Tập Cận Bình bóp nghẹt xã hội và kinh tế tư nhân, và hậu Afghanistan tiếp tục là những chủ đề được báo chí Pháp chú ý. Le Figaro chạy tựa « Bước ngoặt mao-ít đáng ngại của Tập Cận Bình tại Trung Quốc », dành hai trang báo lớn và bài xã luận cho chủ đề này.
« Đại tự báo » trên mạng, « bác Tập » đi vào sách giáo khoa
« Không chỉ tẩy rửa chất độc hại, mà phải nạo đến tận xương » - một blogger nổi tiếng dân tộc chủ nghĩa hôm 29/08, kêu gọi chấm dứt với « bè lũ tư bản » làm giàu trên xương máu nhân dân, đồng thời đả kích các ngôi sao đang dẫn dắt lớp trẻ vào ảnh hưởng văn hóa phương Tây.
Cổ vũ chích ngừa để ngăn một làn sóng dịch mới, đầu tư quy mô cho
ngành y tế, cuộc đua vào điện Elysée sắp tới, thất bại của đội tuyển
bóng đá Pháp là các chủ đề chính của báo chí Paris hôm nay 30/06/2021.
Trung Quốc cũng là đề tài rất được chú ý.
Trung Quốc : Mối đe dọa cho thế giới tự do
Bắc
Kinh tưng bừng kỷ niệm 100 năm đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), do một
nhóm trí thức thành lập vào tháng Bảy năm 1921 tại Thượng Hải, dưới sự
giám sát chặt chẽ của Matxcơva. Bài xã luận của Le Monde mang tựa đề « Các nền dân chủ trước thách thức Trung Quốc »
nhận định, từ đó đến nay, học trò đã qua mặt ông thầy. Đảng Cộng Sản
của Liên Xô cũ chẳng bao giờ có dịp kỷ niệm 75 năm cuộc cách mạng 1917,
còn ĐCSTQ cầm quyền từ 71 năm qua, chưa bao giờ mạnh như thế.
(TTO 16/01/2021) - Danh xưng 'Tiếng hát vàng ròng', 'tiếng hát vàng
mười' được giới nghệ sĩ trân trọng đặt cho danh ca Lệ Thu vì bà có giọng ca
tuyệt đẹp như vàng, gắn với những ca khúc buồn và mỹ lệ về mùa thu.
Danh
ca Lệ Thu sinh ngày 16-7-1943, tên thật là Bùi Thị Oanh. Nghệ danh Lệ Thu được
lấy ngẫu hứng. Bà từng giải thích lấy tên này vì giấu gia đình đi hát, cái tên
bật ra một cách tự nhiên và không có ý nghĩa cụ thể.
Nhưng
trong 62 năm sự nghiệp (từ năm 16 tuổi đến khi qua đời ở tuổi 78), cái tên Lệ
Thu được khán giả hiểu theo hai nghĩa: một là mùa thu mỹ lệ, hai là giọt lệ mùa
thu. Cả hai cách hiểu này đều đẹp, đều ý nghĩa, đều đúng với giọng ca và sự
nghiệp lẫy lừng của Lệ Thu.
Nhà văn Kim Dung trong một buổi trao đổi với độc giả. Ảnh:Hong Kong Apple Daily.
(Zing 30/10/2018)Kim Dung, tiểu thuyết gia nổi tiếng với hàng loạt
tác phẩm võ hiệp kinh điển như "Anh
Hùng Xạ Điêu", "Thần Điêu Đại Hiệp", "Ỷ Thiên Đồ Long"...
vừa qua đời ở tuổi 94.
Apple Daily News cho biết nhà văn Kim Dung, tên thật là Tra Lương
Dung, qua đời tại bệnh viện Hong Kong sau thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.
Con rể của ông là Ng Wai Cheong xác nhận thông tin này với South China Morning Post vào tối cùng ngày.
Tượng Mao Trạch Đông tại Vũ Hán. Ảnh tư liệu ngày 06/03/2013.
Nhật báo Le Monde hôm nay 27/07/2016 dành hai trang lớn cho chủ đề « Mao, đối tượng của nạn sùng bái cá nhân tột đỉnh ».
Bên cạnh tấm ảnh một cuộc mít-tinh tại Bắc Kinh trong thời kỳ Cách mạng
văn hóa, với một rừng chân dung Mao Trạch Đông là ảnh những cuốn Sách
Đỏ được in ra vào năm 1968.
Những cuộc tập hợp đại quy mô
trên quảng trường Thiên An Môn, những lời ca ngợi…Sự phong thánh quá mức
của đám đông dành cho con người đã khai sinh ra nước Trung Hoa cộng
sản, theo tờ báo, còn là sự trộn lẫn giữa lo sợ và mê hoặc.
Cách đây 50 năm tại Trung Quốc, « Thông tư ngày 16 tháng Năm »
của Mao Trạch Đông đã khởi động « Đại
cách mạng văn hóa vô sản », mở đường cho mười năm thanh trừng đẫm máu
và tàn phá đất nước. Tuần báo L’Obs đưa chúng ta trở lại với bước ngoặt lịch sử, vẫn là một khoảng tối
không được bộ máy tuyên truyền Trung Quốc đề cập đến dù nửa thế kỷ đã trôi qua (tt).
Hình 10 (AFP): Ngay từ đầu phong trào,
Mao Trạch Đông bổ nhiệm bà vợ thứ tư là Giang Thanh (Jiang Qing) đứng đầu « Nhóm Cách mạng Văn hóa »
trong Trung ương Đảng. Đây là cơ hội cho cựu diễn viên khao khát nổi tiếng, thanh
toán ân oán với tất cả những ai dám ít nhiều chống lại bà ta. Kể từ năm 1967,
Giang Thanh tung ra « chiến dịch làm
trong sạch nghệ thuật », cái cớ để trả thù nhiều nghệ sĩ. Bà áp đặt
những vòng kim cô tư tưởng siết rất chặt. Chỉ có tám « chương trình biểu diễn kiểu mẫu » đúng đắn về ý thức hệ
được cho phép diễn, trong đó có hai vở múa ba-lê là « Hồng sắc nương tử quân » và « Bạch Mao Nữ ». Trong ảnh, Giang Thanh đeo kính, đứng giữa cùng
với nhóm múa, tháng 4/1967.
Cách đây 50 năm tại Trung Quốc, « Thông tư ngày 16 tháng Năm »
của Mao Trạch Đông đã khởi động « Đại
cách mạng văn hóa vô sản », mở đường cho mười năm thanh trừng đẫm máu
và tàn phá đất nước. Tuần báo L’Obs đưa chúng ta trở lại với bước ngoặt lịch sử, vẫn là một khoảng tối không được bộ máy tuyên truyền Trung Quốc đề cập đến dù nửa thế kỷ đã trôi qua.
Hình 1(EyePress
News/AFP): Cách mạng Văn hóa được Mao Trạch Đông chính thức tung ra vào năm
1966 để « bảo đảm sự trong sáng của
ý thức hệ cộng sản », và « trừ
khử các thành phần thân tư bản ». Trên thực tế, cuộc « cách
mạng » này nhằm giúp Mao nắm lại việc kiểm soát Đảng, trong lúc ông ta bị
tước đi thực quyền. Được cổ vũ bằng những lời kêu gọi nổi dậy của Mao, các học
sinh lao vào một cuộc « đấu tranh
giai cấp » đầy bạo động. Nhiều triệu người bị đàn áp đến chết, vô số
công trình văn hóa và tôn giáo bị phá hủy. Phong trào kéo dài cho đến khi Mao
qua đời năm 1976, để lại phía sau một đất nước đang trong cơn sốc, một nền kinh
tế tê liệt và một xã hội bị khủng hoảng nặng nề.
Khách tham quan chụp hình trước tượng Mao Trạch Đông và tướng Chu Đức (Zhu De) tại một viện bảo tàng ở Tứ Xuyên.
Libération hôm nay 16/05/2016 có bài viết về « Thế hệ mất mát của Cách mạng Văn hóa Trung Quốc ».
Cách đây 50 năm, Mao Trạch Đông tung ra một chiến dịch đàn áp dài hơi,
làm cho nhiều triệu người chết và ngày nay, thập kỷ đẫm máu này vẫn là
điều cấm kỵ tại Trung Quốc.
« Chúng tôi không còn là người nữa, mà đã trở thành chó sói ».
Bà Yu Xiangzhen, một nhà báo về hưu ở Bắc Kinh 64 tuổi, chỉ mới là một
thiếu nữ lúc Mao Trạch Đông tung ra Cách mạng Văn hóa tháng 5/1966, cho
rằng mình đã bị biến thành một thứ quái vật. Vào thời điểm đó, cô Yu
đang học lớp 10 tại Bắc Kinh, thì bất chợt có lệnh từ chính quyền trung
ương buộc các trường phải cho học sinh nghỉ học. Các thanh niên Trung
Quốc phải tham gia vào cuộc « Đại cách mạng văn hóa vô sản », mà Mao đang về già có sáng kiến phát động để cứu vãn quyền lực.
Đăng ngày 18-07-2015
Sửa đổi ngày 18-07-2015 18:07
Năm 1965, Solange Brand mới 19 tuổi, được tuyển
vào làm thư ký ở đại sứ quán Pháp ở Bắc Kinh. Tại đây, cô cơ hội quan
sát kỹ lưỡng khi cuộc Cách mạng văn hóa nổ ra. Brand không thể nào ngờ
những tấm ảnh màu được cô chụp tại chỗ sau này trở thành những tài liệu
lịch sử, được xuất bản tại Trung Quốc nửa thế kỷ sau đó.
Ra
mắt vào tháng Giêng, cuốn sách ảnh « Hồi ức Trung Quốc, 1966 » tập hợp
90 bức ảnh của cô gái Pháp. Trong đó có thể thấy những cảnh người Trung
Quốc hồ hởi trước các chiến dịch đấu tranh giai cấp, giơ cao những cuốn
sách đỏ hay đọc đại tự báo – những tấm áp-phích trên đường phố để « giáo dục quần chúng ».
Những người khác tham gia các cuộc mít-tinh vĩ đại từ ngày 1 tháng Năm
đến ngày 1 tháng Mười, hay các hoạt động mang tính tuyên truyền chống
chiến tranh Việt Nam.