Affichage des articles dont le libellé est Tiếng Việt. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tiếng Việt. Afficher tous les articles

jeudi 31 octobre 2024

Nguyễn Thông - Ai phông ai bạt


Tôi cực lực phản đối việc trường Mạc Đĩnh Chi ở Sài Gòn ra đề kiểm tra Văn "Hãy viết bài văn nghị luận bàn về lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay".

Đó không phải là thứ đưa vào đề Văn, mà nó chỉ là chủ đề của những cuộc nói chuyện tầm phào, rảnh rỗi, buôn chuyện khi trà lá, rỗi hơi.

Làm gì có thứ văn như thế. Vậy nhưng vẫn có những tờ báo xúm vào khen là sáng tạo, đổi mới, bắt kịp những thay đổi của cuộc sống. Báo cũng tầm phào luôn.

mercredi 30 octobre 2024

Nguyễn Thông - Thừa

Rất nhiều người Việt, kể cả những lãnh đạo cấp cao, cả những người làm luật, những người chuyên nghề soạn văn bản của nhà nước, lại là người không rành tiếng Việt, không biết dùng chính xác tiếng mẹ đẻ.

Tôi lấy hai ví dụ rất phổ biến trên báo chí truyền thông, trong các văn bản mang tính quốc gia (tức đã được cơ quan cao nhất là quốc hội duyệt, thông qua). Dùng sai tới mức người ta không biết sai, cứ tưởng đúng, hoặc biết sai nhưng ngại nói ra (với tâm lý nói ra cũng chả thay đổi được gì, ai thèm nghe).

Trước hết, trong những thông tin về pháp luật, ta thường nghe/đọc cụm từ "tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" mỗi khi có cán bộ bị xử lý kỷ luật. Cụm từ này không phải do báo chí tự đặt ra, mà được trích từ điều 356 và 357 Bộ luật Hình sự (năm 2015, vẫn còn hiệu lực). Trong hai điều đó, đều có cụm từ nói trên, "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

dimanche 27 octobre 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Tiếng Việt thời nay

 

Mới ghé Cần Thơ. Check-in khách sạn.

"Phòng của mình là 19aa". Cô tiếp tân nói.

Tôi ngơ ngác hỏi: “ ‘Mình’ là ai vậy cháu?”

Cổ nói: ‘Dạ, phòng của chú là …”

mardi 1 octobre 2024

Mai Bá Kiếm - Thuật « nói lái » từ bàn nhậu tới nghị trường


Người ta nói "Ăn cắp quen tay ngủ ngày quen mắt", thì người nói lái cũng dễ quen miệng.

Tiếng Việt đơn âm, dễ nói lái, nó đi vào văn học dân gian trong câu đố, câu hò. Nó xuất hiện nơi nói chơi rồi lẻn vào nơi nghiêm túc.

Bà Sáu Vân (Lê Thị Vân - nguyên phó chủ tịch UBND TP HCM) lúc còn làm chủ tịch quận Tân Bình, khi tiếp báo chí nhân ngày 21/6 đã nói "Thưa các đái bào" (báo đài).

lundi 23 septembre 2024

Huỳnh Ngọc Chênh - Một dân tộc sợ hãi

 

Trải qua nhiều ngàn năm lịch sử, dân tộc sợ hãi đó không sáng tạo ra được một thứ gì.

Áo quần để mặc, công cụ để lao động hầu như đều du nhập từ bên ngoài. Cái quan trọng nhất là hệ thống ký hiệu để ghi lại những gì đã nói ra để nhớ, để lưu truyền lại đời sau cũng không nghĩ ra được. Dân tộc đó đã không sáng tạo ra được chữ viết cho tiếng nói của mình.

Mà ngay cả vận dụng chữ viết có sẵn của các nền văn minh cổ đại trong khu vực để chế ra chữ viết của riêng mình cũng không tự làm được. Miến, Thái, Lào, Cam, Chăm, Triều, Nhật đã làm được điều đó khi lấy chữ Ấn hoặc chữ Tàu biến ra thành chữ viết riêng của họ, ghi chép được tiếng nói của họ.

mardi 17 septembre 2024

Thái Vũ - Ẩm thực hổ lốn và tiếng Việt


Thôi, ta tạm dùng cụm từ "Food Review" (thường là Restaurant review) để chỉ các clip giới thiệu chỗ ăn, quán ăn, món ăn... của các reviewer ở Việt Nam.

- "Tóp pinh cực khủng", "chỉ có 25 cành", "cục xíu mại siêu to", miếng sườn cực chất"... Nghe mấy từ cực siêu cành chất đó lặp đi lặp lại, thấy cực siêu cành khủng chất chán.

- Tôi không hề kỳ thị các xu hướng giới tính. Chỉ là những khác biệt. Tôi từng cài cái pin biểu thị sự ủng hộ giới LGBT trên ve áo cả năm trời khi đi làm việc hàng ngày.

Nguyễn Thông - Một từ bị dùng sai: « Ủng hộ »

Những ngày qua, sau khi bão số 3/Yagi và lũ lụt hoành hoành ở nhiều tỉnh miền Bắc, đã dậy lên phong trào đùm bọc, giúp đỡ người dân bị thiệt hại, vùng bị thiệt hại, mà cha ông xưa đúc kết “thương người như thể thương thân”, “là lành đùm lá rách”, “nhiễu điều phủ lấy giá gương”…, thật đáng quý.

Tinh thần ấy, lối sống tốt đẹp ấy đã lôi cuốn, thu hút các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể, mọi tầng lớp nhân dân. Tất cả đều sốt sắng, đồng lòng, trong sáng, bởi “người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Với những điển hình như ca sĩ Hà Anh Tuấn (gần như là người tiên phong đóng góp) góp 1 tỉ đồng, Tập đoàn Vingroup góp 250 tỉ đồng, em bé bán vé số ở Sài Gòn góp 20 nghìn đồng…Dù trăm tỉ hay chỉ vài chục nghìn đều quý vô cùng, tạo sự xúc động và kính trọng.

vendredi 6 septembre 2024

Cù Mai Công - Ráng xài tiếng Việt cho đúng, xài bậy dân họ cười cho

Siêu bão Yagi đang chuẩn bị tiến vô đất liền miền Bắc nước ta với những dự báo hướng đổ bộ. Ngành chức năng lẫn báo đài, truyền thông liên tục dùng từ “kịch bản” về nơi nó đổ bộ.

Trong toàn bộ các tự điển tiếng Việt xưa nay, “kịch bản” nguyên nghĩa là bản viết cho một vở kịch, sau có thể mở rộng thành văn bản, bản thảo về nội dung cho một phim truyền hình, quảng cáo, phim ảnh, gameshow…

Dù mở rộng thì đây vẫn là một từ dành cho một sản phẩm do con người làm ra (nhân tạo). Nó khác hoàn toàn với mưa, gió, bão… - một hiện tượng tự nhiên, nằm ngoài ý chí, hành vi của con người.

mardi 27 août 2024

Hoàng Dũng - Phi hành đoàn

Phi hành đoàn điều khiển phà!

Chuyện có một không hai mới được báo “Nhà báo và Công luận” của Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam “phát minh”.

Tác giả bài báo viết: “Mười bảy thành viên phi hành đoàn đã được cứu khỏi phà, theo Thống đốc vùng Krasnodar cho biết trên kênh Telegram của mình. Hoạt động cứu hộ đang được tiến hành và không rõ tung tích của hai thành viên phi hành đoàn khác”.

lundi 19 août 2024

Nguyễn Thông - Sao lại phải viết hoa?

Gần đây, các báo quốc doanh, không biết theo sự chỉ đạo của ai, cấp nào, khi viết về hoạt động của lãnh đạo cấp cao, nhất là những chuyến đi thăm nước ngoài hoặc đón cấp cao nước ngoài, đã dùng cụm từ “đồng chí XYZ và Phu nhân”, luôn viết hoa chữ phu.

Đó là cách viết tùy tiện, theo ý chí riêng, bệnh hình thức, chứ không tôn trọng quy tắc chuẩn chính tả tiếng Việt.

Phu nhân là gì? Hãy giở từ điển. Từ điển Hán Việt của cụ Đào Duy Anh giải nghĩa: Phu tức là người đàn ông đã có vợ; vợ gọi chồng là phu quân; phu thê là chồng (và) vợ. Ngày xưa người ta gọi vợ các vua chư hầu là phu nhân (còn vợ của hoàng đế là hoàng hậu), về sau từ “phu nhân” để chỉ chung cho người đàn bà có chồng.

samedi 10 août 2024

Nguyễn Thông - Góp ý với nhà báo : Cành, nhánh, nhành

Hôm 09.08, tin thời sự nóng được thiên hạ quan tâm là vụ chết người ở công viên Tao Đàn (TP.HCM). Cành cây gẫy từ trên cao rơi xuống làm chết 2 người, bị thương 3 người khi các nạn nhân đang tập thể dục buổi sáng. Tội nghiệp. Còn hôm trước là vụ gần chục chiếc xe tông nhau lúc xuống cầu Phú Mỹ, tan nát cả, cũng ở TPHCM.

Đó là những điều “bất khả kháng”, khó tránh hoặc không tránh được. Nhưng tôi muốn đề cập chuyện khác, là việc dùng tiếng Việt của báo chí quốc doanh.

Hầu hết báo khi đưa tin về vụ công viên Tao Đàn, kể cả những báo lớn, chững chạc như Tuổi Trẻ, Tiền Phong, VnExpress, Vietnamnet đều rút tít “gãy nhánh cây”. Có nhẽ chỉ hai tờ chững chạc hơn là Thanh Niên và Lao Động viết gần đúng “gãy cây”.

samedi 3 août 2024

Đặng Chương Ngạn -Tiếng Việt


Ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, hầu như không gặp người Việt Nam ngoài đường. Một hôm, đi vào siêu thị ở Porto, mua đồ ăn trưa. Đang gặm bánh mì thì nghe ai đó chào:

“Nhà mình mới từ đâu đến à?”

Nhìn quanh toàn bọn Tây lông. Một ông Tây bự con ngồi bàn kế bên cười làm quen:

“Nhà mình mới từ đâu đến Porto?”

vendredi 2 août 2024

Andrea Hoa Pham - Tiếng Việt trở thành ngoại ngữ ở Việt Nam ?

Từ năm 2000, lần đầu tiên trở về Việt Nam sau một thời gian dài, cho đến nay là gần một phần tư thế kỷ, tôi có thể phần nào quan sát được việc người Việt học tiếng Việt và nghiên cứu tiếng Việt như thế nào qua số sách vở tha về sau mỗi chuyến đi.

Trong những chuyến đầu tiên, sách chiếm hết một va li. Một phần tư thế kỷ trước, tủ sách tham khảo về tiếng Việt vẫn còn chiếm vài kệ để tôi say sưa bốc vào giỏ hàng. Sách bày bán trên các kệ xếp thuận tiện giữa các lối đi trong tiệm.

Hôm qua ra tiệm sách Fahasa Nguyễn Huệ, chỉ còn chọn mua được vài cuốn dạy trẻ em tập đọc.

vendredi 26 juillet 2024

Nguyễn Thông - Lẫn lộn

 

Cô em tôi bảo (cũng là dạng nhắc nhở) đừng chọc/đá người ta thế này thế kia, kẻo bị ghét. Ối người tử tế đã có ý ngại bác rồi đấy.

Thú thực, tôi chả ngại bị ghét, nhưng cũng biết nghe lời em tôi. Chỉ có điều tính cạu cọ đã quen rùi, "rằng quen mất nết đi rồi", nên ngứa tay phím, gõ điều này.

Mở báo mậu dịch, nghe tivi, người đọc người nghe thường gặp cái sai về cách dùng hai từ “giá trị” và “trị giá”.

lundi 15 juillet 2024

Nguyễn Gia Việt - Thiệt là ngại ngùng cho "tầm nhìn bốn nhăm"!


Các bạn có ai bất chợt nghe Đài tiếng nói Việt Nam chưa? Bản tin sáng hay chiều đều có một giọng nữ đọc sang sảng, mà đọc toàn bộ đều nhăm, thí dụ "mười nhăm", " hai nhăm", "bốn nhăm".

Tầm nhìn 2045 thì đọc phải là hai ngàn không trăm bốn mươi lăm. Đàng này bả phang thành "hai nghìn không trăm bốn nhăm", phang nhăm nhăm tới bến.

Rõ ràng là đài quốc gia, nhưng lại rất địa phương.

dimanche 30 juin 2024

Nguyễn Thông - Góp ý cho các nhà báo : Giai đoạn, thời kỳ (3)

 

Những năm gần đây, trên báo chí, tivi, đài phát thanh, người ta dùng lẫn lộn hai từ chỉ thời gian là "giai đoạn" và "thời kỳ". Nguyên nhân chủ yếu là cứ văn bản của nhà nước viết thế nào thì báo chí ôm nguyên xi như vậy, chẳng thèm tìm hiểu đúng hay sai.

Trước hết là từ "giai đoạn". Theo Từ điển tiếng Việt của nhóm Hoàng Phê, đó là phần thời gian trong một quá trình phát triển dài, để phân biệt với những khoảng thời gian ngắn hoặc tương đối ngắn khác (thời kỳ). Ví dụ: Giai đoạn cách mạng, giai đoạn lịch sử, đốt cháy giai đoạn, văn học giai đoạn 1930-1945…

Thông thường, để gọi là giai đoạn thì thời gian cụ thể ít nhất phải chục năm trở lên; hoặc để nói về một khoảng thời gian dài không xác định. Chẳng hạn: cuộc kháng chiến chia làm ba giai đoạn, ung thư giai đoạn cuối, giai đoạn kết thúc dự án...

vendredi 28 juin 2024

Nguyễn Thông - Giáo sư khen tiến sĩ


Tay giáo sư Hoàng Chí Bảo trong một đoạn video nói về bạn tiến sĩ thượng tọa Thích Chân Quang đã cắt nghĩa về cái tên của bạn thế này: "Còn tên pháp danh của thầy là thượng tọa Thích Chân Quang. Chân Quang tức là chân lý rạng sáng".

Ông hàng xóm nhà tôi nghe xong buột mồm, đ*o mẹ, đúng là Hoàng Chí Bảo.

Chửi là đúng. Học hàm giáo sư mà đến cái từ Hán Việt đơn giản cũng không hiểu. Đ*o ai giải thích "chân quang là chân lý rạng sáng" bao giờ.

lundi 24 juin 2024

Nguyễn Thông - Góp ý cho các nhà báo và cả những nhà quản lý (1)


Ông hàng xóm nhà tôi có lần bảo, đại loại góp ý cho góp ý, rằng lão ơi, lão tỉ mẩn vạch vòi cho họ làm gì. Thời ni trình độ, kiến thức, hiểu biết của họ chỉ đến thế thôi, nói như nước đổ lá khoai thôi.

Ông ấy còn thở dài, chán, chứ người làm báo thời trước, các nhà văn nhà viết thời trước, chỉ cần sai một lỗi chính tả là họ đã không chịu được, chứ đâu có kiểu viết sai dùng sai tùm lum tà la như bây giờ.

Và ông chốt lại: Đám nhà báo là thủ phạm chính làm hỏng tiếng Việt, và thủ phạm chính của thủ phạm chính, là đám đào tạo họ thành nhà báo, tức học viện báo chí tuyên truyền, tối ngày chỉ lo nhồi nhét lập trường chính trị chứ không rèn về tiếng Việt.

lundi 3 juin 2024

Nguyễn Thông - Những cái đầu đất

Ngân hàng Nhà nước ngày 28.05 thông báo việc chấm dứt tổ chức đấu giá vàng. Sự đấu giá này đã được tiến hành từ ngày 22.04 đến 26.05, sau hơn một tháng thì thất bại thảm hại.

Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (do nhóm 17 người biên soạn, trong đó có những nhà ngôn ngữ sừng sỏ như Hoàng Tuệ, Hoàng Văn Hành, Đào Thản, Nguyễn Văn Khang…, GS Hoàng Phê chủ biên) đã định nghĩa:

Đấu thầu: Đọ công khai ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc bán (với những công trình hoặc mua hàng).

dimanche 26 mai 2024

Nguyễn Thông - Chỉ thích đánh nhau

 

Tôi đề nghị các anh chị đứng đầu trung ương đoàn dùng tiếng Việt cho đúng, biết sai thì phải sửa.

"Ấu bất học, lão hà vi". Còn trẻ (ấu) mà không chịu học thì lúc làm cán bộ to (lão) chỉ giàu tiềm năng vào lò.

Phát động phòng trào Thanh niên tình nguyện dịp hè để thanh niên đi giúp người nghèo, chơi với trẻ em, làm vệ sinh môi trường, đem văn hóa tri thức tới vùng sâu vùng xa... thì cứ gọi là phong trào. Tại sao phải nâng lên thành "chiến dịch" - Chiến dịch thanh niên tình nguyện.