năm trước, mà nói ngay năm nay 2022 cho "nóng": Một số tờ báo trong nước đăng là ngày vía Thần Tài có sự xê dịch, rơi vào mùng 10 Tết (?).

Một sự láo toét không thể tưởng! Tôi đăng kèm đường link về ngày vía Thần Tài (god of wealth) tại China năm 2022, quí bạn vào đọc sẽ thấy: vẫn đúng răm rắp theo thông lệ là mùng 5 Tết (ngày 5 tháng 2 năm 2022)!

samedi 22 janvier 2022

Nguyễn Chương - Bài học Triều Tiên : Không vì ý thức hệ mà nhượng lãnh thổ

Nơi biên giới vùng Bạch Đầu Sơn.

Triều Tiên trước áp lực của Bắc Kinh: KHÔNG VÌ "ĐỒNG THUẬN Ý THỨC HỆ" MÀ NHƯỢNG LÃNH THỔ

Hàn Quốc - Triều Tiên: QUYỀN LỢI DÂN TỘC ĐƯỢC ĐẶT CAO HƠN SỰ ĐỐI NGHỊCH CHIẾN TUYẾN

1

Bình Nhưỡng nhận sự chi viện dồi dào của Bắc Kinh trong cuộc chiến hai miền Bắc Nam 1950-1953. Ồ, ai ai cũng từng được nghe tuyên truyền rằng Bắc Kinh có "tinh thần quốc tế vô sản trong sáng".

lundi 10 janvier 2022

Nguyễn Chương - Chọn thủ phủ của « Bên thua cuộc » làm thủ đô cả nước thay cho kinh đô nghìn năm


Não trạng thủ cựu, cổ hủ luôn luôn tìm cách che đậy bằng cụm chữ "giữ gìn truyền thống". Rất tai hại, và cản trở tốc độ phát triển của một quốc gia. Tham khảo câu chuyện của Nhựt Bổn, ắt phải kinh ngạc, nể phục.

CHỌN THỦ PHỦ CỦA "BÊN THUA CUỘC" LÀM THỦ ĐÔ CẢ NƯỚC, THAY CHO "KINH ĐÔ NGHÌN NĂM"!

Nhựt hoàng Minh Trị (Meiji) nổi tiếng với công cuộc Duy Tân giúp nước Nhựt vươn mình mạnh mẽ. Một trong những bằng chứng về tầm viễn kiến duy tân của ông là quyết định không đặt cung điện Hoàng Gia tại Kyoto (nghĩa là Kinh Đô) mà dời về Edo (đổi tên thành Tokyo: nghĩa là Đông Kinh) vào năm 1869!

mardi 14 décembre 2021

Nguyễn Chương - Oan cho Yuri Gagarin!

 

* Là người tin vào Chúa Jesus, nhưng Yuri Gagarin bị báo đài xô-viết xuyên tạc là "phủ nhận Chúa Trời".

1) Thời Liên bang Xô viết còn hộ khẩu trên cõi đời, báo đài không ít lần tuyên truyền câu chuyện phi hành gia Yuri Gagarin khi bay lên vũ trụ đã nói rằng: "Tôi chẳng thấy ở trên này có Chúa nào hết". Nói thực, đọc thấy câu nói trên, tôi đã phải phì cười: Gagarin là một phi hành gia tài ba, nhưng cái trí hiểu về tôn giáo sao còn ấu trĩ, thô thiển đến vậy!

Coi đi, nhiều phi hành gia Mỹ họ không chỉ bay ra ngoài không gian bao quanh Trái Đất, họ còn bay tới và hạ cánh xuống Mặt Trăng. Họ thờ phượng, tôn cao Chúa Trời, đâu ai hiểu "the Heaven" (Trời) theo nghĩa là bầu trời mà đó là một ý niệm trừu tượng, thuộc về tâm linh tôn giáo huyền nhiệm!

mercredi 1 décembre 2021

Nguyễn Chương - « Ăn mày dĩ vãng »

 

Hồi nẳm, cũng lâu rồi, khi còn làm ở báo Tuổi Trẻ, một hôm tôi được nhắn qua phòng Tổng Biên tập gấp.

Lúc bấy giờ tôi đang phụ trách hai trang Văn hóa - Nghệ thuật trong mỗi số báo (giao/duyệt đề tài của phóng viên, đặt bài cộng tác viên, và biên tập), mỗi tuần ba số (Tuổi Trẻ lúc đó còn ra cách nhựt, hai ngày một số, sau này mới trở thành nhựt báo).

Sếp nói có điện thoại từ Ban Văn hóa Tư tưởng Thành Ủy (VHTT, sau này đổi thành Ban Tuyên giáo) gọi xuống.

jeudi 4 février 2021

Nguyễn Chương Mt - Bao giờ, một xã hội có « khuôn mặt người » ?

 

*

Một chị năm nay cỡ 60 tuổi, sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, vào sống ở Sài Gòn (đổi tên thành TPHCM) được hơn mười năm. Tôi gặp chị trong một trung tâm Anh ngữ (có người nước ngoài giảng dạy).

Chị nói chị công tác trong một cơ quan cấp sở. Và trong câu chuyện kể lể về quá khứ, chị chép miệng mà nói: “Anh ở trong Nam, đâu phải chịu bom rơi, đâu trở thành nạn nhân chiến tranh”.

Tôi nghe xong, lặng người đi, buồn rười rượi. Phải chi hồi năm 1976, lúc đó chị còn nhỏ, không biết gì, không trách. Sao bây giờ, 60 tuổi rồi, vô Nam sống cũng mươi năm rồi, mà chị vẫn chưa đủ trí khôn hay sao?

jeudi 24 décembre 2020

Nguyễn Chương Mt - Người Sài Gòn đón Noel

 


1.

Joe đặt chân đến Việt Nam suýt soát cũng gần sáu năm, biết nói tiếng Việt, phát âm theo “giọng Sài Gòn”. Năm ngoái, trước thềm đón Noel, Joe và tôi ngồi cà phê trong một xóm mà người ta quen gọi là “xóm đạo” ở ngã ba Ông Tạ.

Bản nhạc “Đêm Thánh vô cùng” du dương, dìu dặt lan tỏa khắp quán. “Silent night, holy night. All is calm, all is bright...”, khoảng cách xa vời vợi giữa quê hương Tân Tây Lan (New Zealand) của Joe với miền đất phương Nam nhiệt đới này thoắt chốc biến mất. Ấm áp và thanh bình. Vâng, đó là ước mơ muôn thuở và muôn nơi của nhân loại. Thật tuyệt, khi nghe đi nghe lại lời ca, “Sleep in heavenly peace. Sleep in heavenly peace”.

Và rồi, “Bài Thánh ca buồn” được chủ quán bật lên. “Bài Thánh ca đó, còn nhớ không em? Noel năm nào chúng mình có nhau…”, hay đến mức hút hồn.